Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 40, Bài 34: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 40, Bài 34: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Mức độ cần đạt:

- Nêu được phạm vi ứng dụng của động cơ đốt trong.

- Trình bày được nguyên tắc chung về ứng dụng động cơ đốt trong

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên xe máy.

- Nêu được đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ Động cơ đốt trong dùng cho xe máy”.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Bài 34- SGK CN 11. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp trong bài 34.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

 

docx 3 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 40, Bài 34: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/03/2022
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
11A
 / /202...
11B
/ /202...
Tiết 40 - Bài 34
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO XE MÁY
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt: 
- Nêu được phạm vi ứng dụng của động cơ đốt trong.
- Trình bày được nguyên tắc chung về ứng dụng động cơ đốt trong
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên xe máy.
- Nêu được đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy. 
2. Năng lực	
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.	
3. Phẩm chất	
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ Động cơ đốt trong dùng cho xe máy”.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Bài 34- SGK CN 11. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp trong bài 34.
2. Học sinh
- Theo HDVN của giáo viên
III. Tiến trình dạy học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề.
b) Nội dung: Học sinh dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
GV: - Bài học trước các em đã được nghiên cứu những ứng dụng quan trọng của động cơ đốt trong dùng cho ôtô. Vậy động cơ đốt trong còn được ứng dụng vào các phương tiện nào? Để hiểu rõ hơn về ứng dụng của động cơ đốt trong chúng ta cùng nghiên cứu bài 34.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a) Mục tiêu: Tìm hiểu được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên xe máy	 và dặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy.
b) Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
1./ Đặc điểm
- Là động cơ xăng 2 và 4 kì cao tốc.
- Có công suất nhỏ.
- Li hợp, hộp số bố trí trong một vỏ chung.
- Thường làm mát bằng không khí.
- Số lượng xi lanh ít.
2./ Bố trí động cơ trên xe máy:
- Đặt ở giữa xe.
- Đặt lệch về đuôi xe.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
GV: Yêu cầu tất cả HS cùng nghiên cứu nội dung I.1 - Bài 34 SGK CN 11, sau đó ghép cặp đôi với bạn bên cạnh, cùng thống nhất đưa ra nội dung cần trình bày.
* Nhiệm vụ học tập: 
- ĐCĐT dùng cho xe máy có những đặc điểm gì?
- Nêu ưu và nhược điểm của cách bố trí ĐCĐT ở giữa xe và đuôi xe?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm được phân công.
Bước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập
- HS báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác đặt câu hỏi, trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thể chế hóa kiến thức
* Dự kiến câu hỏi:
GV: Hãy kể tên các loại xe máy mà em biết?
- GV: Động cơ lắp trên xe máy thường là động cơ gì? Vì sao lại sử dụng loại động cơ đó?
- GV: Động cơ trên xe máy thường được làm mát bằng gì? Vì sao?
- GV: Động cơ trên xe máy thường có bao nhiêu xi lanh? Hệ thốngtruyền lực của động cơ như thế nào?
Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy
II. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy
- Đặc điểm: Hệ thống truyền lực trên xe máy:
Động cơ, li hợp, hộp số, xích các đăng, bánh xe.
- Nguyên lí làm việc: Động cơ làm việc (tạo momen) đến quay trục khuỷu đến li hợp đóng momen truyền sang hộp số xíchbánh xe chủ động.
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 *Trong hoạt động này, GV nhấn mạnh mấy điểm sau :
 - Về lí thuyết, có thể nối trực tiếp trục khuỷu động cơ và trục rô to máy phát nhưng trong thực tế 2 trục thường được nối với nhau bởi một khớp nối. Vì :
 + Khi lắp ráp rất khó đảm bảo sự đồng trục (hai trục đồng đường tâm trục), thậm chí lắp ráp đồng trục mà trong quá trình làm việc, giá đỡ động cơ và máy phát biến dạng cũng sẽ làm mất sự đồng trục.
 + Nếu hai trục nối cứng với nhau mà khi làm việc không đảm bảo sự đồng trục thì độ bền trục sẽ bị giảm, tải trọng tác dụng lên ổ đỡ tăng, thường gây gãy trục.
- GV cũng nên mở rộng : trong thực tế, nếu máy phát không có yêu cầu cao về chất lượng dòng điện phát ra thì có thể sử dụng phương án truyền lực bằng đai truyền (máy phát điện trên ô tô) và động cơ không cần có bộ điều tốc.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS hệ thống lại các nội dung, thảo luận tìm hiểu. 
Bước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập
- HS trình bày kết quả.
- HS khác nhận xét, đặt câu hỏi để hoàn thiện bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức.
- GV chốt lại toàn bộ kiến thức
C1
C2
C3
C4
C5
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh dựa vào kiến thức để thực hiện bài tập được giao 
b) Nội dung: Học dựa vào kiến thức để hoàn thành bài tập luyện tập.
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
GV: Nêu đặc điểm của ĐCĐT dùng cho xe máy?
(?) Các cách bố trí ĐCĐT trên xe máy?
HS: Trình bày câu trả lời	.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh hoàn thành tốt bài tập vận dụng.
b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
GV: Vẽ sơ đồ hệ thống truyền lực trên xe máy khi ĐC đặt ở giữa xe và đuôi xe?
HS: Trình bày câu trả lời	.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_40_bai_34_dong_co_dot_trong_du.docx