Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 12 – Bài 7: Dòng điện không đổi (tiếp)

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 12 – Bài 7: Dòng điện không đổi (tiếp)

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa và viết biểu thức suất điện động của nguồn điện.

- Mô tả được cấu tạo chung của các pin điện hóa và cấu tạo của pin Vôn ta

- Mô tả được cấu tạo của ắcquy chì.

b. Về kĩ năng

- Giải thích được vì sao nguồn điện có thể duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó và nguồn điện là nguồn năng lượng

- Giải thích được sự tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của pin vôn ta.

- Giải thích được vì sao ắcquy là một pin điện hóa nhưng lại có thể sử dụng được nhiều lần.

 - Vận dụng được hệ thức:E = để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại theo các đơn vị tương ứng phù hợp

 

docx 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1894Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 12 – Bài 7: Dòng điện không đổi (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10/2009
Ngày dạy: 10/10/2009
Ngày dạy: 12/10/2009
Dạy lớp: 11A1, 11A2
Dạy lớp: 11A3, 11A4
Tiết 12 – Bài 7 : DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI (Tiếp)
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa và viết biểu thức suất điện động của nguồn điện.
- Mô tả được cấu tạo chung của các pin điện hóa và cấu tạo của pin Vôn ta
- Mô tả được cấu tạo của ắcquy chì.
b. Về kĩ năng
- Giải thích được vì sao nguồn điện có thể duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó và nguồn điện là nguồn năng lượng
- Giải thích được sự tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của pin vôn ta. 
- Giải thích được vì sao ắcquy là một pin điện hóa nhưng lại có thể sử dụng được nhiều lần.
	- Vận dụng được hệ thức:E = để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại theo các đơn vị tương ứng phù hợp
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 	 a. Chuẩn bị của GV
- Dụng cụ để làm thí nghiệm về pin điện hóa.
- Các hình: 7.6; 7.7; 7.8; 7.9 Sgk vẽ phóng to
- 6 Vôn kế có giới hạn đo 1V và độ chia nhỏ nhất 0,1V
 	 b. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước bài mới
- 3 quả chanh
- 6 cặp mảnh kim loại khác loại
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới ( 5 phút)
- Câu hỏi: Bằng những các nào để biết có dòng điện chạy qua một vật dẫn? Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức nào?
- Đáp án: dựa vào các tác dụng của dòng điện. Nếu có dòng điện chạy qua một
 vật dẫn
 thì trên vật dẫn đó có các tác dụng: tác dụng nhiệt; tác dụng sinh lí, tác dụng từ ..... 
Cường độ dòng điện: I = ∆q∆t; với dòng điện không đổi: I = qt
- Đặt vấn đề: tại sao nguồn điện có năng lượng, giữa hai cực của nguồn điện tại sao lại tồn tại một hiệu điện thế, các nguồn điện có giống nhau hay không?
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (16 Phút): Tìm hiểu suất điện động của nguồn điện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Giới thiệu nội dung tiết học
-Cho HS đọc Sgk và quan sát H7.4
? Phân tích tác dụng của nguồn điện?
-Chính xác hoá, phân tích tác dụng của nguồn điện
? Từ đó các em hãy định nghĩa công của nguồn điện?
? Tại sao nói nguồn điện là một nguồn năng lượng?
? Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện gọi là gì?
? Hãy nêu định nghĩa của suất điện động?
? Nêu công thức tính?
? Đơn vị của suất điện động?
-Lưu ý HS hai chú ý như Sgk
?Vậy nguồn điện được đặc trưng bởi yếu tố nào? 
-Theo dõi
-Đọc Sgk + quan sát hình vẽ
TL: nguồn điện sinh ra một lực lạ làm điện tích dịch chuyển ngược chiều điện trường trong nguồn
-Theo dõi + ghi nhớ
-Nêu định nghĩa công của nguồn điện như Sgk
TL: ...
TL: Gọi là suất điện động của nguồn điện.
-Nêu định nghĩa suất điện động như Sgk
TL: ....
TL: Vôn (V)
-Ghi nhớ
TL: Suất điện động và điện trở trong
IV. Suất điện động của nguồn điện.
1. Công của nguồn điện.
-Định nghĩa: Sgk – T40
2. Suất điện động của nguồn điện.
a. Định nghĩa: Sgk – T40
b. Công thức:
E = (7.3)
c. Đơn vị 
-Đơn vị: Vôn (V)
1V = 1J/C
-Chú ý:
+Số vôn ghi trên nguồn điện
+Khi mạch ngoài hở: 
E = U
+ Điện trở trong của nguồn
Hoạt động 2 (20 Phút): Tìm hiểu về pin và ắcquy .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Các pin điện hoá được cấu tạo như thế nào?
-Cung cấp cho các nhóm HS đồng hồ đo điện và yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 7.5 Sgk
-Quan sát, hướng dẫn các nhóm và duy trì trật tự lớp
? Nêu kết quả?
-Đánh giá kết quả, thái độ làm thí nghiệm của HS
? Nêu cấu tạo của pin Vôn ta?
-Treo hình 7.6, 7.7 phóng to và mô tả hoạt động của pin Vôn ta
? Lực nào đóng vai trò là lực lạ?
-Cho HS đọc mục 1.b Sgk – T42 và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu pin Lơ – clan – sê
? Nêu cấu tạo của ắcquy chì?
-Phân tích cấu tạo
? Mô tả quá trình diễn ra khi ắcquy phóng điện?
-Dùng hình 7.9 mô tả quá trình phóng điện của ắcquy 
? Mô tả quá trình diễn ra khi ắcquy được nạp điện?
-Dùng hình 7.10 mô tả quá trình phóng điện của ắcquy 
--Cho HS đọc mục 2.b Sgk – T42 và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu ắcquy kiềm
TL: Gồm hai cự có bản chất hoá học khác nhau được ngâm trong dung dịch điện phân
-Làm thí nghiệm theo yêu cầu của GV (hai bàn HS tạo thành một nhóm làm thí nghiệm)
TL: ...
-Ghi nhớ
TL: ....
-Ghi nhớ hoạt động 
TL: Lực hoá học
-Đọc Sgk, tìm hiểu pin Lơ – clan – sê
TL: ...
-Ghi nhớ
TL: ....
-Ghi nhớ
TL: ....
-Ghi nhớ
-Đọc Sgk, tìm hiểu ắcquy kiềm
V. Pin và ắcquy 
1. Pin điện hoá
-Cấu tạo chung: Sgk – T41
a. Pin Vôn ta
*Cấu tạo: Sgk – T41
*Hoạt động: 
b. Pin Lơ – clan – sê: Sgk – T42
2. ắcquy 
a. ắcquy chì
*Cấu tạo: Sgk – T43
*Hoạt động
-Khi ắcquy phát điện
-Nạp điện cho ắcquy 
b. ắcquy kiềm
c. Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Nêu tóm tắt nội dung chính của tiết học
- GV: đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút)
- Ôn tập lí thuyết
- Làm bài tập: 8,9,10,11, 15 Sgk – T45 + Bài tập Sbt
- Tiết sau: Bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 12.docx