A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liêt mà đầy uẩn khúc của hồn thơ Hàn Mặc Tử.
- Nhận ra được kết cấu liên kết vừa đứt đoạn, vừa nhất quán của mạch thơ và lối tạo hình giản dị mà tài hoa của thi phẩm.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK + SGV + Bài soạn
B. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- GV hướng dẫn HS đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới
Trường đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Khoa Ngữ văn dõc Bài dự thi: Viên phấn xanh Đề tài GVHD: cô Nguyễn Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Thu Hương Lớp: văn 3A Tp.Hồ Chí Minh – tháng 10/ 2009. MỤC TIÊU BÀI HỌC Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liêt mà đầy uẩn khúc của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Nhận ra được kết cấu liên kết vừa đứt đoạn, vừa nhất quán của mạch thơ và lối tạo hình giản dị mà tài hoa của thi phẩm. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK + SGV + Bài soạn CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV hướng dẫn HS đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Tìm hiểu chung tiểu dẫn. ( HS đọc SGK) - Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? a. Tác giả. b. Tác phẩm. * Hoàn cảnh và mục đích sáng tac bài thơ: - Em hiểu gì về tập Thơ điên? *Bố cục bài thơ - Hãy xác định bố cục và nội dung chính của mỗi đoạn? II. Đọc – hiểu. - Đặc trưng nổi bật nhất trong thơ Hàn Mặc Tử là gì? Được thể hiện như thế náo trong bài thơ? - Theo em, nên hiểu bài thơ theo cách nào? 1. Nỗi lòng bâng khuâng say đắm đến mãnh liệt trước cảnh và con người thôn Vĩ. ( HS đọc đoạn 1 SGK) Thiên nhiên và con người thôn Vĩ được gợi lên qua những chi tiết, hình ảnh nào? - Qua đó nỗi lòng của nhà thơ được bộc lộ như thế nào? ? Những cảm xúc ấy gợi cho em suy nghĩ gì? 2. Nỗi buồn chia li trước cảnh và tình người. (HS đọc đoạn 2 SGK) ? Thiên nhiên được miêu tả như thế nào? ? em có nhận xét gì về hai câu thơ này?? 3. Một ước mơ nhưng tràn ngập hoài nghi, không hi vọng. (HS đọc đoạn cuối bài thơ) - Theo em, “khách đường xa” và “em” có mối lien hệ gì với nhau? ?Hình ảnh “sương khói mờ nhân ảnh” gợi cho em suy nghĩ gì? ? Nêu nhận xét của em về câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ?Liệu nó có mối liên hệ nào đó với câu thơ mở đầu của bài thơ hay không? ? Em có nhận xét gì về tứ thơ và bút pháp của bài thơ?( tứ thơ là gì?→ bút pháp của bài thơ?) 4. Chủ đề bài thơ. ? Từ sự phân tích trên, theo em chủ đề của bài thơ là gì? III. Củng cố IV . Luyện tập: Câu hỏi 1 (SGK): Câu 2:(SGK) Hình ảnh: “mây, gió, sông trăng” ở khổ 2 gợi cho em cảm xúc gì? Câu 3: (SGK) - Phần tiểu dẫn trình bày hai vấn đề: + Tác giả: cuộc đời và sự nghiệp văn chương + Tác phẩm Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí,sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo thiên chúa ở làng Lệ Mỹ - huyện Phong Lộc – Quảng Bình. Cha mất sớm, ông về sống với mẹ ở Quy Nhơn. + Sau khi tốt nghiệp trường phổ thông Pe-lơ-ranh, Hàn Mặc Tử làm ở sở đạc điền bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936, măc bệnh phong, ông về sống tại Quy Nhơn và mất tại nhà thương Quy Hòa(1940) Sự nghiệp văn chương: Hàn Mặc Tử làm thơ từ năm 14,15 tuổi với các bút danh; Phong Trần, Lệ ThanhLúc đầu, Hàn Mặc Tử làm thơ đường luật, nhưng sau đó chuyển sang thơ mới lãng mạn. Các tác phẩm chính; + Thơ: gái quê(1936), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên(1939) + kịch thơ; duyên kì ngộ(1939), Quần hội tiên(1940) + Thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng(1940) Ngoài tập Gái quê, còn lại các tác phẩm của Hàn Mặc Tử dều được in thành tập sau khi ông đã qua đời. Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới, thuộc nhóm thơ Bình Định( Yến Lan, Chế Lan Viên, Quách tấn và Hàn Mặc Tử) Thơ Hàn Mặc Tử thể hiện một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế( yếu tố tích cực, căn cốt). Bệnh tật và tình yêu đã tác động sâu sắc đến thơ Hàn Mặc Tử. Các biểu tượng : trăng, máu, hồn, thiếu nữ và kỉ niệm tình yêu đã tạo nên trong thơ Hàn Mặc Tử một thế giới nghệ thuật riêng, độc đáo và có phần “kì dị, điên loạn” Hoàn cảnh sáng tác: Thời gian làm ở sở đạc điền Bình Định, Hàn Mặc Tử có quen với Hoàng Cúc là con gái ông chủ Sở. người Huế. Khi trở lại Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử không gặp được Hoàng Cúc do cô đã theo cha về ở hẳn ngoài Huế. Trong thời gian chữa bệnh tại Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử có nhận được một tấm bưu ảnh do Hoàng Cúc gửi tặng. + Những kỉ niệm về xứ huế trỗi dậy trong lòng, cộng với sự đau đớn của một tâm hồn ham sống, gắn bó với đời nhưng lại đang bị chính cuộc đời chối bỏ, tử thần đe dọa, Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ này. + Bài thơ trích từ tập Thơ điên(1938), lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ, sau đó mới đổi thành Đây thôn Vĩ Dạ. Tập thơ hoàn thành năm 1938, sau đổi thành “Đau thương”. “Điên” ở đây cần được hiểu là một trạng thaios sáng tạo chứ không thể hiểu theo nghĩa bệnh lí. Đó là sự sáng tạo miên man, mãnh liệt. “Điên” đã trở thành một quan điểm thẩm mỹ độc đáo. “Thơ điên” nổi lên những đặc trưng sau: + Cảm xúc mang giọng điệu đau thương + Nhân vật trữ tình thường phân thân thành nhiều nhân vật khác. + Hình ảnh thơ kì dị, độc đáo, mới lạ + Mạch thơ đứt nối bất ngờ. + Từ ngữ đặc tả. -“Đây thôn Vĩ Dạ” tiêu biểu cho đặc trưng trên của “Thơ điên”. Bài thơ có mạch liên kết đứt nối, vì vậy mỗi khổ thơ là một đoạn thơ. + Đoạn 1( Khổ 1): miêu tả cảnh và vườn thôn Vĩ tươi đẹp, thanh tú → cảm xúc mãnh liệt, say đắm của tác giả đối với cảnh và người thôn Vĩ. + Đoạn 2( khổ 2): Cảnh sông nước đem trăng đầy thơ mộng→ ẩn sau đó là cảm xúc buồn chia li của một tâm hồn thiết tha gắn bó với cuộc đời nhưng đang có nguy cơ phải lìa bỏ cõi đời. + Đoạn 3( khổ 3): cảnh chìm trong mộng ảo và sương khói mông lung → cảm xuc vừa khát khao mơ ước,vừa hoài nghi, vô vọng. Bài thơ có bố cục đứt nối, không tuân thủ theo trình tự nhất định nào → có nhiều cách đọc hiểu : + Đọc hiểu theo bố cục(từng đoạn, từng khổ thơ) + Đọc hiểu theo chủ đề( miêu tả thiên nhiên và bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình). +Đọc hiểu theo chiều diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi lòng bâng khuâng say đắm → nỗi buồn phấp phỏng chia li → vừa ước mơ, nhưng hoài nghi vô vọng. ↔ ở đây ta chọn cách đọc hiểu theo chủ đề. – Thiên nhiên được gợi lên qua hình ảnh khu vườn ngập tràn ánh nắng ban mai.Những hình ảnh: nắng hàng cau, nắng mới lên, vườn ai mướt quá, xanh như ngọc. + Vĩ Dạ nổi tiếng với những khu vườn tươi xanh với những hàng cau thẳng tắp vươn cao. + “ nắng mới lên” là ánh nắng buổi mai còn tinh khôi, thanh khiết. Trong thơ Hàn Mặc Tử, ta rất ấn tượng với những nắng tươi, nắng ửng, nắng chang changNhưng ở đây, Hàn Mặc Tử chỉ nói giản dị: “nắng mới lên”mà cớ sao lại gợi đến thế? Có lẽ một câu thơ hay không chỉ vì những gì nó mang sẵn mà còn vì những gì nó có khả năng gợi ra để người đọc đồng sáng tạo như nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét. Đọc kĩ và dừng lại ở từng chi tiết nghệ thuật, ta thấy ở đây có cái nhìn và cảm xúc rất riêng của tác giả. Nắng là nắng mới, thứ ánh nắng tinh khôi, trong trẻo nhất, vui tươi nhất của một ngay. Ánh nắng ấy như nhảy nhót, tràn ngập trên những hàng cau, và hàng cau như được tắm mình trong nắng. Một câu thơ có tới hai từ “nắng” càng làm cho ánh nắng thêm chan hòa, tươi sáng. + Cau có dáng thẳng đứng, mảnh dẻ. Thân cau chia thành nhiều đốt đều đặn khác nào như một cây thước mà thiên nhiên dựng sẵn trong vườn để đo mực nắng? Nắng mai rót vào vườn cứ đầy đần theo từng đốt cau. Và đến khi tràn đầy thì nó biến cả khu vườn xanh thành nột viên ngọc lớn. -“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc?” Câu thơ có vẻ đẹp long lanh vì có sắc mướt chăng? Mướt gợi sự mềm mại, mượt mà,mơn mởn, mỡ màng của lá non. Hàn Mặc Tử nhìn màu xanh ấy đã liên tưởng đến màu xanh quý phái của ngọc. Đó là màu xanh trong sang khong chút vẩn đục, sang trọng, quý phái và đầy sức sống. Chũ “ ngọc” vừa có màu vừa có ánh. Chữ “ mướt” không chỉ gợi cảm giác tươi non mà còn có cả độ bóng, lấp lánh đầy sức sống. → cả khu vườn như tắm gội sương đêm để rồi bừng lên trong nắn mai. → Nhà thơ đã miêu tả thiên nhiên thôn Vĩ niềm nhớ thương và trân trọng của mình. + Con người thôn Vĩ cũng có ấn tương riêng: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Hài hòa với vẻ đẹp tươi sáng của thiên nhiên là vẻ đẹp hiền hòa, phúc hậu, dịu dàng của con người (mặt chữ điền) → câu thơ đầy chất tạo hình. → Cảnh và người Vĩ Dạ lọc qua cái nhìn, cảm xúc và tưởng tượng của thi nhân càng trở nên đặc sắc, quyến rũ, như có một sức hút để nhà thơ hướng tới.↔ Hiện thực trong kí ức bao giờ cũng luôn đẹp là vậy!!! ↔ Nhũng câu thơ viết về thiên nhiên gây ấn tượng riêng là biểu hiện của nỗi khát khao muốn trở về với thôn Vĩ. Một nỗi nhớ, một tình yêu ấp ủ trong lòng. Và nỗi lòng ấy được thể hiện qua câu mở đầu của bài thơ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” → đây có thể hiểu là một lời chào hỏi xã giao bình thường, có thể là một lời hỏi mang hàm ý trách móc, cũng có thể là lời tự hỏi, là một cái cớ mà nhân vật tự đặt ra như một lời giục giã, thôi thúc để được trở về với thôn Vĩ. Sự phân thân của nhân vật trữ tình đã làm cho câu hỏi ấy mang nhiều sắc thái cảm xúc. ↔ Dù ở trạng thái cảm xúc nào, nó cũng đều bộc lộ nỗi lòng thương nhớ đến da diết của nhà thơ.→ Hỏi để bộc lộ cảm xúc nhiều hơn là chờ đợi được trả lời. Hẳn là Hàn Mặc Tử đã gợi lên trong mỗi người một miền quê riêng. Ta bắt gặp sự sáng tạo trong cảm nhận của thi nhân, điệu cảm xúc nghiêng về nỗi nhớ, nỗi thương, câu hỏi tạo ra cảm xúc đa chiều, vừa như mời mọc, vừa như trách móc, vừa như nuối tiếc↔ bao trùm lên nỗi lòng cảm xúc ấy là lòng yêu đời, yêu cuộc sống và con người mãnh liệt của nhà thơ. ↔ Tiểu kết: câu thơ được viết ra trong lúc tác giả đang từng ngày, từng giờ đấu tranh với thần chết → càng khẳng định sự mãnh liệt trong cảm xúc. Thiên nhiên được miêu tả như là sự chia lìa, li tán. “ Gió theo lối gió, mây đường mây” + Câu thơ như là có sự phi lí khác thường trong câu thơ này. Gió có thể bay theo chiều gí thổi. Mây không thể bay theo đường mây được. Theo logic thì gió và mây không thể tách rời nhau được. Thế nhưng ở đây lại gió mây đôi ngả → phi lí ở chỗ ấy. ↔ dường như có sự chuyển đổi cảm giác trong cách miêu tả này. Nhà thơ không nhìn bằng mắt. Cảnh vật hiện ra trong sự mặc cảm. Đó là mặc cảm của sự chia lìa. → cảnh vật nhuốm nỗi buồn của con người: “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” + Cảnh vật mang linh hồn con người → cuộc chia li mang cảm xúc đau buồn. Người đau buồn nhất chính là thi nhân vì cái chết đang ngày càng kề cận. Cuộc chia li đã cài định sẵn. Gió một đường, mây một nẻo. Dòng nước cũng lặng lẽ trôi đi. Con người còn biết trông cậy vào đâu?? → bật lên câu hỏi: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó. Có chở trăng về kịp tối nay?” ↔ Nhận xét: cả không gian như chìm ngập trong ánh trăng, chan hòa trong ánh trăng. Ánh trăng như bao trùm lên toàn bộ câu thơ, dòng thơ với bến sông trăng, thuyền chở trăng. → không gian đẹp, thơ mộng nhưng dường như có một chút gì đó huyễn hoặc, hư ảo, như là lạnh lẽo.? Bến trăng là nơi hò hẹn, nơi đợi chờ. Sông trăng là dòng sông tình yêu. Và thuyền chở trăng là con thuyền tình yêu. ↔ tất cả bừng lên dưới ánh trăng → thể hiện một nỗi khát khao hạnh phúc, một nỗi mong chờ và hi vọng sự gặp gỡ trong tình yêu của thi nhân. Nhưng cuộc gặp gỡ ấy dường như chỉ là mộng tưởng,? và có lẽ nó sẽ mãi mãi chỉ có trong mộng ước của thi nhân mà thôi!! Trong sự đau đớn, mong chờ mỏi mòn ấy, nhà thơ bật lên một câu hỏi : “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó. Có chở trăng về kịp tối nay?” + Câu hỏi tu từ gợi lên biết bao nỗi niềm chất chứa trong lòng thi nhân. Đại từ phiếm chỉ “ai” cho thấy tâm trạng băn khoăn, hồ nghi, vừa hi vọng nhưng đồng thời cũng ẩn chứa một nỗi buồn thất vọng. Làm sao biết “thuyền ai” đó là con thuyền cụ thể nào, và bến sông trăng đó là bến nào cụ thể?? → Nhà thơ như giãi bày, chia sẻ với trăng nỗi niềm của mình và mong được sẻ chia. + Câu hỏi: “Có chở trăng về kịp tối nay” đã bộc lộ hết nỗi niềm của nhà thơ. → Cần chú ý tới chữ “kịp”. Chữ “kịp” mới mang bi kịch của tâm hồn ấy, thân phận ấy.! Nó gợi cho ta cảm giác gấp gáp, khẩn thiết, khắc khoải, nôn nóng, băn khoăn, day dứt, đứng ngồi không yên của tâm hồn ấy. Và cái động nếu có, chính là động lòng. Sóng gió trong lòng đang lớn dần, lớn dần và xâm chiếm hết tâm hồn nhà thơ. Ta và cả nhưng người đọc sau ta nữa đều không thể biết “ tối nay” ấy là tối nào cụ thể, nhưng qua giọng điệu khắc khoải của câu thơ và một chữ “kịp” này, ta nhận ra tất cả sự khẩn thiết của nó. Nếu không kịp thì sẽ thế nào? ( tuyệt vọng, đau thương??) → hé mở cho ta về sự mặc cảm của tác giả.(thực tại ngắn ngủi, căn bệnh hiểm nghèo ) → Hé mở quan điểm sống: chạy đua với quỹ thời gian đang vơi đi từng ngày, từng khắc, cuộc chia li vĩnh viễn đang tới gần. ↔ Có đứng vào phía cuộc đời hiện tại của nhà thơ mới hiểu hết ý nghĩa câu thơ này! → Sự sống đối với Hàn Mặc Tử lúc này chỉ còn tính bằng giờ, bằng ngày. Vì thế câu hỏi gợi nỗi niềm xót thương ở người đọc! Đoạn thơ: “Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” + Thực ra, “khách đường xa” và “em” ở đây chỉ là một mà thôi. Phải chăng “khách đường xa” và “em” là đối tượng mà tác giả đang hướng tới, cũng là đối tượng mà tác giả đang mơ? Và có lẽ đó chính là cái tình người, tình đời trong cuộc đời này? + Khoảng cách xa vời được gợi lên từ âm điệu, hình ảnh và cấu trúc của dòng thơ thứ nhất với sự láy lại hai lần điệp từ “khách đường xa”→ làm cho khoảng cách càng rộng → theo đó nỗi nhớ thương càng thêm da diết. Kết hợp với một chữ “mơ” đặt ở đầu dòng thơ → khoảng cách không gian càng nhân lên gấp bội bởi nó không chỉ là không gian thực mà còn là khoảng cách giữa hai thế giới “trong này” và “ngoài kia”, giữa thực và mộng. Đứng từ cõi thực nhìn vào cõi mộng, dường như hình ảnh “khách đường xa” càng mịt mờ, càng nhạt nhòa. - Câu thơ như dẫn ta đến một cõi nào của tâm tưởng, đó không còn là không gian thôn Vĩ ngoài cố đô Huế nữa rồi. Sương khói làm mờ nhân ảnh ở đây không phải là một hình ảnh thực, mà đó phải chăng chính là sương khói mờ ảo đang lan tỏa trong tâm hồn nhà thơ? “Ở đây” ấy là ở đâu? Phải chăng đó chính là không gian của Hàn Mặc Tử? Là không gian “trong này” đối lập với không gian “ngoài kia” đã luôn xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử? + Cuộc đời ngoài kia vẫn luôn thắm sắc và vẫn cách ở đây bằng một tầm tuyệt vọng, vẫn cách xa “ngàn thế giới”. Sự tồn tại ở nơi này sao quá đỗi mong manh? Có lẽ giờ đây chỉ còn có cái tình kia là sợi day duy nhất nối buộc thi sĩ với trần thế này mà thôi? Nhưng xem ra cái tình ấy cũng rất mong manh làm sao! → ý thơ chơi vơi, gợi mở, cảm nhận được nhưng để cất nghĩa cái cảm giác đó không phải là dễ.! Câu thơ cuối: “Ai biết tình ai có đậm đà” + Đây là một câu hỏi tu từ với hai từ “ai”. Từ “ai” thứ nhất chỉ chủ thể trữ tình(tác giả), từ “ai” thứ hai chỉ đối tượng hương tới, và có lẽ đó chính là “khách đường xa”- “em”?! + Câu hỏi tu từ và đại từ phiếm chỉ tạo ra một âm hưởng rất đặc biệt, da diết, khát khaoĐại từ “ai’ thường dung để diễn tả một cái gì tình tứ, ý vị, hoặc một sự mơ hồ không xác định. Trong bài thơ nay, đây là lần thứ ba đại từ “ai xuất hiện. “Tình aiai biết?”.Câu hỏi ấy cứ xoáy sâu vào lòng người đọc. Một chút hoài nghi, một chút trách móc, một chút tự vấn→ câu thơ đầy ắp tâm sự và nỗi niềm, ↔ rất khát vọng nhưng cũng tràn đầy thất vong, vô vọng. ↔ Từ bức tranh bức tranh bình minh tươi sáng, đến cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo thơ mộng, trầm buồn, và kết thúc bằng một bức tranh sương khói hư ảo nặng trĩu nỗi buồn xa cách. → cảm xúc thơ đi từ sự buâng khuâng say đắm, → nỗi buồn chia ly nhưng vẫn còn có chút hi vọng → khát vọng đến cháy bỏng cùng với sự hoài nghi vô vọng tuyệt cùng. ↔ Phải chăng câu thơ kết thúc này có mối liên hệ nào đó với câu hỏi mở đầu bài thơ? Phải chăng đây chính là câu trả lời cho câu hỏi mở đầu ấy?? Tứ thơ chính là ý chính làm điểm tựa cho cảm xúc thơ vận động xung quanh.Trong bài thơ này, từ thơ là hình ảnh thiên nhiên và con người thôn vĩ. Cảm xúc vận động xung quanh tứ thơ ấy là nỗi long thương nhớ bang khuâng, với niềm hi vọng, ước mơ nhưng chứa đầy uẩn khúc và mặc cảm. Để làm rõ cảm xúc của tứ thơ ấy, bài thơ là sự kết hợp của nhiề bút pháp: vừa tả thực, vừa lãng mạn, vừa chân thực, vừa trữ tình. + Cảnh đẹp xứ Huế ( tả thực) nhưng lại rất lãng mạn qua trí tưởng tượng và trong kí ức đầy thơ mộng của nhà thơ. + Nét chân thực của bài thơ càng làm nổi bật chất trữ tình của bài thơ. - Bài thơ mang vẻ đẹp tươi thắm và thơ mộng của xứ huế qua tâm hồn giàu trí tưởng tượng của thi nhân. Đồng thời, bài thơ mang một giá trị sâu sắc về sự đồng cảm, gần gũi, và khát vọng của tình yêu trong sáng, sâu đậm, mãnh liệt nhưng lại vô vọng, xa xăm, mang nhiều nỗi buồn đau, bi kịch của một tâm hồn rất yêu đời, thiết tha với đời nhưng cũng rất đau đời. - Tâm trạng của hàn Mặc Tử thể hiện ở ba khổ thơ theo diễn biến: ao ước đắm say → hoài vọng, phấp phỏng, mong ngóng → mơ tưởng, hoài nghi rồi tuyệt vọng. -Tuy nhiên cần rút ra điểm chính của bài thơ: + Sự thiết tha và gắn bó với cuộc sống nhưng đấy uẩn khúc, mặc cảm của nhà thơ. + Cảnh sắc thiên nhiên không tuân thủ theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian. + Nhiều hình ảnh độc đáo, giàu tính liên tưởng, ngôn ngữ mang ấn tượng mạnh. ↔ Bài thơ vẽ nên một bưc tranh thiên nhiên thôn Vĩ rất thơ mộng → tiếng lòng của một tâm hồn tha thiết yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống nhưng cũng rất đau đời. Có ba câu hỏi phân phối đều ở ba khổ thơ. → tạo nên âm điệu riêng của bài thơ → thể hiện mạch tâm trạng của thi nhân. Những câu hỏi này không hướng tới một đới tượng cụ hể nào vì nó không phải hỏi vời mục đích để hỏi và mong được giải đáp, mà đó chỉ là một hình thức để tác giả bày tỏ nỗi niềm riêng. - Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”(khổ 1) Câu này gợi cảm giác như một lời trác cs nhẹ nhàng, cũng là lời mời gọi tha thiết đối với nhà thơ. Cũng là lời tự trách, tự hỏi, và cũng là ước ao thầm kín của một người mong muốn được trở về thôn Vĩ. - “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó. Có chở tr ăng về kịp tối nay?” Hỏi mà tạo nên bức tranh huyền ảo đầy thơ mộng. cả một vùng sông nước đầy trăng. Hỏi mà như một lời nhắn gửi. nhà thơ như giãi bày chia sẻ với trăng nỗi niềm của mình. Nó hàm ẩn bao thấp thỏm, lo âu khắc khoải hi vọng của nhà thơ. - “Ai biết tình ai có đậm đà?” Là lời dò hỏi, mang đậm một nỗi hoài nghi, đầy mặc cảm về than phận mình.→ làm tăng them nỗi cô đơn, trống vắng của nột tấm long rất yêu đời nhưng cũng rất đau đời. Nội dung bài thơ thể hiện nỗi buồn, niềm khát khao của một con người rất đỗi yêu đời, yêu cuộc sống, thiên nhiên và con người.Một nội dung thơ ca đẹp đẽ như thế lại được sáng tác trong một hoàn cảnh tuyệt vọng( bệnh tật dày vò, nỗi ám ảnh về cái chết đang tới gần) → ta thêm xót thương, cảm thông, sẻ chia với số phận và cảm xúc của tác giả. → ta càng them cảm phục một con người đầy tài năng và nghị lực, đã vượt lên hoàn cảnh nghiệt ngã để viieets nên những vần thơ về tình đời, tình người cảm động đến thế. a. - Không thể chỉ có tình yêu hay tình quê, mà cả hai đều hòa quyện trong cảm xúc của tác giả. + Trước hết là bài thơ về tình yêu: Tình yêu với Hoàng cúc đó là điều có thật, điều này đã được chính em trai của nhà thơ – Nguyễn Bá Tín khẳng định trong cuốn “Hàn Mặc Tử anh tôi”. Và chính nhà thơ trong lúc bệnh tật đau đớn cũng đã nói lên ước mơ đó: “ Muốn ôm hồn cúc ngủ trong sương”. Nhưng đó là tình yêu đơn phương một phía, nên nó ủ kín. Những tình cảm vừa đằm thắmn nhớ thương, vừa khát khao ước mơ nhưng hoài nghi. Bao trùm lên đó là nỗi buồn chia li đầy mặc cảm. + Về tình quê: xuyên qua sương khói hư ảo của tình yêu là tình yêu thiêt tha đối với quê hương, và nếu cao hơn thí đó cũng chính là biểu hiện thầm kìn của long yêu nước. b. Tạo nên sự cộng hưởng vì: hơn tất cả, bài thơ là tiếng ca datl dào của tình yêu cuộc sống. Bức tranh tươi sáng ấy lại được viết nên trong nhưng giây phút đau thương nhất, từng giây, từng phút nhà thơ phải đấu tranh với bệnh tật đau đớn và sự kề cận của cái chết ↔ Mang tới cho người đọc một triết lí lạc quan sâu sắc: hãy biết yêu cuộc sống ngay cả trong hoàn cảnh khốn cùng nhất
Tài liệu đính kèm: