Bài soạn Ngữ văn 10 tập 2

Bài soạn Ngữ văn 10 tập 2

TIẾT 55- LÀM VĂN:

TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Hiểu được thế nào là trình bày một vấn đề; nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề.

- Luyện tập để có khả năng trình bày một vấn đề trước tập thể, tạo sự thuyết phục với người nghe.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc 140 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 10 tập 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN
Ng÷ v¨n 10
TËP 2
TIẾT 55- LÀM VĂN:
TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là trình bày một vấn đề; nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề.
- Luyện tập để có khả năng trình bày một vấn đề trước tập thể, tạo sự thuyết phục với người nghe.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
Bài tập: Từ thực tế cuộc sống, anh (chị) hãy cho biết tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
(HS trình bày. GV nhận xét và diễn giảng)
Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
Bài tập:
 - Trình bày một vấn đề là trình bày trước người khác (thường là tập thể) một cách thuyết phục về những nhận thức, suy nghĩ, nguyện vọng, của mình về một vấn đề nào đó.
 - Trình bày một vấn đề là việc làm thường xuyên và quan trọng của mỗi người trong cuộc sống cũng như trong công việc.
 - Muốn trình bày thành công một vấn đề cần rèn luyện một số thao tác cơ bản. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc chuẩn bị.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc chuẩn bị.
(GV nêu tình huống trong SGK)
Bài tập 1: Với tình huống trên, anh (chị) chon vấn đề như thế nào để trình bày?
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)
Bài tập 1:
Gợi ý:
- Đề tài "Thời trang và tuổi trẻ" có thể bao gồm những vấn đề nào?
- Bản thân am hiểu và thích vấn đề nào?
- Xác định đối tượng nghe để lựa chọn vấn đề thích hợp.
Bài tập 2: Với vấn đề đã chọn, anh (chị) hãy chuẩn bị đề cương cho phần trình bày của mình.
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét)
Bài tập 2: Đề cương bao gồm những ý gì cà sắp xếp như thế nào cho hợp lí. Ví dụ chọn vấn đề "Thời trang với vẻ đẹp của người phụ nữ" có thể trình bày theo đề cương sau:
- Trang phục là người bạn đồng hành với con người đặc biệt là người phụ nữ.
- Trang phục giúp người phụ nữ tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại vốn có.
- Thời trang chỉ thích hợp với những ai am hiểu và biết cách lựa chọn phù hợp với mình.
- Vẻ đẹp bên ngoài không thể thay thế vẻ đẹp tâm hồn nên người phụ nữ cần phải chú ý tới cả hai.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách trình bày vấn đề.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách trình bày vấn đề.
Bài tập: Dựa vào đề cương, anh (chị) hãy trình bày vấn đề trước lớp. 
(HS làm trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét)
 Bài tập:
Trình bày cần tuân thủ theo các bước:
1. Bắt đầu: chào cử tọa và giới thiệu vấn đề.
2. Trình bày nội dung vấn đề.
3. Kết thúc: chốt lại vấn đề; cảm ơn người nghe. 
Hoạt động 4: Luyện tập
Hoạt động 4: Luyện tập
 Bài tập 1: Từ những câu trích trong các bài trình bày khác nhau (SGK), hãy cho miết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày?
 (HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 1: Khi trình bày một vấn đề thông thường phải đi qua ba bước: bắt đầu trình bày - trình bày nội dung chính, kết thúc và cảm ơn. Dựa vào cấu trúc này chúng ta có thể sắp xếp lại:
1. Các câu sau tương ứng với phần Bắt đầu trình bày:
- Chào các bạn! cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tên tôi là .... ............................................ làm việc ở cơ quan...................................................
- Chào các bạn! tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là...........................................
- Trước khi bắt đầu, cho phép tôi được nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở Công ty.......................trong ...........năm........
2. Câu sau tương ứng với phần Trình bày nội dung chính:
- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chính của đề tài. Thứ nhất...
3. Các câu sau tương ứng với phần Chuyển qua chủ đề khác:
- Để xem xét tất cả các phương án có thể, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án.
- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lý phế thải....
4. Các câu sau tương ứng với phần Kết thúc và cảm ơn:
- Tôi muốn kết thúc bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên lúc mở đầu.
- Giờ tôi sắp kết thúc bài nói và đến đây một lần nữa, lướt qua những điều chính đã nêu...
Bài tập 2: Từ một số đề tài (SGK), hãy dự kiến các ý cần trình bày cho mỗi đề tài.
(HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 3: Chọn một trong các đề tài để trình bày trước lớp.
(GV hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà để trình bày trong giờ luyện tập hoặc ngoại khóa).
Dự kiến các nội dung cần trình bày:
a) Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày.
- Ứng xử hàng ngày trong đời sống cộng đồng có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo nên quan hệ giữa người với người.
- Sự ứng xử phải thể hiện được nét thanh lịch.
- Thế nào là nét thanh lịch trong ứng xử:
+ Qua thái độ, nét mặt, cử chỉ.
+ Qua lời nói, sự chân thành.
+ Qua sự am hiểu đối tượng...
- Làm thế nào để tạo được nét đẹp thanh lịch trong ứng xử.
b) Nghệ thuật gây thiện cảm.
- Qua cách nói năng, sự giao tiếp.
- Qua cử chỉ, hành động.
- Qua vốn hiểu biết về đối tượng giao tiếp.
- Qua vốn văn hoá....
c) Thần tượng của tuổi học trò.
- Thế nào là thần tượng?
- Biểu hiện của sự thần tượng ở tuổi học trò.
+ Sự ngưỡng mộ về một nhân vật nổi tiếng.
+ Sự bắt chước làm theo thần tượng.
d) Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Vai ttrò của môi trường đối với cuộc sống của con người.
- Các biện pháp giữ gìn môi trường....
e) An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người.
- Thực tế về thảm hoạ vi phạm giao thông hiện nay.
- Nguyên nhân dẫn đến những thảm hoạ về an toàn giao thông.
+ Sự coi tường tính mạng và pháp luật.
+ Ý thức về luật lệ giao thông kém.
- Cách khắc phục, giữ an toàn giao thông...
Bài tập 3:
Gợi ý:
Có thể dựa trên các nội dung chính ở các vấn đề đã nêu ở bài tập 2, từ đó chuẩn bị và trình bày trước lớp. Lưu ý chọn lựa cách giới thiệu, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói. Trước khi trình bày cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lý, sở thích của người nghe...
TIẾT 56 - LÀM VĂN: 
LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Hiểu được tác dụng của việc lập kế hoạch cá nhân trong công việc, trong các hoạt động của đời sống hàng ngày.
- Nắm được cách lập kế hoạch cá nhân.
- Có thói quen và có kĩ năng lập kế hoạch cá nhân và thực hiện kế hoạch cá nhân.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: tìm hiểu sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân.
Bài tập : Từ kinh nghiệm học tập của bản thân, hãy cho biết sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Hoạt động 1: tìm hiểu sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân.
Bài tập :
 - Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến nội dung, cách thức hành động và phân bố thời gian để hoàn thành một công việc nhất định.
 - Khi lập được kế hoạch cá nhân, ta sẽ hình dung trước được công việc cần làm, phân phối thời gian hợp lí, tránh bỏ quên, bỏ sót công việc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lập kế hoạch cá nhân
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lập kế hoạch cá nhân
Bài tập 1: Hãy lập kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn để chuẩn bị thi hết học kì I.
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)
Bài tập 1:
- Phần mở đầu.
- Nội dung kế hoạch:
Nội dung ôn tập
Hình thức và cách thức tiến hành
Thời gian
Bài tập 2: Từ bài tập 1, hãy rút ra cách lập kế hoạch cá nhân.
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)
Bài tập 2:
Cách lập kế hoạch cá nhân:
- Chuẩn bị.
- Lên kế hoạch gồm 2 phần:
+ Phần 1: Họ tên, nơi làm việc, chức danh,
+ Phần 2: Nội dung công việc, thời gian, địa điểm,
- Lời văn cần ngắn gọn, cần thiết có thể kẻ bảng.
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: Đọc và cho biết những điểm khác biệt của bản kế hoạch cá nhân (SGK)
(HS làm việc cá nhân, thảo luận và trình bày trước lớp)
 Bài tập 1:
 Đây là thời gian biểu chứ chưa phải bản kế hoạch cá nhân, vì chưa có phần tiêu đề. Phần nội dung chỉ mới nêu những công việc cần làm ứng với các mốc thời gian, chưa có phương hướng, địa điểm cũng như chưa dự kiến kết quả cần đạt được.
Bài tập 2: Trao đổi, nhận xét và giúp bạn hoàn thiện kế hoạch Đại hội Đoàn (SGK). 
(HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 2: 
 Bản kế hoạch còn quá sơ sài. Chưa ghi rõ thời gian, địa điểm, nội dung công việc. 
 Có thể hoàn thành bản kế hoạch cá nhân này như sau:
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN 
- Thời gian: 8 giờ 00, ngày 25/12/2006.
- Địa điểm:	Phòng học của lớp.
- Nội dung công việc:	
TT
Công việc
Yêu cầu 
cần đạt
Thời gian hoàn thành
Ghi chú
1
Viết dự thảo báo cáo 
Báo cáo tổng kết và dự thảo phương hướng
20/ 12
Nhớ rút ra bài học kinh nghiệm
2
Họp ban tổ chức
Phân công chuẩn bị
21/12
3
Đại hội trù bị trù bị
Bầu BCH mới và thông qua báo cáo
22/12
4
Xin ý kiến Đoàn trường
Về phương hướng hoạt động
23/12
5
Xin ý kiến GV chủ nhiệm lớp
Về phương hướng hoạt động
23/12
6
Phân công nhiệm vụ các thành viên ban tổ chức 
Phân công chính thức công việc
24/12
Chú ý giấy mời
7
Tiến hành đại hội 
25/12
Người lập kế hoạch
BT chi đoàn
 Nguyễn Thị Quế
 Bài tập 3: Lập kế hoạch tham gia khóa đào tạo tin học.
 (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp và thảo luận).
Bài tập 3: 
Có thể lập kế hoạch giúp bạn theo mẫu sau:
KẾ HOẠCH THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO TIN HỌC
Họ và tên:	Nguyễn Văn Thành
Nội dung công việc:
- Ghi tên đăng ký dự khoá học: Sáng thứ 2, ngày 12 /10 / 2006.
- Sắp xếp thời gian biểu hợp lý để việc học nghề không ảnh hưởng đến chương trình học chính khoá.
THỜI GIAN BIỂU
Sáng
(7h-11 h00)
Trưa
(11 h00- 13h00)
Chiều
(13 h- 17h00)
Tối
(17h-21h00)
Thứ 2
Học chính khoá
Nghỉ
Tự học bài chính khóa
Thực hành tin học
Thứ 3
Học chính khoá
Nghỉ
Học thêm tiếng Anh
Tự học bài chính khóa
Thứ 4
Học chính khoá
Nghỉ
Học lớp tin học
Thực hành tin học
Thứ 5
Học chính khoá
Nghỉ
Học thêm tiếng Anh
Tự học bài chính khóa
Thứ 6
Học chính khoá
Nghỉ
Tự học bài chính khóa
Tự học bài chính khóa
Thứ 7
Học chính khoá
Nghỉ
Học lớp tin học
Thực hành tin học
Chủ nhật
Học thêm tiếng Anh
Nghỉ
Học lớp tin học
Thực hành tin học
TIẾT 57- ĐỌC VĂN: 
BÀI PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
 Trương Hán Siêu 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	Giúp HS:
- Hiểu được Bài phú sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Bài phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật.
- Rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng tác phẩm.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn
Bài tập 1: HS đọc mục Tiểu dẫn (SGK) và cho biết:
Tác giả Trương Hán Siêu là ai? Sống ở thời kì nào?
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn
Bài  ... , có thể xác định những đoạn văn sau:
- Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hơn là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh .
- Đoạn văn lập luận: Dùng lí lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin ấy có liên quan đến mục tiêu thuyết minh như thế nào.
- Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (mgười đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp.
+ Cách viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).
Bài tập 7:
+ Cấu tạo của một lập luận:
Lập luận gồm luận điểm, luận cứ, luận chứng.
Luận điểm là vấn đề được đưa ra để bàn bạc.Luận cứ là những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lí luận và thực tiễn. Luận chứng là những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ.
+ Các thao tác nghị luận:
Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được qui định trong hoạt động nghị luận.
Các thao tác nghị luận gồm: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp và so sánh.
+ Muốn lập được dàn ý cho bài nghị luận, cần:
- Nhận thức đúng đề bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu).
- Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết. 
- Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lí.
Bài tập 8:
+ Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự:
- Yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự là kể lại hoặc viết lại một cách ngắn gọn những chuyện cơ bản xảy ra với nhân vật chính. Tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.
- Cách thức tóm tắt văn bản tự sự:
- Đọc kĩ văn bản, nắm được kết cấu, nhân vật, mâu thuẫn, xung đột...
- Kể lại các chi tiết chính dựa theo kết cấu, bố cục, sao cho bật ra mâu thuẫn, xung đột. 
Với yêu cầu tóm tắt nhân vật chính nhưng không theo điểm nhìn của truyện, phải xây dựng kết cấu mới, theo điểm nhìn mới.
+ Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh:
- Yêu cầu: Tóm tắt phải rõ ràng, chính xác, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.
- Muốn tóm tắt một văn bản thuyết minh ta cần xác định mục đích yêu cầu tóm tắt; đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục văn bản. Từ đó, tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.
Bài tập 9:
+ Đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân:
- Đặc điểm của kế hoạch cá nhân:
+ Về nội dung: Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến những công việc sắp tới của cá nhân.
+ Về hình thức: Kế hoạch cá nhân được trình bày một cách khoa học, cụ thể về thời gan, mục tiêu cần đạt...
- Cách viết bản kế hoạch cá nhân:
Ngoài tiêu đề, kế hoạch cá nhân có 2 phần:
- Phần đầu: ghi rõ họ tên, địa chỉ (nếu cần).
- Phần hai: nêu nội dung công việc, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả đạt được.
Lời văn ngắn gọn, giản lược, nên kẻ bảng.
+ Đặc điểm và cách viết quảng cáo:
- Đặc điểm quảng cáo:
+ Về nội dung: là những thông tin về sản phẩm hoặc về loại dịch vụ.
+ Về hình thức: súc tích, hấp dẫn và kích thích tâm lí khách hàng.
- Cách viết quảng cáo:
+ Chọn nội dung quảng cáo. Nội dung thông tin phải độc đáo, hấp dẫn, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm hay loại dịch vụ.
+ Chọn hình thức quảng cáo: Qui nạp, hay so sánh; sử dụng từ ngữ khẳng định tuyệt đối.
Bài tập10:
Trước khi trình bày, cần tìm hiểu trình độ học vấn, yêu cầu, tâm lí, sở thích của người nghe; lựa chọn nội dung và lập dàn ý cho bài trình bày.
Các bước trình bày thường theo thứ tự:
- Chào hỏi, tự giới thiệu.
- Lần lượt trình bày các nội dung đã định.
- Kết thúc và cảm ơn.
Hoạt động 2: Luyện tập
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh.
Bài tập 1:
+ HS xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự (tuần 4 và tuần 10 trong tài liệu này).
+ HS xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn thuyết minh (tuần 18 và tuần 24 trong tài liệu này).
Bài tập 2: Hãy tóm tắt nội dung các bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 tập 1); Nguyễn Du và bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2).
(GV chia nhóm và giao việc cho mỗi nhóm. HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày)
Bài tập 2:
Bài 1: Tóm tắt bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 tập 1). Bài viết theo các ý:
a) Văn học dân gian là gì? (Văn học truyền miệng, do nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền, phục vụ các sinh hoạt khác nhau của cộng đồng).
b) Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành).
c) Các thể loại của văn học dân gian (12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, .....). Nêu ngắn gọn khái niệm về mỗi thể loại.
d) Những giá trị cơ bản của văn học dân gian:
- Kho tri thức bách khoa của nhân dân các dân tộc.
- Giáo dục đạo lí làm người.
- Giá trị nghệ thuật: văn học dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Bài 2: Tóm tắt bài Nguyễn Du (Ngữ văn 10, tập 2, tuần 28).
Các ý chính:
a) Thân thế, sự nghiệp: Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to. 
- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người, Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.
- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802) tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc... Nhưng có những mâu thuẫn phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. 
b) Các sáng tác chính:Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (Chữ Hán), Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh(Chữ Nôm)...
c) Giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong các sáng tác.
+ Giá trị tư tưởng:
- Giá trị hiện thực (Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc; tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền...).
- Giá trị nhân đạo (Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người; cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn; ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí,...).
+ Giá trị nghệ thuật: thơ chữ Hán giản dị mà tinh luyện, tài hoa; thơ Nôm đạt tới đỉnh cao rực rỡ; đóng góp lớn cho sự phát triển tiếng Việt.
d) Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du: một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Thời đại, hoàn cảnh gia đình và năng khiếu bẩm sinh đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Tư tưởng bao trùm là chủ nghĩa nhân đạo.Thơ ông kết tinh những thành tựu văn hoá dân tộc.Truyện Kiều là một kiệt tác...
Bài 3: Tóm tắt bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2)
HS xem lại bài học tuần 31.
Các ý chính:
1. Khi nào một văn bản được coi là văn bản văn học (Tiêu chí).
a) Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
b) Ngôn từ trong văn bản có nhiều tìm tòi sáng tạo, có hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.
c) Thuộc một thể loại nhất định với những qui ước thẩm mĩ riêng...
2. Cấu trúc của văn bản văn học:
Gồm nhiều tầng lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.
TIẾT 105- LÀM VĂN: 
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7
HƯỚNG DẪN HỌC TRONG HÈ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Đánh giá toàn diện về kiến thức, kĩ năng viết bài nghị luận. Đánh giá đúng những ưu điểm và nhược điểm của bài viết về các phương diện: nhận thức đề, lập dàn ý, cách diễn đạt, hình thức trình bày,...
- Nhận ra và sửa chữa các lỗi trong bài viết. 
B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Phân tích đề và xây dựng đề cương
Bài tập 1: Nêu và phân tích những yêu cầu chính của đề văn đã làm.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Bài tập 2: Trên cơ sở bài viết và tự đánh giá, điều chỉnh, hãy xây dựng đề cương (đáp án) cho bài văn.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá bài viết
Nhiệm vụ 1: HS tự nhận xét, đánh giá về bài viết của bản thân. GV nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Nhiệm vụ 2: HS bổ sung và chữa lỗi cho bài viết của mình.
(GV trả bài. HS xem lại bài, trao đổi bài cho nhau và thảo luận. GV định hướng cho HS thảo luận những lỗi cụ thể). 
Nhiệm vụ 3: Đề xuất phương án, kế hoạch học tập, rèn luyện trong thời gian trước mắt.
(GV Gợi ý để HS xây dựng kế hoạch cá nhân. HS phác hoạ kế hoạch cá nhân vào giấy).
Hoạt động 3: Hướng dẫn học trong hè
Hoạt động 1: Phân tích đề và xây dựng đề cương
Bài tập 1: (Đề do HS tự chọn trong hoặc ngoài SGK). HS tự phân tích nội dung, kiểu bài và phạm vi tư liệu.VD đề 1: Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại. 
- Nội dung vấn đề: vai trò của sách đối với đời sống nhân loại.
- Kiểu bài: nghị luận xã hội.
- Phạm vi tài liệu: không giới hạn.
Bài tập 2: Đề cương:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về vai trò của sách đối với đời sống nhân loại.
+ Thân bài: Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận để giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Các ý nhỏ gồm:
- Giải thích: Sách là gì? Sách có từ khi nào? Sách dùng để làm gì? Vì sao sách có vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại?
- Phân tích chứng minh vai trò của sách trong đời sống nhân loại.
- Bình luận: Phê phán những biểu hiện không đúng đối với sách; muốn sử dụng sách có hiệu quả cần thế nào?
+ Kết bài:
Khẳng định vai trò to lớn của sách trong đời sống nhân loại trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá bài viết
1. Trên cơ sở đối chiếu bài viết với đáp án, HS đưa ra được nhận xét về các mặt:
- Về nội dung: đầy đủ các ý cơ bản hay chưa? Có chính xác không?
- Về hình thức: đúng kiểu bài nghị luận xã hội chưa?
- Về kĩ năng: lập ý, diễn ý, bố cục, trình bày, chữ viết có chỗ nào sai sót không?
+ GV nhận xét, đánh giá trên cơ sở chấm, chữa bài của HS:
- Nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm (nội dung kiến thức và kĩ năng làm bài).
- Nhận xét chi tiết (chỉ ra những ưu điểm cụ thể, những lỗi cụ thể trong những bài cụ thể).
2. Bổ sung và chữa lỗi của bài viết
- Về nội dung: thiếu ý; ý chưa chính xác;...
- Về hình thức: bố cục không hợp lí; trình bày chưa khoa học; diễn đạt còn còn rườm rà hoặc tối nghĩa; lỗi chính tả; lỗi ngữ pháp;... 
3. Kế hoạch có thể lập kế hoạch trên một số phương diện sau:
+ Về bổ sung kiến thức: Cần nắm vững những phần kiến thức nào? (từ bài cụ thể mà liên hệ tới những phần khác.)
+ Về rèn luyện kĩ năng: dựa trên những lỗi thường mắc và cách sửa chữa.
+ Thời gian và phương thức thực hiện:
- Những phương thức cụ thể như: tăng luyện viết (nếu chữ xấu); đọc thêm sách (nếu kiến thức còn hạn hẹp); ôn lại bài giảng (nếu kiến thức cơ bản nắm chưa chắc); tổ chức thảo luận nhóm
Hoạt động 3: Hướng dẫn học trong hè

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet ke bai soan NV 10 T2 chuan.doc