Đề kiểm tra 1 tiết - Môn Sinh 11 kì I, kì II

Đề kiểm tra 1 tiết - Môn Sinh 11 kì I, kì II

 MỤC TIÊU KIỂM TRA:

1. Kiến thức.

- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các bài 1-8 chương 1

 - Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.

 2. Kỹ năng.

 Kĩ năng làm bài thi tự luận và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

 3. Thái độ.

- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT;

- Tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS.

4. Định hướng năng lực:

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

 

docx 20 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1412Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết - Môn Sinh 11 kì I, kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT, môn sinh 11, HK1
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
1. Kiến thức.
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các bài 1-8 chương 1
 - Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
 2. Kỹ năng.
 Kĩ năng làm bài thi tự luận và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
 3. Thái độ.
- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT; 
- Tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS.
4. Định hướng năng lực:
- NL nhận thức sinh học
- NL tìm hiểu thế giới sống
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
Hình thức kiểm tra: TNKQ + Tự luận. (Tỉ lệ: 70 % trắc nghiệm, 30% tự luận)
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Chuyển hóa VC NL ở TV
Bài 1-3
- Trình bày đặc điểm TB lông hút phù hợp với chức năng hút nước
- Giải thích hiện tượng rỉ nhựa ứ giọt
- Tại sao trong cây cần có hai dòng vận chuyển vận chất
- Tại sao loài đước sú vẹt có thể sống trên đất ngập mặn
Số câu: 12 TN + 1/2 TL
Số điểm: 4,0 
Tỷ lệ: 40%
Số câu: 5TN + 1/2 TL
Số điểm: 2,25
Tỷ lệ: 22,5%
Số câu: 5 TN
Số điểm: 1,25
Tỷ lệ: 12,5%
Số câu: 2TN
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Chuyển hóa VC NL ở TV
Bài 4-7
- Trình bày nguyên tố khoáng thiết yếu
- Giải thích nguồn cung cấp nito cho cây
- Đề xuất giả pháp bón phân hợp lí
- Đánh giá vai trò VSV cố định đạm
Số câu: 8 TN + 1/2 TL
Số điểm: 4,0
Tỷ lệ: 40%
Số câu: 4TN
Số điểm: 1,0
Tỷ lệ: 10%
 Số câu: 3 TN
Số điểm: 0,75
Tỷ lệ: 7,5%
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,25
Tỷ lệ: 2,5%
 Số câu: 1/2TL
Số điểm: 2,0
Tỷ lệ: 20%
Chuyển hóa VC NL ở TV
Bài 8-9
- So sánh vai trò các sắc tố quang hợp
- Đề xuất biện pháp tăng năng suất cây trồng
Số câu: 8 TN 
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 3TN
Số điểm: 0,75
Tỷ lệ: 7,5%
Số câu: 5TN
Số điểm: 1,25
Tỷ lệ: 12,5%
Tổng số câu: 28TN + 1 TL
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
Số câu: 20TN +1/2TL 
Số điểm: 6,0
Tỷ lệ: 60%
Số câu: 8 TN + 1/2TL
Số điểm: 4,0
Tỷ lệ: 40%
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
I. Trắc nghiệm: 70% ( 7đ)
1. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua
A. Miền lông hút.    B. Miền chóp rễ. C. Miền sinh trưởng.    D. Miền trưởng thàn
2. Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường
A. Quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.
B. Quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.
C. Quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.	
D. Quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
3. Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. Thẩm thấu.    B. Cần tiêu tốn năng lượng.
C. Nhờ các bơm ion.    D. Chủ động.
4. Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào
A. Hoạt động trao đổi chất.    B. Chênh lệch nồng độ ion.
C. Cung cấp năng lượng.     D. Hoạt động thẩm thấu
5. Trong rễ, bộ phận quan trọng nhất giúp cây hút nước và muối khoáng là
A. Miền lông hút.     B. Miền sinh trưởng.
C. Miền chóp rễ.     D. Miền trưởng thành.
6. Trong các biện pháp sau:
(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
(2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
(3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.
(4) Vun gốc và xới đất cho cây.
Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?
A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.
7. Điều không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ là các ion khoáng
A. Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
B. Hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).
C. Thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
D. Khếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
8. Sự hấp thụ khoáng thụ động của tế bào không phụ thuộc vào:
(1) Hoạt động trao đổi chất.       (2) Sự chênh lệch nồng độ ion.
(3) Năng lượng.        (4) Hoạt động thẩm thấu.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
 A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.
9. Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và?
A. Tế bào nội bì.     B. Tế bào lông hút. C. Mạch ống.     D. Tế bào biểu bì
10. Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa
A. Lá và rễ.    B. Cành và lá. C. Rễ và thân.    D. Thân và lá.
11. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. Từ mạch gỗ sang mạch rây
C. Từ mạch rây sang mạch gỗ D. Qua mạch gỗ
12. Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?
A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.
B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.
13. Khi tế bào khí khổng no nước thì
A. Thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
C. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
D. Thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.
14. Cho các đặc điểm sau:
(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
(2) Vận tốc lớn.
(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
(4) Vận tốc nhỏ.
Con đường thoát hơi nước qua cutin có bao nhiêu đặc điểm trên?
A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.
15. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là
A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
16. Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?
A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
17. Khi làm thí nghiệm trộng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở nhưng lá già. Nguyên tố khoáng đó là
A. Nitơ.       B. Canxi. C. Sắt.       D. Lưu huỳnh.
18. Vai trò của phôtpho trong cơ thể thực vật:
A. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.
B. Là thành phần của protein, axit nucleic.
C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt họa enzim, mở khí khổng.
D. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
19. Khi thiếu Photpho, cây có những biểu hiện như
A. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
B. Lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. Sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.
20. Khi thiếu kali, cây có những biểu hiện như
A. Lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. Sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.
D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
21. Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật:
A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP
22. Cây hấp thụ nitơ ở dạng
A. N2+ và NO3-.       B. N2+ và NH3+. C. NH4+ và NO3-.       D. NH4- và NO3
23. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là
A. Lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. Sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá.
C. Lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
24. Các tilacôit không chứa
A. các sắc tố. B. các trung tâm phản ứng.
C. các chất truyền electron. D. enzim cacbôxi hóa.
25. Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b.
C. Diệp lục a, b. D. Diệp lục a, b và carôtenôit.
26. Trong các phát biểu sau :
(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.
(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
(5) Điều hòa không khí.
Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?
A. 2.         B. 3.        C. 4.         D. 5.
27. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích lũy năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ.
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. D. Điều hòa không khí.
28 Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng
A. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
B. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
C. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.
D. Thành năng lượng trong các liên kết hó học trong ATP.
II. Tự luận 30%
Câu 1 (3đ)
1.1.Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Vì sao? ( 1, 5 đ)
1.2.Vì sao chúng ta cần phải bón phân với liều lượng hợp lí, tuỳ thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng? (1,5đ)
Đáp án
1. Trắc nghiệm 7Đ
1A
2A
3B
4C
5D
6C
7A
8A
9B
10A
11C
12B
13A
14A
15C
16A
17D
18D
19C
20A
21A
22B
23D
24A
25D
26C
27A
28D
2. Tự luận 3Đ
1.1.Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Vì sao?
Trả lời: Cây trong vườn, Trên bề mặt lá, lớp cutin là bộ phận có tác dụng che chắn, giảm thiểu tác động bất lợi của ánh sáng mặt trời lên các bộ phận chức năng bên trong của lá. Nói cách khác, cutin được xem như một lớp cách nhiệt. Lớp cutin càng dày (tầng bảo vệ càng kiên cố) thì quá trình thoát hơi nước qua cutin diễn ra càng hạn chế và ngược lại. Mặt khác, càng sống ở những nơi thoáng đãng như vùng đồi thì ánh sáng trực tiếp chiếu xuống bề mặt lá càng mạnh và để thích ứng, lớp cutin sẽ càng dày để tăng khả năng bảo vệ và ngược lại, những cây sống ở trong vườn thì thường là cây ưa bóng, quen sống dưới ánh sáng tán xạ nên lớp cutin trên bề mặt lá thường rất mỏng. Điều này cũng đồng nghĩa với cường độ thoát hơi nước qua cutin ở những cây sống trong vườn sẽ mạnh hơn so với cây trên đồi.
1.2.Vì sao chúng ta cần phải bón phân với liều lượng hợp lí, tuỳ thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng? ...  sản bằng phân mảnh và trinh sản ở động vật. 
- Thế nào là sinh sản sinh dưỡng? Sinh sản sinh dưỡng có vai trò gì đối với ngành Nông nghiệp?
- Cho ví dụ về vài loài động vật đẻ trứng và đẻ con. Nêu ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các động vật khác. 
Số câu:12TN+1/2TL
Số điểm: 4
Tỉ lệ:40%
Số câu: 5TN+1/2TL
Số điểm: 2,25
Tỉ lệ:22,5%
Số câu:5TN
Số điểm: 1,25%
Tỉ lệ:12,5%
Số câu:2TN
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ:5%
Sinh sản ở thực vật
- Khái niệm thụ phấn
- Các hình thức thụ phấn
- Lợi ích của nhân giống vô tính
- Tạo quả, hạt
- Mục đích của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép
Số câu:
8TN+1/2TL
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu:4TN
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:3TN
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5%	
Số câu:1TN
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu:½ TL
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Sinh sản ở động vật
- Các hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính
- Phân biệt các hình thức thụ tinh
Số câu:8 TN
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:3TN
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5
Số câu:5TN
Số điểm: 1,25
Tỉ lệ: 12,5%
Tổng số câu:
28 TN +1TL
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Tổng số câu:
20 TN +1/2TL
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ: 60%
Tổng số câu:
8TN +1/2TL
Số điểm: 4,0
Tỉ lệ: 40%
IV. ĐỀ RA
1. Trắc nghiệm 70% (7đ)
1. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là
A.  Làm tăng kích thước chiều dài của cây
B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
C. Diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
2. Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:
A. Mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên →  mô phân sinh đỉnh rễ
B. Mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ →  mô phân sinh bên
C. Mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên →  mô phân sinh bên
D. Mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn →  mô phân sinh đỉnh rễ
3.  Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây
A. Do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
B. Do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
C. Do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
D. Do mô phân sinh lóng của cây tạo ra
4. Biến thái là sự thay đổi
A. Đột ngột về hình thái,  cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
B. Từ từ về hình thái,  cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
C. Đột ngột về hình thái,  cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
D. Từ từ về hình thái,  cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
 5. Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển
A. Hoàn thiện,  qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
B. Chưa hoàn thiện,  qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
C. Chưa hoàn thiện,  qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
D. Chưa hoàn thiện,  qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
6.  Gibêrelin có vai trò
A. Làm tăng số lần nguyên phân,  tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân
B. Làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân
C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm  chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân
D. Làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân
7. Auxin chủ yếu sinh ra ở
A. đỉnh của thân và cành B. lá, rễ	
C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả D. Thân, cành
8.  Vai trò  chủ yếu của axit abxixic (AAB)  là kìm hãm sự sinh trưởng của
A. Cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở
B. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng
C. Cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng
D. Cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở
9.  Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả
A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn,  trí tuệ kém
B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ
D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển
10. Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là
A. Yếu tố di truyền       B. Hoocmôn C. Thức ăn       D. Nhiệt độ và ánh sáng
11. Ơstrogen được sinh ra ở
A. Tuyến giáp       B. Buồng trứng C. Tuyến yên       D. Tinh hoàn
12. Hoocmôn sinh trưởng (GH)  được sinh sản ra ở
A. Tuyến giáp       B. Buồng trứng C. Tuyến yên       D. Tinh hoàn
13. Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính
A. Giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
B. Giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
C. Giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
D. Giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
14. Trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng
A. Rễ phụ       B. Lóng C. Thân rễ       D. Thân bò
15. Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST)
A. Lưỡng bội và hình thành cây đơn bội B. Đơn bội và hình thành cây lưỡng bội
C. Đơn bội và hình thành cây đơn bội D. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội
16. Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là
A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi
B. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền
D. Hình thức sinh sản phổ biến.
17. Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp
A. Hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội
B. Nhân quả 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
C. Nhân của giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử
D. Của hai tinh tử với trứng trong túi phôi
 18. Sau khi đẻ, gà mẹ thường ấp trứng cho đến khi những quả trứng nở ra gà con. Ví dụ trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật ?
   A. Nguồn dinh dưỡng B. Nhiệt độ C. Ánh sáng    D. Nước	
 19. Tự thụ phấn là sự	
A. Thụ phấn của hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài
B. Thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây
C. Thụ phấn của hạt phấn của cây này với cây khác loài
D. Kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác
20 .Ở cây có hoa, giao tử đực được hình thành từ tế bào mẹ
A. Giảm phân cho 4 tiểu bao tử →  1 tiểu bao tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn →  tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực
B. Nguyên phân 2 lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào từ nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực
C. Giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực
D. Giảm phân cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bảo tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực
21. Điều không đúng với sinh sản vô tính ở động vật là
A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường
B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các  thế hệ cơ thể
C. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn
D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường
22. Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể
A. Sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
B. Luôn xinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
C. Sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
D. Luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
23. Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể
A. Sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
B. Luôn xinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
C. Sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
D. Luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
24. Hình thức sinh sản vô tính đơn giản nhất ở động vật là
A. Nảy chồi       B. Trinh sinh C. Phân mảnh       D. Phân đôi
25. Điều nào sau đây nói về hướng tiến hóa về sinh sản của động vật?
A. Từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con
B. Từ sinh sản hữu tính đến sinh sản vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con
C. Từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, tự đẻ trứng đến đẻ con
D. Từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng
26. Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là sự kết hợp
A. Của hai giao tử đực và giao tử cái
B. Của nhiều giao tử đực với một giao tử cái
C. Các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân của giao tử cái
D. Bội NST đơn bội (n) của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ NST lưỡng bội (2n) ở hợp tử
27. Điều không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật là
A. Tự phối (tự thụ tinh) là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính
B. Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh
C. Giao phối (thụ tinh chéo) là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau
D. Một số dạng động vật lưỡng tính vẫn xảy ra thụ tinh chéo
28. Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì
A. Không nhất thiết phải cần môi trường nước
B. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường
C. Hạn chế tiêu tốn năng lượng D. Cho hiệu suất thụ tinh cao
2. Tự luận 30%
Câu 1 (3Đ)
1.1. Nêu tác dụng sinh lí của hooc môn sinh trưởng và hooc môn tirôxin ở động vật có xương sống. (1,5Đ)
1.2 Thế nào là sinh sản sinh dưỡng? Sinh sản sinh dưỡng có vai trò gì đối với ngành Nông nghiệp? (1,5Đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ HỌC KÌ II
Phần 1: Trắc nghiệm (7đ)
1A,2A,3A,4A,5B,6C,7A,8A,9B,10C,11A,12B,13A,14C,15A,16B,17B,18B,19B,20B,21A,22A,23A,24B,25B,26B,27B,28A.
Phần 2: Tự luận (3đ)
CÂU
NỘI DUNG TRẢ LỜI
ĐIỂM
1.1
Tác dụng sinh lí của hooc môn sinh trưởng và hooc môn tirôxin ở động vật có xương sống.
* Hooc môn sinh trưởng:
- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin.
 - Kích thích xương phát triển
* Tiroxin: 
- Khích thích chuyển hóa ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
1đ
1.2
- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận của cơ thể mẹ(thân, lá, rễ). 
Ví dụ: tre, mía, khoai tây
- Vai trò của sinh sản vô tính đối với ngành Nông nghiệp:
+ Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người.
+ Nhân nhanh giống cây trồng trong thời gian ngắn.
+ Tạo giống cây sạch bệnh.
+ Phục chế giống cây quý đang bị thoái hóa.
+ Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp.
2đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_11_ki_i_ki_ii.docx