Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 18: Luyện tập

Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 18: Luyện tập

Câu 2: Hoàn thành phương trình hóa học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):

a.

b.

Câu 3:

a. Cho 10 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít CO2 (đktc). Tính giá trị của V.

b. Cho 250 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 phản ứng với dung dịch H2SO4 dư, thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Cho 500 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 15,76 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/l của NaHCO3 trong X.

Câu 4:

a. Sục 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

b. Sục 0,15 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m.

c. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2 M, sinh ra m gam kết tủa. Tính giá trị của m.

 

doc 1 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 18: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 18: 	LUYỆN TẬP	 (THAY CHO BÀI 18 ĐÃ GIẢM TẢI)	
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
TÍNH CHẤT CỦA CHẤT X
TÊN CHẤT X
Chất khí X không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí. Dẫn khí X qua ống đựng bột CuO nung nóng, chất bột từ màu đen chuyển dần sang màu đỏ. X được dùng trong công nghiệp luyện kim. X rất độc.
Chất khí X không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí. Ở trạng thái rắn, X tạo thành một khối trắng, gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa. X gây hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất nóng lên.
Chất X rất kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.
Chất X tinh khiết là chất bột màu trắng, nhẹ, được dùng làm chất độn trong một số ngành công nghiệp. X tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí CO2 và tan trong nước có hòa tan CO2.
Chất X được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt,...
Chất X được dùng trong công nghiệp thực phẩm. X còn được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit.
Câu 2: Hoàn thành phương trình hóa học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
a. 
b. 
Câu 3: 
a. Cho 10 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít CO2 (đktc). Tính giá trị của V.
b. Cho 250 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 phản ứng với dung dịch H2SO4 dư, thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Cho 500 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 15,76 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/l của NaHCO3 trong X.
Câu 4: 
a. Sục 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
b. Sục 0,15 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m.
c. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2 M, sinh ra m gam kết tủa. Tính giá trị của m.
Câu 5: 
a. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M. Tính thể tích (đktc) khí CO2 thu được sau khi kết thúc phản ứng.
b. Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và V lít khí CO2 (đktc). Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Tính giá trị của V và m.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_hoa_hoc_lop_11_bai_18_luyen_tap.doc