Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Xuân Khiêm

Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Xuân Khiêm

A-Mục tiêu của bài dạy:

 Giúp học sinh:

-Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như¬ thái độ tr¬ước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực , sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

B-Chuẩn bị phương tiện:

 -Sgk,Sgv Ngữ văn 11. Tài liệu tham khảo về Lê Hữu Trác

 - Thiết kế bài giảng

C- Ph¬ơng pháp sử dụng

 Gv kết hợp ph¬ương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi,nêu vấn đề

D-Nội dung và tiến trỡnh lờn lớp

 

doc 56 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Xuân Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/8/2010
Tiết :1-2 
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
	 -Lê Hữu Trác-
A-Mục tiêu của bài dạy:
 Giúp học sinh:
-Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực , sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
B-Chuẩn bị phương tiện:
 -Sgk,Sgv Ngữ văn 11. Tài liệu tham khảo về Lê Hữu Trác
 - Thiết kế bài giảng
C- Phơng pháp sử dụng
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi,nêu vấn đề
D-Nội dung và tiến trỡnh lờn lớp 
Hoạt động của Gv& HS
Nội dung và yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
(ổn định tổ chức lớp)
-Kiểm tra bài cũ
-Thiết kế bài mới
Hoạt động 2
( Hướng dẫn hs tỡm hiểu tiểu dẫn )
(?) Những hiểu biết của anh (chị) về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm “Thượng kinh kí sự”?
-HS dựa vào SGK trình bày ý chính.
-GV tổng hợp:
Tập kí sự bằng chữ Hán , hoàn thành năm 1783 , ghi chép nhữnh điều mắt thấy tai nghe
Hoạt động 3
( Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản )
-GV yêu cầu HS đọc đoạn trích theo lựa chọn của GV
-GV yêu cầu HS tóm tắt đoạn trích theo sơ đồ.
(?) Theo chân tác giả vào phủ, hãy tái hiện lại quang cảnh của phủ chúa?
-Hs tìm những chi tiết về quang cảnh phủ chúa ?
-Gv nhận xét ,tổng hợp. 
 “Lính nghìn cửa...là đây”
(?) Qua những chi tiết trên, anh (chị ) có nhận xét gì về quang cảnh của phủ chúa?
-Hs nhận xét ,đánh giá .
- Gv tổng hợp
-GV nêu vấn đề:
(?) Lần đầu đặt chân vào phủ Chúa ,tác giả nhận xét : “cuộc sống ở đây thực khác người thường” .anh (chị) có nhận thấy điều đó qua cung cách simh hoạt nơi phủ chúa?
- Gv tổ chức hs phát hiện ra những chi tiết miêu tả cung cách sinh hoạt và nhận xét về những chi tiết đó
(?) Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na cho rằng : “kí chỉ thực sự xuất hiện khi ngời cầm bút trực diện trình bày đối tượng được phản ánh bằng cảm quan của chính mình”.Xét ở phương diện này TKKS đó thực sự được coi là một tác phẩm kí sự cha ? Hãy phân tích thái độ của tác giả ?
-HS thảo luận ,trao đổi ,đại diện trỡnh bày . 
- GV gợi mở :
(?) Thái độ của tác giả trước quang cảnh phủ chúa ?
(?) Thái độ khi bắt mạch kê đơn ?
(?) Những băn khoăn giữa viêc ở và đi ở đoạn cuối nói lên điều gỡ?
- Hs thảo luận ,trao đổi ,cử đại diện trình bày.
-Gv nhận xét ,tổng hợp
(?) Qua những phân tích trên , hãy đánh giá chung về tác giả ?
-Hs suy nghĩ ,trả lời .
-Gv nhận xét ,tổng hợp:
(?) Qua đoạn trích ,Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật viết kí sự của tác giả ?Hãy phân tích những nét đặc sắc đó?
- HS trao đổi ,thảo luận ,đại diện trình bày .
- GV tổng hợp :
Hoạt động 4
(Củng cố và luyện tập)
(?) Qua đoạn trích em có suy nghĩ gỡ về bức tranh hiện thực của xó hội phong kiến đương thời ? Từ đó hãy nhận xét về thái độ của tác giả trước hiện thực đó ?
-HS suy nghĩ ,phát biểu cảm xúc của cá nhân.
I.) Đọc –Hiểu tiểu dẫn:
1) Tác giả :
-Lê Hữu Trác (1724-1791) hiệu Hải Thượng Lón ễng , quê tỉnh Hưng Yên, xuất thân trong một gia đỡnh cú truyền thống học hành,đỗ đạt làm quan.
-Chữa bệnh giỏi ,soạn sách , mở trường truyền bá y học
-Tác phẩm nổi tiếng “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”
à TP Y học xuất sắc.
2) Vị trí đoạn trích:
Vào phủ chúa trịnh nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch kê đơn cho trịnh Cán.
3) Đọc văn bản:
* Tóm tắt theo sơ đồ:
 Thánh chỉ-> Vào cung -> Nhiều lần cửa -> Vườn cây , hành lang -> Hậu mó quõn tỳc trực-> Cửa lớn ,đại đường ,quyền bổng -> gác tía , phũng trà ->Hậu mó quõn tỳc trực -> Qua mấy lần trướng gấm -> Hậu cung ->Bắt mạch kê đơn -> Về nơi trọ.
II) Đọc hiểu văn bản:
1) Quang cảnh, cung cách sinh hoạt cuả phủ chúa
* Chi tiết quang cảnh: 
+ Rất nhiều lần cửa ,Lối đi quanh co, qua nhiều dãy hành lang
+ Canh giữ nghiêm nhặt (lính gác , thẻ trỡnh )
+ Cảnh trí khác lạ (cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm )
+ Trong phủ là những đại đồng ,quyền bổng gác tía ,kiệu son , mâm vàng, chén bạc).
+ Nội cung thế tử có sập vàng ,ghế rồng ,nệm gấm ...
*Nhận xét ,đánh giá về quang cảnh:
-> Là chốn thâm nghiêm , kín cổng ,cao tường
-> Chốn xa hoa ,tráng lệ ,lộng lẫy không đâu sánh bằng
-> Cuộc sống hưởng lạc(cung tần mĩ nữ ,của ngon vật lạ)
-> Không khí ngột ngạt ,tù đọng ( chỉ có hơi người ,phấn sáp ,hương hoa)
* Cung cách sinh hoạt:
(+ vào phủ phải có thánh chỉ ,có lính chạy thét đường 
+ trong phủ có một guồng máy phục vụ đông đảo; người truyền báo rộn ràng ,ngườicó việc quan đi lại như mắc cửi 
+ lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử phải cung kính lễ phép ngang hàng với vua 
+ chúa luôn có phi tần hầu trực ,tác giả không đợc trực tiếp gặp chúa “phải khúm núm đứng chờ từ xa”
+Thế tử có tới 7-8 thầy thuốc túc trực, có ngời hầu cận hai bên, tác giả phải lạy 4 lạy)
* Đánh giá về cung cách sinh hoạt:
 “Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt
 Cả trời Nam sang nhất là đây..”
=> đó là những nghi lễ khuôn phép,cho thấy sự cao sang quyền quí đến tột cùng
=> là cuộc sống xa hoa hưởng lạc ,sự lộng hành của phủ chúa 
=> đó là cái uy thế nghiêng trời lán lướt cả cung vua .
2) Thái độ tâm trạng của tác giả 
- Tâm trạng khi đối diện với cảnh sống nơi phủ chúa
+ Cách miêu tả ghi chép cụ thể -> tự phơi bày sự xa hoa, quyền thế 
+ Tỏ ra thờ ơ dửng dưng với cảnh giàu sang nơi phủ chúa. Không đồng tỡnh với cuộc sống quá no đủ ,tiện nghi mà thiếu sinh khí .Lời văn pha chút châm biếm mỉa mai .
- Tâm trạng khi kê đơn bắt mạch cho thế tử
( Lập luận và lý giải căn bệnh của thế tử là do ở chốn màn the trướng gấm,ăn quá no ,mặc quá ấm, tạng phủ mới yếu đi. Đó là căn bệnh có nguồn gốc từ sự xa hoa ,no đủ hởng lạc, cho nên cách chữa không phải là công phạt giống như các vị lương y khác.)
+Hiểu rừ căn bệnh của thế tử ,có khả năng chữa khỏi nhng lại sợ bị danh lợi ràng buộc, phải chữa bệnh cầm chừng ,cho thuốc vô thưởng vô phạt.
 Sợ làm trái y đức ,phụ lũng cha ụng nờn đành gạt sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc.
 Dám nói thẳng ,chữa thật . Kiên quyết bảo vệ chính kiến đến cùng. 
 * Qua diễn biến tâm trạng khi bắt mạch kê đơn ta thấy:
=> Đó là người thầy thuốc giỏi ,giàu kinh nghiệm ,có lương tâm ,có y đức,
=> Một nhân cách cao đẹp ,khinh thường lợi danh,quyền quí, quan điểm sống thanh đạm ,trong sạch.
3) Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm
+ Khả năng quan sát tỉ mỉ ,ghi chép trung thực ,tả cảnh sinh động 
+Lối kể khéo léo ,lôi cuốn bằng những sự việc chi tiết đặc sắc
+ Có sự đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tỡnh của tỏc phẩm .
III) Tổng kết chung 
- Phản ánh cuộc sống xa hoa ,hưởng lạc ,sự lấn lướt cung vua của phủ chúa –mầm mống dẫn đến căn bệnh thối nát trầm kha của XH phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII
- Bộc lộ cái tôi cá nhân của Lê Hữu Trác : một nhà nho,một nhà thơ ,một danh y có bản lĩnh khí phách ,coi thường danh lợi.
- Hướng dẫn , dặn dũ Hs
- Học sinh chuẩn bị bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân;
_______________________________________________________________________________
Ngày soạn :18/8/2010
Tiết số : 3 
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
A- Mục tiêu của bài học :
 Giúp học sinh:
 * Nắm được những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân ,mối quan hệ biện chứng giữa chúng. 
 * Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của những nhà văn có uy tín.Đồng thời rèn luyện để hỡnh thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân,biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung 
 * Cú ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội vừa có sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngônngữ của xã hội.
B- Chuẩn bị- phương tiện 
 - Thầy : SGK, SGV,tìm hiểu các ngữ liệu có liên quan
 Thiết kế bài giảng 
 - Trò : đọc SGK, tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
C- Phương pháp sử dụng 
 - Kết hợp 2 phương pháp diễn dịch và quy nạp
 - Gợi mở,trao đổi,thuyết trình
D- Nội dung và tiến trỡnh lờn lớp:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung và yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
(ổn định tổ chức – kiểm tra bài cũ)
Hoạt động 2
(tìm hiểu chung về lớ thuyết)
- Yêu cầu H/s đọc Sgk
(?) Tại sao núi ngôn ngữ là tài sản chung của xó hội ?
- H/s suy nghĩ trả lời theo Sgk
- Gv nhận xét bổ sung
(?) tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào ?
- H/s suy nghĩ,dựa theo Sgk trình bày 
- Gv nhận xét khái quát,kết luận 
(?) Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện quá những qui tắc nào ?Do đâu mà có những qui tắc đó ? 
-Học sinh suy nghĩ,trao đổi và trả lời, đại biểu trình bày .
- Gv hướng dẫn Hs tìm những dẫn chứng thực tế ( các quy tắc cấu tạo từ, câu, đoạn văn,phương thức chuyển nghĩa, chuyển loại từ ..)
- Gv yêu cầu Hs đọc sách Gk
(?) Anh chị hiểu thế nào là lời nói của cá nhân?Cái riêng trong lời nói của ngôn ngữ cá nhân được biểu hiện qua những phương diện nào ?
- Học sinh suy nghĩ trả lời 
- Gv hướng dẫn hs phân tích các ví dụ minh hoạ 
(?) Biểu hiện rừ nhất, cụ thể nhất của lời núi cỏ nhõn thường thấy ở những ai?
- Hs trả lời, Gv nhận xét khái quát, dẫn một số ví dụ có liên quan đến phong cách ngôn ngữ của các nhà văn nhà thơ
 VD: Trồng cây à Trồng người...
 VD: Cớm, Áo vàng àchỉ công an.
Hoạt động 3
( luyện tập )
- Gv tổ chức lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm đảm nhiệm một bài tập 
- Hs suy nghĩ trao đổi,thảo luận ,đại diện nhóm trả lời 
- Gv nhận xét, tổng hợp
 Hoạt động 4
( Củng cố,dặn dũ )
- Gv yêu cầu Hs đọc ghi nhớ Sgk
- Gv dặn dũ hướng dẫn Hs làm bài tập số 3 , 
I) Tìm hiểu chung về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
1- Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội
- Muốn giao tiếp,muốn hiểu biết nhau,mỗi dân tộc, quốc gia,cộng đồng phải có một phương tiện chung. Phương tiện đó chính là ngôn ngữ .
( Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng được thể hiện qua các yếu tố, các qui tắc chung.Các yếu tố,và qui tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xó hội thì mới tạo được sự thống nhất -> Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội) 
- Biểu hiện của tính chung trong ngôn ngữ :
+ Các yếu tố chung trong thành phần ngôn ngữ :
--> Các âm, các thanh ( các nguyên âm, các phụ âm, các thanh điệu )
--> Các tiếng (âm tiết ) tạo bởi sự kết hợp giữa các âm và các thanh 
--> Các từ, tức các tiếng có nghĩa 
--> Các ngữ cố định ( gồm thành ngữ và quán ngữ )
+ Các qui tắc và phương thức chung 
--> Qui tắc cấu tạo các kiểu câu 
--> Phương thức chuyển nghĩa  chân núi ..
ví dụ:
2- Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân:
(- Khi nói hoặc viết mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói,đáp ứng yêu cầu giao tiếp 
--> Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố qui tắc chung của ngôn ngữ,vừa mang sác thái riêng và đóng góp của cá nhân)
-Cái riêng trong ngôn ngữ cá nhân rất phong phú đa dạng:
+ Giọng nói cá nhân : khi nói mỗi người có một giọng riêng 
+ Vốn từ ngữ cá nhân ( do thói quen sử dụng từ ngữ nhất định )
+ Sự sáng tạo chuyển đổi khi sử dụng ngôn ngữ chung ( sáng tạo nghĩa từ, trong kết hợp từ, tách từ,chuyển  ... ên: Chuyến tàu chạy qua phố huyện là hoạt động cuối cùng trong đêm. Với chị Tý, bác Siêu, cha con bác xẩm Thứ để chờ khách. Với chị em Liên bán hàng không phải là điều cấp thiết vì đến phiên chợ hàng cũng bán được là bao. Thế mà đêm nào chị em Liên cũng thức. 
- Vì sao chị em Liên lại chú ý ngắm nhìn đoàn tàu?
- Thạch Lam muốn nói gì qua Hai đứa trẻ? 
I.Đọc – Hiểu tiểu dẫn:
1. Cuộc đời:
- Thạch Lam (1910 -1942), tại Hà Nội trong gia đình công chức gốc quan lại.
- Sau khi đỗ Tú Tài phần thứ nhất, ông ra làm báo, viết văn – thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn (cùng với anh).
- Sống đôn hậu, giản dị, thâm trầm và sâu sắc
- Có quan niệm về văn chương rất lành mạnh, tiến bộ và có tài viết truyện ngắn.
2. Sáng tác:
- Là người có biệt tài viết truyện ngắn, thường đi sâu vào đề tài nông thôn và người dân nghèo ( khác Nhất Linh và Hoàng Đạo)
- Một số tác phẩm chính: (SGK)
 + Gió đầu mùa
 + Nắng trong vườn...
3. Về truyện ngắn Hai đứa trẻ: 
- Truyện ngắn đạc sắc, in trong tập “Nắng trong vườn” 
- Truyện có sự hoà quện của 2 yếu tố: hiện thực và lãng mạn
II. Đọc hiểu văn bản:
1.Bức tranh phố huyện lúc hoàng hôn:
*Thiên nhiên:
- Tiếng trống thu không buông xa để gọi hoàng hôn(Âm thanh buồn bã, lạnh lùng)
- Phương tây đỏ rực- như hòn than sắp tàn(dấu hiệu của sự lụi tàn)
- Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió chiều đưa lại(không khí buồn rầu, hoang vu)
[Thiên nhiên được gợi từ những hình ảnh, những âm thanh với nhịp điệu chậm rãi, thong thả. Từ đó người đọc cảm nhận một không gian phố huyện quen thuộc, gần gũi với cuộc sống người nghèo.
* Đời sống- con người:
- Cảnh chợ hoang tàn, tiêu điều khi chợ chiều đã vãn(tiếng người ồn ào cũng mất, chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía)" càng phơi bày cái nghèo nàn, xơ xác của một vùng quê.
- Những kiếp người: 
+ Những đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre...
+ Mẹ con chị Tý ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng nước mà hàng bán có ăn thua gì
+ Chị em Liên với cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu mới dọn mà hàng bán có được bao nhiêu
+ Bà cụ Thi hơi điệu và nghiện rượu
[Là những kiếp người sống cơ cực, vất vả trong nghèo đói. Đây chính là bóng dáng những cuộc đời sống cực khổ, vất vưởng, quẩn quanh trước CMT8.
* Nhận xét chung:
 Phố huyện lúc hoàng hôn là một xứ sở buồn, hắt hiu và tàn tạ.
2. Bức tranh phố huyện lúc đêm về:
- Phố huyện chìm trong bóng tối và chỉ còn le lói bởi ngọn đèn dầu của chị Tý, ánh sáng bếp lửa bác Siêu và ngọn đèn vặn nhỏ của Liên thưa thớt hắt từng hột sáng lọt qua phên nứa" Phố huyện càng trở lên tĩnh mịch và heo hút
+ Ngọn đèn dầu của chị Tý... ý nghĩa như một biểu tượng về những kiếp người nhỏ bé, vô danh, vô nghiã sống vật vờ trong xã hội cũ.
- Nhịp sống của người dân phố huyện: 
. Vẫn là những gương mặt quen thuộc:
+ Chị Tý phe phẩy cành chuối khô đuôỉ ruồi vì hàng ế ẩm.
+ Chị em Liên buồn ngủ ríu cả mắt chờ khách.
. Thêm vào: Bác phở Siêu đang thổi lửa và sự góp mặt của gia đình xẩm với mấy tiếng đàn bầu bần bật trong đêm.
* Nhận xét chung: Phố huyện lúc đêm về thật tẻ nhạt, buồn chán với nhịp sống của những con người nghèo túng, quẩn quanh. 
3. Tâm trạng của chị em Liên:
* Khi hoàng hôn buông xuống: Đôi mắt Liên ngập tràn bóng tối, cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị " cảnh vật và lòng người- như nhuốm vào nhau.
* Trước cảnh chợ tàn: Liên động lòng thương những đứa trẻ bới rác" sự cảm thương với những trẻ thơ bất hạnh.
* Khi đêm về:
- Liên nhớ lại những ngày gia đình còn ở Hà Nội được dạo chơi Bờ Hồ, được uống những cốc nước xanh đỏ... nhưng giờ đây chỉ còn trong hoài niệm" sự buồn chán, hẫng hụt và thèm khát cuộc sống đã qua.
- Tâm trạng đợi tàu:
+ Mục đích đợi tàu:
. Không để bán hàng, không đưa đón ai.
. Để ngắm nhìn đoàn tàu- hoạt động huyên náo, ầm ĩ cuối cùng của một ngày nơi phố huyện.
* Vì sao
- Mang lại cho Liên một thế giới rực sáng, huyên náo của Hà Nội xa xăm khác hẳn với cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán nơi phố huyện
- Chị em Liên vơi đi sự nhàm chán bởi cuộc sống hiện tại tẻ nhạt, quẩn quanh, được sống với một quá khứ đẹp và khát khao về một tương lai mơ hồ dù trong khoảnh khắc. cTâm trạng buồn thương trước cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh của người dân nơi phố huyện.
4. Tâm sự của Thạch Lam qua Hai đứa trẻ:
- Lòng xót thương đối với những kiếp người nhỏ bé, vô danh, nghèo khổ(ở phố huyện còn thế, vùng xa xôi khác thì sao) 
- Tác phẩm lay tỉnh những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt, khơi trong họ ngọn lửa của lòng khát khao hướng về cuộc sống có ý nghĩa hơn
- Thể hiện tình cảm của Thạch Lam đối với quê hương đất nước
III. Tổng kết:
- ND: Hai đứa trẻ là một truyện ngắn ít tình tiết nhưng người đọc đã hiểu rõ cuộc đời tù túng, quẩn quanh, tàn tạ của những kiếp người vô danh trong xã hội cũ. Truyện đậm chất hiện thực và chan chứa tình cảm yêu thương
- NT: nghệ thuật miêu tả:
Miêu tả tinh tế sự biến thái của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh. Lời văn bình dị nhưng ẩn chứa tình cảm xót thương với những kiếp người lam lũ.
 III. Củng cố: 
Cảnh phố huyện diễn biến theo thời gian(thiên nhiên- con người)
Cảnh đợi tàu
Tấm lòng của Thạch Lam
 IV. Dặn dò:
Học bài, đọc lại tác phẩm
- Chuẩn bị bài Ngữ cảnh
....................................................................................................
Ngày soạn: 2/10/2010
Tiết: 30,31 ppct.
Ngữ cảnh
 A.Mục tiêu bài học:
 - Nắm được khái niệm Ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 - Biết nói và viết cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời có năng lực lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói, câu văn trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
 *Trọng tâm:
 - Làm sáng tỏ khái niệm ngữ cảnh.
 - Các nhân tố của ngữ cảnh(nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ, văn cảnh)
 - Vai trò của ngữ cảnh(đối với người nói, đối với người nghe) 
B. Phương tiện thực hiện:
 SGK, SGV,GA,sách bài tập.
C. Cách thức tiến hành:
 Đọc , thảo luận, gợi tìm, nêu câu hỏi, HD thảo luận và trả lời. 
D. Tiến trình dạy học: 
 I. KTBC:
 Tìm những từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người: chân, tay, đầu, mặt và đặt câu với mỗi từ. 
 II. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Cho biết câu nói trên:
 + Ai nói?
 + Nói ở đâu?
 + “Chưa ra” là hoạt động ntn?
 Ai nói? (chị Tí)
 Nói ở đâu? (phố huyện ...)
 “Họ” là ai? (phu gạo, xe ...)
Ngữ cảnh là gì?
( Là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói sản sinh ra lời nói thích ứng và người nghe lĩnh hội được đúng lời nói)
GV lấy VD. Sau đó hỏi HS về nhân vật giao tiếp?
VD: Câu nói của chị Tí: Bối cảnh XHVN trước CMT8.
Câu nói của chị Tí: ở phố huyện, nơi bán hàng, lúc trời tối ...
VD ở SGK hoặc GV tự lấy VD.
Ngữ cảnh có vai trò ntn đối với người nói khi tạo ra văn bản?
Ngữ cảnh có vai trò ntn đối với người lĩnh hội văn bản?
Tổ 1 chuẩn bị.
Các tổ khác bổ sung
Tổ 2 chuẩn bị.
Các tổ khác bổ sung
Tổ 3 chuẩn bị.
Các tổ khác bổ sung
Tổ 4 chuẩn bị.
Các tổ khác bổ sung
Cả lớp làm chung.
I. Khái niệm:
1. Ví dụ 1:
 “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”
® Nhận xét: Đây là câu hỏi vu vơ. Vì không biết bối cảnh xuất hiện của nó.
2. Ví dụ 2:
 “Đem tối đối với Liên quen lắm ..... chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”
® Nhận xét: Câu nói trong đoạn văn là câu nói xác định được: người nói- thời gian nói- đối tượng được nói đến ...
3. Ngữ cảnh là gì?
Là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
II. Các nhân tố của ngữ cảnh:
1. Nhân vật giao tiếp.
- Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói, người nghe.
- Quan hệ của các nhân vật giao tiếp: đều có một “vai” nhất định. Các vai sẽ chi phối nội dung và hình thức lời nói.
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ.
­ Bối cảnh giao tiếp rộng:
- Những nhân tố về xã hội, địa lý, chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán ...
- Với tác phẩm văn học: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
­ Bối cảnh giao tiếp hẹp:
- Nơi chốn, thời gian, hiện tượng, sự việc xảy ra câu nói.
­ Hiện thực được nói tới:
- Hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp(những yếu tố về thiên nhiên, xã hội)
- Hiện thực bên trong: Tâm trạng của nhân vật giao tiếp(vui, buồn, cười, khóc...)
- Các hiện thực này không chỉ làm nên thông tin miêu tả mà còn làm nên thông tin bộc lộ(thái độ, tình cảm) 
3. Văn cảnh.
Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ có trong văn bản(âm, tiếng, từ ngữ, câu, đoạn trước và sau một đơn vị ngôn ngữ)
III. Vai trò của ngữ cảnh:
1. Đối với người nói khi tạo ra văn bản:
Ngữ cảnh là môi trường sản sinh ra các phát ngôn giao tiếp, nó chi phối cả nội dung và hình thức phát ngôn.
2. Đối với người nghe khi lĩnh hội văn bản:
Nhờ ngữ cảnh mà lĩnh hội được thông tin, giải mã các phát ngôn, hiểu được các thông tin.
IV. Luyện tập:
1. Bài 1
 Căn cứ vào ngữ cảnh, hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong 2 câu:
- Bối cảnh rộng: Thực dân Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng.
- Bối cảnh hẹp: trong trận chiến tiêu diệt đồn Cân Giuộc.
- Nội dung các chi tiết:
Tin kẻ thù đến đã hơn mười tháng, người dân phấp phỏng chờ đợi lệnh của quan trên để đi đánh giặc. Nỗi chờ đợi ấy như trời hạn trông mưa. Chứng kiến những hành động tàn bạo của kẻ thù hoặc nhìn thấy lều trại của chúng người nông dân thấy chướng tai, gai mắt.
2. Bài 2:
Xác định hiện thực trong 2 câu thơ sau:
- Hiện thực bên ngoài: đêm khuya, trống canh dồn
- Hiện thực bên trong: Tâm trạng ngậm ngùi, chua xót của người phụ nữ lận đận, trắc trở trong tình duyên
3. Bài 3: 
Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh, lý giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ của Tú Xương:
- Nhân vật giao tiếp: bà Tú- Người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó nuôi chồng, nuôi con trong xã hội PK.
- Bối cảnh:
+ Bối cảnh giao tiếp rộng: XHPK thời Nho học đã tàn.
+ Bối cảnh của tác phẩm: Tú Xương bày tỏ tình cảm với người vợ của mình khi bà còn sống.
+ Bối cảnh giao tiếp hẹp:
  Thời gian làm việc: quanh năm
  Địa điểm làm việc: Mom sông
  Công việc: buôn bán
- Hiện thực:
+ Bên ngoài: Nuôi con, nuôi chồng ...
 Lặn lội nơi quãng vắng, buổi 
 đò đông ...
+ Bên trong: đành phận ...
 không dám quản công ...
4. Bài 4:
 Những yếu tố trong ngữ cảnh đã chi phối nội dung của từng câu thơ:
- Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác là ngữ cảnh xuất hiện câu thơ. Đó là sự kiện năm Đinh Dậu 1897 chính quyền mới do Pháp lập nên đã tổ chức cho các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường thi Nam Định.
- Câu 2: Sự kiện 2 vợ chồng toàn quyền Đông Dương la Đu- me đến dự lễ xướng danh.
5. Bài 5:
- Câu hỏi cần được hiểu: hỏi về thời gian(bối cảnh giao tiếp hẹp)
- Nhằm mục đích: thông tin về thời gian để bố trí công việc.
 III. Củng cố: 
 - Nắm khái niệm ngữ cảnh, các nhân tố của ngữ cảnh và vai trò của
 ngữ cảnh trong quá trình tạo lập văn bản.
 - Vận dụng làm bài tập.
 IV. Dặn dò:
Học bài, tìm ví dụ để luyện tập
Chuẩn bị bài Chữ người tử tù.

Tài liệu đính kèm:

  • docNU VAN 11T131GDTX.doc