SKKN Bước đầu giảng dạy môn võ Vovinam trong giờ ngoại khóa giáo dục thể chất trong Trường trung học phổ thông

SKKN Bước đầu giảng dạy môn võ Vovinam trong giờ ngoại khóa giáo dục thể chất trong Trường trung học phổ thông

LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Vấn đề đưa võ thuật vào học đường được coi như một vấn đề mới lạ, đối với sinh hoạt học đường.

Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh, Sinh viên cho biết, Bộ GD-ĐT có chủ trương phát triển các môn thể thao dân tộc trong nhà trường, trong đó có môn Vovinam là một môn võ truyền thống của Việt Nam.

 Môn võ Vovinam đang được phổ biến rộng rãi trên thế giới và đã đưa môn thể thao dân tộc này vào chương trình thi đấu chính thức từ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VIII – 2012 tại Cần Thơ.

 Để tạo điều kiện cho các em học sinh có sức khỏe, thể lực tốt, tinh thần tự hào dân tộc và đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong nhà trường phổ thông, Bộ GD-ĐT đã đề nghị các Sở GD-ĐT phối hợp với Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Liên đoàn Vovinam các địa phương tuyên truyền phổ biến rộng rãi môn Vovinam và đưa môn Vovinam vào chương trình thể thao ngoại khóa, tổ chức tập huấn cho các giáo viên thể dục, thành lập các câu lạc bộ Vovinam trong các trường học. Qua đó tôi đã mạnh dạn đưa môn Võ Vovinam vào môn Tự chọn ngoại khóa giáo dục thể chất trong nhà trường

 

doc 14 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1336Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Bước đầu giảng dạy môn võ Vovinam trong giờ ngoại khóa giáo dục thể chất trong Trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trãi
***************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
BƯỚC ĐẦU GIẢNG DẠY MÔN VÕ VOVINAM TRONG GIỜ
 NGOẠI KHÓA GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
	Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Anh Tuấn
	Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục thể chất
	Phương pháp giảng dạy bộ môn: Giáo Dục Thể Chất	 
Năm học: 2012 – 2013
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
I. Thông tin chung về cá nhân
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Anh Tuấn
Ngày tháng năm sinh: 02/03/1978
Giới tính: Nam
Địa chỉ: C200/18 Xóm Chiếu P.14 Q4 TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại:0902991330
E-Mail: tuannguyentrai@gmail.com
Chức vụ: Tổ Trưởng chuyên môn GDQP-AN
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi
 II.	Trình độ đào tạo
Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
Năm nhận bằng: 2000
Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất – Quốc Phòng An Ninh
III. 	Kinh nghiệm khoa học
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Môn Thể Dục, Giáo dục quốc phòng
Số năm có kinh nghiệm: 14 năm
Đẳng cấp võ thuật : 4 Đẳng 
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 2 năm gần đây: 
“LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI VÀO BÀI GIẢNG MÔN GDQP-AN”
BƯỚC ĐẦU GIẢNG DẠY MÔN VÕ VOVINAM TRONG GIỜ
NGOẠI KHÓA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I.LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Vấn đề đưa võ thuật vào học đường được coi như một vấn đề mới lạ, đối với sinh hoạt học đường. 
Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh, Sinh viên cho biết, Bộ GD-ĐT có chủ trương phát triển các môn thể thao dân tộc trong nhà trường, trong đó có môn Vovinam là một môn võ truyền thống của Việt Nam.
 Môn võ Vovinam đang được phổ biến rộng rãi trên thế giới và đã đưa môn thể thao dân tộc này vào chương trình thi đấu chính thức từ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VIII – 2012 tại Cần Thơ.
 Để tạo điều kiện cho các em học sinh có sức khỏe, thể lực tốt, tinh thần tự hào dân tộc và đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong nhà trường phổ thông, Bộ GD-ĐT đã đề nghị các Sở GD-ĐT phối hợp với Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Liên đoàn Vovinam các địa phương tuyên truyền phổ biến rộng rãi môn Vovinam và đưa môn Vovinam vào chương trình thể thao ngoại khóa, tổ chức tập huấn cho các giáo viên thể dục, thành lập các câu lạc bộ Vovinam trong các trường học. Qua đó tôi đã mạnh dạn đưa môn Võ Vovinam vào môn Tự chọn ngoại khóa giáo dục thể chất trong nhà trường
VOVINAM - VIỆT VÕ ÐẠO 
Vovinam - Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết "cách mạng tâm thân" để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.
 Vovinam là cách viết tắt của cụm từ "Võ Việt Nam" để dễ đọc. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện nhuyễn công, khí công và coi trọng việc trau dồi nhân tính. Vovinam có đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn.
 Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam Việt Võ Đạo được phát triển qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở nhiều nơi trên thế giới 
Lịch sử Môn Phái 
Người sáng lập Vovinam là Cố võ sư Nguyễn Lộc.
Năm 1938, võ sư Nguyễn Lộc giới thiệu Vovinam ra công chúng.
Năm 1960, Cố võ sư Nguyễn Lộc mất.
Từ 1960, võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Chưởng Môn môn phái và chịu trách nhiệm phát triển và quảng bá rộng rãi Vovinam ra toàn thế giới. 
Tháng 10 năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 9 năm 2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đổi tên thành Liên đoàn Vovinam Thế giới (WVVF) .
Tháng 2 năm 2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á (AVF) diễn ra tại Tehran. (Iran)
Ngày 28 tháng 12 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á (SEAVF) diễn ra tại Campuchia.
Năm 2011, Vovinam lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 26.
Võ thuật ( VoviNam)
 Vovinam bao gồm phần võ thuật như những thế đấm, đá, gạt, đỡ, lao, gối, chỏ, vật, đòn chân, và phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡ kiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng ngắn, súng trường, Tiếp đó là việc luyện tập ngạnh công, nhuyễn công, khí công giúp dưỡng sinh và bảo vệ sức khỏe.
 Đòn thế Vovinam được đưa vào hệ thống "Một phát triển thành Ba" nên tất cả các đòn thế được tập luyện từ thế căn bản (tấn công, phản đòn, khóa gỡ,), qua đơn luyện (quyền pháp, chiến lược,) và đến các dạng đa luyện (song luyện, đối luyện, tam đấu, tứ đấu,). Võ thuật Vovinam đa dạng và thức thời, phù hợp với nhiều lứa tuổi.
Từ xưa đến nay Vovinam nổi tiếng với 3 đòn: 
 Chỏ (vì thế trong một số cuộc thi song đấu đối kháng Vovinam, môn sinh không được phép dùng chỏ, vì Vovinam dùng chỏ rất mạnh) 
 Chém quét (chém một bên, dùng chân đá quét chân đối phương bên kia khiến đối phương ngã) 
 Đòn chân kẹp cổ (dùng sức bật kết hợp hai chân kẹp cổ đối phương rồi quật xuống đất, kỹ thuật này nhanh và mạnh, kết hợp yếu tố bất ngờ khiến cho đối phương khó lòng chống đỡ) 
Võ đạo ( Việt Võ Đạo)
 Chủ thuyết "cách mạng tâm thân" là phần thực dụng của vũ trụ quan, nhân sinh quan của Việt Võ Đạo, nhưng không phải là triết học. Chủ thuyết giáo dục người Việt mới, về tâm và thân. Đó không phải là lý thuyết, mà là ứng dụng thực tế vào mọi sinh hoạt võ học, với các định lý: tâm thân phối triển, cương nhu phối triển... cả tâm hồn và thân chất, để truyền thông, nghị lực mới với các thế hệ môn sinh kế tục, đòi hỏi tính kiên trì để học, hỏi, hiểu, và hành.
 Môn sinh Vovinam luôn tự thực hiện cuộc "cách mạng Tâm Thân" để phát triển toàn diện về tâm, trí và thể. Ngoài việc luyện tập đòn thế để thân thể cường tráng, dẻo dai và khỏe mạnh, môn sinh Vovinam còn trau dồi một tâm hồn thanh cao, hiến ích, tự tin, can đảm, cao thượng, bất khuất và tính nhân bản theo lời dạy của võ sư Nguyễn Lộc "sống cho mình, giúp cho mọi người khác sống, sống cho mọi người".
 Võ đạo của Vovinam còn được xem như một nhân cách sống hay một triết lý làm người.
BƯỚC KHỞI ÐẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ÐƯA VÕ VOVINAM VÀO HỌC ÐƯỜNG
Bước khởi đầu của chương trình đưa võ Vovinam vào học đường chính là việc hội nhập chương trình huấn luyện võ Việt Nam vào chương trình giáo dục thể chất hiện nay.
Giáo dục thể chất cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục toàn diện. Giáo Dục thể chất là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung Học Phổ Thông nhằm rèn luyện thể chất, tinh thần ,hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức rèn luyện thân thể, phát triển trí lực vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua, Chuyên Viên Thể dục Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Thể Chất cho học sinh.
Trong những năm qua, Sở Giáo Dục Đào Tạo đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn các nhà trường chọn nhiều hình thức tổ chức giảng dạy, học tập môn thể dục thể thao. Các trường Trung học phổ thông giảng dạy 70 tiết mỗi năm học trong đó có 20 tiết tổ chức học thể thao tự chọn. Học Sinh được học tập, vui chơi , rèn luyện thể chất, tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật... Nội dung thực hành luyện tập theo đúng nội dung, thời gian quy định. Các nhà trường đều tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. 
Qua đó tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề “bước đầu giảng dạy môn võ VoviNam trong giờ tự chọn Thể Dục tại trường THPT Nguyễn Trãi”
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
1. Thuận lợi : 
- Bản thân tôi được học tập môn VoviNam từ thuở nhỏ nên chương trình, đòn thế của môn võ nắm vững vàng, có lòng đam mê môn võ dân tộc và muốn chia sẻ, truyền tải đến thế hệ thanh niên học sinh
- Bên cạnh đó, tôi cũng rất may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên hết sức nhiệt tình của Ban Giám Hiệu nhà trường và của bạn bè đồng nghiệp. 
- Giờ dạy môn Vovinam thực sự mang lại cho tôi sự cảm hứng và muốn tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa. 
2. Khó khăn :
- Trang thiết bị đồ dùng dạy võ cũng còn hạn chế.
- Sân bãi chưa phù hợp với đặc thù môn học
- Hiện Môn Vovinam đã được thử nghiệm đưa vào giảng dạy trong học đường ở nhiều nơi nhưng chưa có chương trình, giáo án, phương pháp cụ thể 
- Giáo viên dạy phải tự tìm tòi, biên soạn chương trình huấn luyện riêng
- III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Mục Đích : 
- Phát triển phong trào Vovinam trong học sinh toàn trường làm quen với môn võ Dân Tộc nhằm nâng cao thể lực, giúp học sinh tăng cường sức khỏe, tự tin trong đời sống hằng ngày để tham gia lao động và học tập đạt kết quả cao
- Qua quá trình huấn luyện để tuyển chọn những học sinh có năng khiếu, có tố chất tốt bổ sung vào đội tuyển Vovinam của trường tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật đại diện thi đấu cấp thành phố ( Hội Khỏe Phù Đổng Toàn Thành)
Nhiệm vụ :
- Huấn luyện Vovinam trong giờ Thể thao tự chọn (một năm 20 tiết), duy trì các buổi tập của đội năng khiếu 3 buổi/tuần , Thời lượng mỗi buổi 1giờ30 phút ( từ 18g30à20g00 các ngày 2-4-6 trong tuần)
- Khắc phục khó khăn về sân bãi , điều kiện vật chất có được để hoàn thành chương trình huấn luyện và tuyển chọn vân động viên thi đấu cấp Thành Phố đạt thành tích cao
Kế Hoạch huấn luyện (trong 20 tiết tự chọn thể thao)
Tiết dạy
Kỹ thuật
Nội dung , phương pháp
Tiết 1&2
Phát tiển thể lực, kiểm tra lượng vận động, kiểm tra các tố chất thể thao của học sinh ( sức mạnh, sức nhanh, sức bền..)
Thực hiện các bài tập (các lối chạy, bật xa tại chỗ, chống đẩy, nhảy dây nhanh, bật cao tại chỗ gối chạm ngực) qua các bài tập này chúng ta có thể phân loại học sinh để có các bài tập và lượng vận động vừa sức với từng học sinh
Tiết 2&3
Huấn luyện kỹ thuật Vovinam
Kỹ thuật cơ bản 
4 lối đấm cơ bản : thẳng, lao, móc, múc
4 lối gạt tay
4 lối chém bằng cạnh tay
Tiết 4&5
Huấn luyện kỹ thuật Vovinam
Kỹ thuật cơ bản
4 lối đánh trỏ
4 lối đá (thẳng, cạnh, tạt, đạp)
4 lối tấn ( đinh tấn, trung bình, trảo mã, cung tiễn tấn)
Tiết 5&6
Huấn luyện kỹ thuật Vovinam
Quyền : Nhập Môn
Bài quyền cơ bản của Vovinam giúp võ sinh củng cố và hệ thống lại các đòn cơ bản : các lối đấm, các lối chém, gạt, trỏ, các lối đá và các lối tấn
Ghép quyền ( 4 lối chém, 4 lối đấm, 4 lối gạt)
Tiết 7&8
Huấn luyện kỹ thuật Vovinam
Quyền : Nhập Môn
Bài quyền cơ bản của Vovinam giúp võ sinh củng cố và hệ thống lại các đòn cơ bản : các lối đấm, các lối chém, gạt, trỏ, các lối đá và các lối tấn
Ghép quyền ( 4 lối trỏ, 4 lối đá) & hoàn chỉnh bài quyền
Tiết 9&10
Huấn luyện kỹ thuật Vovinam
Khóa gỡ cơ bản
Phản đòn :
Nắm Ngực áo lối 1,2
Bóp cổ trước lối 1,2 
Bóp cổ sau lối 1,2
Tiết 11&12
Huấn luyện kỹ thuật Vovinam
Khóa gỡ cơ bản
Phản đòn 
Ôm trước, ôm sau cả tay
Ôm trước, ôm sau không tay
Ôm ngang
Khóa tay dắt lối 1,2
Tiết 13&14
Huấn luyện kỹ thuật Vovinam
Chiến lược cơ bản 
1-chém trái, thấp phải, trỏ phải
2-thẳng trái, chém quét
3-móc phải, bật , chém quét
4-Đạp trái 2 lần, đạp phải
5-Đá thẳng phải, đấm thẳng phải, bật 
Tiết 15&16
Huấn luyện kỹ thuật Vovinam
Phản đòn cơ bản trình độ 1
Phản đòn ; 
Đấm thẳng phải, trái
Đấm móc phải, trái
Đấm múc phải, trái
Tiết 17&18
Huấn luyện kỹ thuật Vovinam
Phản đòn cơ bản trình độ 1
Phản đòn ; 
Đấm lao phải, lao trái
Đấm thấp phải, thấp trái
Đấm tự do số 1,2
Tiết 19&20
Kiểm tra, đánh giá khóa học
Tất cả những nội dung đã học
- IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- Giáo Dục Thể Chất trong ngành giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đến việc tổ chức thực hiện ở từng cơ sở, nhà trường, đơn vị. Các cơ quan quản lý giáo dục đã có sự chỉ đạo đúng đắn để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thể chất trong toàn ngành. 
- Những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục thể chất. Một Tinh Thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng ngoài ra còn dạy cho học sinh về đạo đức, cách ứng xử vì môn Vovinam rất coi trọng Võ Đạo
- Qua 2 năm huấn luyện ( năm học 2011-2012, 2012-2013) học sinh trường THPT Nguyễn Trãi đã đạt được nhiều Huy Chương Giải Hội Khỏe Phù Đổng cấp Thành Phố : 12 Huy Chương gồm 
Đối Kháng : 1 Huy chương vàng, 4 Huy chương Bạc, 4 Huy Chương Đồng
Hội Diễn ; Đơn luyện : 2 huy chương Bạc ;Đa luyện : 1 Huy Chương Bạc 
Kiến Nghị: 
Để Phong trào Vovinam phát triển mạnh trong học đường và đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, Chuyên viên Thể Dục Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cần có sự phối hợp chặt chẽ với liên đoàn Vovinam Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng huấn luyện viên Vovinam ngắn hạn cho giáo viên thể dục của các trường tiểu học, THCS, THPT nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ phục vụ công tác huấn luyện Võ Vovinam trong học đường nhằm phát hiện vận động viên bổ sung vào đội tuyển TP. Hồ Chí Minh và đội tuyển Vovinam Quốc Gia vì lực lượng vận động viên từ trường học là đông đảo nhất và có nhiều tiềm năng nhất.
 - V. KẾT LUẬN
 Với những kết quả đạt được đã chứng minh rằng việc kết hợp Đưa môn Vovinam vào giờ tự chọn môn Thể Dục là nội dung thiết thực và cần phát triển.Khi đưa ra sáng kiến này với sự chấp thuận của Ban Giám Hiệu nhà trường cùng tổ bộ môn thực hiện thì cũng tạo thêm 1 sân chơi lớn cho học sinh có sự đam mê với môn Võ Dân Tộc .Việc đưa môn Võ Vovinam vào giờ học tự chọn giúp các em năng động hơn, tích cực hơn. giúp các em gắn kết tình bạn với nhau hơn.
Từ những tiêu chí của Sở Giáo Dục Và Đào Tạo đưa xuống với nhiệm vụ: “Năm học tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy” ,tạo môi trường học sinh thân thiện và tích cực. Cũng như theo yêu cầu của Ban Giám Hiệu đầu năm học với khẩu hiệu:” Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.Thì việc kết hợp đưa môn võ Vovinam vào giờ học tự chọn là cần thiết để thay đổi phương pháp giảng dạy và tạo môi trường thân thiện, học sinh đến trường là một ngày vui. Để kết quả đạt được không chỉ gói gọn trong một nhà trường mà cần phát triển rộng hơn trong cụm 2 và toàn thành phố thì cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo,cấp ngành. Khả năng phát triển Môn Võ Dân Tộc Vovinam trong trường học là rất khả quan. Bởi tính chất của Môn Vovinam có tính đặc thù và hoa mỹ là các đòn tấn công bay kẹp cổ bằng chân và các thế khóa gỡ áp dụng thực tế ở đời thường. Nên dù là khai mạc các giải thi đấu hay các chương trình Lễ hội rất cần có tiết mục hội diễn của môn Vovinam. tạo thêm phần không khí sôi động và khơi dậy sự tự tin bản thân, gắn kết con người với nhau trong không khí vui vẻ, thân thiện dẫn đến kết quả tốt nhất cần đạt được.
	 Quận 4, Ngày 14 tháng 3 năm 2013
	 Người Thực hiện
	 Nguyễn Hoàng Anh Tuấn 
SỞ GD&ĐT TP.HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị : THPT Nguyễn Trãi Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
	TP.HCM ngày 14 tháng 3 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2012 – 2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm : Bước đầu đưa môn võ Vovinam vào giảng dạy giờ tự chọn môn giáo dục thể chất tại trường THPT
Họ và tên tác giả : Nguyễn Hoàng Anh Tuấn
Đơn vị : Trường THPT Nguyễn Trãi _Tổ Thể dục – GDQP. AN
Lĩnh vực : 
Quản lý giáo dục q Phương pháp dạy học bộ môn : q
Phương pháp giáo dục q Lĩnh vực khác : 	 q
1.Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới q
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có q
2. Hiệu quả 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao q
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao q
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao q
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả q
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách :
 Tốt q Khá q Đạt q
 - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống :
 Tốt q Khá q	 Đạt q
 - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng :
 Tốt q Khá q Đạt q
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN	THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
MỤC LỤC
 TRANG
 1. TIÊU ĐỀ : 	1
 2.NỘI DUNG
 Sơ lược lý lịch 	2
 I.Lý Do chọn Chuyên Đề 	3
 Bước Khởi Đầu của chương trình đưa võ Vovinam vào học đường 6
 II. Thực trạng trước khi thực hiện 	7
III.Quá Trình Thực Hiện	8
III. Kết Quả Thực hiện 	10
IV. Kết Luận 	11
Phiếu nhận xét đánh giá 	13
Mục Lục	14

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_buoc_dau_giang_day_mon_vo_vovinam_trong_gio_ngoai_khoa.doc