Giáo án giảng dạy môn Tin học 11 (chuẩn)

Giáo án giảng dạy môn Tin học 11 (chuẩn)

Tiết PPCT : 1

I)Mục đích, yêu cầu:

1) Kiến thức :

- Một số khái niệm cơ sở về lập trình, những đặc điểm chủ yếu của ngôn ngữ bậc cao;

- Vai trò và phân loại chương trình dịch, khái niệm thông dịch và biên dịch.

2) Kỹ năng:

3) Thái độ:

- Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của lập trình trong đời sống xã hội.

II) Chuẩn bị:

1) Tài liệu, bài tập:

- Sách giáo khoa, giáo án , một số bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.

2) Dụng cụ , thiết bị:

- Hình ảnh trong sách giáo khoa.

III) Tiến trình lên lớp:

1) Ổn định, tổ chức lớp: sỉ số, tình hình chuẩn bị trước tiết học, trật tự lớp.

2) Kiểm tra bài cũ: bài đầu tiên

3) Bài giảng:

 

doc 108 trang Người đăng quocviet Lượt xem 8441Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Tin học 11 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I :
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Bài 1: § 1 KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH 
Tiết PPCT : 1
I)Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức :
Một số khái niệm cơ sở về lập trình, những đặc điểm chủ yếu của ngôn ngữ bậc cao;
Vai trò và phân loại chương trình dịch, khái niệm thông dịch và biên dịch.
Kỹ năng:
Thái độ: 
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của lập trình trong đời sống xã hội.
II) Chuẩn bị:
1)	Tài liệu, bài tập:
- Sách giáo khoa, giáo án , một số bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.
2)	Dụng cụ , thiết bị:
- Hình ảnh trong sách giáo khoa.
III) Tiến trình lên lớp:
Ổn định, tổ chức lớp: sỉ số, tình hình chuẩn bị trước tiết học, trật tự lớp.
Kiểm tra bài cũ: bài đầu tiên 
Bài giảng:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
Hình thức : giảng giải
Nội dung : Tại sao NNLT được giảng dạy trong chương trình tin học 11 ? Lí do tại sao lại chọn ngôn ngữ lập trình là Pascal.
Kiến thức : Một nền kinh tế phát triển thì cần phải có những công nghệ tốt để đáp ứng. Chính công nghệ thông tin là đòn bẩy cho sự phát triển đó. Aán độ nhờ nắm bắt được điều này nên đã nhanh chóng giúp đất nước thoát nghèo và vươn lên là một trong những nước có nền công nghiệp gia công phần mềm lớn nhất trên thế giới.Con người Việt Nam được thế giới đánh giá là thông minh, sáng tạo thì tại sao chúng ta không làm được như thế ?Việt Nam muốn đi tắt, đón đầu trong việc phát triển kinh tế thì ngay từ bây giờ cần có một lực lượng thật hùng hậu về công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu của thời đại. Hai lí do để sử dụng NNLT Pascal là: Thứ nhất , đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo và giỏi vể ngôn ngữ Pascal, thứ hai, ngôn ngữ Pascal là một ngôn ngữ của học đường, Pascal được viết chủ yếu dùng cho việc giảng dạy.
Hoạt động 2:
Hình thức : theo nhóm
Nội dung : Học sinh cùng nhau tìm hiểu về lí do tại sao người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao ?. Làm thế nào để máy hiểu một ngôn ngữ lập trình bậc cao ?
Kiến thức : Có 4 lí do đó là : Gần với ngôn ngữ tự nhiên, thuận tiện cho đông đảo người lập trình( không chỉ dành cho những người lập trình chuyên nghiệp) ; không phụ thuộc vào phần cứng máy tính và một chương trình có thể thực hiện trên nhiều loại máy tính khác nhau.; Dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh và dễ nâng cấp ; Cho phép làm việc với nhiều kiểu dữ liệu và cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho việc mô tả thuật toán. Để máy tính hiểu một ngôn ngữ lập trình bậc cao thì cần phải có chương trình dịch.
Hoạt động 3: 
Hình thức : cá nhân
Nội dung : Thế nào là chương trình dịch ? 
Kiến thức : Là một chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi một chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình được thực hiện trên máy tính điện tử .
Hoạt động 4:
Hình thức :theo nhóm
Nội dung : Tại sao cần phải lập trình và những ứng dụng của lập trình trong thực tế ? (3 ví dụ / nhóm).
Kiến thức : Máy tính hoạt động theo chương trình. Một máy tính muốn sử dụng được cần phải có phần mềm, phần mềm chính là những chương trình. Lập trình là để tạo ra chương trình. Ví dụ: Tự động lái tàu;phi thuyền, tên lửa, hoạt động sản xuất, game, nhạc , web, robot, những phần mềm ứng dụng...
Hoạt động 5: 
Hình thức : giảng giải
Nội dung : Phân biệt giữa thông dịch và biên dịch.
Kiến thức : Sự khác biệt về ngôn ngữ , Thông dịch : dịch từng câu lệnh . Biên dịch : Dịch toàn bộ chương trình.
 + Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán .
 + Ngôn ngữ lập trình : là sử dụng ngôn ngữ để viết chương trình .
Bao gồm: ngôn ngữ máy, hợp ngữ , ngôn ngữ lập trình bậc cao .
 + Chương trình dịch : Là chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính.
a) Thông dịch : 	
Thông dịch được thực hiện bằng cách lặp lại dãy các bước sau :
1. Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn
2.Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy 
3.Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được.
b) Biên dịch: 
Biên dịch được thực hiện qua hai bước:
1.Duyệt, phát hiện lỗi , kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn.
2.Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài:
Nắm được thế nào là lập trình và ngôn ngữ lập trình.
Tại sao chúng ta lại xây dựng ngôn ngữ lập trình bậc cao . 
Làm thế nào để máy tính có thể hiểu được ngôn ngữ lập trình bậc cao. 
Phân biệt được như thế nào là thông dịch, như thế nào là biên dịch.
Dặn dò , kế hoạch học tập tiết sau :
Tìm kiếm thêm một số ví dụ trong thực tiễn có ứng dụng lập trình .
Xem trước bài học tiếp theo “Một số thành phần của ngôn ngữ lập trình” để có thể nắm bắt được bài học ở tiết sau một cách nhanh chóng hơn.
IV) Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Khi giảng bài cần chú ý đến âm điệu, tốc độ lời nói, diễn đạt được cảm xúc khi truyền đạt.
Lưu ý đến sự chính xác của những khái niệm trong sách giáo khoa khi giảng bài.
Bảo đảm đúng tiến trình lên lớp , tránh thừa giờ.
Kích thích lòng đam mê, hứng thú trong học tập của học sinh bằng những ví dụ hay, thực tế, sinh động , có tính thời sự hơn.
Chương I :
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Bài 2: § 2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Tiết PPCT : 2
I)Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức :
Biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.
Biết một số khái niệm như : Tên, Tên dành riêng, Tên chuẩn. Tên do người lập trình đặt, hằng và biến.
Kỹ năng:
Phân biệt được tên, hằng và biến. Biết đặt tên đúng. 
Thái độ: 
II) Chuẩn bị:
1)	Tài liệu, bài tập:
- Sách giáo khoa, giáo án , một số bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.
2)	Dụng cụ , thiết bị:
- Hình ảnh trong sách giáo khoa.
III) Tiến trình lên lớp:
Ổn định, tổ chức lớp: sỉ số, tình hình chuẩn bị trước tiết học, trật tự lớp.
Kiểm tra bài cũ: 
Lí do tại sao lại xây dựng ngôn ngữ lập trình bậc cao.?
Phân biệt giữa thông dịch và biên dịch ?. 
Bài giảng:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
Hình thức : tìm hiểu tập thể
Nội dung : Cho biết sự khác biệt giữa bảng chữ cái , cú pháp, ngữ nghĩa trong ngôn ngữ lập trình với ngôn ngữ chúng ta đang sử dụng . 
Kiến thức : Dùng bảng chữ cái tiếng anh, có một số kí tự chỉ dùng trong máy tính. Về cú pháp và ngữ nghĩa thì có những khái niệm gần như là giống nhau.
Hoạt động 2: 
Hình thức : giới thiệu 
Nội dung : Tập thể cùng nhau tìm hiểu một số tên dành riêng được quy định trong ngôn ngữ lập trình Pascal ở trang 128 của sách giáo khoa. 
Kiến thức : Nhận biết được đâu là tên dành riêng .Giới thiệu một số tên dành riêng và chức năng của những tên này.
Hoạt động 3:
Hình thức :theo nhóm/cá nhân
Nội dung : Cho biết sự khác nhau cơ bản giữa tên dành riêng và tên chuẩn được dùng trong ngôn ngữ lập trình Pascal..
Kiến thức : Tên dành riêng thì được dùng với ý nghĩa riêng xác định , không được dùng với ý nghĩa khác. Tên chuẩn thì được dùng với ý nghiã nhất định và người lập trình có thể khai báo và dùng chúng với ý nghĩa và mục đích khác.
Hoạt động 4:
Hình thức : theo nhóm
Nội dung : Các em sẽ xác định cách đặt tên đúng và sai trong phiếu học tập do GVBM đưa.
Kiến thức : Xác định chính xác cách đặt tên đối với ngôn ngữ lập trình Pascal . Trong Pascal , Tên không phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường.
Hoạt động 5: 
Hình thức : vấn đáp
Nội dung : Thế nào là hằng và thế nào là biến .Khi nào ta sử dụng hằng, khi nào sử dụng biến trong khai báo. Sự khác biệt giữa chúng là gì?
Kiến thức : Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình và biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà ta dùng hằng hay biến.
Hoạt động 6: 
Hình thức : theo nhóm
Nội dung : Mỗi nhóm sẽ cho 3 ví dụ về tên theo đúng quy tắc của Pascal. Thực hiện Câu hỏi và bài tập 6 / trang 13 trong sách giáo khoa.( Xác định những biểu diễn nào không phải là những biểu diễn hằng).
Kiến thức : Giúp các em nắm bắt được cách đặt tên trong Pascal. Xác định được đâu là những hằng đúng trong bài tập 6 trang 13.
Các thành phần cơ bản :
Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có 3 thành phần cơ bản là : bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.
a)Bảng chữ cái: 
Là tập các kí tự được dùng để viết chương trình.Gồm các kí tự trong bảng chữ cái(thường và hoa) ;10 chữ số thập phân và các kí tự đặc biệt.
b) Cú pháp : 
Là bộ quy tắc để viết chương trình .
c) Ngữ nghĩa: 
Xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.
2)Một số khái niệm : 
a)Tên:
Trong Turbo Pascal : 
Tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới và bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới .
Ví dụ : 
Abc
_123
H_a_o
Ngôn ngữ Pascal không phân biệt chữ hoa, chữ thường trong tên .
Nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó có Pascal, phân biệt 3 loại tên:
+ Tên dành riêng
+ Tên chuẩn
+ Tên do người lập trình đặt.
Tên dành riêng :
Là tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa riêng xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.
Ví dụ: Var, begin, end, program.
Tên chuẩn :
Là tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa xác định nào đó. Tuy nhiên, người lập trình có thể khai báo và dùng chúng ... gin
	Writeln(‘Nhap tamgiac:’);
Write(‘Toa do dinh A:’); readln(T.A.x, T.A.y);
Write(‘Toa do dinh B:’); readln(T.B.x, T.B.y);
Write(‘Toa do dinh C:’); readln(T.C.x, T.C.y);
Writeln(‘= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =’);
Hienthi(T);
Writeln(‘Dien tich: ‘,Dientich(T):9:3);
Witeln(‘Chu vi: ‘, Chuvi(T):9:3);
Tinhchat(T, Deu, Can, Vuong);
Writeln(‘Tam giac co tinh chat:’);
If Deu then writeln(‘ la tam giac deu’ )
	Else if Can than writeln (‘ la tam giac can’);
If Vuong then writeln(‘ la tam giac vuong’);
Readln;
End. 
c) Viết chương trình sử dụng các hàm và thủ tục xây dựng ở trên để giải bài toán:
Cho tệp dữ liệu TAMGIAC.DAT có cấu trúc như sau:
Dòng đầu tiên chứa số N;
N dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa 6 số thực xA, yA, xB, yB, xC, yC là toạ độ 3 đỉnh A(xA, yA) , B(xB, yB) , C(xC, yC) của tam giác ABC.
Hãy nhập dữ liệu từ tệp đã cho và trong số N tam giác đó, đưa ra tệp TAMGIAC.OUT gồm 3 dòng:
Dòng đầu tiên là số lượng tam giác đều;
Dòng thứ 2 là số lượng tamgiác cân (nhưng không là đều);
Dòng thứ 3 là số lượng tam giác vuông.
4) Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài:
Nắm được một số vấn đề cơ bản về toán học , tin học.
5)Dặn dò , kế hoạch học tập tiết sau :
Thế nào là một chương trình con.
Một số thư viện được giới thiệu trong ngôn ngữ Pascal.
IV) Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:.
Cho các em tìm hiểu trước bài tập
Hoàn chỉnh khả năng thiết kế và viết một chương trình
Ngày soạn : 15 / 03 / 08
Chương VI:	CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ
 LẬP TRÌNH CÓ CẤU TRÚC
Bài 19 § 19 THƯ VIỆN CHƯƠNG TRÌNH CON CHUẨN
Tiết PPCT : 49
I)Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức :
.
Kỹ năng:
.
Thái độ: 
II) Chuẩn bị:
1)	Tài liệu, bài tập:
- Sách giáo khoa, giáo án , một số bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.
2)	Dụng cụ , thiết bị:
- Hình ảnh trong sách giáo khoa, phòng máy, máy chiếu.
III) Tiến trình lên lớp:
Ổn định, tổ chức lớp: sỉ số, tình hình chuẩn bị trước tiết học, trật tự lớp.
Kiểm tra bài cũ: 
?
Bài giảng:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
Hình thức : 
Nội dung : 
Kiến thức : 
Hoạt động 2: 
Hình thức : 
Nội dung : 
Kiến thức: 
Hoạt động 3:
Hình thức : 
Nội dung : 
Kiến thức : 
Hoạt động 4:
Hình thức : 
Nội dung : 
Kiến thức : 
1) CRT:
- Chứa các thủ tục liên quan đến việc quản lí và khai thác màn hình, bàn phím của máy tính. Dùng các thủ tục của thư viện này, người lập trình có thể điều khiển việc đưa dữ liệu ra màn hình, xây dựng các giao diện màn hình – bàn phím, dùng bàn phím điều khiển chương trình hoặc sử dụng âm thanh để xây dựng các chương trình mô phỏng
2) GRAPH:
Thư viện này chứa các hàm, thủ tục liên quan đến đồ hoạ của các loại màn hình khác nhau và cho phép thực hiện các thao tác đồ hoạ cơ bản như vẽ điểm, đường, tô màu
a) CaÙc thiết bị và chương trình hỗ trợ đồ hoạ:
Màn hình có thể làm việc trong hai chế độ : chế đọ văn bản và chế độ đồ hoạ.
Trong Turbo Pascal, thư viện graph cung cấp các chương trình điều khiển tương ứng với các loại bảng mách đồ hoạ.
Toạ độ trên màn hình đồ hoạ được đánh số từ 0 , cột được tính từ trái sang phải và dòng được tính từ trên xuống dưới. Độ phân giải màn hình VGA thường được đặt là 640 X 480
b) Khởi tạo chế độ đồ hoạ:
- một chương trình đồ hoạ bao giờ cũng mở đầu bằng việc khởi tạo chế độ đồ hoạ. Các thủ tục và hàm của thư viện Graph chỉ hoạt động khi chế độ đồ hoạ đã được thiết lập. Khi kết thúc làm việc với đồ hoạ thì cần quay về chế độ văn bản
Thủ tục sau đây dùng để thiết lập chế độ đồ hoạ
Procedure InitGraph (var driver, mode : integer ; path:string);
Trong đó
- driver là số hiệu của trình điều khiển BGI
- mode là số hiệu của độ phân giải
- path là đường dẫn đến tệp BGI
c) Các thủ tục vẽ điểm, đoạn thẳng:
Vẽ điểm và đoạn thẳng là hai thao tác cơ bảo của đồ hoạ
* Trước khi vẽ , ta có thể đặt màu cho nét v4 bằng thủ tục
Procedure Setcolor(color:word);
* Vẽ điểm được thực hiện bằng thủ tục
Procedure PutPixel(x,y:integer; color : word);
Trong đó
- x và y là toạ độ của điểm
- color là màu của điểm
* Đoạn thẳng được xác định bởi toạ độ của hai điểm đầu, cuối. Để vẽ đoạn thẳng nối hai điểm ta sử dụng thủ tục
Procedure Line(x1,y1,x2,y2:integer);
Trong đó (x1,y1) và (x2,y2) là các toạ độ của hai điểm đầu, cuối của đoạn thẳng
* Vẽ đoạn thẳng nối điểm hiện tại (vi trí con tro’) với điểm có toạ độ (x,y)
Procedure Lineto(x,y :integer);
* Vẽ đoạn thẳng nối điểm hiện tại với điểm có toạ độ bằng toạ độ hiện tại cộng với gia số (dx,dy)
Procedure LineRel(dx,dy:integer);
d) CaÙc thủ tục và hàm liên quan đến vị trí con trỏ:
* Các hàm xác định giá trị lớn nhất có thể của toạ độ màn hình X và Y ( để biết toạ độ phân giải màn hình trong chế độ đồ hoạ đang sử dụng)
Function GetMaxX :integer;
Function GetMaxY : integer;
* Thủ tục chuyển con trỏ đến toạ độ (x,y)
Procedure Moveto (x,y : integer);
e) Một số thủ tục vẽ hình đơn giản
* Vẽ đường tròn có tâm tại (x,y) , bán kính r
Procedure Circle(x,y:integer; r: word);
* Vẽ cung của Elip có tâm tại (x,y) với các bán kính trục Xr,Yr từ góc khởi đầu StAngle đến góc kết thúc EndAngle
Procedure Ellipse(x,y : integer; StAngle,EndAngle,Xr,Yr:word);
* Vẽ hình chữ nhật có các cạnh song song với các trục toạ độ (x1,y1) là toạ độ của đỉnh trái trên còn (x2, y2) là toạ độ của đỉnh dưới
Procedure Rectangle (x1,y1,x2,y2);
3) Một số thư viện khác:
System : trong thư viện chuẩn này chứa các hàm sơ cấp và các thủ tục vào ra mà các chương trình đều dùng tới
Dos : thư viện này chứa các thủ tục cho phép thực hiện trực tiếp các lệnh như tạo thư mục, thiết lập giờ hệ thống
Printer : thư viện này cung cấp các thủ tục làm việc với máy in.
4) Sử dụng thư viện: 
Muốn sử dụng các thủ tục và hàm chuẩn của một thư viện nào đó (trừ system) phải dùng lệnh khai báo:
 Uses unit1,unit2,,unit N
Trong đó, uses là từ khoá, unit1, unit2, là tên các thư viện (được viết cách nhau bởi dấu phẩy)
Khai báo này phải là lệnh đầu tiên trong phần khai báo (nghĩa là nó chỉ viết sau khai báo tên chương trình)
Ví dụ : uses crt,dos,graph;
4) Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài:
Giới thiệu một số thư viện, thủ tục và hàm trong Pascal.
5)Dặn dò , kế hoạch học tập tiết sau :
Tìm hiểu cách sử dụng hàm và thủ tục, khả năng về đồ hoạ trong Pascal.
IV) Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:.
Hướng dẫn các em cách thức sử dụng hàm và thủ tục dùng để vẽ
Ngày soạn : 06 / 03 / 08
Chương IV:	KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC 
 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 8
Tiết PPCT : 50
I)Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức :
Khả năng đồ hoạ của pascal.
Kỹ năng:
.
Thái độ: 
II) Chuẩn bị:
1)	Tài liệu, bài tập:
- Sách giáo khoa, giáo án , một số bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.
2)	Dụng cụ , thiết bị:
- Phòng máy. Máy chiếu.
III) Tiến trình lên lớp:
Ổn định, tổ chức lớp: sỉ số, tình hình chuẩn bị trước tiết học, trật tự lớp.
Kiểm tra bài cũ: 
.
Bài giảng:
a) Chương trình sau đây vẽ các đường gấp khúc “ ngẫu nhiên “ nhờ thủ tục Lineto, mỗi đoạn có một màu ngẫu nhiên. Vị trí bắt đầu vẽ là tâm của màn hình. Kết thúc việc vẽ bằng cách nhấn một phím bất kì. Chạy thử chương trình và quan sát kết quả trên màn hình
 uses crt;
var stop:boolean;
function DetectInit (path : string): integer;
var drive,mode :integer;
begin
	drive := 0;
	InitGraph(drive, mode, path);
	DetectInit := GraphResult;
End;
	If Detectinit(‘C:\TP\BGI’) 0 then
	Begin
	Write(‘Loi do hoa . Nhan phim enter de ket thuc’);
	Readln;
	End
	Else 
	Begin
	Randomize;
	Moveto (Getmaxx div 2, Getmaxy div 2);
	stop : = false;
	While not (stop) do
	Begin
	Setcolor(Random(GetMaxColor));
	{Thiet lap mot cach ngau nhien}
	Lineto (Random(Getmaxx), Random(Getmaxy));
	Delay(200);
	Stop :=Keypressed;
	End;
	End;	
ClsoeGraph;
End.
b) Chương trình dưới đây minh hoạ việc sử dụng các thủ tục vẽ hình đơn giản. Hãy chạy chương trình và thay đổi một số tham số như màu vẽ, toạ độ và quan sát kết quả trên màn hình
program GraphDemo;
uses crt;
var gd,gm:integer;
xm,ym,xmaxD4,ymaxD4 :word;
begin
	gd:=detect;
	InitGraph(gd,gm,’C:\TP\BGI’);
	Xm:=GetmaxX div 2; 
	Ym : =GetmaxY div 2;
{ve hinh chu nhat voi net ve mau vang}
	Setcolor(Yellow);
Rectangle(10,10,xm,ym):
Readln;
{ve duong tron mau xanh la cay, tam(450,100) ban kinh 50}
Setcolor(LightGreen);
Circle (450,100,50);
Readln;
{Ve elip mau do}
 Setcolor(Red);
Ellipse (100,200,0,360,50,120);
Readln;
CloseGraph
End.
4) Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài:
Giới thiệu môi trường đồ hoạ trong Pascal.
5)Dặn dò , kế hoạch học tập tiết sau :
Oân tập kiến thức đã được học.
IV) Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:.
Hướng dẫn trước khi thực hành
Ngày soạn : 10/ 04/ 2008
ÔN TẬP HỌC KỲ II
Tiết PPCT :51
I)Mục đích, yêu cầu:
1) Kiến thức :
Hệ thống lại tồn bộ kiến thức đã học ở HK II
Cách thức thực hiện bài thi kiểm tra cuối học kỳ
2) Kỹ năng:
- Kỹ năng chuẩn bị bài , thực hiện một bài thi trắc nghiệm + tự luận.
3) Thái độ: 
Lạc quan, bình tĩnh trước hệ thống câu hỏi.
II) Chuẩn bị:
1)	Tài liệu, bài tập:
- Sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên, mạng Internet,thiết bị.
2)	Dụng cụ, thiết bị: 
 - Phòng máy. Máy chiếu.
III) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định, tổ chức lớp: sỉ số, trật tự, tác phong.
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài giảng:
.
4) Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài:
Hệ thống lại các kiến thức đã học ở chương IV, V
.
5) Dặn dò, kế hoạch học tập tiết sau :
Bình tĩnh , cẩn thận trước khi lựa chọn đáp án cuối cùng cho bất kì câu hỏi nào
Câu dễ làm trước, khó làm sau. Tận dụng tối đa thời gian làm bài có được để làm bài, hiệu chỉnh , kiểm tra kết quả .
IV)Nhữõng vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Rà soát chương trình học
Không ra đề thi nhằm đánh đố học sinh ở phần thực hành trên máy.
Sử dụng bộ đề cương ôn tập.
Đưa ra thêm một số hình thức bài tập
Tăng cường khả năng viết chương trình cho học sinh
Ngày soạn : 15/ 04/ 2008
Tiết PPCT :52
KIỂM TRA HỌC KỲ II

Tài liệu đính kèm:

  • doctin 11.doc