Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2006 - Môn: Vật lý - Khối A

Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2006 - Môn: Vật lý - Khối A

Câu I (2 điểm)

1) Ba vạch có bước sóng dài nhất trong dãy Laiman của quang phổhiđrô là

1 0,1220 m λ= μ ;

2 0,1028 m λ= μ ;

3 0, 0975 m λ= μ . Hỏi khi nguyên tửhiđrô bịkích thích sao cho êlectrôn

chuyển lên quỹ đạo N thì nguyên tửcó thểphát ra các bức xạ ứng với những vạch nào trong dãy

Banme? Tính năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ đó. Cho hằng sốPlăng

34

h 6, 625.10 J.s

= ; vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.10

8

m/s.

2) Hạt nhân pôlôni ()210

84

Po phóng ra hạt α và biến thành hạt nhân chì (Pb) bền.

a) Viết phương trình diễn tảquá trình phóng xạvà cho biết cấu tạo của hạt nhân chì.

b) Ban đầu có một mẫu pôlôni nguyên chất. Hỏi sau bao lâu thì tỉlệgiữa khối lượng chì và

khối lượng pôlôni còn lại trong mẫu là n = 0,7? Biết chu kì bán rã của pôlôni là 138,38 ngày.

Lấy ln2 = 0,693; ln1,71 = 0,536.

pdf 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2006 - Môn: Vật lý - Khối A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/2 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 02 trang) 
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2006 
Môn: VẬT LÍ, khối A 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề 
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH 
Câu I (2 điểm) 
 1) Ba vạch có bước sóng dài nhất trong dãy Laiman của quang phổ hiđrô là 1 0,1220 mλ = μ ; 
2 0,1028 mλ = μ ; 3 0,0975 mλ = μ . Hỏi khi nguyên tử hiđrô bị kích thích sao cho êlectrôn 
chuyển lên quỹ đạo N thì nguyên tử có thể phát ra các bức xạ ứng với những vạch nào trong dãy 
Banme? Tính năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ đó. Cho hằng số Plăng 
34h 6,625.10 J.s−= ; vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. 
 2) Hạt nhân pôlôni ( )21084 Po phóng ra hạt α và biến thành hạt nhân chì (Pb) bền. 
a) Viết phương trình diễn tả quá trình phóng xạ và cho biết cấu tạo của hạt nhân chì. 
b) Ban đầu có một mẫu pôlôni nguyên chất. Hỏi sau bao lâu thì tỉ lệ giữa khối lượng chì và 
khối lượng pôlôni còn lại trong mẫu là n = 0,7? Biết chu kì bán rã của pôlôni là 138,38 ngày. 
Lấy ln2 = 0,693; ln1,71 = 0,536. 
Câu II (2 điểm) 
 1) Thế nào là hai nguồn sóng kết hợp? Tại sao hai khe S1, S2 trong thí nghiệm Iâng về giao 
thoa ánh sáng đơn sắc là hai nguồn sóng ánh sáng kết hợp? 
 2) Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe S1, S2 là a = 1 mm, 
khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát D = 2 m. 
 a) Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1λ = 0,6μm.Tính khoảng vân. 
 b) Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1λ = 0,6μm và 2λ = 0,5μm vào hai khe thì 
thấy trên màn có những vị trí tại đó vân sáng của hai bức xạ trùng nhau, gọi là vân trùng. Tính 
khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân trùng. 
Câu III (2 điểm) 
 Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ có khối lượng m = 2g và một dây treo mảnh, chiều dài A 
được kích thích cho dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian Δt con lắc thực hiện 40 dao 
động. Khi tăng chiều dài con lắc thêm một đoạn bằng 7,9 cm, thì cũng trong khoảng thời gian Δt 
nó thực hiện được 39 dao động. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. 
 1) Kí hiệu chiều dài mới của con lắc là 'A . Tính A , 'A và các chu kì dao động T,T ' tương ứng. 
 2) Để con lắc với chiều dài 'A có cùng chu kì dao động như con lắc chiều dài A , người ta 
truyền cho vật điện tích -8q = 0,5.10 C+ rồi cho nó dao động điều hòa trong một điện trường 
đều E
→
 có các đường sức thẳng đứng. Xác định chiều và độ lớn của véctơ cường độ điện trường. 
Câu IV (2 điểm) 
 Cho mạch điện xoay chiều như hình 1, trong đó A là ampe 
kế nhiệt, điện trở Ro = 100 Ω , X là một hộp kín chứa hai 
trong ba phần tử (cuộn dây thuần cảm L, tụ điện C, điện trở 
thuần R) mắc nối tiếp. Bỏ qua điện trở của ampe kế, khóa K 
và dây nối. Đặt vào hai đầu M và N của mạch điện một hiệu 
điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và có biểu 
thức ( )MNu 200 2 sin 2 ft V= π . 
 1) a) Với f = 50 Hz thì khi khóa K đóng, ampe kế chỉ 1A. Tính điện dung Co của tụ điện. 
 b) Khi khóa K ngắt, thay đổi tần số thì thấy đúng khi f = 50 Hz, ampe kế chỉ giá trị cực đại và 
hiệu điện thế giữa hai đầu hộp kín X lệch pha π /2 so với hiệu điện thế giữa hai điểm M và D. Hỏi 
hộp X chứa những phần tử nào? Tính các giá trị của chúng. 
 K 
 X 
 Co Ro 
 A
N D 
 Hình 1 
M 
2/2 
 D
 C O
oP
→
 E 
 Hình 4
 β 
 2) Khóa K vẫn ngắt, thay đổi f thì thấy ampe kế chỉ cùng trị số khi f = f1 hoặc f = f2 . Biết 
1 2f f 125 Hz+ = . Tính f1, f2 và viết biểu thức cường độ dòng điện qua mạch khi đó. Cho 
otg33 0,65 . 
PHẦN TỰ CHỌN: Thí sinh chọn câu V.a hoặc câu V.b 
Câu V.a. Theo chương trình THPT không phân ban (2 điểm) 
 1) Mắt một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm. Người đó quan sát vật nhỏ qua một 
kính lúp có tiêu cự f = 5 cm. Kính được đặt sao cho tiêu điểm của nó trùng với quang tâm của 
mắt. Khi đó với mọi vị trí đặt vật trước kính để mắt nhìn rõ vật thì thấy độ bội giác của kính 
không đổi. Hãy giải thích điều đó và tính độ bội giác. 
 2) Cho quang hệ như hình 2: thấu kính hội tụ mỏng, tiêu cự f và gương cầu lồi có góc mở nhỏ, 
tiêu cự Gf 20cm= − , được đặt đồng trục chính, mặt phản xạ của gương quay về phía thấu kính 
và cách thấu kính một khoảng a = 20 cm. Một vật phẳng, nhỏ AB đặt 
vuông góc với trục chính của quang hệ, A nằm trên trục chính và cách thấu 
kính một khoảng d (0 < d < a). Kí hiệu A’B’ là ảnh của vật qua thấu kính, 
A”B” là ảnh của vật cho bởi hệ gương và thấu kính. Biết A’B’ là ảnh ảo, 
A”B” là ảnh thật, đồng thời hai ảnh có cùng độ cao. 
 a) Viết biểu thức độ phóng đại của các ảnh A’B’, A”B” theo d và f. 
 b) Xác định tiêu cự f của thấu kính. 
Câu V.b. Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (2 điểm) 
 1) Cho cơ hệ như hình 3 gồm một thanh cứng OA đồng chất, tiết diện 
đều, chiều dài A có thể quay quanh một trục cố định, thẳng đứng, vuông 
góc với thanh ở đầu O. Một vật nhỏ khối lượng M lồng ra ngoài thanh, có 
thể trượt trên thanh và được giữ ở trung điểm B của thanh nhờ sợi dây 
mảnh, không dãn. Bỏ qua mọi lực cản, khối lượng của dây và chốt chặn A. 
Hệ đang quay đều với vận tốc góc 0ω = 8 rad/s thì vật tuột khỏi dây và 
trượt tới chốt A. Xem vật như một chất điểm. Xác định vận tốc góc ω của hệ khi vật ở A trong 
hai trường hợp: 
 a) Thanh có momen quán tính không đáng kể. 
 b) Thanh có cùng khối lượng như vật và momen quán tính đối với trục 
quay bằng 2
1M
3
A . 
 2) Một thanh OE đồng chất, tiết diện đều, có chiều dài 80 cm và khối 
lượng 0,4 kg . Đầu O của thanh được gắn vào tường bằng một bản lề như 
hình 4. Thanh được giữ nằm ngang nhờ dây ED không dãn; dây hợp với 
thanh một góc oβ = 30 và chịu được lực căng lớn nhất bằng 20 N. Treo vật 
có trọng lượng oP 10 N= vào thanh tại điểm C. Bỏ qua ma sát ở bản lề. Lấy 
gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. 
 a) Xác định vị trí điểm C xa O nhất để dây vẫn chưa đứt. 
b) Tính độ lớn của phản lực do bản lề tác dụng lên thanh ứng với trường hợp điểm C xa nhất 
tìm được ở ý 2a). 
----------------------------- Hết ----------------------------- 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh ................................................. số báo danh................................................... 
O B A
Hình 3 
M 
Hình 2 
 d B
AO 
 a
G

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde.pdf
  • pdfdap an.pdf