Giáo án Địa lí 11 - Tiết 1 đến tiết 32

Giáo án Địa lí 11 - Tiết 1 đến tiết 32

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Biết được sự tương phản vÒ trình độ phát triền kinh tế-xã hội của các nhóm nước phát triển, đang phát triển,nước và lãnh thổ công nghiệp mới.

- Giải thích được sự đa dạng của trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội thế giới,vấn đề đầu tư ra nước ngoài,nợ nước ngoài và GDP/người của các nước phát triển, đang phát triển,nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới .

2.Kĩ năng:

- Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người trên lược đồ trong SGK.

- Phân tích các bang số liệu trong SGK.

3.Thái độ:

Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Phóng to các bảng 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 trong SGK.

- Bản đồ các nước trên thế giới

 

doc 95 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Tiết 1 đến tiết 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ-XÃ HỘI THẾ GIỚI
Tiết 1. Bài 1. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ 	HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được sự tương phản vÒ trình độ phát triền kinh tế-xã hội của các nhóm nước phát triển, đang phát triển,nước và lãnh thổ công nghiệp mới.
- Giải thích được sự đa dạng của trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội thế giới,vấn đề đầu tư ra nước ngoài,nợ nước ngoài và GDP/người của các nước phát triển, đang phát triển,nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới .
2.Kĩ năng:
- Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người trên lược đồ trong SGK.
- Phân tích các bang số liệu trong SGK.
3.Thái độ:
Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phóng to các bảng 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 trong SGK.
- Bản đồ các nước trên thế giới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. æn ®Þnh líp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Vµo bài mới:
	Mở bài: Ở lớp 10 các em đã học địa lí đại cương về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Năm nay các em sẽ được học những vấn đề cụ thể hơn vê tự nhiên và kinh tế - xã hội của các nhóm nước và các nước. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét khái quát về các nhóm nước .
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân
Bước 1: GV thuyết trình: Ta thường nghe nhiều về các nước phát triển, đang phát triển, công nghiệp mới. Đó là những nước như thế nào? GV yêu cầu HS đọc mục I SGK để có những hiểu biết khái quát về các nhóm nước.
Bước 2: GV yêu cầu HS dựa vào H1 nhận xét về sự phân bố của nhóm nước giàu nhất, nghèo nhất?
Bước 3: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức, giảng giải thêm.
I. Sự pân chia thành các nhóm nước.
- Thế giới gồm 2 nhóm nước :
+ Nhóm nước phát triển (có GDP/người lớn, FDI nhiều, HDI cao).
+ Nhóm nước đang phát triển (ngược lại)
- Nhóm nước đang phát triển có sự phân hoá: NIC, trung bình, chậm phát triển.
- Phân bố:
+ Các nước phát triển: phân bố chủ yếu ở phía bắc các châu lục.
+ Các nước đang phát triển: phân bố chủ yếu ở phía nam các châu lục.
Hoạt động 2: Nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu học tập.
- Nhóm 1: Làm việc với bảng 1.1, so sánh tỉ trọng GDP của 2 nhóm nước và kết luận.
- Nhóm 2: Làm việc với bảng 1.2, nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước.
- Nhóm 3: Làm việc với bảng 1.3, nhận xét về đầu tư ra nước ngoài và nợ nước ngoài giữa 2 nhóm nước.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày, GV kết luận, đưa ra kết quả phản hồi thông tin.
GV hỏi: Tại sao các nước và đang phát triển có sự khác nhau về đầu tư ra nước ngoài va nhận đầu tư từ nước ngoài?
Bước 3: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt đông 3: Nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu học tập
-Nhóm 1: Làm việc ô thông tin về tuổi thọ trung bình. Rút ra nhận xét tuổi thọ trung bình của 2 nhóm nước.
- Nhóm 2: Làm việc với bảng 1.4, nhận xét chỉ số HDI của 2 nhóm nước.
- Nhóm 3: Rút ra kết luận sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH giữa 2 nóm nước.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày, GV chuẩn kiến thức, đưa thông tin phản hồi.
II. Sự tương phản về kinh tế của các nhóm nước. 
1. Về trình độ phát triển kinh tế.
Tiêu chí
Nhóm PT
Nhóm đang PT
GDP(2004)
Lớn(79,3%)
Nhỏ(20,7%)
GDP/người
Cao
Thấp
Tỉ trọng GDP(2004)
Khu vực I thấp(2%)
Khu vực III cao(71%)
Khu vực I
còn cao(25%)
Khu vực III thấp(43%)
2. Về đầu tư ra nước ngoài và nợ nước ngoài.
- Các nước phát triển:
+ Đầu tư ra nước ngoài lớn(3/4)
+ Nhận giá trị đầu tư từ nước ngoài lớn(2/3).
- Các nước đang phát triển:
+ Đầu tư ra nước ngoài và nhận đầu tư từ nước ngoài thấp.
+ Hầu hết đều nợ nước ngoài và khó có khả năng trả nợ.
III. Sự tương phản về một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.
Tiêu chí
Nhóm PT
Nhóm đang PT
Tuổi thọ(2005)
Cao(76)
Thấp(52)
HDI(2003)
Cao(0,855)
Thấp(0,694)
Trình độ phat triển KT-XH
Cao
Lạc hậu
IV. Đánh giá, củng cố.
A. Trắc nghiệm:
Hãy chọn câu trả lời đúng:
Câu 1. Các quốc gia trên thế giới đươc chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển, dựa vào:
a. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên.
b. Sự khác nhau về tổng số dân của mỗi nước.
c. Sự khác nhau về trình độ KT-XH.
d. Sự khác nhau về tổng thu nhập bình quân đầu người.
Câu 2. Tiêu chí nào thuộc về các nước đang phat triển:
a. Tổng sản phẩm trong nước( GDP )lớn, đầu tư ra nước ngoài nhiều và GDP bình quân đầu người cao.
b. Có nền kinh tế còn chậm phát triển, nợ nước ngoài lớn, GDP bình quân đầu người thấp.
c. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hoá và chú trọng xuất khẩu.
d. Câu a và c đúng.
Câu 3. NIC là tên gọi các nước và lanh thổ:
a. Chậm phát triển.
b. đã thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và chú trọng xuất khẩu.
c. Có vốn đầu tư ra nước ngoài nhiều.
d. Xuất khảu nhiều dầu khí.
Đáp án: 1.c,2.b,3.b
B. Tự luận:
Câu 1: Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển KT-XH của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.
V.Hoạt động nối tiếp.
Làm bài tập 2 va 3 SGK
Tiết 2. Bài 2. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI- NỀN KINH TẾ TRI THỨC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần: 
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc trưng nổi bật và tác động của cuộc cách mạng khoa học va công nghệ hiện đại đến nền kinh tế thế giới.
- Phân biệt được điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế tri thức với nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.
2. Kĩ năng:
 - Phân tích sơ đồ trang 10 SGK để hiểu và nêu được ví dụ thành tựu của bốn công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
 - Phân tích sơ đồ trang 11 SGK để hiểu và nêu được ví dụ thành tựu của một số tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phat triển kinh tế - xã hội.
 - Phân tích bảng 2.2 nhằm phân biệt được đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức so với nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.
 3. Thái độ:
 - Xác định ý thức trách nhiệm trong học tập để góp phần xây dựng nền kinh tế tri thức của đất nước trong tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
 - Các sơ đồ, bảng kiến thức và bảng số liệu phóng to từ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. æn ®Þnh líp:
2. KiÓm tra bµi cũ:
3. Vµo bµi míi: 
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS
Néi dung chÝnh
Hoạt động 1:Cả lớp/ cặp
Bước 1: GV giảng giải về đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Giải thích và làm sáng tỏ khái niệm công nghệ cao. Đồng thời giới thiệu sơ lược về vai trò của bốn công nghệ trụ cột.
Bước 2: Yêu cầu các cặp HS đọc sơ đồ trang 10, thảo luận và tìm ví dụ về vai trò của 4 công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Bước 3: Đại diện các cặp lên trình bày, GV chuẩn kiến thức. Có thể bổ sung các câu hỏi sau:
- Hãy so sánh cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với các cuộc cách mạng kỹ thuật trước đây?
- Nêu một số thành tựu do 4 công nghẹ trụ cột tạo ra.
- Hãy chứng minh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới?
- Kể tên một số ngành dịch vụ cần nhiều tri thức.
Hoạt động 2: Cá nhân/ cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ trang 11 SGK, tìm ví dụ cho từng ý.
Bước 2: GV nêu câu hỏi, hướng dẫn HS trả lời:
- Hãy chứng minh trong cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại, khoa học và công nghệ có thể trực tiếp làm ra sản phẩm?
Nêu ví dụ về các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao và các ngành dịch vụ nhiều kiến thức?
- Hãy chứng minh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại làm thay đổi cơ cấu lao động?
- Chứng minh cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại làm phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế và đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu?
Hoạt động 3: Cặp
Bước 1: GV yêu cầu các cặp nghiên cứu bảng 2.2 SGK, nêu khái quát những điểm khác nhau chủ yếu của nền kinh tế tri thức so với nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.
Bước 2 : Đại diện các cặp lên trình bày, GV chuẩn kiến thức và nêu thêm câu hỏi:
- Sự ra dời của nền kinh tế tri thức bắt nguồn tư nguyên nhân chủ yếu nào?
- Nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành ở những nước nào? Có phải đó là các nền kinh tế tri thức điển hình? Vì sao?
- Khi nào thì toàn bộ nền kinh tế của các nước phát triển sẽ trở thành nền kinh tế tri thức?
- Hãy liên hệ tới Việt Nam.
I. Cuéc c¸ch m¹ng khoa häc vµ c«ng nghÖ hiÖn ®¹i
1. Thêi gian xuÊt hiÖn:
Cuèi thÕ kû XX, đầu thế kỷ XXI
2. §Æc tr­ng:
- Lµm xuÊt hiÖn vµ bïng næ c«ng nghÖ cao.
- Dùa vµo thµnh tùu khoa häc míi víi hµm l­¬ng tri thøc cao.
- Bèn c«ng nghÖ trô cét: Sinh häc, VËt liÖu, N¨ng l­îng, Th«ng tin.
- T¸c ®éng m¹nh mÏ vµ s©u s¾c ®Õn ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi. 
II. T¸c ®éng cña cuéc c¸ch m¹ng khoa häc vµ c«ng nghÖ hiÖn ®¹i ®Õn sù ph¸t triÓn kinh tÕ- x· héi.
- Khoa häc vµ c«ng nghÖ trë thµnh lùc l­îng s¶n xuÊt trùc tiÕp, cã thÓ trùc tiÕp lµm ra s¶n phÈm.
- XuÊt hiÖn c¸c ngµnh c«ng nghiÖp cã hµm l­îng khoa häc cao, c¸c dÞch vô nhiÒu kiÕn thøc.
- Thay ®æi c¬ cÊu lao ®éng. TØ lÖ nh÷ng ng­êi lµm viÖc b»ng trÝ ãc ®Ó trùc tiÕp t¹o ra s¶n phÈm ngµy cµng cao.
- Ph¸t triÓn nhanh chãng mËu dÞch quèc tÕ, ®Çu t­ cña n­íc ngoµi trªn ph¹m vi toµn cÇu.
III. NÒn kinh tÕ tri thøc:
1. §Æc tr­ng:
- C¸c ngµnh kinh tÕ tri thøc (ng©n hµng, tµi chÝnh, b¶o hiÓm) chiÕm ­u thÕ tuyÖt ®èi.
- C«ng nghÖ cao, ®iÖn tö ho¸, tin häc ho¸, siªu xa lé th«ng tin.
- C«ng nhËn tri thøc lµ chñ yÕu.
- §ãng gãp cña khoa häc vµ c«ng nghÖ cho t¨ng tr­ëng kinh tÕ > 80%.
- Gi¸o dôc cã tÇm quan träng rÊt lín.
- C«ng nghÖ th«ng tin vµ truyÒn th«ng cã vai trß quyÕt ®Þnh.
2. Ph©n bè:
- B¾t ®Çu h×nh thµnh ë B¾c MÜ vµ mét sè n­íc ë T©y ¢u.
- ¦íc tÝnh ®Õn n¨m 2020 nÒn kinh tÕ cña c¸c n­íc ph¸t triÓn ®Òu trë thµnh nÒn kinh tÕ tri thøc.
IV. ĐÁNH GIÁ, CỦNG CỐ:
A. Trắc nghiệm:
1. Hãy chọn câu trả lời đúng:
a. Nhân tố tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển nền kinh tế thế giới sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức là:
 A. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
 B. Cuộc cahs mạng khoa học.
 C. Cuộc cách mạng công nghệ hiện đại.
 D. Cuộc cahs mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
b. Kinh tế tri thức là loại hình kinh tế dựa trên:
 A. Chất xám, kĩ thuật, công nghệ cao.
 B. Vốn, kĩ thuật cao, lao động dồi dào.
 C. Máy móc hiện đại, mặt bằng rộng lớn.
 D. Trình độ kĩ thuật và công nghệ cao.
B. Tự luận:
1. Nêu đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và tác động của nó đến nền kinh tế thế giới?
2. Hãy trình bày sự khác nhau cơ bản giữa nền kinh tế tri thức và nền kinh tế công nghiệp?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
 - Về nhà làm câu 2 và câu 3 SGK.
Tiết 3. Bài 3. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa và hệ quả của nó.
- Trình bày được các biểu hiện của khu vực hóa và hệ quả của nó.
- Hiểu được nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và nắm được một số tổ nchuwcs liên kết kinh tế khu vực.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổn của các liên kết kinh tế kh ... 
- Dựa vào sơ đồ SGK, nêu cơ chế hợp tác của ASEAN và cho các ví dụ cụ thể?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Nhóm/ cả lớp
Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về những thành tựu ASEAN đạt được, lấy ví dụ cụ thể ở Việt nam.
- Nhóm 2: Phân tích những thách thức, Nguyên nhân của những thách thức đó?
Bước 2: Các nhóm đại diện trả lời, các HS nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Cả lớp
Bước 1: GV nêu câu hỏi:
- Dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân, hãy nêu ví dụ cho thấy Việt Nam đã tham gia tích cực vào hoạt động của ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội?
- Có nhận xét gì về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức
I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác
1. Mục tiêu
- Có ba mục tiêu chính:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các thành viên.
+ Xây dựng khu vực có nền hoà bình, ổn định.
+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
- Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.
2. Cơ chế hợp tác của ASEAN
- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, cácm hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao.
- Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
II. Thành tựu và thách thức của ASEAN
1. Thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP đạt 921 tỉ USD (2000), xuất siêu.
- Mức sống của nhân dân được nâng cao.
- Tạo dựng được môi trường chính trị hoà bình, ổn định.
2. Thách thức:
- Trình độ phát triển giữa các nước chưa đồng đều.
+ Cao: Xin-ga-po.
+ Thấp: Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.
- Trình trạng đói nghèo.
+ Phân hoá giữa các tầng lớp nhân dân.
+ Phân hoá giữa các vùng lãnh thổ.
- Các vấn đề xã hội.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Vấn đề tôn giáo, dân tộc.
+ Bạo loạn, khủng bố
III. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN
1. Tham gia của Việt Nam
- Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%.
- Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội thể thao.
- Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
2. Cơ hội và thách thức
- Cơ hội: xuất được hàng trên thị trường rộng lớn.
- Thách thức: phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có công nghệ cao hơn.
- Giải pháp: đón đầu, đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
1. Lựa chọn để điền chữ M (mục tiêu) hoặc chữ C (cơ chế hợp tác) vào ô trống cuối các câu sau: 
a. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển 
b. Thông qua các hội nghị, các diễn đàn 
c. Thông qua các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao
d. Xây dựng khu vực thương mại tự do
e. Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung
f. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các thành viên 
2. Hãy nêu những thành tựu và thách thức của ASEAN, những giải pháp để khắc phục?
Tiết 46. Bài 14. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (tiếp theo)
Tiết 4. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Phân tích được một số chỉ tiêu kinh tế (về du lịch và xuất khẩu) của khu vực Đông Nam Á so với một số khu vực trên thế giới.
- Đánh giá được tương quan về một số chỉ tiêu kinh tế của khu vực Đông Nam Á so với một số khu vực khác trên thế giới.
2. Kĩ năng:
- Vẽ biểu đồ kinh tế.
- Phân tích biểu đồ để rút ra kết luận.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Biểu đồ và nhận xét của GV chuẩn bị sẵn.
- Bản đồ các nước trên thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp/ cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS:
- Nêu, mục đích yêu cầu của bài thực hành.
- Vẽ biểu đồ số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách ở một số khu vực châu Á năm 2003 như thế nào thì khoa học, hợp lí?
- Hãy nêu cách tính bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu ở từng khu vực (USD/ người)?
- Dựa vào đâu để so sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Nam Á với các khu vực khác?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Cả lớp/ cặp
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào biểu đồ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á, hoàn thành phiếu học tập số 1:
Tên nước
Cán cân xuất, nhập khẩu (+;-)
Năm 1990
Năm 2000
Năm 2004
Xin-ga-po
Thái Lan
Việt Nam
Mi-an-ma
- Qua biểu đồ, phiếu học tập, có nhận xét gì về tình hình xuất, nhập khẩu khu vực Đông Nam Á?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
1. Hoạt động du lịch
a. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách ở một số khu vực châu Á năm 2003
Triệu USD
Nghìn lượt
Chi tiêu của khách du lịch
Số khách du lịch đến
b. Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu ở từng khu vực (USD/ người)
 Số chi tiêu của khách
* Tính chi phí = 
 Số du khách
c. Nhận xét:
- Số lượng khách du lịch quốc tế (năm 2003) ở Đông Nam Á tăng trưởng chậm hơn hai khu vực còn lại (gần ngang bằng với Tây Nam Á và thấp hơn nhiều so với khu vực Đông Á).
- Chi tiêu của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á chỉ xấp xỉ khu vực Tây Nam Á, nhưng thua nhiều lần so với khu vực Đông Á. 
- Những kết luận trên phản ánh trình độ dịch vụ và các sản phẩm du lịch của khu vực Đông Nam Á thấp, còn nhiều hạn chế.
2. Tình hình xuất, nhập khẩu khu vực Đông Nam Á
- Có sự chênh lệch giá trị xuất, nhập khẩu rất lớn giữa các nước.
- Tuy có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn Xi-ga-po và Thái Lan nhưng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm 4 nước.
- Việt Nam là nước duy nhất có cán cân thương mại (xuất khẩu - nhập khẩu) âm. Ba nước còn lại có cán cân thương mại dương.
GV phản hồi thông tin phiếu học tập:
Tên nước
Cán cân xuất, nhập khẩu (+;-)
Năm 1990
Năm 2000
Năm 2004
Xin-ga-po
+
-
+
Thái Lan
+
+
+
Việt Nam
-
-
-
Mi-an-ma
+
-
+
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
- Nhận xét chung về hoạt động của ngành du lịch và tình hình xuất khẩu của Đông Nam Á trong thời gian nói trên?
- Giải thích tại sao có kết quả đó?
- GV nhận xét kết quả bài thực hành.
- GV hướng dẫn HS về nhà sưu tầm hình ảnh, tư liệu về hoạt động của ngành du lịch và tình hình xuất khẩu của Đông Nam Á.
Tiết 32. Bài 12. Ô-XTRÂY-LI-A
Tiết 1. KHÁI QUÁT VỀ Ô-XTRÂY-LI-A
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Xác định và trình bày được những lợi thế và thách thức do điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội tạo nên cho Ô-xtrây-li-a.
- Xác định và giải thích được đặc trưng của Ô-xtrây-li-a.
2. Kĩ năng:
 Phân tích được các lược đồ, sơ đồ có trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên của Ô-xtrây-li-a.
- Bản đồ kinh tế của Ô-xtrây-li-a.
- Tranh ảnh về thiên nhiên, kinh tế - xã hội của Ô-xtrây-li-a.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ thế giới và các châu lục, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Ô-xtrây-li-a có vị trí ở đâu? Nhận xét về diện tích lãnh thổ?
- Trình bày đặc điểm cơ bản của tự nhiên của Ô-xtrây-li-a?
Gợi ý: 
+ Địa hình
+ Khí hậu
+ Cảnh quan tự nhiên
+ Khoáng sản
- Đặc điểm tự nhiên có thuận lợi và khó khăn gì cho phát tiển kinh tế Ô-xtrây-li-a?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS:
- Dân cư và xã hội của Ô-xtrây-li-a có những đặc điểm gì nổi bật? Điều đó có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế?
- Tại sao Ô-xtrây-li-a có nhiều dân tộc và đa dạng về văn hóa?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để nêu khái quát về nền kinh tế của Ô-xtrây-li-a?
Hoạt động 4: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
- Giải thích tại sao thương mại và dịch vụ được coi là động lực của sự phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 5: Cả lớp/ cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
- Nêu đặc điểm nền công nghiệp của Ô-xtrây-li-a?
- Giải thích vì sao các trung tâm công nghiệp chủ yếu của Ô-xtrây-li-a tập trung ở ven biển?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 6: Cả lớp/ cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
- Nêu đặc điểm nông của Ô-xtrây-li-a?
- Giải thích vì sao ngành chăn nuôi cừu ở 
Ô-xtrây-li-a phát triển mạnh?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức?
I. Tự nhiên, dân cư và xã hội
1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lí: Chiếm cả một lục địa ở Nam bán cầu, đường chí tuyến Nam chạy ngang qua giữa lục địa.
- Diện tích lớn thứ 6 thế giới.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình: Cao nguyên ở phía Tây, vùng đất thấp ở giữa, và núi cao ở phía Đông. 
+ Cảnh quan đa dạng, nhiều động vật quý hiếm tạo lợi thế để phát triển du lịch.
+ Khí hậu: Phân hóa sâu sắc, phần lớn lãnh thổ có khí hậu hoang mạc khô hạn.
+ Giàu khoáng sản: Than, sắt, kim cương...
+ Biển rộng với nhiều tài nguyên.
- Thiên nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú thuận lợi phát triển nền kinh tế đa ngành.
- Khó khăn: Diện tích hoang mạc rộng lớn, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
2. Dân cư và xã hội
* Dân cư:
- Quốc gia đa dạng về dân tộc, văn hóa.
- Mật độ dân cư thấp nhưng phân bố không đều, tập trung đông đúc ở ven biển phía Đông, Đông Nam và Tây.
- Tỉ lệ dân thành thị cao (85%).
- Gia tăng tự nhiên thấp, chủ yếu tăng dân số do nhập cư.
- Nguồn lao động có trình độ cao, tỉ lệ thất nghiệp thấp.
* Xã hội:
- Đầu tư lớn cho giáo dục.
- Mức sống cao.
II. Kinh tế
1. Khái quát
- Nước có nền kinh tế phát triển, gần đây có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định.
- Kinh tế tri thức chiếm 50 % GDP.
2. Dịch vụ
- Chiếm 71% GDP (năm 2004).
- Các loại hình dịch vụ đa dạng.
- Ngoại thương phát triển mạnh, trở thành động lực phát triển kinh tế ở Ô-xtrây-li-a. Cơ cấu hàng xuất khẩu đa dạng.
- Du lịch quốc tế phát triển mạnh.
3. Công nghiệp
- Đứng đầu thế giới về xuất khẩu khoáng sản: Kim cương, than đá.
- Phát triển mạnh mẽ các ngành có công nghệ kĩ thuật cao: phần mềm vi tính, viễn thông, khai thác năng lượng mặt trời, công nghiệp hàng không...
- Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven biển phía Đông, Đông Nam và Tây Nam.
4. Nông nghiệp
- sản xuất theo trang trại, quy mô lớn, năng suất cao và hiệu quả lớn.
- Cơ cấu ngành đa dạng.
- Chăn nuôi chiếm 60% giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất và xuất khẩu nhiều lúa mì, len, sữa và thịt bò. 
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội của Ô-xtrây-li-a có những thuận lợi nào cho sự phát triển kinh tế?
2. Trả lời các câu hỏi trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_11_tiet_1_den_tiet_32.doc