Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Tin khối 11 - Mã đề 357

Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Tin khối 11 - Mã đề 357

I. Trắc nghiệm: HS chọn đáp án đúng nhất.

Câu 1: Để khai báo biến bản ghi gián tiếp, ta dùng cú pháp:

A. Type Tênkiểu = record

 tên trường 1 : kiểu 1;

 tên trường 2 : kiểu 2;

 .

 tên trường n : kiểu n;

 end;

 Var tên biến : tên kiểu;

C. Type Tênkiểu : record

 tên trường 1 : kiểu 1;

 tên trường 2 : kiểu 2;

 .

 tên trường n : kiểu n;

 end;

 

doc 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 4825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Tin khối 11 - Mã đề 357", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM 
MÔN Tin KHỐI 11
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(28 câu trắc nghiệm)
Mã đề 357
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Lớp:...............................................................................
I. Trắc nghiệm: HS chọn đáp án đúng nhất.
B. Type Tênkiểu = record
	tên trường 1 = kiểu 1;
	tên trường 2 = kiểu 2;
	...
	tên trường n = kiểu n;
	end;
 Var	tên biến : tên kiểu;
D. Type Tênkiểu : record
	tên trường 1 = kiểu 1;
	tên trường 2 = kiểu 2;
	...
	tên trường n = kiểu n;
	end;
 Var	 tên biến : tên kiểu;
Câu 1: Để khai báo biến bản ghi gián tiếp, ta dùng cú pháp:
A. Type Tênkiểu = record
	tên trường 1 : kiểu 1;
	tên trường 2 : kiểu 2;
	...
	tên trường n : kiểu n;
	end;
 Var	tên biến : tên kiểu;
C. Type Tênkiểu : record
	tên trường 1 : kiểu 1;
	tên trường 2 : kiểu 2;
	...
	tên trường n : kiểu n;
	end;
 Var	tên biến : tên kiểu;
Câu 2: Cho xâu s =’abcdef’ sau khi thực hiện thủ tục delete(s, 5, 2) thì:
A. s = ‘abcde’	B. s = ‘cde’	C. s = ‘abcd’	D. s = ‘abc’
Câu 3: Xâu ‘ABBA’ nhỏ hơn xâu:
A. ‘AAA’	B. ‘B’	C. ‘A’	D. ‘ABA’
B. type Hocsinh : record
	SBD : string[6];
	ten : string[27];
	diem real;
	end;
 var hs1, hs2 : Hocsinh;
D. type Hocsinh = record
	SBD : string[6];
	ten : string[27];
	diem : real;
	end;
 var hs : Hocsinh;
Câu 4: Trong các khai báo sau, khai báo nào đúng?
A. type Hocsinh = record
	SBD = string[6];
	ten = string[27];
	diem = real;
	end;
 var hs : Hocsinh;
C. type Hocsinh = record
	SBD : string[6];
	ten	: string[27];
	diem : real;
	end;
 var hs = Hocsinh;	
Câu 5: Xâu ‘ABBA’ bằng xâu:
A. ‘abba’ B. ‘B’ C. ‘A’	 D. Tất cả A, B, C đều sai. 
Câu 6: Với khai báo A: array[1..100] of integer; thì việt truy xuất đến phần tử thứ 5 như sau:
A. A(5);	B. A[5];	C. A 5;	D. A5;
Câu 7: Xâu ‘ABBA’ lớn hơn xâu:
A. ‘ABC’	B. ‘ABCBA’	C. ‘ABABA’	D. ‘BABA’
Câu 8: Để khai báo mảng 1 chiều cần:(chọn phương án hợp lí nhất)
A. Mô tả kiểu của các phần tử và cách đánh số các phần tử của nó.
B. Mô tả số lượng phần tử.
C. Mô tả cách đánh số các phần tử của nó.
D. Mô tả kiểu của các phần tử.
Câu 9: Cho s1=’010’; s2=’1001010’ hàm pos(s1, s2) cho giá trị bằng:
A. 3	B. 0	C. 4	D. 5
Câu 10: Cho xâu s1=’ PC ’; s2=’IBM486’; sau khi thực hiện thủ tục insert(s1, s2, 4) kết quả là:
A. s1=’ PC ’, s2=’IBM PC 486’	B. s1=’ IBM ’, s2=’PC’
C. s1=’PC’, s2=’PCIBM486’	D. s1=’ PC ’, s2=’IBM’
Câu 11: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Hai xâu bằng nhau nếu chúng giống nhau hoàn toàn.
B. Nếu A và B là các xâu có độ dài khác nhau và A là đoạn đầu của B thì A nhỏ hơn B.
C. Xâu A lớn hơn xâu B nếu độ dài xâu A lớn hơn đô dài xâu
D. B. Xâu A lớn hơn xâu B nếu kí tự đầu tiên khác nhau giữa chúng kể từ trái sang trong xâu A có mã ASCII lớn hơn.
Câu 12: Cú pháp câu lệnh nào sau đây là đúng?
A. Var mang1c : array(1..100) of char;	B. Var mang : array[1...100] of char;
C. Var mang1c : array[1..100] of char;	D. Var mang : array[1-100] of char;
Câu 13: Trên dữ liệu kiểu xâu có các phép toán nào?
A. Phép gán, phép nối và phép so sánh.	B. Phép gán và phép nối.
C. Phép so sánh và phép nối.	D. Phép toán so sánh và phép gán.
Câu 14: Cho s=’123456789’ hàm copy(s, 2, 3) cho giá trị bằng:
A. ‘234’	B. 34	C. 234	D. ‘34’
Câu 15: Cho A=’abc’; B= ‘ABC’; khi đó A+B cho kết quả nào?
A. AaBbCc’	B. ‘ABCabc’	C. ‘aAbBcC’	D. ‘abcABC’
Câu 16: Để khai báo biến kiểu xâu trực tiếp ta sử dụng cú pháp nào?
A. var =string[độ dài lớn nhất của xâu];
B. var :;
C. var =;
D. var :string[độ dài lớn nhất của xâu];
Câu 17: Trong các khai báo sau, khai báo nào đúng?
A. var diachi : string(100);	B. var ten = string[30];
C. var hoten : string[27];	D. var ho = string(20);
Câu 18: Cú pháp câu lệnh nào sau đây là đúng?
A. type mang : array[-100..100, -100..100] of integer;
B. type mang : array[-100 to 100, -100 to 100] of integer;
C. type mang : array[-100..100, -100..100] of integer;
D. type mang = array[-100 to 100, -100 to 100] of integer;
Câu 19: Một kiểu bản ghi được khai báo như sau:
type phanso = record
	tu, mau : integer;
	end;
var p, q : phanso;
Câu lệnh nào trong các câu lệnh sau là không phù hơp?
A. readln(p.tu, p.mau)	B. q:=p	C. p:=q	D. readln(q)
Câu 20: Một kiểu bản ghi được khai báo như sau:
	type phanso = record
	tu, mau : integer;
	end;
 var p, q : phanso;
Câu lệnh nào trong các câu lệnh sau là không phù hợp?
A. p:=q B. writeln(p.tu,’/’,p.mau); C. writeln(‘p=’,p,’q=’,q) 	D. q:=p
Câu 21: Cho xâu s1 =’123’; s2 = ‘abc’ sau khi thực hiện thủ tục insert(s1, s2, 2) thì:
A. s1 = ‘123’; s2 = ‘12abc’	B. s1 = ‘123’; s2=’a123bc’
C. s1 = ‘1abc23’; s2=’abc’	D. s1 = ‘ab123’; s2=’abc’
Câu 22: Kiểu dữ liệu của các phần tử trong mảng là:
A. Mỗi phần tử có một kiểu.	B. Có cùng một kiểu đó là kiểu số thực.
C. Có cùng một kiểu đó là kiểu số nguyên.	D. Có cùng một kiểu dữ liệu.
Câu 23: Cú pháp câu lệnh nào sau đây là đúng?
A. type mang = array[-100 to 100] of integer;	B. type mang : array[-100..100] of integer;
C. type mang : array[-100 to 100] of integer;	D. type mang = array[-100..100] of integer;
Câu 24: Để truy cập đến dữ liệu của một trường nào đó trên biến bản ghi ta sử dụng cú pháp:
A. Tên biến:tên trường B. Tên biến.tên trường; C. Tên trường:tên biến; 	D. Tên trường.tên biến;
Câu 25: Cho s=’500 ki tu’, hàm length(s) cho giá trị bằng:
A. 500	B. 9	C. ‘5’	D. ‘500’
Câu 26: Cho xâu s=’123456789’, sau khi thực hiện thủ tục delete(s, 3, 4) thì:
A. s = ‘1256789’	B. s = ‘12789’	C. s = ‘123789’	D. s = ‘’
Câu 27: Với khai báo A: array[1..100, 1..100] of integer; thì việc truy cập đến các phần tử như sau:
A. A[i,j]	B. A[i;j]	C. A(i,j)	D. A(i;j)
Câu 28: Số phần tử của mảng một chiều là:
A. Vô hạn.	B. Có nhiều nhất 1000 phần tử.
C. Có nhiều nhất 100 phần tử.	D. Có giới hạn.
II. Tự luận: (3đ)
Viết chương trình nhập váo mảng 1 chiều các số nguyên rồi thực hiện các công việc sau:
aa) Tìm giá trị trung bình của các phần tử.
 b) Đếm số phần tử có giá trị lớn hơn giá trị trung bình.------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kt k11tt(1).doc