Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lý lớp 11

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lý lớp 11

Câu 1. ĐL1101CBH. Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là

A. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế

B. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội

C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội

D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội

PA: C

Câu 2. ĐL1101CBB. Các nước phát triển có đặc điểm là

A. GDP bình quân đầu người cao.

B. đầu tư ra nước ngoài nhiều.

C. chỉ số HDI ở mức cao.

D. Tất cả các ý kiến trên.

PA: D

Câu 3. ĐL1101CBH. Đặc điểm của các nước đang phát triển là

A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.

B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

PA: C

 

doc 29 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 4039Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lý lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11
Câu 1. ĐL1101CBH. Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là
A. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế
B. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội
C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội
D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội
PA:  C
Câu 2. ĐL1101CBB. Các nước phát triển có đặc điểm là
A. GDP bình quân đầu người cao.
B. đầu tư ra nước ngoài nhiều.
C. chỉ số HDI ở mức cao.
D. Tất cả các ý kiến trên.
PA:  D
Câu 3. ĐL1101CBH. Đặc điểm của các nước đang phát triển là
A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
PA:  C
Câu 4. Đl1101CBH. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là
A. khu vực II rất cao, Khu vực I và III thấp
B. khu vực I rất thấp, Khu vực II và III cao
C. khu vực I và III cao, Khu vực II thấp
D. khu vực I rất thấp, Khu vực III rất cao
PA:  D
Câu 5. ĐL1101CBB. Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia được coi là nước công nghiệp mới (NICs) là:
A. Hàn Quốc, Xin-ga-po, In-đô-nê-xia, Braxin
B. Xin-ga-po, Thái lan, Hàn Quốc, Ác-hen-ti-na
C. Thái lan, Hàn Quốc, Braxin, Ác-hen-ti-na
D. Hàn Quốc, Xin-ga-po, Braxin, Ác-hen-ti-na
PA:  D
Câu 6. ĐL1101NCB. Trong tổng giá trị xuất, nhập khẩu của thế giới, nhóm các nước phát triển chiếm
A. 50%                                                B. 55%
C. gần 60%                                          D. hơn 60%
PA:  D
Câu 7. ĐL1101CBH. Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước phát triển là
A. giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức cao
B. giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao
C. giá trị đầu tư ra nước ngoài nhỏ, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao
D. giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức thấp
PA:  B
Câu 8. ĐL1101CBH. Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển là
A. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức thấp
B. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức thấp
C. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức cao
D. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức cao
PA:  A
Câu 9. ĐL1102NCH. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có đặc trưng là
A. công nghệ có hàm lượng tri thức cao
B. công nghệ dựa vào thành tựu khoa học mới nhất
C. chỉ tác động đến lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
D. xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao
PA:  D
Câu 10. ĐL1102NCH. Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
B. công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
C. công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu.
D. công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
PA:  A
Câu 11. ĐL110NCH. Tác động chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dến sự phát triển kinh tế - xã hội
A. khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. xuất hiện các ngành công nghệ có  hàm lượng kỹ thuật cao
C. thay đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu
D. Các ý kiến trên
PA:  D
Câu 12. ĐL1102NCH. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào thời gian
A. giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
B. cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
C. giữa thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
D. cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
PA:  D
Câu 13. ĐL1102NCB. Số người sử dụng Internet trên thế giới năm 2006 là
A. 1000 triệu người                            B. 1050 triệu người
C. 1100 triệu người                            D. 1150 triệu người
PA:  C
Câu 14. ĐL 1102NCH. Nền kinh tế tri thức có một số đặc điểm nổi bật là
A. trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu; tầm quan trọng của giáo dục là rất lớn.
B. trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu; tầm quan trọng của giáo dục là rất lớn.
C. trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn.
D. trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn.
PA:  A
Câu 15. ĐL1102NCH. Nền kinh tế công nghiệp có một số đặc điểm nổi bật là
A. trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế.
B. trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế.
C. trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế.
D. trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu, giáo dục có tầm quan trọng rất lớn trong nền kinh tế.
PA:  B
Câu 16. ĐL1102NCH. Đối với nền kinh tế tri thức, tầm quan trọng của giáo dục và vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông lần lượt là
A. lớn và quyết định                          C. rất lớn và lớn
B. rất lớn và quyết định                     D. lớn và rất lớn
PA:  B
Câu 17. ĐL1102NCB. Trong nền kinh tế tri thức, tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ cho tăng trưởng kinh tế chiếm khoảng
A. trên 60%          B. trên 70%           C. trên 80%         D. trên 90%
PA:  C
Câu18. ĐL1102NCB. Trong nền kinh tế nông nghiệp, tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ cho tăng trưởng kinh tế chiếm khoảng
A. trên 10%         B. dưới 10%           C. trên 20%           D. dưới 20%
PA:  B
Câu 19. ĐL1102NCB. Trong nền kinh tế công nghiệp, tỷ lệ đóng góp của khoa học -  công nghệ cho tăng trưởng kinh tế chiếm khoảng
A. dưới 30%        B. trên 30%             C. dưới 40%         D. trên 40%
PA: B
Câu 20. Đl1102NCH. Đối với nền kinh tế công nghiệp, vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông là
A. không lớn         B. lớn                     C. rất lớn               D. quyết định
PA:  D
Câu 21. ĐL1103NCH. Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là
A.  quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt
B. quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt
C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền Kinh tế-Xã hội thế giới
D. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia  từ kinh tế đến văn hóa, khoa học
PA:  A
Câu 22. ĐL1103CBH. Xu hướng toàn cầu không có biểu hiện nào sau đây?
A. thương mại thế giới phát triển mạnh
B. đầu tư nước ngoài tăng nhanh
C. thị trường tài chính quốc tế thu hẹp
D. các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
PA:  C
Câu 23. ĐL1103CBH. Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là
A. 149                   B. 150                      C. 151                    D.152
PA:  B
Câu 24. ĐL1103NCB. Với 150 thành viên (tính đến tháng 1/2007) tổ chức thương mại thế giới (WTO) chiếm khoảng
A. 85% dân số thế giới                       B. 89% dân số thế giới
C. 90% dân số thế giới                       D. 91% dân số thế giới
PA:  C
Câu 25. ĐL1103CBH. Với 150 thành viên (tính đến tháng 1/2007) tổ chức thương mại thế giới (WTO) chi phối tới
A. 59% hoạt động thương mại của thế giới
B. 85% hoạt động thương mại của thế giới
C. 90% hoạt động thương mại của thế giới        
D. 95% hoạt động thương mại của thế giới
PA:  D
Câu 26. ĐL1103CBH. Nhận xét đúng nhất về hoạt động đầu tư nước ngoài thời kỳ 1990 – 2004 là
A. trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
B. trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng thấp, trong đó một số hoạt động giảm sút là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
C. trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiểm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp khai khoáng, cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện – điện tử.
D. trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất vật chất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp.
PA:  A
Câu 27.ĐL1103CBH. Hệ quả của toàn cầu hóa là
A. tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường sự hợp tác quốc tế
C. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo
D. Tất cả các ý kiến trên
PA:  D
Câu 28. ĐL1103CBH. Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả
A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế
C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
D. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
PA:  C
Câu 29. ĐL1103NCH. Nhận xét đúng nhất về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới là
A. nắm trong tay nguồn của cái vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
B. nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
C. nắm trong tay nguồn của cải vật chất khá lớn và chi phối một số ngành kinh tế quan trọng
D. nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và quyết định sự phát triển của một số ngành kinh tế quan trọng
PA:  A.
Câu 30. ĐL1103NCH. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới được thể hiện là
            A. phạm vi hoạt động rộng, nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn.
            B. toàn thế giới hiện có trên 60 nghìn công ti xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn chi nhánh.
            C. chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế và hơn 75% đầu tư trực tiếp trên thế giới.
PA:  D
Câu 31. ĐL1103CBH. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành trên cơ sở
A. những quốc gia có nét tương đồng về địa lý
B. những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa-xã hội
C. những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển
D. Các ý trên
PA:  D
Câu 32. ĐL1103CBB. NAFTA là tổ chức
A. Liên minh Châu Âu
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Chây Á – Thái Bình Dương
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ
D. Thị trường chung Nam Mỹ
PA:  C
Câu 33. ĐL1103CBB. MERCÔSUR là tổ chức
A. Thị trường chung Nam Mỹ
B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ
C. Liên minh Châu Âu
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
PA:  A
Câu 34. ĐL1103CBB. APEC là tổ chức
A. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
C. Liên minh Châu Âu
D. Thị trường chung Nam Mỹ
PA:  A
Câu 35. ĐL1103CBB. EU là tổ chức
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu  ...  ở
A. ven Thái Bình Dương                    B. ven Đại Tây Dương
C. phía nam Ngũ Hồ                           D. ven vịnh Mêhicô
PA: C
Câu 229 ĐL1113CBB. Các trung tâm công nghiệp sản xuất ô tô của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu ở
A. phía nam Ngũ Hồ                           B. ven Đại Tây Dương
C. ven vịnh Mêhicô                            D. vùng phía Nam
PA: A
Câu 230. ĐL1113CBB. Các trung tâm công nghiệp đóng tàu của Hoa Kỳ tập trung ở 
           A. Phía nam Ngũ Hồ và vịnh Mêhicô
B. ven biển Đông Bắc và Thái Bình Dương
C. ven Đại Tây Dương và vịnh Mêhicô
D. vùng Trung tâm và phía nam Ngũ Hồ
PA: B
Câu 231.ĐL1113CBB. Ngành công nghiệp chế tạo máy bay của Hoa Kỳ phân bố chủ yếu
A. vùng Đông Bắc và vùng phía Nam
B. vùng Đông Nam và vùng phía Tây
C. vùng Tây Bắc và vùng Trung tâm
D. vùng phía Nam và vùng phía Tây
PA: D
Câu 232. ĐL1113CBB. Các trung tâm công nghiệp của Hoa Kỳ phân bố chủ yếu ở vùng
A. phía Tây                                         B. Đông Bắc
C. phía Nam                                        D. Ý A và B
PA: B
Câu 233. ĐL1113CBB. Các trung tâm công nghiệp điện tử của Hoa Kỳ phân bố chủ yếu ở
A. vùng Phía Tây                               B. vùng Đông Bắc
C. vùng phía Nam                              C. ý B và C
PA: A
Câu 234. ĐL1113CBB. Các trung tâm công nghiệp dệt may của Hoa Kỳ phân bố chủ yếu ở
A. vùng Phía Tây                               B. vùng Đông Bắc
C. vùng phía Nam                              D. ý B và C
PA: D
Câu 235. ĐL1113CBB. Trung tâm công nghiệp chế tạo tên lửa vũ trụ của Hoa Kỳ: Niuxtơn nằm ở
A. ven bờ Thái Bình Dương              B. ven bờ Đại Tây Dương
C. ven vịnh Mêhicô                           D. phía nam Ngũ Hồ
PA: C
Câu 236. ĐL1113CBB. Các trung tâm công nghiệp có qui mô rất lớn của Hoa Kỳ phân bố chủ yếu ở
A. vùng Đông Bắc                             B. vùng phía Tây
C. vùng phía Nam                             D. Ý A và C
PA: A
Câu 237. ĐL1113CBB. Lôt an giơ lét -  một trung tâm công nghiệp có qui mô rất lớn với các ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kỳ nằm ở
A. ven biển phía Tây Bắc                  B. ven biển phía Tây Nam
C. ven biển phía Đông Bắc                D. ven vịnh Mêhicô
PA: B
Câu 238. ĐL1113CBH. Khí hậu chủ yếu của vùng phía Đông Hoa Kỳ là
A. ôn đới lục địa và cận nhiệt đới
B. ôn đới , ôn đới hải dương và cận nhiệt đới
C. nhiệt đới lục địa và ôn đới hải dương
D. ôn đới hải dương và bán hoang mạc
PA: B
Câu 239. ĐL1113CBH. Khí hậu chủ yếu của vùng phía Tây Hoa Kỳ là
A. bán hoang mạc, cận nhiệt đới và ôn đới hải dương
B. ôn đới lục địa, bán hoang mạc và cận nhiệt đới
C. ôn đới hải dương, cận nhiệt đới và bán hoang mạc
D. ôn đới lục địa, cận đới lục địa và bán hoang mạc
PA: A
Câu 240. ĐL1113CBH. Khí hậu chủ yếu của vùng Đông Bắc Hoa Kỳ là
A. ôn đới lục địa, cận nhiệt đới lục địa và ôn đới hải dương
B. bán hoang mạc, hoang mạc và ôn đới lục địa
C. ôn đới lục địa, ôn đới hải dương và cận nhiệt đới
D. cận nhiệt đới, ôn đới lục địa và bán hoang mạc
PA: C
Câu 241. ĐL1113CBH. Ngành nông nghiệp chủ yếu của vùng phía Tây Hoa Kỳ là
A. trồng rau, lúa mì, nuôi bò, lợn
B. trồng lúa mì, lúa gạo, bông
C. trồng rau, lúa gạo, bông, nuôi bò
D. lâm nghiệp, chăn nuôi bò, lúa gạo
PA: D
Câu 242. ĐL1113CBH. Ngành nông nghiệp chủ yếu ở vùng phía Đông Hoa Kỳ là
A. trồng rau, lúa mì, nuôi bò, lợn
B. trồng lúa mì, lúa gạo, thuốc lá, củ cải đường
C. trồng rau, lúa gạo, nuôi bò, lợn
D. lâm nghiệp, chăn nuôi bò, lúa gạo
PA: A
Continue
1. Tình hình KT-XH thế giới hiện nay phức tạp vì :
a. Sự hợp tác giữa các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị . 
b. Sự đấu tranh giữa các nước để giành vị trí có lợi trong kinh tế . 
c. Cạnh tranh giữa các khối kinh tế .
d. Cả 3 nhân tố trên .
2. Tiềm năng dầu khí là thế mạnh của khu vực : 
a. Tây Á.
b. Đông Nam Á . 
c. Bắc Phi.
d. Vùng vịnh Mêhicô .
3. Nội dung cải tổ trong sản xuất nông nghiệp của các nước Đông Nam Á là :
a. Tăng cường đầu tư KHKT .
b. Phát triển cây CN xuất khẩu và CN chế biến .
c. Chú ý phát triển cây lương thực .
d. Cả 3 đều đúng .
4. Đặc điểm chung về nguồn lực của các nước NIC châu Á là :
a. Công nghiệp hóa nhanh chóng .
b. Có tốc độ phát triển kinh tế cao .
c. Diện tích nhỏ , nghèo tài nguyên .
d. Cả 3 đặc điểm trên .
5. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thiếu lương thực ở Châu Phi là :
a. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi .
b. Chính sách nông nghiệp không thích hợp .
c. Sự phá hoại của côn trùng .
d. Cả 3 yếu tố trên .
6. Để nâng cao mức sống của nhân dân và ổn định tình hình xã hội , các nước châu Phi cần phải :
a. Hạn chế tăng dân số , chấm dứt nội chiến .
b. Chấm dứt các xung đột sắc tộc .
c. Tăng cường sản xuất nông nghiệp .
d. Tiến hành kế hoạch hóa gia đình .
7. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của châu Mỹ la tinh là có :
a. Hoang mạc Sahara rộng lớn . 
b. Trữ lượng lớn về dầu khí.
c. Rừng Amazon - là lá phổi của trái đất . 
d. Nhiều đảo và quần đảo.
8. Về mặt xã hội , vấn đề nổi bật và đáng lo ngại của Châu Mỹ la tinh là :
a. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc .
b. Tốc độ tăng dân số thuộc loại cao nhất thế giới .
c. Có quá trình đô thị hoá quá mức .
d. Dân số đông và tệ nạn xã hội gia tăng .
9. Tiềm năng phát triển nông nghiệp của các nước Châu Mỹ la tinh bị kìm hãm vì :
a. Sở hữu tư liệu sản xuất mang tính tư bản , phong kiến .
c. Thiếu vốn đầu tư
b. Nông sản xuất khẩu với giá rẻ 
d. Thiên tai .
10. Ở Châu Phi có các loại tài nguyên khoáng sản chiếm tỉ lệ trữ lượng lớn nhất thế giới là : 
a. Vàng , sắt , dầu mỏ .
b. Vàng , kim cương , sắt . 
c. Kim cương , dầu . 
d. Cả 3 đều sai .
11. “ Cộng hòa lạc “ là mệnh danh cuả nước :
a. Gambia .
b. Ai Cập . 
c. Senegan . 
d. Nam Phi .
12. Một số nước ở khu vực Bắc Phi có thu nhập bình quân cao là do :
a. Nền công nghiệp phát triển .
b. Dân số tăng trung bình .
c. Có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú .
d. Cả 3 yếu tố trên .
13. Châu lục có tuổi thọ bình quân thấp nhất là :
a. Châu Á .
b. Châu Phi . 
c. Châu Mỹ la tinh . 
d. Cả 3 châu lục .
14. Trong những năm tới dân số của nhiều nước Nam Sahara sẽ suy thoái nhanh chủ yếu là do :
a. nạn đói 
b. đại dịch AISD 
c. chiến tranh 
d. tất cả các nhân tố trên.
15. Những ngành công nghiệp quan trọng , phát triển mạnh nhất thế giới cuả Hoa Kỳ là :
a. sản xuất xe ô tô, điện tử. 
b. thông tin, tin học, sản xuất máy bay dân dụng.
c. thông tin, tin học.
d. sản xuất máy bay dân dụng và ô tô .
16. Nền kinh tế TBCN Hoa Kì phát triển như vũ bảo từ :
a. Cuối thế kỉ 19. 
b. Sau nội chiến. 
c. Thế chiến I & II. 
d. Sau 1782.
17. Cảng biển lớn nhất cuả Hoa Kỳ là cảng :
a. New York.
b. Philadelphia. 
c. New Orleans. 
d. Los Angeles.
18. Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp TBCN của Hoa Kì so với nền nông nghiệp Nhật bản là :
a. cơ giới hóa mạnh .
b. Qui mô canh tác rộng lớn.
c. Tổ chức sản xuất tiên tiến. 
d. Cả 3 đặc điểm trên.b
19. Bang duy nhất ở Hoa Kỳ trồng cà phê là bang :
a. California. 
b. Arkansas. 
c. Florida. 
d. Hawai.
20. Trên lãnh thổ Hoa Kì vùng kinh tế được khai thác mạnh mẽ sau cuộc nội chiến là :
a. Miền Tây. 
b. Miền Đông bắc. 
c. Đồng bằng lớn . 
d. Miền Nam.
21. Để tăng cường việc xuất khẩu và hạn chế hàng nhập khẩu Hoa Kỳ đã áp dụng biện pháp :
a. Áp dụng đường lối kinh tế nước lớn.
b. Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản.
c. Hạ tỉ giá đồng đô la. 
d. Đổi mới công nghệ.
22. Ngành chuyên môn hoá hàng đầu, chủ yếu để xuất khẩu của Nhật là ngành :
a. Điện tử.
b. Sản xuất xe. 
c. Dệt . 
d. Đóng tàu.
23. Để mở rộng thị trường , Nhật Bản thực hiện :
a. Tăng cường xuất khẩu hàng hoá.
b. Đầu tư ra nước ngoài 
c. Đầu tư, hợp tác với nước ngoài. 
d. Giảm chi phí sản xuất . 
24. Nhật Bản được xem là “ người khổng lổ “ trong nền tài chánh thế giới bởi vì nước nầy có :
a. kim ngạch xuất nhập khẩu lớn .
b. xuất khẩu tư bản lớn nhất thế giới.
c. cán cân ngoại thương luôn dương.
d. nền khoa học kỹ thuật tiên tiến.
25. Biển cả thật sự trở thành động lực kinh tế cuả Nhật bởi vì biển có vai trò là :
a. nguồn tài nguyên.
b. không gian thương mại. 
c. cả 2 đều đúng . 
d. a và b sai.
26. Những ngành công nghiệp của Nhật có khả năng cạnh tranh với Hoa Kỳ và các nước Tây Âu là : 
a. ngành sản xuất ôtô , đóng tàu. 
b. ngành ô tô, điện tử. 
c. ngành hóa dầu, ngành ôtô. 
d. Đóng tàu, hoá dầu.
27. Mặc dù diện tích trồng lúa giảm nhưng vẫn đảm bảo 100% nhu cầu về lúa gạo cho dân Nhật là do:
a. tăng năng suất. 
b. thay đổi cơ cấu bữa ăn. 
c. nhập khẩu nông sản tăng. 
d. cả 3 đều sai.
28.Trên lãnh thổ LB Nga, vùng có nhiều mỏ dầu khí quan trọng là vùng :
a. Đồng bằng Đông Au
b. Đồng bằng Tây Xibia
c. Cao nguyên Xibia
d. Núi đông Xibia.
29.Ngày nay, LB Nga vẫn là cường quốc trong các ngành :
a. Luyện thép
b. Luyện thép, sản xuất ô tô
c. Sản xuất điện, hoá chất 
d. CN vũ trụ, nguyên tử .
30. Để khuyến khích sản xuất trong nông nghiệp, Trung quốc đã áp dụng biện pháp :
a. khóan sản xuất 
b. giảm thuế 
c. tăng giá nông sản 
d. cả 3 đều đúng 
31. “Cách mạng văn hóa “ ở Trung quốc đã dẫn đến :
a. Các di tích lịch sử bị triệt hạ.
b. Sự đình đốn về sản xuất .
c. Sản xuất chậm phát triển .
d. Sự đảo lộn đời sống KT-XH
32. Ở Trung quốc , chè được trồng nhiều ở vùng :
a . Hoa Bắc và Hoa Trung 
b. vùng Đông bắc 
c. Vùng Tây bắc . 
d. Cả 3 đều sai
33. Ở Trung Quốc , vùng bị lũ lụt nhiều nhất là vùng đồng bằng :
a. Hoa Bắc 
b. Hoa Nam 
c. Hoa Trung 
d. Đông Bắc
34. Tài nguyên khóang sản quan trọng nhất của vùng Hoa Nam của Trung Quốc là :
a. Kim lọai màu, than 
b. Kim lọai màu 
c. Than, sắt , dầu khí 
d. Dầu khí .
35. Để giải quyết vấn đề thừa lao động trong nông nghiệp, Trung quốc đã áp dụng biện pháp :
a. Khoán sản xuất cho nông dân . 
b. phát triển công nghiệp địa phương .
c. Tăng cường áp dụng KHKT . 
d. Cả 3 đều sai .
36.Vùng được xem là vùng công nghiệp nặng quan trọng của Trung quốc là vùng :
a. Hoa Bắc 
b. Hoa Nam 
c. Tây Bắc 
d. Cả 3 đều sai.
37. Về mặt tự nhiên, Trung quốc và Việt Nam có điểm giống nhau là cùng :
a. Nằm trong vùng châu Á gió mùa . 
b. Có diện tích rộng lớn . 
c. Có rất giàu tài nguyên khoáng sản. 
d. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa .
38. Các ngành kinh tế có thế mạnh của vùng Tân Cương là :
a. chăn nuôi và khai thác dầu khí . 
b. công nghiệp cơ khí, trồng cây lương thực. 
c. công nghiệp chế biến , chăn nuôi. 
d. cả 3 đều sai
39. Bò Yak được nuôi ở vùng :
a. Bồn địa Tân Cương 
b. Tây Tạng 
c. Tứ Xuyên 
d. Hymalaya
40. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến nền kinh tế Trung quốc giai đoạn 1949 - 1978 chậm phát triển là do:
a. Sức ép từ dân số đông . 
b. Ap dụng các biện pháp kinh tế không phù hợp .
c . Thiếu vốn đầu tư . 
d. Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu.
41.Từ thập niên 90, các ngành phát triển và phân bố ở nhiều trung tâm công nghiệp của Trung Quốc là ngành :
a. luyện kim, cơ khí 
b. sản xuất xe hơi, điện tử 
c. hoá chất, luyện kim 
d. thực phẩm, cơ khí
42. Trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng Tân Cương là :
a. Lan Châu
b. Urumsi 
c. Tây Ninh 
d. Lasa

Tài liệu đính kèm:

  • doc284_Cau_hoi_trac_nghiem_Dia_ly_11.doc