Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường Trần Quốc Tuấn - Chương II: Dòng điện không đổi

Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường Trần Quốc Tuấn - Chương II: Dòng điện không đổi

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

· Học sinh phát biểu được cường độ dòng điện, viết biểu thức thể hiện định nghĩa này. Đơn vị dòng điện, tác dụng dòng điện.

· Nêu điều kiện để có dòng điện

· Phát biểu được định nghĩa suất điện động của nguồn điện và viết được biểu thức thể hiện định nghĩa này.

· Viết được công thức để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại theo đơn vị tương ứng phù hợp

· Học sinh mô tả được cấu tạo chung của các pin điện hoá và cấu tạo của pin Vôn – ta, của acquy chì.

2. Kỹ năng

· Giải thích vì sao nguồn điện có thể duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó và nguồn điện là nguồn năng lượng

· Giải thích được sự tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của pin

· Giải thích được vì sao acquy là một pin điện hoá nhưng có thể sử dụng nhiều lần

 

doc 10 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2126Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường Trần Quốc Tuấn - Chương II: Dòng điện không đổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II : DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Bài 7 : DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh phát biểu được cường độ dòng điện, viết biểu thức thể hiện định nghĩa này. Đơn vị dòng điện, tác dụng dòng điện.
Nêu điều kiện để có dòng điện
Phát biểu được định nghĩa suất điện động của nguồn điện và viết được biểu thức thể hiện định nghĩa này.
Viết được công thức để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại theo đơn vị tương ứng phù hợp
Học sinh mô tả được cấu tạo chung của các pin điện hoá và cấu tạo của pin Vôn – ta, của acquy chì.
2. Kỹ năng
Giải thích vì sao nguồn điện có thể duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó và nguồn điện là nguồn năng lượng
Giải thích được sự tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của pin
Giải thích được vì sao acquy là một pin điện hoá nhưng có thể sử dụng nhiều lần
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một pin khô đã bóc để học sinh dễ quan sát cấu tạo bên trong của nó
Một số ắc quy dùng cho xe máy
Chuẩn bị phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Dòng điện
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Dòng điện là gì? Bản chất dòng điện trong kim loại
- Tác dụng của dòng điện
- Trị số của dòng điện nào cho ta biết độ mạnh hay yếu của dòng điện
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV đề nghị mỗi HS hay mỗi nhóm HS viết ra giấy câu trả lời vào phiếu học tập khi đã nghiên cứu SGK cùng với kiến thức đã học ở THPT
- GV đề nghị một vài học sinh hay đại diện một vài học sinh trả lời và đề nghị học sinh khác bổ sung
- Cuối cùng giáo viên sửa chữa các câu trả lời chưa đúng của học sinh và khẳng định câu trả lời đúng 
- Giáo viên chốt lại các vấn đề liên quan đến bài học 
- HS tiếp nhận câu hỏi và trả lời vào phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của GV
- HS 1 trả lời
- HS 2 nhận xét và bổ sung
+ Tác dụng của dòng điện
- Trả lời các vấn đề vào phiếu học tập
+ Trả lời nếu được gọi
- Ghi chép các kết luận của giáo viên vào vở
Hoạt động 2 : Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- Định nghĩa cường độ dòng điện?
- Thế nào là dòng điện không đổi?
- Đơn vị cường độ dòng điện
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv dựa vào hình vẽ 7.1 SGK giới thiệu và phân tích để học sinh tìm mối quan hệ I =. Giải thích ý nghĩa của q để đưa ra khái niệm dòng điện tức thời
- Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa, viết biểu thức cường độ dòng điện
- Hướng dẫn HS nghiên cứu mục dòng điện không đổi 
+ Hướng dẫn HS làm câu C2
+ Phân biệt với dòng điện xoay chiều
- GV dụng cụ đo cường độ dòng điện 1 chiều và xoay chiều
- Hướng dẫn học sinh tự tìm đơn vị của dòng điện và định nghĩa nó
- Hướng dẫn HS trả lời C3
- Yêu cầu HS trình bày phiếu học tập
- Kết luận
- HS làm việc theo yêu cầu của gv
+ Thiết lập công thức cường độ dòng điện
+ Nhận xét giá trị của I
- Phát biểu định nghĩa và biểu thức
- Học sinh nêu được:
+ Định nghĩa?( câu C1)
+ Biểu thức (câu C2)
- Thực hiện theo hướng dẫn của gv
- Đo cường độ dòng điện bằng Ampe kế
- Mắc nối tiếp dụng cụ trong mạch với thiết bị cần đo
Trong hệ SI: 1A = 1C/1s = 1C/s
- Trả lời vào phiếu học tập 
+ Trả lời nếu được gọi
+ Ghi chép kết luận vào vở
Hoạt động 3 : Điều kiện để có dòng điện. Nguồn điện
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
- Điều kiện để có dòng điện?
- Nguồn điện có tác dụng gì?
- Bản chất của lực lạ trong nguồn điện?
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức THCS để trả lời C5 ; C6 từ đó nêu kết luận điều kiện để có dòng điện
- Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ 7.2; 7.3 SGK. Phân tích nguyên nhân bóng đèn sáng 
- Hướng dẫn HS phân tích tác dụng của nguồn điện trong việc duy trì hiệu điện thế từ đó hiểu được bản chất của lực lạ
- Hoạt động của nguồn điện khi tạo ra sự tích điện khác nhau ở hai cực của nó và duy trì hiệu điện thế 2 cực ấy
- Tiếp thu các câu hỏi để trả lời 
+ Có hiệu điện thế
+ Vật đó phải là vật dẫn
- HS nhớ lại kiến thức THCS để trả lời câu C7 ; C8; C9
+ HS1 trả lời câu hỏi
+ HS2 nhận xét bổ sung
- Tất cả HS trong lớp tự rút ra kết luận và ghi chép vào vở
- Trả lời vào phiếu học tập
+ Trả lời nếu được gọi
+ Ghi chép kết luận vào vở
Hoạt động 4 : Suất điện động của nguồn điện
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV phân tích (hình vẽ 7.4)tác dụng của nguồn điện tạo ra điện trường ở mạch ngoài làm dịch chuyển điện tích dương ở mạch ngoài và tác dụng của lực lạ làm điện tích dương di chuyển từ cực âm đến cực dương
- Cho HS tự đọc để hiểu định nghĩa suất điện động của nguồn điện và công thức của nó
+ Gv yêu cầu HS giải thích vì sao nguồn điện có điện trở trong
+ Gv dẫn dắt định nghĩa, viết biểu thức suất điện động của nguồn, đơn vị
+ Giới thiệu giá trị ghi trên mỗi nguồn điện
- Gv sử dụng một số câu hỏi và bài tập để kiểm tra kiến thức của HS
- HS tìm hiểu cơ chế hoạt động chung của các nguồn điện 
-Phân tích sự dịch chuyển của điện tích dương ở trong nguồn điện. Nêu tác dụng của lực lạ và lực điện trường 
- Trả lời câu hỏi của Gv
+ Định nghĩa, viết biểu thức và đơn vị của suất điện động 
+ Đơn vị đo: (V)
 1V = 1J/ 1C
+ Cùng nhua nghiên cứu các giá trị ghi trên mỗi nguồn mà giáo viên cho quan sát
Hoạt động 5 : Pin và ắc quy
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
- Cấu tạo chung của Pin điện hoá?
- Đặc điểm của ắc quy
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV đặt vấn đề về cơ cấu tạo ra dòng điện. Thông báo cho HS nguồn điện trong thực tế 
- Giới thiệu hình 7.5 cấu tạo chung của Pin điện hoá. Hướng dẫn HS trả lời câu C10
- Yêu cầu HS quan sát hình 7.6 để nêu cấu tạo của Pin Vôn-ta
- Phân tích sự tạo thành cân bằng động của hai dòng ion thì tồn tại 1 HĐT điện hoá xác định
- GV thông báo hđt điện hoá phụ thuộc vào bản chất kim loại và nồng độ dung dịch 
- Giải thích hiện tượng phân cực của Pin, tác hại và cách khắc phục 
- Hướng dẫn HS đọc phần Pin Lơ –clăng-sê
- Mô tả cấu tạo ắc quy chì từ hình 7.9
- Trình bày hoạt động của ắc quy
+ Sự trích trữ năng lượng dưới dạng hoá năng khi nạp điện và giải phóng năng lượng ấy dưới dạng điện năng
- Gv giới thiệu một số loại ắc quy
- Nêu được nhận xét tính ưu việt và tồn tại hai loại nguồn điện là pin và ắc quy
- Hs tiếp nhận thông tin
- Hs tự tìm hiểu cấu tạo chung của Pin điện hoá
- Quan sát kỹ hình 7.6; 7.7 để giải thích hình thành hđt giữa cực đồng và cực kẽm
- HS1 giải thích nguyên nhân duy trì hđt giữa hai cực của pin
- Theo dõi kết luận, ghi chép vào vỡ
- HS đọc thêm Pin Lơ-clăng-sê
- Hs trình bày cấu tạo và hoạt động của acquy dựa vào hình 7.9
- Quan sát ắc quy để nhận biết loại nào chưa sử dụng, loại nào đang sử dụng, loại nào đã sử dụng hết
- So sánh ưu điểm của pin và ắc quy
- Trả lời các vấn đề vào phiếu học tập
- Ghi chép kết luận vào vở
IV. CỦNG CỐ
Nhắc lại kiến thức trọng tâm trong bài
Hiểu và biết sử dụng các nội dung tóm tắt ở SGK. Vận dụng làm bài tập trắc nghiệm
V. DẶN DÒ
Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 trang 44 SGK
Làm bài tập trắc nghiệm 20.1; 20.2; 20.3 trong SBT 6 đến 11 trang 45 SGK
Giải các bài tập từ 12 đến 15 trang 45 SGK
BÀI 8 : ĐIỆN NĂNG. CÔNG SUẤT ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết công của lực điện là do công của lực nào thực hiện
Chỉ ra được mối quan hệ giữa công của lực lạ thực hiện bên trong nguồn điện và công của dòng điện trong mạch kín
2. Kỹ năng : 
Aùp dụng các kiến thức vật lý để tính công và công suất của dòng điện theo các đại lượng liên quan và ngược lại
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập
Chuẩn bị các phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: Nêu cấu tạo, hoạt động và ưu điểm của Pin ắcquy
2. Bài mới
Hoạt động 1 : Điện năng tiêu thụ và công suất điện
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Sự biến đổi của điện năng khi dòng điện chạy qua một điện trở?
- Mối quan hệ giữa công của lực điện với hiệu điện thế và cường độ dòng điện
- Định nghĩa về công suất điện của đoạn mạch
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Gv tổ chức cho HS tự học theo hệ thống câu hỏi:
+ Khi đặt hđt vào hai đầu một điện trở thì các điện tích dịch chuyển có hướng và tạo thành dòng điện dưới tác dụng của lực nào?
+ Nhắc lại khái niệm động cơ và cho biết vì sao khi đó các lực này thực hiện một công cơ học?
+ Từ công thức định nghĩa CĐDĐ hãy rút ra công thức tính công của lực điện?
+ Tại sao có thể nói công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch cũng là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ?
+ Hướng dẫn trả lời câu C1
- Nhớ lại mối quan hệ giữa công và công suất cơ học từ đó hãy cho biết công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là gì? Được tính bằng công thức như thế nào?
- Hướng dẫn làm câu C2
- Cho một HS trả lời câu C3
- Gọi một HS đọc kết luận trong SGK, trả lời câu C4 
- Hs suy nghĩ độc lập hay trao đổi theo nhóm, thảo luận trong nhóm để chuẩn bị trả lời sau khi tìm hiểu ở SGK
- HS1 trả lời vấn đề thứ nhất
- HS2 nhận xét bổ sung và đưa ra công thức : q = I.t Suy ra A = U.q = U.It
- Cả lớp lắng nghe gv tổng kết lại toàn bộ các vấn đề về các khái niệm công và công suất của nguồn điện
- Phân tích tính tương tự trong công cơ học và công của nguồn điện
- Trả lời câu C1
- Kết luận về lượng điện năng đã tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua, trả lời câu C2
+ Trả lời câu C3
+ Trả lời câu C4
- Trả lời các vấn đề vào phiếu học tập theo yêu cầu câu hỏi
+ Trả lời nếu được gọi
+ Ghi chép kết luận vào vở
+ P = A/t = U.I
Hoạt động 2 : Công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- Nội dung và biểu thức của định luật Jun – Len xơ?
- Công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho vấn đề gì? Biểu th ... cũ: Nêu tác dụng và sự chuyển hoá năng lượng trong Pin, ắc quy
Bài mới
Hoạt động 1: Thí nghiệm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhận xét về sơ đồ mạch thí nghiệm và rút ra mục đích của thí nghiệm
Nhận xét về kết quả trên cơ sở đồ thị vẽ được ?
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv trình bày các cách mắc, cách đọc và tác dụng của các dụng cụ thí nghiệm hình 9.2)Yêu cầu HS nhận xét 
+ Mục đích của thí nghiệm
+ Vẽ lại sơ đồ mạch điện
- Gv tiến hành làm thí nghiệm ( thay đổi con chạy của biến trở) gọi HS ghi các giá trị I và U vào bảng 9.1 để kẻ trên bảng 
- Yêu cầu HS từ đồ thị tự lực rút ra nhận xét trên cơ sở các kiến thức toán học đã học
- Học sinh theo dõi các động tác của giáo viên và trả lời các câu hỏi của GV:
+ Mục đích
+ Sơ đồ
- Ghi chép các kết quả của thí nghiệm vào bảng giá trị. Từ bảng các giá trị đó học sinh vẽ lại đồ thị hình 9.3 trong SGK biểu hiện mối quan hệ giữa hiệu điện thế mạch ngoài U và I của mạch kín
- Trả lời các vấn đề vào phiếu học tập
Hoạt động 2 : Định luật Ôm cho toàn mạch
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhận xét về phương trình mô tả kết quả trên đồ thị hình 9.3
Ý nghĩa của hệ số a trong biểu thức vừa thành lập
Mối quan hệ giữa cường độ dòng điện với suất điện động của nguồn điện và điện trở của toàn mạch
Nội dung và biểu thức của định luật Ôm cho toàn mạch
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv gọi 1 HS nhận xét dạng đồ thị và phương trình toán học của đồ thị
- Hướng dẫn học sinh phân tích dẫn tới phương trình 9.1 và suy ra các phương trình 9.2; 9.3 ở SGK
- GV nhấn mạnh các đại lượng trong công thức
- Từ hệ thức 9.3 hướng dẫn học sinh suy ra hệ thức 9.4 và 9.5 
- Gọi HS trình bày nội dung định luật Ôm cho toàn mạch
- Hướng dẫn HS làm câu C1, C2 và C3 ở SGK
- Theo rõi kết luận và ghi chép vào vở các kết quả sau khi thành lập các công thức
- HS đọc SGK để tìm ý nghĩa của hệ số a trong hệ thức 9.1
- Trình bày nội dung của định luật Ôm và đưa ra công thức 9.5
- Trả lời câu hỏi C2 và C3
- Trả lời các vấn đề vào phiếu học tập
- Trả lời nếu được gọi
Hoạt động 3 : Nhận xét
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK dựa theo các câu hỏi định hướng sau:
- Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào ? Tại sao sẽ rất có hại cho ắc quy nếu ắcquy đoản mạch ?
- Hãy chứng minh định luật Ôm đối với toàn mạch phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
- hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và lập luận để rút ra công suất tính hiệu suất của nguồn điện
- Hướng dẫn trả lời câu C5 
- Kết luận về phương điện đoản mạch. Mối liên hệ với định luật bảo toàn năng lượng và hiệu suất của nguồn điện
- Dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
- Từ biểu thức 9.5 lập luận để đưa ra biểu thức 9.6 từ đó suy ra hiện tượng đoản mạch 
- Trả lời câu hỏi C4
- HS 1 được gọi trình bày sự chuyển hoá năng lượng trong mạch điện kín
- Sử dụng định luật để thành lập biểu thức tính công và công suất của nguồn điện:
+ và 
+ HS có thể đưa ra các câu trả lời:
+ 
- Theo hướng dẫn của Gv học sinh đưa ra biểu thức: 
- Ghi chép kết luận vào vở
IV. CỦNG CỐ
Nắm hiểu các nội dung tóm tắt ở sgk 
Vận dụng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
V. DẶN DÒ
Trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 54 SGK
Làm bài trắc nghiệm 4 trang 54 SGK ; 24.1 và 24.2 trong SBT
Đọc trước bài mới
BÀI 10 : ĐOẠN MẠCH CHỨA NGUỒN ĐIỆN. MẮC CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Nhận biết máy phát, máy thu và các đại lượng đặc trưng cho chúng
Nhận biết được các loại mạch có nguồn mắc nối tiếp, song và xung đối, cách tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn
2. Kỹ năng : Vận dụng định luật Ôm cho các loại đoạn mạch có chứa nguồn điện và được mắc theo các cách khác nhau để tính các đại lượng liên quan trong đoạn mạch đó
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Chuẩn bị thí nghiệm để xác định suất điện động của bộ nguồn: 4 pin, một vôn kế và một dây dẫn
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bài cũ: Viết biểu thức độ giảm điện thế mạch ngoài và mạch trong
Bài mới
Hoạt động 1: Định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện( nguồn phát)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Hệ thức liên hệ giữa suất điện động, cường độ dòng điện và điện trở của một mạch điện kín?
- Quy ước chiều dòng điện đối với nguồn điện ?
- Quy ước lấy dấu của suất điện động và độ giảm thế mạch ngoài ?
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv nêu ý đồ phân tích mạch điện ở hình 10.1 SGK thành 2 đoạn mạch khác nhau( hình 10.1 a và 10.1 b) từ đó dẫn dắt học sinh trả lời câu C1, C2 để dẫn đến biểu thức của đoạn mạch
- Cung cấp cho học sinh lấy dấu các đại lượng
- Gọi HS đọc cho cả lớp nghe phần chữ nghiêng về cách xác định chiều của hiệu điện thế
- Đưa ra một dạng khác nhau của máy thu ví dụ: Động cơ điện 
 -Hướng dẫn học sinh trả lời câu C3
Lưu ý: 
+ Dấu hiệu nhận biết máy thu căn cứ vào chiều dòng điện
+ Tác dụng của máy thu đối với sự biến đổi năng lượng
- HS lắng nghe, tìm hiểu để trả lời 
- Trả lời câu hỏi C1, C2
_ Hs tự phân tích dấu hiệu để nhận biết được nguồn phát và quy tắc xác định dấu cho biết suất điện động và đồ giảm thế khi chứa nguồn phát
- Nguồn phát có dòng điện đi ra từ cực dương và đi tới cực âm
Biểu thức liên hệ giữa suất điện động, cường độ dòng điện, và điện trở của một đoạn mạch kín:
+ Trả lời câu hỏi C3
+ acquy khi phát điện thì nó có một suất điện động và chính suất điện động này sẽ trở thành suất phản điện nếu acquy đó nạp điện
+ Trả lời các vấn đề vào phiếu học tập
+ Ghi chép các kết luận vào vở
Hoạt động 2 : Mắc nguồn điện thành bộ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- Công thức tổng quát xác định các đại lượng ,U,I và R, r trong các cách ghép nối tiếp, song song và sung đối của bộ nguồn điện
- So sánh các cách ghép và nêu các cách ghép( nối tiếp, song song và xung đối)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv hướng dẫn HS lập bảng so sánh giữa các cách mắc nguồn điện thành bộ và một số biểu thức xác định các đại lượng thông qua định luật Ôm
- Nếu có điều kiện thì giáo viên tiến hành làm: đo suất điện động bằng vôn kế để kiểm nghiệm lại công thức
- Ghép nối tiếp 
- Ghép xung đối
- Nếu không có điều kiện GV giới thiệu như SGK thông qua hình 10.3
- Ghép song song
+ Giáo viên giới thiệu hình 10.4. Hướng dẫn học sinh rút ra một số biểu thức xác định các đại lượng , U, R thông qua định luật Ôm
- Ghép hỗn hợp đối xứng 
+ Gv giới thiệu hình 10.5 Hướng dẫn HS rút ra một số biểu thức xác định các đại lượng, U, R  thông qua định luật Ôm
- Nhận xét và kết luận
- HS toàn lớp làm bằng giấy nháp thành lập biểu thức tính suất điện động và điện trở trong của mỗi loại bộ nguồn 
- HS chỉ ra một số quan hệ giữa suất điện động của bộ nguồn với suất điện động của nguồn phát và suất phản điện của máy thu khi bộ nguồn này phát điện
-Trình bày kết quả:
+ Ghép nối tiếp: 
Và 
+ Ghép xung đối: 
- Thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên mắc sơ đồ mạch điện như hình vẽ SGK. Tiến hành đo đạc ghi chép và rút ra kết luận về:
+ Cách ghép
+ Biểu thức định luật Ôm
- Ghép song song: 
HS trình bày:
+ Cách ghép
+ Biểu thức của định luật Ôm
+ Ghi chép kết quả vào vở
IV. CỦNG CỐ
Nắm, hiểu và vận dụng được các công thức của định luật Ôm cho các loại đoạn mạch và định luật Ôm tổng quát 
Sử dụng các công thức của bộ nguồn điện mắc nối tiếp, mắc song song và mắc hỗn hợp
V. DẶN DÒ
Oân lại phần tóm tắt chữ đậm sau bài học
Trả lời các câu hỏi 1,2.3 trang 58 SGK
Làm các bài tập định lượng: 4,5,6 SGK và 24.7 SBT
Đọc trước bài mới
BÀI 11 : PHƯƠNG PHÁP GIẢ MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ TOÀN MẠCH
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Hiểu được lí do mà SGK phân loại các bài tập
Hiểu được phương pháp giải 3 loại bài tập về dòng điện và nguồn điện một chiều bằng cách áp dụng các định luật Ôm
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích các cách mắc điện gồm các điện trở mạch ngoài và các nguồn điện mạch trong. Bài tập đoạn mạch có chứa máy phát và máy thu
Vận dụng định luật Ôm để giải các bài toán cụ thể
II. CHUẨN BỊ
Phương pháp giải bài tập mỗi loại
Lựa chọn bài tập đặc trưng
Chuẩn bị các phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bài cũ: Phát biểu nội dung và biểu thức của định luật Ôm
Bài mới
Hoạt động 1: Những lưu ý trong phương pháp giải bài tập
Phân tích mạch điện trở thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm chỉ gồm một số điện trở mắc nối tiếp hoặc song song
Tính điện trở tương đương của từng nhóm nhỏ sau đó tính điện trở tương đương của toàn mạch
Trong trường hợp mạch quá phức tạm không thể phân tích trực tiếp thì có thể vẽ lại sơ đồ mạch điện với các chú ý:
Tìm các điểm có thể giống nhau, cho các điểm này chập nhau
Hai điểm nối với nhau bằng một điện trở nhưng có hiệu điện thế bằng nhau thì không có dòng điện chạy qua điện trở đó, tuỳ từng tình huống ta có thể cho hai điểm chập nhau hoặc cắt bỏ dây này
Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C1 và C2. Các công thức liên quan cần áp dụng để giải bài tập
Nếu có N nguồn giống nhau được phép hỗn hợp đối xứng thành m hàng, mỗi hàng có n cột( N = n.m) khi đó suất điện động của bộ nguồn là và điện trở trong của bộ nguồn sẽ là. Khi điện trở mạch ngoài là R, cường độ dòng điện qua mạch sẽ là: I = 
Định luật Ôm cho toàn mạch có cả nguồn phát và thu: I = 
Hoạt động 2 : Bài tập thí dụ
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tổ chức cho HS trả lời vào phiếu trắc nghiệm các bài tập trắc nghiệm 24.1 ở SBT và các bài tập trắc nghiệm mà GV đã chuẩn bị sẵn ở phiếu trắc nghiệm
- Gọi HS trả lời các câu trắc nghiệm ở phiếu trắc nghiệm của mình
* Bài toán về mạch điện kín chỉ có nguồn phát

Tài liệu đính kèm:

  • docga11moiC2.doc