Đề cương ôn tập Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề: Peptit

Đề cương ôn tập Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề: Peptit

a. Các khái niệm.

- Liên kết peptit là liên kết giữa nhóm -CO- và -NH- => -CO-HN-, liên kết này kém bền trong môi trường axit, môi trường kiềm và nhiệt độ.

- Peptit là những hợp chất có từ 2- 50 gốc - aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

Như vậy: Peptit là trong phân tử có liên kết peptit: -CO-HN-. Sự tạo thành peptit do sự trùng ngưng của các  - aminoaxit.

* Lưu ý: Một liên kết peptit hình thành thì tách ra một phân tử H2O.

 

doc 16 trang Người đăng Thùy-Nguyễn Ngày đăng 29/05/2024 Lượt xem 146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề: Peptit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. PEPTIT
 a. Các khái niệm. 
- Liên kết peptit là liên kết giữa nhóm -CO- và -NH- => -CO-HN-, liên kết này kém bền trong môi trường axit, môi trường kiềm và nhiệt độ. 
- Peptit là những hợp chất có từ 2- 50 gốc - aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
 Như vậy: Peptit là trong phân tử có liên kết peptit: -CO-HN-. Sự tạo thành peptit do sự trùng ngưng của các a - aminoaxit.
* Lưu ý: Một liên kết peptit hình thành thì tách ra một phân tử H2O.
b. Phân loại.
Gồm hai loại
a. Oligopeptit: Là peptit trong phân tử có chứa từ 2-10 gốc- aminoaxit 
b. Polipeptit: Là peptit trong phân tử có chứa từ 11- 50 gốc- aminoaxit
c. Danh pháp. 
c.1. Cấu tạo và đồng nhân.
- Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α-amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm -NH2, amino axit đầu C còn nhóm -COOH
- Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại n peptit sẽ là n!
- Nếu trong phân tử peptit có i cặp gốc α-amino axit giống nhau thì số đồng phân chỉ còn n!/2i
- Nếu có n amino axit cấu tạo thành peptit thì số liên kết peptit tạo thành là n – 1
- Nếu có n amino axit thì số peptit loại n tạo thành là n2
c.2. Danh pháp.
 Tên của peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α-amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên). 
Ví dụ: H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH: Glyxylalanylglyxin.
 Tên thu gọn: Gly-Ala-Gly. 
d. Tính chất hóa học: 
d.1: Phản ứng thủy phân:
Khi thủy phân peptit thu được sản phẩm là hỗn hỗn hợp các peptit mạch ngắn hơn
Nếu thủy phân hoàn toàn thì thu được hỗn hợp các a-aminoaxit
 Thí dụ: Gly - Gly - Gly-Gly + H2O → Gly + Gly - Gly-Gly 
 Gly - Gly - Gly-Gly + 3H2O→ 4Gly
Phương trình tổng quát để làm bài tập:
 peptit + (n-1) H2O → n. a-amioaxit
Từ phương trình này áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta giải một số dạng bài tập quan trọng( sẽ trình bày ở phần sau)
 d.2: Phản ứng màu biure: 
 - petit + Cu(OH)2/OH- tạo phức màu xanh tím đặc trưng.
* các aminoaxit và đipeptit không tham gia phản ứng biure. 
2. PROTEIN. 
a. Tính chất vật lí.
a.1. Hình dạng: 
- Dạng sợi: karetin( tóc, móng sừng..), miozin( bắp thịt...), fibroin( tơ tằm...)
- Dạng hình cầu: anbumin( lòng trắng trứng...), hemoglobin( trong máu...)
a.2. Tính tan trong nước: 
- protein hình sợi không tan trong nước. 
- protein hình cầu tan trong nước.
b. Tính chất hóa học: (tương tự peptit)
- Thủy phân protein thu được chuỗi polipeptit, nếu thủy phân đến cùng thu được hỗn hợp các a-amioaxit.
- protein tạo phức màu xanh tím với đặc trưng với Cu(OH)2/OH- ( phản ứng màu biure) 
C. CÁC DẠNG BÀI TẬP CỦA PEPTIT-PROTEIN
Dạng 1: Xác định loại peptit nếu đề cho khối lượng phân tử M:
(đipeptit, tripetit, tetrapetit, pentapeptit)
+ Từ phương trình tổng quát:
 n.aminoaxit → (peptit) + (n-1)H2O ( phản ứng trùng ngưng ) 
+ Áp dụng bảo tào khối lượng phân tử cho phương trình trên ta có: 
 n.Ma.a = Mp + (n-1)18. Tùy theo đề cho aminoaxit mà ta thay vào phương trình tìm ra n rồi chọn đáp án. 
Thí dụ 1: Cho peptit X chỉ do n gốc glyxin tạo nên có khối lượng phân tử là 303 đvC. Peptit X thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit. 
Giải:
 n.Gly → (X) + (n-1)H2O
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n = 303 + (n-1)18 => n = 5. Vậy (X) là pentapeptit. Chọn đáp án D. 
Thí dụ 2: Cho peptit X chỉ do m gốc alanin tạo nên có khối lượng phân tử là 231 đvC. Peptit X thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit. 
Giải:
 n.Ala → (X) + (m-1)H2O
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
89.m = 231 + (m-1)18 => m = 3. Vậy X là tripeptit. Chọn đáp án A. 
Thí dụ 3: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 274 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit
Giải:
 n.Gly + m.Ala → (X) + (n + m-1)H2O
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n + 89.m = 274 + (n + m-1)18 
=> 57.n + 71.m = 256.
Lập bảng biện luận: 
 n 1 2 3
 m 2 . 
Chỉ có cặp n=2, m=2 thõa mãn. Vậy X là tetrapeptit. Chọn đáp án C. 
 Thí dụ 4: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 345 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Giải:
 n.Gly + m.Ala → (X) + (n + m-1)H2O
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n + 89.m = 345 + (n + m-1)18 
=> 57.n + 71.m =327.
Lập bảng biện luận: 
 n 1 2 3
 m 3 . 
Chỉ có cặp n = 2, m = 3 thõa mãn. Vậy X là pentapeptit. Chọn đáp án C. 
Thí dụ 5: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 203 đvC. Trong (X) có ? 
A. 2 gốc gly và 1 gốc ala.	 	B. 1 gốc gly và 2 gốc ala.
B. 2 gốc gly và 2 gốc ala. 	D. 2 gốc gly và 3 gốc ala.
Giải:
 n.Gly + m.Ala → (X) + (n + m-1)H2O
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n + 89.m = 203 + (n + m-1)18 
=> 57.n + 71.m =185.
Lập bảng biện luận: 
 n 1 2 3
 m 1 . 
Chỉ có cặp n = 2, m = 1 thõa mãn. Vậy trong (X) có 2 gốc glyxyl và 1 gốc alanyl. (X) thuộc loại tripeptit. Chọn đáp án A. 
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là 189 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Câu 2: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là 303 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Câu 3: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 160 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Câu 4: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Câu 5: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc valin có khối lượng phân tử là 315 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Câu 6: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc valin có khối lượng phân tử là 711 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. heptapeptit.
Câu 7: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 306 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit
Câu 8: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 339 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Câu 9: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 217 đvC. Trong peptit (X) có ?
 A. 2 gốc glyxin và 1 gốc alanin.	B. 1 gốc glyxin và 2 gốc alanin.	
 C. 2 gốc glyxin và 2 gốc alanin. 	 D. 1 gốc glyxin và 3 gốc alanin.
Câu 10: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 345 đvC. Trong peptit (X) có ?
 A. 2 gốc glyxin và 1 gốc alanin.	B. 1 gốc glyxin và 2 gốc alanin.	
 C. 2 gốc glyxin và 2 gốc alanin. 	 D. 2 gốc glyxin và 3 gốc alanin.
Câu 11: Khối lượng phân tử của glyxylalanylglixin( Gly-Ala-Gly) là ?
A. 203 đvC.	B. 211 đvC.	C. 239 đvC.	D. 185 đvC.
Câu 12: Khối lượng phân tử của glyxylalanylvalin (Gly-Ala-Val) là ?
A. 203 đvC.	B. 211 đvC.	C. 245 đvC.	D. 185 đvC.
Câu 13: Khối lượng phân tử của Gly-Ala-Gly-Ala-Val là ?
A. 445 đvC.	B. 373 đvC.	C. 391 đvC.	D. 427 đvC.
Câu 14: Peptit nào có khối lượng phân tử là 358 đvC ?
A. Gly-Ala-Gly-Ala.	B. Gly-Ala-Ala-Val.
C. Val-Ala-Ala-Val.	D. Gly-Val-Val-Ala.
Câu 15: Peptit nào có khối lượng phân tử là 217 đvC ?
A. Ala-Gly-Ala.	B. Ala-Ala-Val.
C. Val-Ala-Ala-Val.	D. Gly-Val-Ala.
-------------------------- HẾT --------------------------
Đáp án: Vấn đề 1
1A
2D
3A
4C
5A
6D
7C
8D
9B
10D
11A
12C
13C
14B
15A
16

Dạng 2: Xác định loại peptit nếu đề cho khối lượng của aminoaxit, peptit. 
Từ phương trình tổng quát: (phản ứng thủy phân)
Peptit (X) + (n-1)H2O n. Aminoaxit 
 theo phương trình: n-1(mol)......n (mol)
 theo đề ...?............?... 
Theo đề cho ta tìm được số mol aminoaxit và áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tam tính được số mol H2O. Lí luận vào phương trình ta tìm được số gốc aminoaxit. 
Các thí dụ minh họa:
Thí dụ 1: 
Cho 9,84 gam peptit (X) do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 12 gam glyxin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ?
A. đipetit.	B. tripetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Giải:
Số mol glyxin : 12/75 = 0,16 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ( tìm số mol H2O)
mX + mH2O = mglixin => nH2O = (mglixin - mX) :18 =
 = (12 - 9,48) : 18 = 0,12 mol 
phương trình: Peptit (X) + (n-1)H2O n.glyxin
 theo phương trình: n-1 (mol).....n (mol)
 theo đề 0,12 mol 0,16 mol
Giải ra n = 4. Vậy có 4 gốc glyxyl trong (X). Hay (X) là tetrapetit. Chọn đáp án C. 
Thí dụ 2:
Cho 20,79 gam peptit (X) do n gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 24,03gam alanin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ?
A. đipetit.	B. tripetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Giải:
Số mol alanin: 24,03/89 = 0,27 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ( tìm số mol H2O)
mX + mH2O = mglixin => nH2O = (malanin - mX) :18 =
 = (24,03 – 20,79) :18 = 0,18 mol 
phương trình: Peptit (X) + (n-1)H2O n.glyxin
 theo phương trình: n-1 (mol).....n (mol)
 theo đề 0,18 mol 0,27 mol
Giải ra n = 3. Vậy có 3 gốc glyxyl trong (X). Hay (X) là tripetit. Chọn đáp án B. 
Thí dụ 3:
Khi thủy phân hoàn toàn 20,3 gam một oligopeptit (X) thu được 8,9 gam alanin và 15 gam glyxin. (X) là ?
A. tripeptit.	B. tetrapeptit.	C. pentapeptit.	D. đipeptit.
Giải:
Số mol alanin: 8,9/89 = 0,1 (mol)
Số mol glyxin: 15/75 = 0,2 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ( tìm số mol H2O)
mX + mH2O = mglixin => nH2O = (malanin + malanin - mX) :18 =
 = (8,9 + 15 – 20,3) :18 = 0,2 mol 
phương trình: Peptit (X) + (n + m -1)H2O n.glyxin + m.alanin
 theo phương trình: n + m -1 (mol)......n (mol) .....m (mol)
 theo đề 0,2 mol ... 0,2 (mol) ...0,1 (mol) 
Giải ra n = 2, m = 1. Vậy có 2 gốc glyxyl và 1 gốc alanyl trong (X). Hay (X) là tripetit. Chọn đáp án A. 
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Cho 26,46 gam peptit (X) do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 31,5 gam glyxin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ?
A. đipetit.	B. tripetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Câu 2: Cho 13,2 gam peptit (X) do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 15 gam glyxin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Câu 3: Thủy phân 73,8 gam một peptit chỉ thu được 90 gam glyxin( axit aminoaxetic duy nhất ). Peptit ban đầu là ?
A. đipeptit.	B. tripeptit.	C. tetrapeptit.	D. pentapeptit.
Câu 4: Cho 30,3 gam peptit (X) do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn to ... -- HẾT -----------------------
Đáp án vấn đề 3 
1D
2B
3A
4B
5C
6A
7C
8C
9
10
11
12
 
Vấn đề 4: Tính khối lượng peptit.
-------------------------------------------- 
Thí dụ 1:
 Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 13,5 gam Gly;15,84 gam Gly-Gly . Giá trị m là ?
A. 26,24.	B. 29,34.	C. 22,86. 	D. 23,94. 
Giải:
	Tính số mol các peptit sản phẩm :
	 Gly : 13,5/75 = 0,18 mol.
	 Gly-Gly: 15,84/132= 0,12 mol 
	Phương trình thủy phân:
	 Gly-Gly – Gly → 3Gly
	 0,06 (mol)<.. 0,18 (mol)
	 2Gly-Gly-Gly→ 3Gly-Gly
	 0,08 (mol) <.. 0,12 (mol)
	Tổng số mol: 0,06+ 0,08= 0,14 (mol)
	 m = 0,14x(75x3-18x2)= 26,46 gam
* Có thể áp dụng công thức tính nhanh số mol của peptit ban đầu:
 	 npeptit ban đầu = (i.npeptit sản phẩm ) : n = ( 1x0,18+2x0,12) : 3= 0,14 (mol)
 	 mpeptit ban đầu= 0,14x(75x3-18x2) = 26,24 gam. 
Thí dụ 2: 
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
	A. 90,6.	B. 111,74.	C. 81,54.	D. 66,44.
( ĐH khối A-2011)
Giải : 
Tính số mol các peptit sản phẩm.
 	Ala: 24,48/89= 0,32 mol
Ala-Ala: 32/160 = 0,2 mol
Ala-Ala-Ala: 27,72 : 231 = 0,2 mol
Phương trình thủy phân thu gọn:
Ala-Ala-Ala-Ala→ 4. Ala
0,08 mol <...... 0,32 mol
Ala-Ala-Ala-Ala→ 2 Ala
0,1 mol	<...... 0,2 mol
3Ala-Ala-Ala-Ala→ 4Ala-Ala-Ala
0,09<...... 0,12 mol
Tổng số mol tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala 0,08 + 0,1+ 0,09=0,27 mol.
Vậy khối lượng tetra peptit là ? m=0,27x(89x4 - 18x3) = 81,54 gam. Chọn đáp án C.
* Có thể áp dụng công thức tính nhanh số mol của peptit ban đầu:
 	 npeptit ban đầu = (i.npeptit sản phẩm ) : n
Áp dụng cho bài trên là ntetra= [1x0,32 + 2x0,2 + 3x0,12]: 4 = 0,27 mol
Thí dụ 3: 
Thủy phân hết m gam tetrapeptit: Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 30 gam Gly; 21,12 gam Gly-Gly và 15,12 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là
	A.66,24.	B. 59,04.	C. 66,06.	D. 66,44.
 Giải : 
Tính số mol các peptit sản phẩm.
 	Gly: 30/75= 0,4 mol
Gly - Gly: 21,12/132 = 0,16 mol
Gly - Gly - Gly: 15,12 : 189 = 0,08 mol
Phương trình thủy phân thu gọn:
Gly-Gly-Gly-Gly → 4. Gly
0,1 mol <...... 0,4 mol
Gly-Gly-Gly-Gly → 2 Gly
 0,08 mol	<...... 0,16 mol
 Gly-Gly-Gly-Gly → 4Gly-Gly-Gly
 0,06 mol <...... 0,08 mol
Tổng số mol tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly: 0,1 + 0,08+ 0,06=0,24 mol.
Vậy khối lượng tetra peptit là ? m=0,24x(75x4 - 18x3) = 59,04 gam. Chọn đáp án B.
* Có thể áp dụng công thức tính nhanh số mol của peptit ban đầu: 
 	 npeptit ban đầu = (i.npeptit sản phẩm ) : n
Áp dụng cho bài trên là ntetra= [1x0,4 + 2x0,16 + 3x0,08]: 4 = 0,24 mol
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn hỡp gồm 20,25 gam Gly; 23,76 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?
A. 39,69.	B. 26,24.	C. 44,01.	D. 39,15.
Câu 2: Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 9 gam Gly; 3,96 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?
A. 11,88.	B. 12,6.	C. 12,96.	D. 11,34.
Câu 3: Thủy phân hết m gam tripeptit : Ala-Ala-Ala( mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 8,01 gam Ala; 4,8 gam Ala-Ala. Giá trị m là ?
A. 11,88.	B. 9,45.	C. 12,81.	D. 11,34.
Câu 4: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 0,24 mol Ala, 0,16 mol Ala-Ala và 0,1mol Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 27,784.	B. 72,48.	C. 81,54.	D. 132,88.
--------------------Hết-----------------
Đáp án: Vấn đề 4
1A
2D
3B
4B
5
6
7
8
9
10

Vấn đề 5: Xác định KLPT của Protein (M)
 Thông qua giả thiết % ngyên tố vi lượng trong Protein ta tìm được khối lượng phân tử M. Lí luận như sau : 
	- cứ 100 gam protein thì có %A gam nguyên tố vi lượng
	- cứ 1 phân tử có Mp có MA gam nguyên tố vi lượng
Vậy : 
Trong đó : Mp là khối lượng phân tử cần tính của protein
 MA là khối lượngnguyên tử của nguyên tố vi lượng có protein đó. 
Như vậy HS cần nhớ công thức này để làm bài tập. 
Thí dụ 1: 
Một protein có chứa 0,312 % kali. Biết 1 phân tử protein này có chứa 1 nguyên tử kali. Xác định khối lượng phân tử của protein ?
A. 14000 đvC.	B. 12500.	C. 13500 đvC.	D. 15400 đvC.
Giải
Áp dụng công thức : = 39x100: 0,312=12500 đvC. Chọn đáp án B. 
Thí dụ 2: 
Một protein có chứa 0,1 % nitơ. Biết 1 phân tử protein này có chứa 1 nguyên tử nitơ. Xác định khối lượng phân tử của protein ?
A. 14000 đvC.	B. 12500.	C. 13500 đvC.	D. 15400 đvC.
Áp dụng công thức : = 14x100: 0,1=14000 đvC. Chọn đáp án A. 
Bài tập vận dụng :	
Câu 1: Xác định khối lượng phân tử gần đúng của Protein X có 0,16 % lưu huỳnh, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh.
A. 20000 đvC.	B. 26000 đvC.	C. 13500 đvC.	D. 15400 đvC.
Câu 2: Xác định khối lượng phân tử gần đúng của Protein X có 0,4 % sắt, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử sắt.
A. 12000 đvC.	B. 13000 đvC.	C. 12500 đvC.	D. 14000 đvC.
Câu 3: Một protein có chứa 0,312% kali. Biết 1 phân tử protein này có chứa 1 nguyên tử kali. Xác định khối lượng phân tử của protein ?
A. 14000 đvC.	B. 12500.	C. 13500 đvC.	D. 15400 đvC.
Câu 4:Protein X có 0,5 % kẽm, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử kẽm.
A. 20000 đvC.	B. 26000 đvC.	C. 13000 đvC.	D. 14000 đvC.
Câu 5: Xác định khối lượng phân tử gần đúng của Protein X có 0,25 % đồng, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử đồng
A. 20000 đvC.	B. 26000 đvC.	C. 25600 đvC.	D. 14000 đvC.
Câu 6: Xác định khối lượng phân tử gần đúng của Protein X có 0,2 % Photpho, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử Photpho.
A. 15500 đvC.	B. 26000 đvC.	C. 13000 đvC.	D. 14000 đvC.
----------- HẾT ----------
Đáp án vấn đề 5
B111trhthth
1A
2D
3B
4B
5C
6A
7
8
9
10

Vấn đề 6: Tính số mắt xích (số gốc) amino axit trong protein. 
- Cứ thủy phân mp gam một loại protein thì thu được ma.a gam aminoaxit. 
- Nếu protien có khối lượng phân tử là Mp thì số mắt xích aminoaxit trong protein là ? 
Số mắt xích aminoaxit = 
Thí dụ 1: 
Khi thủy phân 500 gam protein (X) thì thu được 170 gam alanin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 500000 đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ? 
A. 191. 	B. 200. 	C. 250.	D. 181. 
Giải : 
Áp dụng công thức:
Số mắt xích aminoaxit = = (170x500000) : ( 89x500) ≈ 191. Đáp án A.
 Thí dụ 2: 
Khi thủy phân 500 gam protein (X) thì thu được 16,2 gam alanin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 500000 đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ? 
A. 191. 	B. 200. 	C. 250.	D. 180. 
Giải : 
Áp dụng công thức:
Số mắt xích aminoaxit = = (16,02x500000) : ( 89x500) =180. Đáp án D.
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Khi thủy phân 40 gam protein (X) thì thu được 10,5 gam glyxin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 50000 đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ?
A. 191.	B. 200.	C. 175.	D. 180.
Câu 2: Khi thủy phân 20 gam protein (X) thì thu được 10,68 gam alanin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 40000 đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ?
A. 191.	B. 240.	C. 250.	D. 180.
Câu 3: Protein (X) có 0,5 % kẽm, biết rằng cứ 1 phân tử (X) chỉ chứa 1 nguyên tử kẽm. Khi thủy phân 26 gam protein (X) thì thu được 15 gam glyxin vậy thì số mắc xích glyxin trong 1 phân tử (X) là bao nhiêu ?
A. 200.	B. 240.	C. 250.	D. 180.
Câu 4: Khi thủy phân 50 gam protein (X) thì thu được 26,7 gam alanin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 26000 đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ?
A. 191.	B. 200.	C. 250.	D. 156.
Câu 5: Biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử đồng. Protein X có 0,25 % đồng, Khi thủy phân 25,6 gam protein (X) thì thu được 12,828 gam glyxin. Tính số mắt xích trong loại X này ?
A. 200.	B. 260.	C. 256.	D. 171.
------------------------------ HẾT ---------------------------
Đáp án vấn đề 6
1C
2B
3A
4D
5D
6
7








Vấn đề 7: THỦY PHÂN PEPTIT TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT. 
Giả thiết: Thủy phân hoàn toàn peptit thu được sản phẩm là các aminoaxit( các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). 
Kết luận: Cho sản phẩm này tác dụng với HCl đủ thì thu được bao nhiêu gam muối. 
 	Các phản ứng xảy ra: Peptit + (n - 1)H2O → hỗn hợp các aminoaxit.
 Hỗn hợp aminoaxit + nHCl → hỗn hợp muối. 
Cộng vế theo vế: peptit + (n-1) H2O + nHCl → hỗn hợp muối. 
Lúc này áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính khối lượng muối thu được.
Thí dụ 1: 
Thủy phân hoàn toàn 27,52 gam hỗn hợp đipeptit thì thu được 31,12 gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho lượng hỗn hợp X này tác dụng với dung dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là ? 
A. 45,72 gam. 	B. 58,64 gam. 	C. 31,12 gam.	D. 42,12 gam. 
Giải:
Đipetit + 1H2O→ 2.aminoaxit (X). (1)
 2.aminoaxit + 2HCl→ hỗn hợp muối. (2)
 Đipetit + 1H2O + 2HCl→ hỗn hợp muối. (3) 
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (1): 
Số mol H2O = (ma.a - mp) : 18 = ( 31,12 - 27,52) : 18 = 0,2 (mol).
=> số mol của HCl = 0,2x2 = 0,4 (mol). 
Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (3)
mmuối = mp+ mH2O + mHCl = 27,52 + 0,2x18 + 0,4x36,5 = 45,72 gam. 
Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (2)
 Hoặc mmuối = ma.a + mHCl = 31,12 + 0,4x35,5= 45,72 gam.
	Chọn đáp án A. 
Thí dụ 2: 
Thủy phân hoàn toàn 12,18 gam hỗn hợp tripeptit thì thu được 14,34 gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu lấy 1/2 cho lượng hỗn hợp X này tác dụng với dung dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là ? 
A. 12,65 gam. 	B. 10,455 gam. 	C. 10,48 gam.	D. 26,28 gam. 
Giải:
 tripetit + 2H2O + 3HCl→ hỗn hợp muối. (1)
Số mol H2O: (14,34 – 12,18) : 18 = 0,12 (mol). 
 	Số mol HCl: 0,12x3 : 2 = 0,18 (mol)
Nếu lấy ½ hỗn hợp X thì số khối lượng, số mol giảm ½.
 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
 mmuối = ½ ( 12,18 + 0,12x18 + 0,18x36,5) = 10,455 gam. 
Thí dụ 3: 
 Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là : 	
	A. 7,09 gam.	B. 16,30 gam 	C. 8,15 gam	D. 7,82 gam.
	( ĐH khối A-2011)
Số mol H2O = (63,6 - 60) : 18 = 0,2 (mol)
Số mol HCl = 2x0,2 = 0,4 (mol)
Vì lấy 1/10 hỗn hợp X thì khối lượng và số mol giảm 1/10.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có.
 	 mmuối = 1/10 (60+ 0,2x18 + 0,4x36,5) = 7,82 gam.
hoặc mmuối= 1/10 ( 63,6 + 0,4x36,5) = 7,82 gam. Chọn đáp án D.
Thí dụ 4: 
 Thủy phân hoàn toàn 75,6 gam hỗn hợp hai tripeptit thu được 82,08 gam hỗn hợp các a.a (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/2 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là : 
 A. 50,895 gam. B. 54,18 gam. C. 47,61 gam. D. 45,42 gam. 
Giải:
mmuối= ½ (75,6 + (82,08 – 75,6) + 3/2(82,08 – 75,6) :18)x36,5 = 50,895 gam.
--------------------------HẾT---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoa_hoc_lop_11_chuyen_de_peptit.doc