Đề tài Kinh nghiệm tổ chức hoạt động dạy đọc –hiểu tác phẩm kí (chương trình chuẩn lớp 11) theo đặc trưng thể loại

Đề tài Kinh nghiệm tổ chức hoạt động dạy đọc –hiểu tác phẩm kí (chương trình chuẩn lớp 11) theo đặc trưng thể loại

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Giảng dạy tác phẩm văn chương theo thể loại là một vấn đề đặt ra từ lâu trong thực tiễn giảng dạy Ngữ văn và vẫn thường là mối băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi của phần lớn giáo viên THPT hiện nay. Điều băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi ấy bắt nguồn từ một ý nguyện rất chính đáng là làm sao cho bộ môn Ngữ văn trong nhà trường ngày càng phát huy mạnh mẽ hiệu lực giáo dục của nó, góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông hiện nay.

 

doc 30 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1752Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm tổ chức hoạt động dạy đọc –hiểu tác phẩm kí (chương trình chuẩn lớp 11) theo đặc trưng thể loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 QUI ƯỚC VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
THPT: Trung học phổ thông
GD: Giáo dục
PPDH: Phương pháp dạy học
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY ĐỌC –HIỂU TÁC PHẨM KÍ (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN LỚP 11) 
THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI.
A.PHẦN MỞ ĐẦU.
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Giảng dạy tác phẩm văn chương theo thể loại là một vấn đề đặt ra từ lâu trong thực tiễn giảng dạy Ngữ văn và vẫn thường là mối băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi của phần lớn giáo viên THPT hiện nay. Điều băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi ấy bắt nguồn từ một ý nguyện rất chính đáng là làm sao cho bộ môn Ngữ văn trong nhà trường ngày càng phát huy mạnh mẽ hiệu lực giáo dục của nó, góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông hiện nay.
              Đọan trích “Vào phủ chúa Trịnh” (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác) tuy là tác phẩm kí sự nhưng có sự kết hợp rất linh hoạt giữa trần thuật, kể chuyện và bình luận, lại thấm đẫm cảm hứng trữ tình. Vì vậy, khi dạy tác phẩm này, GV phải có ý thức nghiên cứu lí luận về thể kí, biết vận dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy một thể loại văn học lấy người thật, việc thật làm đối tượng phản ánh. Thực tế, trong quá trình giảng dạy, một số GV chưa tìm hiểu kĩ về tác phẩm nên đã dạy kí sự giống như truyện ngắn hay tiểu thuyết, không chú trọng đến đặc điểm nổi bật của thể kí là tính chuẩn xác, ghi chép việc thật, người thật. Vì vậy, HS không cảm thụ được cái hay, cái đẹp của những sự việc, con người có tính tiêu biểu, điển hình và ý nghĩa của nó.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài ”Kinh nghiệm tổ chức hoạt động dạy đọc - hiểu tác phẩm kí (chương trình chuẩn lớp 11) theo đặc trưng thể loại”, mong muốn việc giảng dạy Đọc-hiểu văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của tác giả Lê Hữu Trác đạt kết quả tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện nay.
2.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Hoạt động dạy Đọc- hiểu môn Ngữ văn theo đặc trưng thể loại.
- Đoạn trích ”Vào phủ chúa Trịnh” .
3PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Khảo sát SGK và chương trình môn Ngữ Văn 11 (chuẩn) ở trường THPT
- Thiết kế giáo án Đọc- hiểu tác phẩm kí trong chương trình ngữ văn 11.
- Đối chiếu tiến trình dạy học với mục tiêu, phương pháp ở một số tiết dạy thực tế qua 2 lớp 11C3 và 11C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực- Hòa Thành –Tây Ninh.
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 -Đọc tài liệu.
 -So sánh, đối chiếu kết quả.
 -Phân tích - tổng hợp.
B.PHẦN NỘI DUNG
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông:
Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “ Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới”
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và giai đoạn 2001.2010 của nước ta đã đề ra nhiệm vụ “ khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới”
Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X và chỉ thị số 30/1998/CT-TTg về điều chỉnh chủ trương phân ban ở phổ thông trung học và đào tạo 2 giai đoạn ở đại học nêu rõ các yêu cầu, công việc mà bộ Gíao dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan phải khẩn trương tiến hành.
Tầm quan trọng của việc giảng dạy Đọc- hiểu tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại:
 	Nói đến thể loại là nói đến tính chỉnh thể trong một tác phẩm văn chương. Đây là vấn đề thuộc hình thức nghệ thuật của tác phẩm, có liên quan khắng khít đến nội dung. Mỗi tác phẩm văn học đều chỉ tồn tại ở một thể tài và biểu hiện chủ yếu tính chất của một loại hình văn học nhất định. Tiếp nhận tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là chìa khoá để khám phá những giá trị đích thực của tác phẩm cùng với sự vận động và phát triển của nền văn học. Vì vậy, cần phải có một phương pháp, một cách thức giảng dạy phù hợp với nó. 
 Chương trình và SGK ngữ văn mới đã cung cấp cho HS mỗi thể loại một vài tác phẩm thật tiêu biểu cho thể loại đó (tính mẫu). Mục tiêu và trọng tâm của mỗi bài dạy Đọc-hiểu đều yêu cầu GV hướng dẫn HS cách phân tích và tiếp nhận tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại. Do đó, việc nắm vững đặc trưng thể loại và lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp là yêu cầu cơ bản đối với người giáo viên Ngữ văn hiện nay.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Trong chương trình ngữ văn 11, các thể loại như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết chiếm phần lớn, chỉ có một tác phẩm kí là Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác với trích đoạn “Vào phủ chúa Trịnh”. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy một số GV không làm cho HS cảm thụ được cái hay, cái đẹp của những sự việc, con người có tính tiêu biểu, điển hình và ý nghĩa của tác phẩm. Vì vậy, HS không khắc sâu trong trí nhớ của mình trọng tâm kiến thức và kĩ năng Đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do GV chưa xác định thể loại và chưa chú ý đến đặc điểm của thể loại tác phẩm. Tình trạng này khiến cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá mang tính rập khuôn, võ đoán. Xa rời bản chất thể loại của tác phẩm chính là xa rời tác phẩm cả về linh hồn và thể xác. Vì thế, xác định thể loại là vấn đề mấu chốt trong việc dạy học tác phẩm văn chương. 
3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY ĐỌC-HIỂU ĐOẠN TRÍCH “VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH” (TRÍCH “THƯỢNG KINH KÍ SỰ”) THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI:
 3.1 Những yêu cầu của việc dạy đọc-hiểu đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”:
Kí là là tên gọi chung cho một nhóm thể loại có tính giao thoa giữa báo chí với văn học. Kí viết về cuộc đời thực tại,viết về người thật, việc thật. Người viết kí miêu tả thực tại theo tinh thần của sử học, mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học. Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọn ngành và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh. Kí bao gồm nhiều thể văn như : bút kí, kí sự, phóng sự, du kí, hồi kí, nhật kí, Trong số đó kí sự thiên về ghi chép chi tiết, tỉ mỉ sự việc- câu chuyện có thật. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự còn có những đoạn thể hiện nhận xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc.
Vì vậy, dạy đọc – hiểu kí sự, trước hết phải bám chắc đặc điểm cơ bản của nó là tính xác thực. Khi viết kí, tác giả không hư cấu mà chỉ lựa chọn sắp xếp những sự việc, những con người vốn đã có giá trị điển hình trong cuộc sống để đưa vào tác phẩm. Vì vậy, GV cần lưu ý HS phải có ý thức tìm và thống kê các sự việc, con người được ghi chép (phản ánh hiện thực gì? Có ý nghĩa như thế nào?); phát hiện cách nhìn và thái độ của nhà văn trước hiện thực đó (đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán). Trong Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, quanh cảnh và những sinh hoạt trong phủ chúa được ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt của một người thấy thuốc miền quê lần đầu tiên bước chân vào thế giới mới lạ này (tác giả tuy là “con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa”, từng biết nhiều nơi trong cấm thành, nhưng việc trong phủ chúa thì “chỉ mới nghe nói”) . Trước những cảnh được chứng kiến trong phủ chúa, Lê Hữu Trác không bộc lộ trực tiếp thái độ, nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực sắc sảo và những cảm xúc được ghi lại đây đó, có thể thấy được phần nào thái độ của người viết: dửng dưng không mảy may rung động trước vật chất giàu sang. Thái độ này cũng gián tiếp cho thấy tác giả không đồng tình với việc hưởng thụ quá mức xa hoa của những người nắm giữ trọng trách quốc gia. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng do đặc điểm này mà tác giả cũng trở thành một nhân vật, một đối tượng cần phân tích khi dạy đọc-hiểu kí. SGK Ngữ văn 11 đã định hướng cho HS tìm hiểu về Lê Hữu Trác như sau: “Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diển biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?” . 
	Dạy đọc hiểu kí sự cần nghiên cứu kĩ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và có một sự hiểu biết sâu sắc về tác giả. Sự hiểu biết đó giúp chúng ta nắm chắc những tình tiết ghi trong tác phẩm. Cuộc đời, tư tưởng, tình cảm, phong cách của tác giả soi sáng cho chúng ta khi tìm hiểu những sự kiện ghi lại trong tác phẩm. “Thượng kinh kí sự” được Lê Hữu Trác viết nhân chuyến ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán từ năm 1782 đến năm 1783. Đây là thời điểm gần sát với cuộc khủng hoảng của triều Lê_ Trịnh. Trịnh Cán được lập làm thế tử từ tháng 10 năm Tân Sửu (1781), mới 5 tuổi đã đầy bệnh tật. Lê Hữu Trác rời Thăng Long ngày 17 tháng 9, về đến nhà ngày 2 tháng 10 năm Nhân Dần (1782). Ngày 24 tháng 10 diễn ra cuộc kiêu binh nổi loạn, giết chết quan chánh đường (tức Quận Huy Hoàng Đình Bảo) và Trịnh Cán bị phế truất. Biến cố này là cơ sở thực tế cho triết lí được ông đúc kết ở cuối thiên kí sự “giàu sang như mây nổi, những nơi đàn sáo lâu dài trước đây bỗng phút chốc thành gò hoang cồn vắng”, củng cố niềm tin của ông về tính chất tạm bợ của giàu sang và ý nghĩa của cuộc sống bao dung, ngoài vòng danh lợi Những dòng văn miêu tả cảnh giàu sang phú quý trong phủ chúa Trịnh ở đoạn trích chỉ có thể hiểu đúng nếu như ta biết triết lý của ông đối với công danh phú quý.
	Vì viết kí sự không có quyền hư cấu như viết truyện nên có khi những điển hình của kí sự thường không được tập trung, không nổi vật bằng nhân vật của truyện. Chính vì thế trong khi dạy đọc-hiểu cần phải dẫn dắt để HS nhận thấy giá trị của “những hạt ngọc nguyên chất đó”. Hơn nữa kí sự thường ghi ngắn gọn, vì thế khi giảng phải làm sống lại và mở rộng ý nghĩa của những sự kiện mà tác giả ghi một cách cô đúc.
Lời văn trong kí sự thường ngắn gọn, súc tích và giản dị hơn lời văn của truyện. Tác giả chỉ chấm phá vài nét mà có thể tạo dựng được những bức tranh sinh động. Đó là nhờ đôi mắt nhanh nhạy, sắc sảo, cái tài lựa chọn trong vô số sự việc đã quan sát được để rút ra phần chủ yếu nhất. Qua kí sự, GV có thể giúp HS rèn luyện phương pháp quan sát và thể hiện hiện thực, cách chọn chữ, chọn lời để diễn đạt ý kiến một cách gọn gàng chính xác.
	Kinh nghiệm giảng dạy còn cho thấy, để dạy đọc-hiểu các tác phẩm văn học trung đại, ngoài kiến thức về thể loại, rất cần nhiều kiến thức về văn hóa phương Đông thời trung đại. Trong trích đoạn Vào phủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác chỉ tả một vài chi tiết quan sát thấy trong phủ chúa rồi mượn thơ để truyền đạt ấn tượng mạnh mẽ của ông trước cảnh phú quý đó: Quê mùa cung cấm chưa quen / Khác nào ngư phủ đào nguyên thuở nào. Tả bữa sáng sang trọng ở phủ chúa, ông viết: “bấy giờ tôi mới biết cái phong vị của nhà đại gia”. Nói khác đi, tác giả xưa không dừng lại ở việc tả thực, tả chi tiết sự vật, đối tượng, điều người xưa quan tâm mà còn truyền đạt ấn tượng, cảm nhận của bản thân mình về sự vật cho người đọc.
	3.2Tiến trình tổ chức hoạt động dạy đọc-hiểu đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”  ... cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm – qua đó thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả. Tác phẩm kết thúc với việc Lê Hữu Trác được về lại quê nhà, trở về với cuộc sống tự do trong tâm trạng hân hoan, tiếp tục cống hiến đời mình cho y thuật
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
 1.Cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa
Quang cảnh và những sinh hoạt nơi phủ chúa được ghi lại khá tỉ mỉ, trung thực qua con mắt của một người thầy thuốc miền quê lần đầu tiên bước chân vào thế giới mới lạ này ( tác giả tuy là “ con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa”, từng biết nhiều nơi trong cấm thành, nhưng việc trong phủ chúa thì “ chỉ mới nghe nói”
 a.Quang cảnh nơi phủ chúa:
+ Cảnh bên ngoài:
Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa, với những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp rồi mới đến cái điếm “ hậu mã quân túc trực”, những tòa nhà lớn lộng lẫy, phòng chè, ở đâu cũng có các quan lại và người bảo vệ, phục dịch. 
Bài thơ của tác giả minh chứng rõ thêm sự uy quyền và sang cả của phủ chúa:
Lính nghìn cửa vác đồng nghiêm nhặt
Cả trời Nam sang nhất là đây!
+ Cảnh nội cung:
Trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáp lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhận xúm xít, mặt phấn áo đò.
Quang cảnh nơi phủ chúa cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm, nói lên quyền uy tột bậc của nhà chúa
 b.Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
Trong khuôn viên phủ chúa, “ người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi” -> chúa giữ vị trí trọng yếu và có quyền uy tối thượng trong triều đình.
Những lời lẽ nhắc đến Chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ: Thánh thượng đang ngự ở đấy, chưa thể yết kiến, hầu mạch Đông cung thế tử ( xem mạch cho thế tử), hầu trà ( cho thế tử uống thuốc), phòng chè ( nơi thế tử uống thuốc)
Chúa Trịnh luôn luôn có “ phi tần chầu chực” xung quanh. Tác giả không được thấy mặt chúa mà chỉ làm theo lệnh chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại, xem bệnh xong cũng không được phép trao đổi với chúa mà chỉ được viết tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa. Nội cung trang nghiêm đến nỗi tác giả phải “ nín thở đứng chờ ở xa”, “ khúm núm đến trước sập xem mạch”.
Thế tử bị bệnh có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có “ mấy người đứng hầu hai bên”. Thế tử chỉ là một đứa bé năm, sáu tuổi nhưng khi vào xem bệnh, tác giả - một cụ già – phải quỳ lạt bốn lạy, xem mạch xong lại lạy bốn lạy trước khi ra. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử.
Sự tinh tế, sắc sảo của tác giả đọng lại ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất gây ấn tượng như việc thế tử - một đức bé – ngồi chiễm chệ trên sập vàng cho thầy thuốc – một cụ già –quỳ dưới đất lạy bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen: “ Ông này lạy khéo!”. Hoặc khi đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch “ Đột nhiên, thấy ông ta mở một chỗ trong màn gầm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm sáu làn trướng gấm như vậy”
Tác giả chú ý đến chi tiết bên trong cái màn là nơi “ Thánh thượng đang ngự”. “ Có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”.
Việc ăn chơi hưởng lạc của nhà chúa tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc không cần thêm một lời bình luận nào.
 2.Thái độ, tâm trạng của tác giả
 a.Trước những cảnh được chứng kiến trong phủ chúa, Lê Hữu Trác không bộc lộ trực tiếp thái độ, nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực sắc sảo và những cảm xúc được ghi lại, có thể thấy được phần nào thái độ của người viết
Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa lộng lẫy đã nhận xét: “ Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn đời thường”,và vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng, vương giả trong phủ chúa ( với gác vẽ, rèm châu, hiên ngọc, vường ngự có hoa thơm, chim biết nói, nghìn tầng cửa lính gác nghiêm nhặt ) trong đó có lời khái quát: “ Cả trời Nam sang nhất lá đây!”.
+ Khi được mời ăn cơm sáng, tác giả nhận xét: “ Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”.
+ Đường vào nội cung thế tử được nhận xét là : “ Ở trong tối om không thấy cửa ngõ gì cả.” Cảnh nội cung cũng được miêu tả chi tiết như củng cố thêm cho những nhận xét của tác giả khi vừa vào đến phủ.
+ Nói về bệnh trạng của thế tử, tác giả nhận xét: “ Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”
-> Qua những chi tiết trên, có thể thấy mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa, nhưng tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất này và không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời, tự do.
b. Tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thế tử diễn biến phức tạp. Ông hiểu rõ căn bệnh và có cách chữa đúng bệnh, nhưng lại sợ chữa có bệnh hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc. Để tránh được điều này cần chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng vô phạt.. Nhưng làm thế thì lãi trái y đức, trái lương tâm. Hai suy nghĩ này giằng co, xung đột nhau. Cuối cùng, lương tâm của thầy thuốc đã thắng. Tác giả đã gạc bỏ sở thích của riêng mình để làm tròn trách nhiệm, tác giả thẳng thắn đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình, mặc dù ý kiến đó trái với ý kiến của đa số thầy thuốc khác làm cho quan Chánh đường ngần ngại: “ tỏ ý kiến nói đi nói lại mấy lần”. Những chi tiết về việc chữa bệnh của Lê Hữu Trác đã cho thầy:
+ Tác giả là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm, có lương tâm và đức độ
+ Lê Hữu Trác còn là một con người khinh thường lợi danh, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. Mặc dù tận mắt chứng kiến sự quyến rũ của vật chất giàu sang và việc được hưởng thụ giàu snag đang nằm trong tầm tay, nhưng tác giả vẫn không mảy may rung động.
Có thể nói, tính chân thực của Thượng kinh kí sự, đặc biệt là đoạn trích Vào Phủ chúa Trịnh đã khiến cho tác phẩm có một giá trị hiện thực sâu sắc
3.Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả
*Tả cảnh sinh động, có những chi tiết đặc sắc làm nổi bật cái thần của cảnh vật:
 -Quang cảnh nơi phủ chúa -> Cho thấy sự quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động.
 -Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa -> lối kể diễn tiến sự việc khéo léo lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc
 *Sự đan xen với thơ ca làm cho tác phẩm kí đậm chất trữ tình
Tác phẩm có giá trị văn học
TỔNG KẾT:
Đoạn trích vào phủ chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường lợi danh.
.4. Củng cố: 
 +Gía trị hiện thực của tác phẩm là gì ?
 + Em có suy nghĩ gì về con người Lê Hữu Trác ?
5.Hướng dẫn HS tự học:
Câu hỏi tự luận ( Phần hướng dẫn học bài, tr.9.SGK)
Câu hỏi trắc nghiệm.
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng.
Những đóng góp của Lê Hữu Trác cho nước nhà thể hiện trong các việc làm cụ thể nào?
Chữa bệnh, viết văn, vẽ tranh
Soạn sách, mở trường, truyền bá y học
Soạn sách, chữa bệnh, ngao du
Viết văn, làm quan, chữa bệnh
Giá trị hiện thực của tác phẩm Thượng kinh kí sự thể hiện ở những nội dung chủ yếu nào?
Tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống trong phủ chúa Trịnh
Tả tỉ mỉ quyền uy và thế lực trong phủ chúa Trịnh
Bộc lộ thái độ khinh thường danh lợi của tác giả
Tả cuộc sống xa hoa, uy quyền trong phủ chúa Trịnh và thái độ khinh thường danh lợi của tác giả
Thái độ chủ yếu của Lê Hữu Trác thể hiện trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là gì?
Lên án, tố cáo chúa Trịnh lộng quyền
Tỏ sự bất mãn trước cuộc sống xa hoa và lộng quyền của chúa Trịnh
Coi thường danh lợi, có lương tâm và trách nhiệm với nghề nghiệp
Yêu thích cuộc sống tự do, không bị trói buộc
Bút pháp kí sự của tác giả được thể hiện qua đoạn trích đặc sắc như thế nào?
Kể chuyện cụ thể, ghi chép đầy đủ
Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực
Quan sát tỉ mỉ, nghệ thuật dựng cảnh điêu luyện
Miêu tả chân thực về cảnh và diễn biến nội tâm sâu sắc
ĐÁP ÁN:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
C
B
 - Chuẩn bị: Tự tình của Hồ Xuân Hương.
Đọc SGK và trả lời câu hỏi phần HDHB
E. RÚT KINH NGHIỆM:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
&&&
1. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới – Thái Duy Tuyên – NXB giáo dục – 2007.
2. Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục THPT hiện nay – Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ 2002-2006 –Trường ĐHSP Huế.
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 –Môn Ngữ văn. NXB giáo dục – 2007 .
4. Sách Ngữ văn 11 ban cơ bản – NXB giáo dục – 2006.
5. Vấn đề giảng dạy tác phẩm tác phẩm văn học theo loại thể- NXB Giáo dục- 1978.
MỤC LỤC
&&&
A.PHẦN MỞ ĐẦU 	trang 2
1.Lý do chọn đề tài 	 trang 2
2. Đối tượng nghiên cứu 	 trang 2
3. Phạm vi nghiên cứu 	 trang 2
 4.Phương pháp nghiên cứu...................................................................................trang 3
B.NỘI DUNG 	 trang 3
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 	 trang 4
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN 	 trang 5
3.TỔ CHỨC THỰC HIỆN 	 trang 5
 3.1 Những yêu cầu của việc dạy đọc-hiểu đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”............
..............................................................................................................................trang 5
 3.2Tiến trình tổ chức hoạt động dạy đọc-hiểu đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” theo đặc trưng thể loại.....................................................................................................trang 7
 3.2.1 Xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài cho HS.............................trang 7 
 3.2.2 Hoạt động dạy học trên lớp............................................................trang 10
 3.2.2.1.Hướng dẫn HS tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản:............trang 10
 3.2.2.2.Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản:..........................................trang 10
	a.Bước tiếp cận – nhận biết..........................................................trang 10
	b. Bước phân tích – đánh giá:...trang 12
c. Bước tổng hợp......trang 14
 3. 3 Hoạt động ngoài giờ học....... trang 15
4. KẾT QUẢ:.........................trang 15
 4.1.Thống kê kết quả bài kiểm tra: ............................................................trang 15 
 4..2 Đánh giá kết quả...................................................................................trang 15
C.PHẦN KẾT LUẬN: .............................................................................................trang 18
PHỤ LỤC.........................trang 20
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................trang 27
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1.Cấp trường:
	Xếp loại: 	
2.Cấp ngành: 	
..
 Xếp loại: : 	

Tài liệu đính kèm:

  • docDay tac pham ky lop 11 chuong trinh chuan.doc