Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 98: Người cầm quyền khôi phục uy quyền V.Huygô

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 98: Người cầm quyền khôi phục uy quyền V.Huygô

Tiết 98

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

V.Huygô

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn khổ.

- Nắm được đặc trưng cơ bản của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của Huy-gô.

 b. Về kĩ năng

 Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 98: Người cầm quyền khôi phục uy quyền V.Huygô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 98
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
V.Huygô
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những con người khốn khổ.
- Nắm được đặc trưng cơ bản của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của Huy-gô.
 b. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.
 c. Về thái độ
Qua việc tiếp nhận văn bản bồi dưỡng và giáo dục học sinh tình yêu thương, lòng nhân đạo giữa con người với con người và thái độ căm ghét cái xấu, cái ác.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
Câu hỏi : Nêu giá trị ND, NT người trong bao
Đáp án : NT Xây dựng biểu tợng và nhân vật điển hình, giọng kẻ chậm rãi vừa giễu cợt , châm biếm , mỉa mai, vừa u buồn ND: Phê phấn sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược , bảo thủ và ích kỉ của 1 bộ phận tri thức Nga cuối cuối TK 19. Khẩn thiết thức tỉnh mọi người : “ Không thể sống mãi như thế được"
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Một nhà văn với tài năng nghệ thuật phong phú đa dạng được nhân loại tôn vinh là người sáng tạo nên những huyền thoại về con người, dùng ngòi bút hát lên những giai điệu yêu thương, muốn sáng tác của mình “ trở nên tiếng dội âm vang” của tất cả những khát vọng cháy bỏng về tự do, hạnh phúc của con người...Con người ấy là nhà văn lớn của nước Pháp và của nhân loại tiến bộ V. Huy-gô.
	Tác phẩm Những người khốn khổ thể hiện khá rõ nét tài năng và cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ sáng tác của V.Huy-gô, được đánh giá là một trong những tác phẩm văn học ưu tú nhất của nền văn học tiến bộ thế giới.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
10
I. Tìm hiểu chung
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
GV nhấn mạnh những nét chính. Bổ sung thêm: - Để lại một sự nghiệp văn học rất đồ sộ, trường thiên, nói như XD: “ Một mình Huy-gô mà đa dạng như nhiều nhà thơ gộp lại”
+ Khuynh hướng sáng tác: Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực. Xuyên suốt sáng tác của Huy-gô là một tư tưởng thấm đẫm tình yêu thương con người nhất là những nguời khốn khổ (cho nên được mệnh danh là nhà văn của những người khốn khổ). Tác phẩm của ông là tấm gương “phản chiếu cách mạng Pháp” trong suốt thế kỉ và “đặc điểm cơ bản của nó là lòng tin tưởng không bờ bến vào phẩm chất tốt đẹp của những người lao động và thái độ phê phán nghiêm khắc chế độ tư bản chủ nghĩa, kẻ đã gây ra bao cảnh lầm than trong xã hội.”
=> Với cống hiến và sức sáng tạo dồi dào gần suốt một thế kỉ, V.H đã trở thành nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn tiến bộ nổi tiếng ở Pháp và thế giới. Năm 1985 vào dịp 100 năm kỉ niệm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỉ niệm long trọng tôn vinh H.G, một danh nhân văn hóa thế giới, một trái tim vĩ đại suốt một đời sống và cống hiến vì một xã hội nhân ái, chỉ có tình yêu...
- Vích-to Huy-gô (1802 - 1885), là nhà văn thiên tài của nước Pháp, danh nhân văn hóa nhân loại, người bạn lớn của những người khốn khổ luôn hoạt động vì sự tiến bộ của con người.
Đọc phần tóm tắt tác phẩm và giới thiệu vài nét về tác phẩm, vị trí đoạn trích?
- Đoạn trích nằm cuối phần thứ nhất: Phăng-tin, thị trưởng Ma-đơ-len rơi vào tay Gia-ve. Phăng-tin tắt thở trước khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái mình.
Gọi HS đọc nhập vai đoạn trích.
25
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhân vật Gia-ve
Nhân vật Gia-ve được hiện lên với bộ mặt, giọng nói, hành động ,... như thế nào?
- Bộ mặt: gớm ghiếc.
- Giọng nói: có cái gì man rợ và điên cuồng, không còn là tiếng người nữa mà là "tiếng thú gầm"
- Cặp mắt: "nhìn như cái móc sắt"
- "Cái cười ghe tởm phô ra cả hai hàm răng"
-> Gia-ve không giống một con người mà trở nên giống thú vật.
Gia-ve cư xử như thế nào với Ma-đơ-len trong trạm xá? 
- Với Giăng Van-giăng:
+ Nói to lên.
+ Ai nói với ta thì phải nói to.
+ Nắm lấy cổ áo – túm một túm lấy cổ áo và ca-vát 
=> Là kẻ hung hăng, hống hách. Gia-ve đã khôi phục được uy quyền
Trước người bệnh Phăng-tin Gia-ve như thế nào?
- Với Phăng-tin: 
+ Quát tháo trong bệnh xá
+ Gọi Phăng-tin là con đĩ, con điếm.
+ Tuyên bố thẳng GiăngVan-giăng là tên kẻ cắp, tên cướp, tên tù khổ sai.
Những lời độc địa ấy khiến Phăng-tin như thế nào?
=> Hành động lỗ mãng, Khiến Phăng-tin bị sốc, đến gần cái chết hơn.
Trước tình mẫu tử? Gia-ve như thế nào?
- Trước tình mẫu tử:
Không hề rung động, trái lại hắn còn dậm chân, quát nạt.
-> Chính hắn đã dập tắt niềm hi vọng cuối cùng của Phăng-tin. Là kẻ trực tiếp gây ra cái chết của Phăng-tin.
Qua các chi tiết đó, em nhận xét gì về nhân vật Gia-ve? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để khắc họa nhân vật này?
=> Là một con ác thú ghê tởm.
=> Nghệ thuật: Kết hợp so sánh với phóng đại và xen lời bình luận ngoại đề làm chân dung nhân vật được hiện lên sinh động, rõ nét.
- Qua nhân vật GiaVe, tác giả muốn vạch trần bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị chà đạp lên số phận của những người dân lương thiện.
c. Củng cố, luyện tập (3')
 Nhận xét chung về nhân vật?
Trong một màn kịch ngắn ngủi, Gia-ve đã bộc lộ bản chất của một hung thần, một con thú dữ, “một con chó giữ nhà trung thành” của xã hội tư bản tàn bạo, sẵn sàng bóp chết một cách tàn nhẫn niềm hy vọng, cái nguyện vọng nhỏ bé nhất, thậm chí cả mạng sống mong manh như chiếc lá sắp rụng của những con người khốn cùng trong xã hội lang sói ấy. Tuy nhiên hắn cũng hết sức hèn nhát và bất lực trước uy thế và hành vi nhân đạo của GiăngVan-giăng.
	Bằng bút pháp tuyệt đối hóa của ngòi bút lãng mạn Huy-gô, Gia-ve được xây dựng như một biểu tượng của cỗ máy luật pháp tư bản tàn nhẫn, là đại diện cho thế lực của cái ác, của bóng đêm.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Phân tích hình tượng nhân vật Gia-ve.
 + Bài mới: Phân tích hình tượng nhân vật Giăng-van-giăng, Phăng-tin.

Tài liệu đính kèm:

  • doc98.doc