Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bài tập ô chữ - Trong dạy học sinh học

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bài tập ô chữ - Trong dạy học sinh học

Là một dạng bài tập kiểm tra kiến thức đã tiếp thu của học sinh, dưới nhiều ô chử là bí mật.

- Mổi ô chử có nhiều hàng ngang và một từ hàng dọc, mật mã nội dung kiến thức từng bài trong chương trình.

- Học sinh muốn biết được mật mã của các từ sau ô chử, đòi hỏi phải có kiến thức nhất định đã học.

- Sau khi giải được các ô chử hàng ngang thì ô chử hàng dọc được thể hiện có nội dung cơ bản quan trọng nhất của bài học, giúp học sinh khắc sâu và nhớ mãi.

 

doc 12 trang Người đăng vansu03h Lượt xem 2101Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bài tập ô chữ - Trong dạy học sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Mục lục
Mở đầu
Bài tập ô chữ - cách tiến hành
Kết luận và đề nghị
I. MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây Bộ giáo dục - đào tạo đang tiến hành đổi mới giáo dục một cách toàn diện, đòi hỏi giáo viên phải luôn suy nghĩ tìm tòi phương pháp dạy học một cách phù hợp, mới hy vọng đáp ứng được yêu cầu của chương chình.
Xuất phát từ mục đích đó, là giáo viên ai cũng trăn trở, làm sao phải tìm ra cho mình một phương pháp dạy học hữu hiệu nhất, phù hợp với đối tượng học sinh, gây được hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có một kết quả cao trong học tập là một vấn đề khó.
Với kinh nghiệm giảng dạy sách giáo khoa đổi mới, bản thân tôi nhận thấy một trong những phương pháp dạy học sinh học có hiệu quả cao là: “Sử dụng bài tập ô chử - trong dạy học sinh học”.
BÀI TẬP Ô CHỮ - CÁCH TIẾN HÀNH
Bài tập ô chử
Là một dạng bài tập kiểm tra kiến thức đã tiếp thu của học sinh, dưới nhiều ô chử là bí mật.
Mổi ô chử có nhiều hàng ngang và một từ hàng dọc, mật mã nội dung kiến thức từng bài trong chương trình.
Học sinh muốn biết được mật mã của các từ sau ô chử, đòi hỏi phải có kiến thức nhất định đã học.
Sau khi giải được các ô chử hàng ngang thì ô chử hàng dọc được thể hiện có nội dung cơ bản quan trọng nhất của bài học, giúp học sinh khắc sâu và nhớ mãi.
Cách tiến hành.
- Sau mổi bài học giáo viên có thể đư ra ô chử, có nội dung kiến thức của bài đó, ở phần củng cố bài học
- Hoặc giáo viên có thể đưa ô chử vào kiển tra bài cũ để học sinh có thể ôn lại kiến thức.
	3. Một số ví dụ về bài tập ô chử
a. Ví dụ 1.
Sau khi học xong bài Các cấp tổ chức của thế giới sống : sinh học 10, giáo viên có thể đưa ra ô chữ như sau:
Với gợi ý: 
1.Có 7 chử : là tập hợp các cá thể sinh cùng loài ,cùng sống trong khoảng không gian và thời gian xác định .
2.Có11 chử :đây là một hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của tổ chức .
3.Có 6 chử :tổ chức sống này do nhiều mô có chức năng giống nhau tập hợp lại .
4.Có 6 chử :cấp tổ chức sống nhỏ nhất trong thế giới sống.
5.Có 6chử :đây là một khả năng của cơ thể nhận biết được sự thay đổi của môi trường và phản ứng lại nó.
6.Có 5 chử :là tổ chưc sống được cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào.
7.Có 10 chử :một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định bao gồm quàn xã sinh vật và môi trường sống của nó
8.Có 9 chử :đây là một đặc điểm luôn phải có giữa các thành phần của một tổ chức sống để giúp nó trở thành một thể hoàn chỉnh.
9.Có 6 chử :cấu trúc này do các quần thể khác loài trong cùng một khu vực địa lý tập hợp tạo thành.
10.Có 9 chử :đây là đặc điểm của tổ chức sống và nhờ đặc điểm này mà tổ chức sống thực hiện được sự trao đổi chất với môi trường.
Với gợi ý trên học sinh giải được ô chử :
b. Ví dụ 2.
Sau khi học xong bài: Các giới sinh vật, giáo viên đưa ô chữ:
Với các gợi ý:
1. Có7 chử :tên của giới sinh vật gồm những cơ thể sông dị dưỡng, tế bào có nhân thực.
2. Có 8 chữ: Vi khuẩn được xếp vào giới sinh vật này.
3. Có 4 chữ: đây là đơn vị phân loại chi tập hợp của các ngành thân thuộc.
4. Có 4 chữ: đơn vị phân loại này do nhiều loài thân thuộc tập hợp thành.
5. Có 10chữ: tên của giới sinh vật mà động vật đơn bào được xếp vào đó.
6. Có 7 chữ: người được xem là ông tổ của ngành phân loại học sinh vật.
7. Có 3 chữ: tên của một giới sinh vật.
8. có 2 chữ: đây là đơn vị phân loại trên chi và dưới bộ.
9. có 7 chữ: nhóm sinh vật đại diện cho giới Khởi sinh.
10. có 7 chữ: các sinh vật của giới này có tế bào có thành xenlulôzơ.
11. có 7 chữ: từ chỉ hình thức dinh dưỡng tự tổng hợp chất hữu cơ từ vô cơ.
	Với gợi ý trên, học sinh sẽ giải được ô chữ như sau:
	c. Ví dụ 3.
Sau khi học xong bài Các nguyên tố hoá học và nước, giáo viên có thể đưa ra ô chữ như sau:
Với các gợi ý:
1. Có 7 chữ: tên của các nguyên tố hoá học có lượng nhỏ hơn 0,01% trong khối lượng chất sống cơ thể. 
2. Có 7 chữ: từ để chỉ các nguyên tố có lượng lớn hơn 0,01% trong khối lượng chất sống của cơ thể.
3. Có 8 chữ: đây là nguyên tố chiếm 0,3% khối lượng chất sống của tế bào.
	4. Có 5chữ: tên của một ngành thực vật có đại diện là cây dương xĩ. 
	5. Có 5 chữ: là nguyên tố hoá học chiếm 0,1% khối lượng chất sống của tế bào.
	6. Có 5 chữ: là chất xúc tác các phản ứng hoá học trong tế bào.
	7. Có 11 chữ: một loại sắc tố ở cây xanh và trong thành phần của nó có nguyên tố Magiê.
8. có 6 chữ: đây là một hệ thống tự điều chỉnh có sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng, giữa hệ và môi trường sống và luôn tiến hoá.
	9. có 5 chữ: nguyên tố hoá hoch này liên kết với Oxi tạo thành nước.
	10. có6 chữ: nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử.
11. có 10 chữ: tên của loại liên kêt hoá học nối giữa Oxi và Hiđrô trong các phân tử nước.
12. có 7 chữ: từ để chỉ trạng thái của phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu với nhau.
13. có 2 chữ: một đơn vị phân loại sinh vật do nhiều chi thân thuộc tập hợp lại.
	14. có 3 chữ: tên của nguyên tố hoá học chiếm 0,2% khối lượng chất sống.
	Với gợi ý trên, học sinh sẽ giải được ô chữ như sau:
d. Ví dụ 4
	Khi học xong bài Prôtêin, giáo viên đưa ra ô chữ
Với các gợi ý:
Có 6 chữ: đặc điểm cấu tạo của đại phân tử Prôtêin do nhiều đơn phân liên kết lại.
Có 5 chữ: nguyên tố hoá học này liên kết với Oxi tạo thành nước.
Có 10 chữ: tên của mạch do nhiều Axit amin liên kết lại.
Có 8 chữ: chất có bản chất Prôtêin có tác dụng giúp cơ thể kháng bệnh, do tế bào bạch cầu sản xuất.
Có 4 chử: tên gọi chỉ cấu trúc bậc 2 của Prôtêin có dạng gấp nếp.
Có 8 chữ: là đơn phân cấu tạo của Prôtêin.
Có 5 chữ: chất có bản chất Prôtêin có tác dụng xúc tác các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
e. Ví dụ 5
	Khi học xong bài Tế bào nhân sơ giáo viên đưa ra ô chữ.
Với các gợi ý:
Có 6 chữ: là một lớp nằm ngay bên ngoài thành tế bào vi khuẩn.
Có 13 chữ: là chất cấu tạo thành tế bào vi khuẩn.
Có 6 chữ: đây là lối sống của nhiều loài vi khuẩn và gây hại cho tế bào chủ.
Có 12 chữ: đây là lớp màng được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit và Prôtêin.
Có 3 chữ: tên của một ngành trong giới thực vật cấu tạo cơ thể chưa có hệ mạnh.
Có 9 chữ: tên dùng chỉ những loại vi khuẩn có dạng hình que.
Có 4 chữ: đây là cấu trúc còn thiếu của nhân sơ.
Với gợi ý trên học sinh giải ra ô chữ này:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	Chúng tôi đã tiến hành trên các lớp 10A1, 10A3, 10A 4, 10A5 thấy được: học sinh tự giác tìm tòi trí thức để giải được ô chữ.
	Kết quả kiểm tra chất lượng học sinh nắm kiến thức rất cao.
	Cụ thể, chúng tôi tiến hành kiểm tra với đề giống nhau cùng một thời điểm với các lớp 10A1, 10A3 có sử dụng ô chữ trong quá trình dạy, 10A6, 10A7 không sử dụng ô chữ trong quá trình dạy, kết quả như sau:
Lớp
Sĩ sô
Giỏi
%
Khá
%
Tbình
%
Yếu
%
10a1
45
28
62.2
13
28.9
4
8.9
0
00
10a3
41
20
48.8
15
36.6
4
9.8
2
4.9
10a6
45
17
40.1
9
20.0
12
26.6
6
13.3
10a7
42
15
35.7
8
19.0
10
23.8
9
21.4
	Vậy đây là một phương pháp học giúp học sinh học hữu hiệu, chúng tôi đưa ra để quý thầy cô tham khảo trong dạy học sinh học sách giáo khoa đổi mới tốt hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.doc