Giáo án Địa lí 11 - Tiết 1 đến tiết 74

Giáo án Địa lí 11 - Tiết 1 đến tiết 74

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Giúp hs ôn lại những kĩ năng địa lí cơ bản của lớp 6, nắm được nội dung chương trình địa lí 7.

- Học sinh cần nắm dân số, mật độ dân số, tháp tuổi, nguồn lao động của một địa phương.

2. Kỹ năng:( KNS)

- Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.

- Có kĩ năng tư duy, giao tiếp tự nhận thức.

3. Thái độ:

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ,.

- Năng lực riêng: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng hình vẽ.

II. Chuẩn bị của GV-HS:

- GV: Bd gia tăng DSTG, hai tháp tuổi H1.1 SGK, BD gia tăng DS địa phương.

- HS xem SGK, trả lời câu hỏi cuối bài học.

 

doc 188 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Tiết 1 đến tiết 74", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 NS: 19/8/2018 
Tiết 1 ÔN LẠI MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐỊA LÍ 6 ND: 21/8/2018 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 7.
 PHẦN I: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG.
 Bài 1: DAÂN SOÁ. ( Tiết 1)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Giúp hs ôn lại những kĩ năng địa lí cơ bản của lớp 6, nắm được nội dung chương trình địa lí 7.
- Học sinh cần nắm dân số, mật độ dân số, tháp tuổi, nguồn lao động của một địa phương.
2. Kỹ năng:( KNS)
- Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
- Có kĩ năng tư duy, giao tiếp tự nhận thức.
3. Thái độ:
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ,..
- Năng lực riêng: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng hình vẽ.
II. Chuẩn bị của GV-HS: 
- GV: Bd gia tăng DSTG, hai tháp tuổi H1.1 SGK, BD gia tăng DS địa phương. 
- HS xem SGK, trả lời câu hỏi cuối bài học. 
III.Tổ chức hoạt động dạy và học:
 Kiểm tra bài cũ: Không.
1. Hoạt động khởi động:
Dân số là gì? Muốn biết dân số của một địa phương thì làm gì?
2.Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: 
* Cho hs nhắc lại một số kiến thức cơ bản của lớp 6.
* Tìm hiểu về chương trình địa lí 7.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Cá nhân.
* Hoạt động 2: Học sinh tìm hiểu về dân số nguồn lao động .
 - PP:: giải quyết vấn đề, gợi mở, trực quan.
- Cặp đôi.
Yêu cầu hs đọc thuật ngữ “dân số” SGK trang 186.
H: Muốn biết dân số của 1 địa phương người ta làm gì ? Mục đích ?
 CH: Các cuộc điều tra dân số người ta cần tìm hiểu vấn đề gì?
 H: DS thường được biêu hiện bằng hình thức nào?
Gv: Giới thiệu hình 1.1 sgk: Tháp tuổi.
* HS thảo luận cặp ( 3 phút)
 1. Cho biết tổng số trẻ em từ khi mới sinh cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé gái, bao nhiêu bé trai?
 2. Hãy so sánh số người trong độ tuổi lao động ở tháp 1 và 2 ?
 3 Nhận xét hình dạng hai tháp tuổi? Tháp tuổi có hình dạng nào thì tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao ?
Hs: Thảo luận nhóm, trả lời.
Gv: nhận xét, kết luận.
Gv: Thông qua tháp tuổi chúng ta biết điều gì về dân số ?
Hs: trả lời.
GV: nhận xét, kết luận.
CH: Hiện nay nguồn lao động của nước ta như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn do nguồn lao động mang lại ở nước ta?
 ( 15p)
Giáo viên ôn lại những kĩ năng cơ bản của địa lí 6.
 Chương trình địa lí 7
- Phần I Thành phần nhân văn của môi trường.
- Phần II: Các môi trường địa lí.
- Phần III: Thiên nhiên và con người ở các châu lục.
HKI 19 tuần; 2 tiết/ tuần.
HKII 18 tuần; 2 tiết /tuần.
1. Dân số, nguồn lao động. 
( 20p)
a. Dân số:
- Tổng số người của một nước hoặc 1 địa phương tại 1 thời diểm nhất định.
- DS thường được biểu hiện bằng tháp tuổi.
- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một địa phương.
b. Nguồn lao động:
 Thúc đẩy sự phát triển KT – XH.
3. Hoạt động luyện tập:
Câu 1. Điền vào chổ trống những từ, cụm từ thích hợp ?
a. Tháp tuổi cho biết .. của dân số. một địa phương, một quốc gia.
b. Điều tra dân số cho biết .. của một địa phương.
4. Hoạt động vận dụng:
 Đất nước ta hiện nay trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ, là một lực lượng lao động tương lai em sẽ làm gì?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- GV nêu vấn đề để HS tiếp tục nghiên cứu: Nguồn lao động có vai trò như thế nào?
- Học bài, Làm bài tập sách giáo khoa.
- Xem phần 2, 3 bài 1: “ Dân số” 
 Tuần 1 PHẦN I: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG.
 Tiết 2 Bài 1: DAÂN SOÁ( tiết 2) NS: 23/8/2018
 I. Mục tiêu cần đạt: ND: 25/8/2018
 1. Kiến thức:
- Hiểu nguyên nhân của gia tăng dân số và sự bùng nổ dân số, hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển.
 - Hậu quả của sự tăng dân số đối với MT. 
 2. Kỹ năng:( KNS, GDMT)
- Qua biểu đồ dân số hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số.
- Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ . 
- Có kĩ năng tư duy, tự nhận thức, giao tiếp.
3. Thái độ: 
Ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí.
4. Định hướng năng lực cho học sinh:
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ,..
- Năng lực riêng: sử dụng hình vẽ.
II. Chuẩn bị của GV-HS: 
- GV: Bđ gia tăng DSTG . 
- HS xem SGK, trả lời câu hỏi cuối bài học. 
 III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
Kiểm tra bài cũ: Không.
1. Hoạt động khởi động:
Tình hình gia tăng dân số hiện nay như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ dân số? hậu quả như thế nào? Biện pháp nào để khắc phục tình trạng trên? .
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ( Ghi bảng )
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về DSTG trong thế kỉ 19 và 20 ( GDMT)
- Trực quan, phân tích, gợi mở, vấn đáp,...
- Cặp đôi. 
CH: Quan sát H1.2 nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ CN đến 1804? Vì sao từ CN- 1804 ds tăng chậm?
DS bắt đầu tăng nhanh trong thời gian nào? Nguyên nhân?
* DS tăng nhanh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? ( hs thảo luận cặp)
 Dân số tăng nhanh ảnh hưởng rất lớn đến TNMT nên việc sử dụng TNTN cần hợp lí hơn.
 GV cho hs hiểu thêm về gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ dân số trên thế giới. (GDMT)
- Vấn đáp, thuyết trình,...
- Thảo luận nhóm
 Gv: Yêu cầu hs đọc thuât ngữ “tỉ lệ sinh” và “ tỉ lệ tử” SGK trang 188
TLS: Số trẻ em sinh ra trong 1 năm/ TSD x 1000.
TLT: tương tự TLS.
Gia tăng tự nhiên: TLS- TLT /10.
Gv: Yêu cầu hs quan sát hình 1.3 và 1.4.
Chia hs thành 2 nhóm thảo luận.(4P)
Nhóm 1-2: Hãy cho biết tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử ở nhóm nước phát triển là bao nhiêu vào các năm 1950, 1980, 2000?
Nhóm 3-4: Cho biết tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử ở nhóm nước đang phát triển vào năm 1950, 1980, 2000? 
Hs: Thảo luận, trả lời.
GV: nhận xét, kết luận.
CH: Hãy nhận xét, so sánh tỷ lệ gia tăng tự nhiên của các nhóm nước? Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số ?
CH: Hậu quả của bùng nổ dân số gây ra cho các nước đang phát triển là gì ?Biện pháp khắc phục ? 
CH: Hiện nay ở nước ta có những biện pháp nào để hạn chế về dân số?
 * GD hs ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX.
( 16p)
- Trong nhiều TK, ds thế giới tăng hết sức chậm chạp do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh.
- Từ năm đầu TK XIX đến nay, dân số TG tăng nhanh do những tiến bộ về KT, XH, y tế.
3.Sự bùng nổ dân số.
( 19p)
- Từ những năm 50 của TK XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mĩ La tinh do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
- Hậu quả: bùng nổ ds ở các nước đang phát triển đã tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển KT-XH.
Biện pháp: nhiều nước có chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội tích cực để khắc phục bùng nổ dân số.
3. Hoạt động luyện tập:
Nguyên nhân, hậu quả, hướng giải quyết của bùng nổ dân số ? Là học sinh em có suy nghĩ gì trước vấn đề đó ?
4. Hoạt động vận dụng:
GV cho học sinh làm bài tập 2 SGK trang 6.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Tìm hiểu thông tin qua mạng internet về hậu quả của bùng nổ dân số và cách ngăn chặn bùng nổ dân số của một số nước động dân trên thế giới.
- Học bài, Làm bài tập sách giáo khoa.
Xem bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới.
 Tuần 2 NS: 25/8/2018
 Tiết 3 ND: 27/8/2018 
Bài 2: SÖÏ PHAÂN BOÁ DAÂN CÖ CAÙC CHUÛNG TOÄC 
TREÂN THEÁ GIÔÙI
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới.
- Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của 3 chủng tộc trên thế giới.
 2. Kỹ năng:
- Kỹ năng đọc bản đồ phân bố dân cư.
- Nhận biết 3 chủng tộc trên thế giới (qua ảnh).
3. Thái độ:
4. Định hướng năng lực cho học sinh.
- Năng lực chung: giao tiếp, giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ,.
- Năng lực riêng: năng lực tư duy theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị của Gv-HS:
- GV: + Bản đồ phân bố dân cư trên thế giới.
+ Bản đồ tự nhiên thế giới.
+ Tranh ảnh minh họa. 
- HS xem SGK, trả lời câu hỏi cuối bài học
 III.Tổ chức hoạt động dạy và học:
 Kiểm tra bài cũ :
 - Bùng nổ dân số xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết của sự tăng dân số?
1.Hoạt động khổi động:
Dân cư trên TG phân bố ntn? Tại sao có nơi dân cư tập trung đông, có nơi thưa dân. Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào yếu tố nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
 Hoạt động 1:Tìm hiểu sự phân bố dân cư trên thế giới.
- PP: Trực quan, giảng giải, thuyết trình, 
- Cá nhân.
GV: Hướng dẫn cho HS phân biệt “dân cư” và “dân số”. Đọc thuật ngữ “ mật độ dân số”.
GV cung cấp công thức tính MDDS. Ý nghĩa của MĐDS?
CH: Hiện nay ds TG có bao nhiêu người? MDDS TG là bao nhiêu? * Yeâu caàu HS quan saùt löôïc ñoà 2.1 vaø giaûi thích caùch theå hieän treân löôïc ñoà : mỗi daáu chấm ñoû laø 500.000 ngöôøi . Nôi naøo nhieàu chaám laø ñoâng ngöôøi vaø ngöôïc laïi . Nhö vaäy maät ñoä chaám ñoû theå hieän söï phaân boá daân cö.
CH: Quan sát H 2.1, Tìm những khu vực tập trung đông dân ? Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất ?
 à Ñoâng : CT Baéc, ÑN Braxin, ÑB Hoa Kì, Taây vaø Taây AÂu, Trung Ñoâng, Taây Phi, Nam AÙ, ÑNAÙ .
 GV: Nhận xét về sự phân bố dân cư trên thế giới ? 
CH: Hai khu vöïc có MĐDS cao nhaát ? Taïi sao ? (2 khu vöïc ñoâng daân nhaát : Nam AÙ vaø Ñoâng Nam AÙ )
CH: Ở dịa phương em sự phân bố dân cư ntn ? Hướng giải quyết ?
 GV : choát yù : ngaøy nay vôùi phöông tieän ñi laïi vaø KT hieän ñaïi , con ngöôøi coù theå sinh soáng ôû baát cöù nôi ñaâu treân TG. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm các chủng tộc trên thế giới.
- PP: Trực quan , thuyết trình, động não,..
- Hoạt động nhóm.
HS đọc thuật ngữ “Chủng tộc”
CH: Người ta dựa vào những đặc điểm nào để phân biệt và nhận biết các chủng tộc ?
GV: Cho Hs quan sát H 2.2 chia lớp 3 nhóm thảo luận.
N1: Đặc điểm hình thái và địa bàn phân bố chủ yếu của chủng tộc Môngôlốit ?
N2: Đặc điểm hình thái và địa bàn phân bố chủ yếu của chủng tộc Nêgroit ?
N3: Đặc điểm hình thái và địa bàn phân bố chủ yếu của chủng tộc Ơropêôit ?
Hs: Thảo luận, trả lời.
GV: Nhận xét, KL 
CH: Quan sát H2.2 SGK cho biết sự khác nhau về hình thái bên ngoài của 3 chủng tộc ?
GV: Sự khác nhau giữa các chủng tộc là đặc điểm hình thái bên ngoài, sự khác nhau này do di truyền. Ngày xưa khi con người còn phụ thuộc vào thiên nhiên đã xuất hiện chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Apac thai) nặng nề ở châu Mỹ, châu Phi trong thời gian dài. Tuy nhiên mọi người đều có cấu tạo cơ thể giống nhau, không có chủng tộc nào thấp hèn hơn hoặc cao quý hơn, ngày nay các chủng tộc cùng chung sống, làm việc học tập ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
( H2.2)
 CH: Ngày nay địa bàn cư trú của các chủng tộc ntn ? Cho ví dụ ?
1. Sự phân bố dân cư:
( 19p)
- Không đồng đều:
+ Nhữ ...  từng giai đoạn?
H: tại sao nói LMCÂ là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
2) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
- Ôn lại tên và vị trí các quốc gia thuộc 4 khu vực châu Âu đã học SGK.
- Chuẩn bị bài thực hành, ôn lại sự chuyển dịch dân cư Bắc Mĩ trong thời gian gần đây.
V. Điều chỉnh.
 Tuần 36 NS: 5/5/2017
 Tiết 71 ND: 8/5/2017 
 Bài 61: Thực Hành: 
ĐỌC LƯỢC ĐỒ, VẼ BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp cho HS 
1. Kiến thức:
- Nắm vững vị trí địa lí một số quốc gia ở châu Âu theo các cách phân loại khác nhau.
- Hs biết được vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế và khả năng nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Âu.
2. Kĩ năng:
Thực hành kĩ năng đọc, phân tích lược đồ để xác vị trí các quốc gia ở châu Âu.
3. Thái độ: KHông.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, 
- Năng lực riêng: sử dụng bản đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS: 
1. Giáo viên:- Bản đồ các nước châu Âu.
- Thước kẻ, compa.
2. Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kể tên những nước của Liên minh châu Âu ?
 Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới? 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Tiến trình.
* Hoạt động 1. Xác định một số quốc gia trên lược đồ :
- Trực quan, vấn đáp, gợi mở,.
- Cặp đôi.
- Các nước Bắc Âu: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, và Aixơlen.
- Các nước Nam Âu: Tây ban nha, Bồ đào nha, Italia, Crô-a-ti-a, Hec-xê-gô-vi-na, Xec-bi, Môn-tê-nê-grô, Ma-xê-đô-ni-a, Bungari, Anbani, Thổ nhỉ kì, HyLạp.
- Các nước Đông Âu: Lát-vi, Lit-va, Ê-xtô-ni-a, Bê-la-rut, Uc-rai-na, Môn-đô-va, LB Nga.
- Các nước tây và Trung âu: Anh, Ailen, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Luc-xem-bua, Đức, Balan, CH Sec, Xlôvakia, Rumani, Hungari, Ao, Thụy Sĩ, 
- Các nước thuộc Liên minh châu Âu: Italia, Pháp, Bỉ, Luc-xem-bua, Đức, HàLan, Anh, Ailen, Đan Mạch, HyLạp,TâyBan Nha, Bồ Đào Nha, Áo , Thụy Điển, Phần Lan.
* Hoạt động 2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế 
- Trực quan, gợi mở, 
- cá nhân.
- Xác định Pháp trên lược đồ ở Tây âu; Ucraina ở Đông âu.
- Hướng dẫn HS vẽ 2 biểu đồ tròn: 1 biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của pháp và 1 biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của Ucraina. 
Biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của pháp
Biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của Ucraina.
- Nhận xét trình độ phát triển của 2 nước .
- Kết luận Pháp phát triển hơn Ucraina. 
IV. TỔNG KẾT, HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ:
V. ĐIỀU CHỈNH.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 36 NS: 8/05/2017
Tiết 72 ND: 10/05/2017
 LUYỆN TẬP	
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Gv bước đầu hướng dẫn học sinh biết được cách vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng và sản lượng bình quân đầu người về giấy, bìa giấy năm 1999 ở một số quốc gia ở châu Âu.
2. Kĩ năng:
Biết cách tính thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước ở khu vực tây và Trung Âu.
3. Thái độ: KHông.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, 
- Năng lực riêng: vẽ bản đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
1. Giáo viên: Bảng phụ vẽ biểu đồ sản lượng và sản lượng bình quân đầu người về giấy, bìa ở một số nước bắc Âu.
2. Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Tiến trình.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Bài 56 (câu 3)
- Trực quan, giảng giải,
- cá nhân
+ GV hướng dẫn hs vẽ biểu đồ sản cột thể hiện sản lượng giấy bìa ở một số nước Bắc Âu.
- Trục tung thể hiện sản lượng bìa giấy ( tấn)
- Trục hoành thể hiện tên nước. 
- Ghi tên biểu đồ, chú thích .
+ Tương tự cho hs tự vẽ biểu đồ cột về sản lượng giấy, bìa bình quân đầu người.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu Bài 57 ( câu 2) 
- Trực quan, vấn đáp,.
- cá nhân
+ Tính thu nhập bình quân đầu ngườicủa mỗi nước bằng tổng sản phẩm của mỗi nước chia cho số dân của mỗi nước.
- Nước Anh là : 21862,3 USD/ người/năm.
- Nước Đức là: 22785,8 USD/ người/ năm.
- Nước Ba lan là: 4082,5 USD/ người/ năm.
- Nước CH Sec: 4929,8 USD/ người/ năm.
+ Nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của các nước Pháp, Đức, Ba Lan , Ch Sec có tỉ trọng dịch vụ cao luôn chiếm hơn 50 %, tỉ trọng nông lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ nhung có vai trò qua trọng. Chứng tỏ đây là những nước có nền kinh tế phát triển.
IV. TỔNG KẾT, HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ:
Hs chuẩn bị bài ôn tập học kì II.
V. ĐIỀU CHỈNH.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 37 NS: 8/5/2017
Tiết 73 ND: 11/5/2017
ÔN TẬP HỌC KÌ II.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
Giúp hs hệ thống hóa kiến thức, và nắm được những kiến thức trọng tâm ở học kì II.
2. Kĩ năng: 
Củng cố lại các kĩ năng xác định bản đồ.
3. Thái độ: KHông.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề,.
- Năng lực chung: sử dụng bản đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
GV: chuẩn bị nội dung câu hỏi
HS:ôn lại nội dung kiến thức đã học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. KIểm tra bài cũ: Không
3.. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Tiến trình.
Hoạt động GV
Hoạt động Học sinh
Câu 1: Xác định vị trí châu Mĩ trên bản đồ. Cho biết vị trí giới hạn của châu Mĩ.
Câu 2: Điểm giống và khác nhau về địa hình ở Bắc Mĩ và Nam Mĩ.
Câu 3 Trình bày đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ.
 Câu 4: Trình bày đặc điểm công nghiệp và nông nghiệp của Hoa Kì.
Câu 5. Khối mậu dịch tự do 
Bắc Mĩ ( NAFTA):
Câu 6: Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì có thời kì bị sa sút?
Câu 7: Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống. ? 
Câu 8: Cho biết vị trí giới hạn của châu Âu. Xác định vị trí của châu Âu trên bản đồ.
Câu 9 : Trình bày đặc điểm địa hình châu Âu.
Câu 10 Vì sao ở sườn phía tây của châu Âu có khí hậu ấm áp mưa 
nhiều hơn ở phía đông ?
Câu 11 Ngành công nghiệp châu âu có những đặc điểm gì nổi bật?.
Câu 12 Trình bày đặc điểm nền nông nghiệp châu Âu.
Câu 13 Nêu sự khác nhau giữa 
môi trường ôn đới hải dương 
và môi trường ôn đới lục địa ? 
Câu 14 Trình bày đặc điểm dân cư châu Âu.
1.
- Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
- Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến cận vòng cực Nam.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Tây giáp Thái Bình Dương
+ Phía Đông giáp Đại Tây Dương
2.
* Giống nhau: Bắc Mĩ và Nam Mĩ giống nhau về cấu trúc địa hình, cả hai đều có ba miền địa
 hình: miền núi trẻ ở phía Tây, ở giữa là đồng bằng, phía đông là sơn nguyên. 
* Khác nhau
+ Bắc Mĩ: 
- Phía tây là Hệ thống Cooc-đi-e chiếm gần một nửa Bắc Mĩ. 
- Ở giữa là Đồng bằng trung tâm cao ở phía Bắc và tây Bắc thấp dần ở phía Nam và đông Nam. 
- Phía Đông là: Núi già A-pa-lat. 
+ Nam Mĩ: 
- Phía Tây là Hệ thống An-đet cao đồ sộ hơn nhưng chiếm diện tích không đáng kể so với Cooc-đi-e.
- Ở giữa :Chủ yếu là các đồng bằng thấp trừ đồng bằng Pam Pa.
- Phía đông là Các sơn nguyên. 
3.
 a Sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc - Nam: 
- Có các kiểu khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.
. b. Khí hậu phân hóa theo chiều Tây- Đông:
 Trong mỗi đới khí hậu đều có sự phân hóa từ Tây sang Đ 
 c. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao: thể hiện ở miền núi trẻ Coocđie.
4
.a. Đặc điểm công nghiệp :
Công nghiệp Bắc Mĩ phát triển ở trình độ cao: có nền CN hiện đại, phát triển cao.
- Hoa Kì có nền CN đứng đầu thế giới.
- Đặc biệt ngành hàng không và vũ trụ phát triển mạnh mẽ.
b. Đặc điểm nông nghiệp: 
- Nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao do tự nhiên thuận lợi.
- Áp dụng những tiến bộ KHKT.
- Nền NN ít sử dụng lao động, sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn, năng suất lao động cao.
- Sản xuất NN của Hoa Kì và Ca-na-da chiếm vị trí hàng đầu thế giới.
5.
- Thành lập: 1993 gồm: Hoa Kì, Ca-na-da, Mê-hi-cô.
- Mục đích: kết hợp thế mạnh của ba nước, tạo nên 
thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị 
trường thế giới.
- Vai trò của Hoa Kì: chiếm phần lớn kim ngạch xuất
 khẩu và vốn đầu tư nước ngoài và Mê-hi-cô.
6.
 Các ngành CN truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút vì:
- Công nghệ lạc hậu.
- Bị cạnh tranh bởi các nước CN mới có công nghệ cao.
- Bị ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế.
7.
Vì chúng dựa vào nguồn tôm, cá và phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh. 
8.
- Nằm trong khoảng 36oB-71oB, chủ yếu trong đới ôn hòa.
- Phía Đông ngăn cách với châu Á bởi dãy Uran, 3 mặt còn lại giáp biển và đại dương
9.
Châu Âu có ba dạng địa hình chính : 
 a.Núi trẻ: 
 - Phân bố ở phía Nam châu lục. 
- Đặc điểm: đỉnh nhọn, cao, sườn dốc. 
- Tên các dãy núi trẻ: An- pơ, A-pe-ning, Các-pát,.. 
b. Đồng bằng: 
- Trải dài từ tây sang Đông, chiếm 2/ 3 diện tích châu lục.
- Đặc điểm : tương đối bằng phẳng
- Các đồng bằng lớn như: Đông Âu, Bắc Âu, đồng bằng Pháp,...
c. Núi già: 
- Phân bố ở phía Bắc và vùng trung tâm
- Đặc điểm: đỉnh tròn, thấp, sườn thoải. 
- Các dãy núi già như: U-ran, Xcăn-đi-na-vi
10.
 Vì ở phía Tây chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng bắc 
Đại Tây Dương và gió tây ôn đới nên có khí hậu ấm áp mưa nhiều hơn ở phía đông.
11.
Đặc điểm ngành công nghiệp châu Âu.
- Nền CN châu Âu phát triển rất sớm.
- Nhiều sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cao.
- Các ngành CN truyền thống gặp khó khăn đòi hỏi phải 
thay đổi về cơ cấu và công nghệ.
- Các ngành CN mới mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính 
xác tự động hóa, hàng không được phát triển trong các trung tâm công nghệ cao.
12. 
- Có 2 hình thức tổ chức sản xuất NN là hộ gia đình và 
trang trại, quy mô sản xuất không lớn.
- Nền NN đạt hiệu quả cao là do:
+ Áp dụng các tiến bộ KHKT tiên tiến.
+ Gắn chặt với CN chế biến.
- Tỉ trọng chăn nuôi lớn hơn trồng trọt.
13.
 + Môi trường ôn đới hải dương
- Mùa hè mát 
- Mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ trên 00C. 
- Lượng mưa tương đối lớn, mưa quanh năm.
+ Môi trường ôn đới lục địa.
- Mùa hè nóng.
- Mùa đông lạnh khô, có tuyết rơi
- Lượng mưa ít, chủ yếu tập trung vào mùa hạ
14.
- Dân số: 727 triệu người (2001) 
- Châu Âu có cơ cấu dân số già, tỉ lệ gia tăng tự nhiên 
quá thấp (<0,1%). 
- Dân cư phân bố không đều tập trung đông ở các đồng
 bằng, vùng duyên hải, thưa dân ở phía bắc và vùng núi cao. 
- Tỉ lệ dân thành thị cao (75% dân số). 
IV. TỔNG KẾT, HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ:
Học bài thi kiểm tra học kì II.
V. ĐIỀU CHỈNH.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 37
Tiết 74 THI KIỂM TRA HỌC KÌ II.
 II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức trọng tâm ở học kì 2
 III. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi và ra đề thi.
- HS học thuộc đề cương làm bài kiểm tra.
 III. BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_11_tiet_1_den_tiet_74.doc