Hướng dẫn ôn tập học kì I Ngữ văn 11

Hướng dẫn ôn tập học kì I Ngữ văn 11

I. PHẦN TIẾNG VIỆT:

 1.Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân: Nắm được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.

 2. Ngôn ngữ báo chí:

 - Nắm được khái niệm, đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí.(Tính thông tin thời sự, Tính ngắn gọn, Tính sinh động, hấp dẫn)

 - Phân biệt ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ của văn bản khác được đăng tải trên báo

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1440Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì I Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I
NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC 2009 -2010
I. PHẦN TIẾNG VIỆT:
 1.Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân: Nắm được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
 2. Ngôn ngữ báo chí: 
	- Nắm được khái niệm, đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí.(Tính thông tin thời sự, Tính ngắn gọn, Tính sinh động, hấp dẫn)
	- Phân biệt ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ của văn bản khác được đăng tải trên báo.
 II. PHẦN VĂN HỌC:
 A. Kiến thức khái quát:
 1. Những đặc điểm cơ bản của văn Việt Nam từ đầu TK XX đến cách mạng tháng Tám 1945? (3 đặc điểm)
 2. Những thành tựu chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của văn học thời kì này?
 + Nội dung: Kế thừa và phát huy những truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam (Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo), đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của một thời đại:Tinh thần dân chủ.
	 + Nghệ thuật: Những thành tựu hết sức to lớn gắn liền với kết quả cách tân về thể loại và ngôn ngữ.
 B. Tác giả -tác phẩm:
 1. HAI ĐỨA TRẺ- Thạch Lam : 
 - Chủ đề truyện ngắn.
 - Cuộc sống và hình ảnh của những người dân nơi phố huyện:nghèo khổ, quẩn quanh, lay lắt, mỏi mòn...và niềm thương cảm của tác giả.
 - Sự đồng cảm, trân trọng trước những ước mong đổi đời dẫu còn rất mơ hồ và tội nghiệp của họ.
 - Hình ảnh đoàn tàu ? Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm qua phố huyện?
 - Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua truyện ngắn?
 - Anh(chị) có ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật nào? Chi tiết nghệ thuật nào trong truyện? Vì sao?
 2. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - Nguyễn Tuân
 -Trong truyện, Nguyễn Tuân đã sáng tạo một tình huống độc đáo, giàu ý nghĩa,anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
 - Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhận vật Huấn Cao, qua đó hiểu được quan điểm thẩm mĩ của nhà văn.
 - Vì sao nói nhân vật quản ngục là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.?
 - Vì sao nói :Cảnh cho chữ- “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.?
 - Đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm
 + Xây dựng nhân vật.
 + Thành công trong việc gợi không khí cổ kính của một thời nay chỉ còn vang bóng bằng hệ thống ngữ âm cổ, câu văn đĩnh đạc, trang trọng, giàu chất hội hoạ, bút pháp đối lập
3. HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA-Vũ Trọng Phụng
 - Tình huống trào phúng ngay ở nhan đề đoạn trích.
 - Cái chết của cụ cố tổ đã đem lại hạnh phúc cho đám con cháu đại bất hiếu và cả người ngoài gia đình...(xây dựng hàng loạt chân dung biếm hoạ)
 - Cảnh đám tang gương mẫu với những chi tiết hài hước, âm thanh hỗn tạp,...
4. TÁC GIA NAM CAO:
 - Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
 - Truyện ngắn Chí Phèo: 
 + Phân tích nhân vật Chí Phèo để thấy được nỗi thống khổ vì bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo à tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao
 + Những đặc sắc về nghệ thuật (Xây dựng nhân vật điển hình, kết cấu, ngôn ngữ...)
 III. LÀM VĂN
1.      Thao tác lập luận phân tích.
2.      Thao tác lập luận so sánh.
* Một số lưu ý: - Cần phải nắm chắc cốt truyện, các sự kiện, chi tiết tiêu biểu liên quan đến nhân vật chính, các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các tác phẩm.
- Kĩ năng để viết được một bài văn nghị luận văn học có luận điểm, luận cứ chính xác, lập luận hợp lí, thuyết phục (Cụ thể:Khâu phân tích đề, lập dàn ý, hoặc tìm lí lẽ, dẫn chứng- vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; hoặc ở khâu diễn đạt..)
*Xem thêm phần hướng dẫn ở SGK trang 211
IV. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
1..             Anh (chị) có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào, với chi tiết nghệ thuật nào trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam? Vì sao?
2.             Anh (chị) cảm nhận như thế nào về đoạn văn miêu tả “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ở cuối truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
3.             Ý kiến của anh (chị) về chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Theo anh chị đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn?
4.             Anh (chị) có nhận xét gì về tình huống truyện trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
5.             Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?.
* Gợi ý:
Đề 2:
a)       Về kỹ năng: - Vận dụng được kỹ năng phân tích tác phẩm tự sự
 - Biết cách trình bày một bài làm văn (mở bài: giới thiệu được vấn đề, kết bài: nêu ý kiến bản thân, nhấn mạnh vấn đề...)
 - Xác định đúng yêu cầu của đề, không phân tích chung chung về một tác phẩm hay nhân vật.
 b) Về nội dung: các ý chính cần có
 	- Đoạn cho chữ là đoạn hay nhất, kết tinh nghệ thuật của toàn tác phẩm.
 + Cảm hứng mãnh liệt trước cảnh “ xưa nay chưa từng có” 
 + Ngôn từ sắc cạnh, trang trọng cố kính, chi tiết sinh động, gợi cảm, thủ pháp đối lập....
 - Hình tượng nhân vật Huấn Cao uy nghi ngời sáng: Thủ pháp đối lập được khai thác triệt để:
 + Việc cho chữ là một sáng tạo nghệ thuật thanh cao với mực thơm, lụa trắng...lại diễn ra “trong một căn buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”
 + Sự đối lập giữa hình ảnh kì vĩ của người tử tù”cổ đeo gông, chân vướng xiềng lại đang ung dung phóng bút tô những nét chữ tài hoa...với hình ảnh co ro của thầy thơ lại “ tay run run bưng chậu mực, và viên quản ngục”khúm núm”, vái lạy người tù .
 - Trật tự kỉ cương nhà tù bị đảo ngược : người đang làm chủ không phải là kẻ đại diện cho quyền lực thống trị mà chính là kẻ tử tù đang bị xiềng, gôngà đây là sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài hoa và nhân cách cao thượng đối với cái xấu xa, thấp hèn. 
...................HẾT..............
Chúc các em ôn tập và kiểm tra có kết quả tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap Ngu van 11 hoc ky I T1.doc