Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 11 - Phần một: Điện - Điện từ học

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 11 - Phần một: Điện - Điện từ học

1.1 Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1> 0 và q2 < 0.="">

B. q1< 0="" và="" q2=""> 0.

C. q1.q2 > 0.

D. q1.q2 <>

1.2 Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của vật A và D trái dấu.

B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.

C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.

D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.

1.3 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.

B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2524Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 11 - Phần một: Điện - Điện từ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 11 
Phần một: Điện - Điện từ học
Chương I: Điện tích - Điện trường.
Câu hỏi và bài tập
1. Điện tích định luật Cu Lông
1.1 Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 < 0. 
B. q1 0.
C. q1.q2 > 0.
D. q1.q2 < 0.
1.2 Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu.
B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.
C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.
D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.
1.3 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.
1. 4 Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
1.5 Tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong một 1 cm3 khí Hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 4,3.103 (C) và - 4,3.103 (C).
B. 8,6.103 (C) và - 8,6.103 (C).
C. 4,3 (C) và - 4,3 (C).
D. 8,6 (C) và - 8,6 (C).
1.6 Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là:
A. lực hút với F = 9,216.10-12 (N).
B. lực đẩy với F = 9,216.10-12 (N).
C. lực hút với F = 9,216.10-8 (N).
D. lực đẩy với F = 9,216.10-8 (N).
1.7 Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng 
r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là:
A. q1 = q2 = 2,67.10-9 (μC).
B. q1 = q2 = 2,67.10-7 (μC).
C. q1 = q2 = 2,67.10-9 (C).
D. q1 = q2 = 2,67.10-7 (C).
1.8 Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng 
r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:
A. r2 = 1,6 (m).
B. r2 = 1,6 (cm).
C. r2 = 1,28 (m).
D. r2 = 1,28 (cm).
1.9 Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).
B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).
D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
1.10 Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (ε = 81) cách nhau 3 (cm). Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5 (N). Hai điện tích đó
A. trái dấu, độ lớn là 4,472.10-2 (μC).
B. cùng dấu, độ lớn là 4,472.10-10 (μC).
C. trái dấu, độ lớn là 4,025.10-9 (μC).
D. cùng dấu, độ lớn là 4,025.10-3 (μC).
1.11 Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
A. r = 0,6 (cm).
B. r = 0,6 (m).
C. r = 6 (m).
D. r = 6 (cm).
1.12* Có hai điện tích q1 = + 2.10-6 (C), q2 = - 2.10-6 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q3 = + 2.10-6 (C), đặt trên đương trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 (cm). Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là:
A. F = 14,40 (N).
B. F = 17,28 (N).
C. F = 20,36 (N).
D. F = 28,80 (N).
hướng dẫn giải và trả lời
1. Điện tích định luật Cu Lông
1.1 Chọn: C
Hướng dẫn: Hai điện tích đẩy nhau vậy chúng phải cùng dấu suy ra tích q1.q2 > 0.
1.2 Chọn: B
Hướng dẫn: Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C suy ra A và C cùng dấu, A và B trái dấu. Vật C hút vật D suy ra C và D cùng dấu. Như vậy A, C và D cùng dấu đồng thời trái dấu với D.
1.3 Chọn: C
Hướng dẫn: Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
1.4 Chọn: C
Hướng dẫn: Công thức tính lực Culông là:
 Như vậy lực tương tác giữa hai điện tích điểm tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
1.5 Chọn: D
Hướng dẫn: Một mol khí hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là 22,4 (lit). Mỗi phân tử H2 lại có 2 nguyên tử, mỗi nguyên tử hiđrô gồm 1 prôton và 1 êlectron. Điện tích của prôton là +1,6.10-19 (C), điện tích của êlectron là -1,6.10-19 (C). Từ đó ta tính được tổng điện tích dương trong 1 (cm3) khí hiđrô là 8,6 (C) và tổng điện tích âm là - 8,6 (C).
1.6 Chọn: C
Hướng dẫn: áp dụng công thức với q1 = +1,6.10-19 (C), 
q2 = -1,6.10-19 (C) và r = 5.10-9 (cm) = 5.10-11 (m) ta được F = = 9,216.10-8 (N).
1.7 Chọn: C
Hướng dẫn: áp dụng công thức , với q1 = q2 = q, r = 2 (cm) = 2.10-2 (m) và F = 1,6.10-4 (N). Ta tính được q1 = q2 = 2,67.10-9 (C).
1.8 Chọn: B
Hướng dẫn: áp dụng công thức , khi r = r1 = 2 (cm) thì , khi r = r2 thì ta suy ra , với F1 = 1,6.10-4 (N), F2 = 2,5.10-4 (N) ,từ đó ta tính được r2 = 1,6 (cm).
1.9 Chọn: A
Hướng dẫn: Hai điện tích trái dấu nên chúng hút nhau. áp dụng công thức , với q1 = +3 (μC) = + 3.10-6 (C) và q2 = -3 (μC) = - 3.10-6 (C), ε = 2 và 
r = 3 (cm). Ta được lực tương tác giữa hai điện tích đó có độ lớn F = 45 (N).
1.10 Chọn: D
Hướng dẫn: Hai điện tích điểm đẩy nhau do đó chúng cùng dấu.
áp dụng công thức , với ε = 81, r = 3 (cm) và F = 0,2.10-5 (N). Ta suy ra q = 4,025.10-3 (μC).
1.11 Chọn: D
Hướng dẫn: áp dụng công thức , với q1 = 10-7 (C), q2 = 4.10-7 (C) và 
F = 0,1 (N) Suy ra khoảng cách giữa chúng là r = 0,06 (m) = 6 (cm).
1.12 Chọn: B
Hướng dẫn: 
- Lực do q1 tác dụng lên q3 là với q1 = + 2.10-6 (C), q3 = + 2.10-6 (C), khoảng cách giữa điện tích q1 và q3 là r13 = 5 (cm), ta suy ra F13 = 14,4 (N), có hướng từ q1 tới q3.
- Lực do q2 tác dụng lên q3 là với q2 = - 2.10-6 (C), q3 = + 2.10-6 (C), khoảng cách giữa điện tích q2 và q3 là r23 = 5 (cm), ta suy ra F23 = 14,4 (N), có hướng từ q3 tới q2.
- Lực tổng hợp với F13 = F23 ta suy ra F = 2.F13.cosα với 
cosα = 3/5 = 0,6 => F = 17,28 (N)

Tài liệu đính kèm:

  • docVat ly 11009.doc