Sáng kiến kinh nghiệm - Bước đầu rèn luyện kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa Lí 7

Sáng kiến kinh nghiệm - Bước đầu rèn luyện kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa Lí 7

 Địa lý là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lý xẩy ra trên bề mặt Trái Đất mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lý, cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó còn góp phần phát hiện, khai thác,sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào việc xây dựng kinh tế - xã hội quốc phòng - an ninh nước nhà.

 Để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh, việc dạy học môn §ịa Lý ở các trường phổ thông muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với lý thuyết, việc sử dụng kênh hình là một yếu tố bắt buộc và có tác dụng lớn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, tăng cường kỹ năng địa lý ( nhận xét, phân tích, giải thích, đánh giá, so sánh, tổng hợp. các bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê. ). Qua đó, học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu hơn nội dung bài học. Mặt khác nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả trong giảng dạy Địa lý ở trường trung học cơ sở nói chung và đặc biệt ở lớp 7 nói riêng để giúp cho các em nắm và hiểu bài người giáo viên phải biết sử dụng tốt kênh hình, đặc biệt là bản đồ treo tường. Đây là một trong những yếu tố gây hứng thú, lôi quấn học sinh, giúp học sinh hiểu bài dễ dàng, ghi nhớ lôgic, không máy móc, làm cho tư duy trong các em học sinh sau này tự phân tích, giải thích khi không có giáo viên bên cạnh và trong thực tế.

 

doc 25 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1224Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Bước đầu rèn luyện kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa Lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Địa lý là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lý xẩy ra trên bề mặt Trái Đất mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lý, cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó còn góp phần phát hiện, khai thác,sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào việc xây dựng kinh tế - xã hội quốc phòng - an ninh nước nhà. 
 Để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh, việc dạy học môn §ịa Lý ở các trường phổ thông muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với lý thuyết, việc sử dụng kênh hình là một yếu tố bắt buộc và có tác dụng lớn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, tăng cường kỹ năng địa lý ( nhận xét, phân tích, giải thích, đánh giá, so sánh, tổng hợp.......... các bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê..... ). Qua đó, học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu hơn nội dung bài học. Mặt khác nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả trong giảng dạy Địa lý ở trường trung học cơ sở nói chung và đặc biệt ở lớp 7 nói riêng để giúp cho các em nắm và hiểu bài người giáo viên phải biết sử dụng tốt kênh hình, đặc biệt là bản đồ treo tường. Đây là một trong những yếu tố gây hứng thú, lôi quấn học sinh, giúp học sinh hiểu bài dễ dàng, ghi nhớ lôgic, không máy móc, làm cho tư duy trong các em học sinh sau này tự phân tích, giải thích khi không có giáo viên bên cạnh và trong thực tế. 
 Qua thực tế giảng dạy môn địa lý lớp 7 ở trường THCS Ngọc Chiến, tôi nhận thấy rằng nhiều em còn quan niệm rằng Địa lý là một môn học thuộc lòng. Thực tế Địa lý là một môn học thuộc lòng, chính vì vậy trong những năm qua khi tiến hành cải cách giáo dục chúng ta đã có những cố gắng trong việc ( tích cực hoá quá trình dạy - học ) theo hướng ( tích cực hoá hoạt động của học sinh ) có nghĩa là giáo viên biết vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt nhằm tăng cường tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, bằng cách phải chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình như: Bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê....... Bởi vì tất cả các kiến thức Địa lý lớp 7 không được trình bày, phân tích mô tả một cách đầy đủ, mà còn tiền ẩn trong các kênh hình có trong bài học, trong khi tư duy của trẻ ở lứa tuổi này còn thiên về tính cụ thể, vì vậy trong quá trình dạy §ịa lý lớp 7 giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình để giảm tính trừu tượng cho học sinh.
 Chính vì vậy, bản thân tôi trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy của mình cũng như một số đồng nghiệp, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:” Bước đầu rèn luyện kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa Lí 7 ’’ 
để rút ra những kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện kỹ năng sử dụng kênh hình cho học sinh nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh khi học môn §ịa lý lớp 7.
 Qúa trình triển khai bắt đầu từ nghiên cứu khả năng sử dụng bản đồ của giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học bộ môn §ịa lý của giáo viên và học sinh trường THCS Ngọc Chiến.
 Về thực trạng, đại đa số các em học sinh lớp 7 chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi giáo viên sử dụng kênh hình. Do quá trình học cấp I, lớp 6, các em học sinh khi học môn §ịa lý vẫn quan niệm địa lý là môn học thuộc.
 Vì vậy việc dựa vào bản đồ, hình vẽ để kiểm tra kiến thức, định nghĩa còn mang tính thụ động và máy móc. Thông qua quá trình giảng dạy và việc điều tra, dự giờ của các giáo viên giảng dạy môn §ịa lý, bản thân tôi tự rút ra một số kết luận, nhận xét như sau: Kỹ năng phân tích, sử dụng kênh hình của học sinh trong quá trình học môn §ịa lý còn chưa thực sự đạt yêu cầu. Trên cơ sở đó tôi rút ra kinh nghiệm là: Việc sử dụng kênh hình sẽ phát huy tác dụng tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học môn §ịa lý và việc tìm ra kiến thức khi dựa vào kênh hình sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
 Đề tài này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giảng dạy địa lý líp 7 nãi riªng vµ ®Þa lÝ THCS nãi chung. Việc đặt ra câu hỏi và trả lời câu hỏi sử dụng kênh hình như thế nào trong giảng dạy môn §ịa lý, nhất là §ịa lý lớp 7 để đạt hiệu quả cao nhất là một vấn đề khó, theo tôi giáo viên phải giúp học sinh nhận biết được các phương hướng trên bản đồ, biết phân tích các mối quan hệ của các đối tượng địa lý dựa vào kênh hình và để tìm ra nội dung bài học. Khi đã tìm ra những phương pháp giảng dạy phải tiếp tục thử nghiệm nhiều lần và tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc giảng dạy theo phương pháp đó và học sinh đóng vai trò chủ đạo để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, như thế mới phát huy được trí lực của các em học sinh và các em mới thành thục kỹ năng đọc, phân tích, tìm ra các mối quan hệ địa lý và kiến thức mới dựa vào kênh hình nói chung.
 Rèn luyện học sinh biết sử dụng kênh hình thành thạo trong học tập. Từ đó tạo cho học sinh lòng yêu thích bộ môn để các em đạt được hiệu quả học tập cao đối với môn Địa lý.
pHẦN 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
 Để đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam - những người lao động phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI theo nghị quyết 40 của Quốc hội khoá X thì vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học là mục tiêu phấn đấu liên tục của sự nghiệp giáo dục, công việc đó 
không chỉ cần đến sự nhiệt tình và kinh nghệm là công tác giáo dục mà còn đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải biết vận dụng lý luận và phương pháp thích hợp vào trong quá trình giảng dạy.
 Để tạo ra một con ngưêi toàn diện thì ngoài vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, một vấn đề quan trọng là phải cung cấp cho các em học sinh có được kiến thức cơ bản của toàn bộ các bộ môn từ thấp đến cao, trong đó kiến thức bộ môn lớp 7 không thể thiếu được đối với các em. Xong để có được kiến thức Địa lý, người giáo viên không chỉ có nhiệm vụ truyền tải những kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa mà người giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh tự phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, biết sử dụng thành thạo đồ dùng trực quan, để tự mình xây dựng được kiến thức mới. 
 Muốn vậy người giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát các chi tiết trên hình vẽ, bản đồ.... để rút ra nhận xét. Việc sử dụng kênh hình là yếu tố bắt buộc đối với giáo viên §ịa lý, nhất là §ịa lý lớp 7, tính trực quan của kênh hình vừa giúp giáo viên dễ dàng tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, vừa giúp học sinh dễ dàng hiểu bài và khắc sâu kiến thức. Trong quá trình dạy học môn §ịa lý hiện nay, kênh hình được coi là một công cụ, một phương tiện cho việc dạy và học môn §ịa lý, phương pháp mà người giáo viên địa lý sử dụng trong quá trình dạy học cũng phải dựa trên cơ sở kênh hình, chủ yếu là bản đồ, có như vậy mới phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
 Vì vậy, trong quá trình dạy môn §ịa lý, giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh sử dụng từng loại đồ dùng trực quan sao cho phù hợp víi nội dung bài giảng. Nếu giáo viên sử dụng tốt các loại đồ dùng trực quan, dạy và học bằng phương pháp sử kênh hình học sinh sẽ được trang bị kiến thức địa lý một cách chắc chắn, phát huy tính tích cực chủ động khả năng tư duy lôgic tổng hợp. Đồng thời hạn chế ghi nhớ máy móc, giảm tối thiểu học môn địa lý ở nhà, dần hình thành cho các em tâm lý hứng thú học môn Địa lý ở các trường THCS hiện nay.
 * Cơ sở thực tiễn.
 Trong những năm gần đây, việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh đã được Đảng, Nhà nước chú trọng quan tâm. 
Thực hiện nghị quyết TW 2 của Đảng về việc phát triển toàn diện và hình thành nhân cách cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế là nhiệm vụ chung của mọi giáo viên
 Trong thực tiễn giảng dạy và học tập bộ môn Địa lý của giáo viên và học sinh ở trường THCS Ngọc Chiến việc phát huy tính tích cực, chủ động, của học sinh trong việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy còn chưa đạt hiệu quả cao, vì vậy tính thụ động của học sinh trong học tập bộ mộn Địa lý còn cao.
 Qua việc phát phiếu điều tra học sinh khối lớp 7 trường THCS Ngọc Chiến gồm 5 lớp với 207 em học sinh mà tôi trực tiếp giảng dạy, khi cho các em quan sát 
lược đồ các đới khí hậu khÝ hËu trªn Tr¸i §Êt, có tới 115 em không thể tự xác định được ( 43%), còn lại các em biết dựa vào hình vẽ để nhận xét, phân tích và rút ra những kiến thức mới.
 Chính vì vậy, bản thân tôi có thể khẳng định rằng trong giảng dạy bộ môn địa lý việc rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy lôgic, tính tích cực, của giáo viên hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, một số em rất khó thậm trí không thể làm việc được với kênh hình nhằm khai thác những kiến thức mới.
 Do đó, việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập bộ môn địa lý trong giai đoạn hiện nay không chỉ là mục đích, nhiệm vụ của việc giảng dạy và học tập mà còn là điều kiện cần thiết để học sinh có thể sử dụng được kênh hình trong học tập, như vậy mới có thể học tập một cách tích cực, chủ động và sáng tạo.
3. Một số biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề .
 Ví dụ: Qua bài “§íi nãng. M«i tr­êng xich ®¹o Èm.”, qua phát phiếu điều tra lược đồ các m«i tr­êng ®Þa lÝ trªn Tr¸i §Êt.X¸c ®Þnh vÞ trÝ c¸c m«i tr­êng ®Þa lÝ vµ c¸c m«i tr­êng trong ®íi nãng. Khối lớp 7 mà tôi trực tiếp giảng dạy có tổng số 207 em. Trong đó có 126 em xác định được đạt 60.8% còn 81 em chưa xác định được chiếm 39.2%.
 Hoặc qua bài " Thực hành: Nhận biết đặc môi trường đới nóng", bản thân tôi trực tiếp kiểm tra việc phân tích kênh hình của học sinh, yêu cầu học sinh làm bài tập 2, dựa vào ba biểu độ nhiệt độ và lượng mưa. Hãy phân tích biểu đồ để chọn ra biểu đồ phù hợp với ảnh xa van kèm theo ? Qua kiểm tra ba lớp với 128 em có 68 em không xác định được chiếm 53%.
* Nguyên nhân:
 - Thiếu phương tiện giảng dạy như:bản đồ, lược đồ, tranh ảnh
 - Chủ yếu là học sinh còn thụ động trong học tập, chưa phát huy tính tích cực, chủ 
động của mình, chưa khai thác triệt để kênh hình để tìm ra kiến thức mới để đạt được chất lương bộ môn, giúp học sinh học tốt bộ môn địa lý lới 7 và làm cơ sở cho việc học ở các lớp trên, cho nên tôi chú trọng nghiên cứu và áp dụng đề tài này.
 * Phân loại đối tượng: Sau khi khảo sát đầu năm GV tiến hành phân loại HS theo ba nhóm: giỏi, khá, trung bình,yếu để từ đó lên kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng HS giỏi và khá, phụ đạo cho HS trung bình và yếu.Qua phân loại HS giáo viên có biện pháp rèn luyện kênh hình cho HS và tự bồi dưỡng quá trình dạy học cho bản thân.
 3.2. Một số biện pháp nghiên cứu.
 Từ đặc điểm tình hình học tập bộ môn địa lý lớp 7 của học sinh trường THCS Ngọc Chiến, căn cứ vào nhiệm vô năm học. Để thực hiện nghiên cứu đề tài này thành công bản thân tôi đã sử dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau, sau khi lập giàn ý của đề tài thì tiến hành điều tra tính tích cực chủ động của học sinh lớp 7 trong học tập bộ môn Địa lý. 
 Trong quá trình soạn thảo giáo án ... n lược đồ.
Xác định / lược đồ vị trí phân bố các hoang mạc.
- Nằm dọc 2 bên đường chí tuyến.
- Sâu trong lục địa.
- Nơi có dòng biển lạnh chảy sát ven bờ.
Chuẩn xác: kỹ năng, kiến thức.
Dựa vào những kiến thức đã học giải thích tại sao hoang mạc lại hình thành ở những nơi đó.
- Dọc 2 bên đường chí tuyến nơi đây có 2 dải khí áp cao nên hơi nước khó ngưng tụ àít mưa.
- Sâu trong lục địa: xa biển à nhận được ít hơi nước à ít mưa.
- Dòng biển lạnh chảy sát ven bờ có nhiệt độ thấp nước khó bốc hơi à ít mưa.
Nhận xét diện tích hoang mạc trên thế giới.
Chiếm diện tích lớn.
Yêu cầu HS quan sát H.19.2 & H.19.3 SGK . Biểu đồ nhiệt độ và lưọng mưa hoang mạc Xa-ha-ra và Gô-bi.
 Lên xác định vị trí 2 địa điểm trên bản 
-Xa-ha-ra: hoang mạc đới nóng (Châu Phi)
-Gô-bi: hoang mạc đới ôn hoà(Châu Âu)
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm: 2 nhóm phân tích một biểu đồ để rút ra đặc điểm khí hậu môi trường hoang mạc nhiệt đới và ôn đới.
- Nhóm: 1,2 phân tích biểu đồ H.19.2.
- Nhóm: 3,4 phân tích biểu đồ H.19.3.
- Thời gian: 3’.
- Phát phiếu học tập cho HS
Phân tích và nhận xét chế độ nhiệt và chế độ mưa ở hoang mạc Xa-ha-ra và Gô-bi.
Thảo luận theo phiếu học tập.
Gọi đại diện nhóm: 1.3 trả lời, nhóm: 2,4 nhận xét bổ xung theo bảng nhóm.
Phiếu số: 1. Nhóm 1,2
Hoang mạc đới nóng (19oB)
Mùa đông(T1)
Mùa hè (T7)
Biên độ nhiệt năm
 Nhiệt độ
16oC
40oC
24oC
Nhận xét
 -Biên độ nhiệt năm: cao.
 - Mùa hè: nóng.
 - Mùa đông: ấm áp.
Phiếu số: 2. Nhóm 3,4
Hoang mạc ôn đới (43oB)
Mùa
Đông
(T1)
Mùa
hè
(T7)
Biên độ nhiệt năm
Nhiệt độ
-23oC
20oC
43oC
Nhận xét
- Biên độ nhiệt năm:Rất cao.
- Mùa hè:Không nóng.
- Mùa đông:Rất lạnh.
Nhận xét, bổ xung.
Chuẩn xác lại trên bảng phụ.
Rút ra nhận xét sự khác nhau giữa chế độ nhiệt, hoang mạc đới nóng và đới lạnh.
- Khí hậu khô hạn khắc nghiệt lượng mưa rất ít sự chênh lệch nhiệt độ lớn.
- Hoang mạc đới ôn hoà có biên độ nhiệt rất lớn mùa đông rất lạnh hơn hoang mạc đới nóng.
Qua phân tích 2 biểu đồ trên hãy chỉ ra đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc. 
..
Quan sát các tranh ảnh- cảnh quan hoang mạc. Hãy mô tả cảnh quan hoang mạc.
- Hoang mạc là những vùng đất phần lớn bề mặt bị sỏi đá hay những cồn cát bao phủ, có khí hậu khắc nghiệt khô hạn cây cối nghèo nàn cằn cỗi, có rất ít động vạt và con người sinh sống. 
Tại sao hoang mạc lại có cảnh quan như vậy.
Do khi hậu cực kỳ khô hạn và khắc nghiệt.
Em biết những hoang mạc nào trên thế giới? Phân bố ở những đâu?
- Hoang mạc: Tha ở Ấn Độ
- Hoang mạc: Gíp-sơn ở Ô-xtrây-li -a 
Nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, chuyển ý: 
Trong điều kiện khí hậu khô hạn và khắc nghiệt như vậy động, thực vật sinh sống ra sao?
Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về các sinh vật ở hoang mạc
Quan sát tranh ảnh 
Yêu cầu HS thảo luận 4 nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập 
Thực, động vật thích nghi với môi trường khô hạn bằng cách nào.
- Nhóm: 1,2 tìm hiểu cách thích nghi của thực vật.
- Nhóm: 3,4 tìm hiểu cách thích nghi của động vật.
- Thời gian: 5’
Thảo luận.
* Phiếu học tập số 3: Nhóm 1,2
Cách thích nghi của thực vật
- Lá cây biến thành gai hay bọc xáp để hạn chế sự thoát hơi nước.
- Thân cây phình to, thấp để dự trữ nước.
- Rễ cây to và dài để hút được nước dưới sâu.
- Chu kì sinh trưởng: Rút ngắn lại phù hợp với thời kỳ có mưa. 
* Phiếu học tập số 4: Nhóm 3,4
Cách thích nghi của động vật
- Bò sát và côn trùng ban ngày vùi mình trong cát hoặc hốc đá để hạn chế sự mất nước, ban đêm đi kiếm ăn. Hay có lớp da bằng vẩy sừng
- Lạc đà, linh dương nhờ khả năng chịu đói khát.
Gọi nhóm 1,3 báo cáo, nhóm 2,4 nhận xét và bổ xung.
Báo cáo, nhận xét và bổ xung.
Tổng hợp đánh giá và kết luận.
Ở nước ta khu vực nào là hoang mạc và bán hoang mạc mà em biết.Sinh vật ở đó như thế nào. 
Hoang mạc và bán hoang mạc ở Bình Thuận và Ninh Thuận là những cồn cát mênh mông, thực vật nghèo nàn.
Kết luận: Hoang mạc và bán hoanng mạc ngày càng phát triển trong đó có Việt Nam.Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do con người.
1. Đặc điểm môi trường.
- Vị trí hoang mạc:
+ Dọc 2 chí tuyến.
+ Sâu trong lục địa.
+ Ven biển nơi có dòng biển lạnh chảy sát ven bờ. 
-Hoang mạc chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên trái đất.
- Khí hậu khô hạn khắc nghiệt lượng mưa ít, biên độ nhiệt lớn.
2.Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường.
Cách thích nghi của thực vật
- Lá cây biến thành gai hay bọc xáp để hạn chế sự thoát hơi nước.
- Thân cây phình to, thấp để dự trữ nước.
- Rễ cây to và dài để hút được nước dưới sâu.
- Chu kì sinh trưởng: Rút ngắn lại phù hợp với thời kỳ có mưa. 
Cách thích nghi của động vật
- Bò sát và côn trùng ban ngày vùi mình trong cát hoặc hốc đá để hạn chế sự mất nước, ban đêm đi kiếm ăn. Hay có lớp da bằng vẩy sừng
- Lạc đà, linh dương nhờ khả năng chịu đói khát.
* Kiểm tra – Đánh giá. (3’)
 1. Câu hỏi.
 Chọn đáp án trả lời đúng cho các câu sau:
	1. Khí hậu hoang mạc nhiệt đới có đặc điểm như thế nào?
	A. Nóng ẩm. B. Lạnh khô. C. Nóng khô. D. Biên độ nhiệt lớn.
 2. Thực vật hoang mạc có đặc điểm?
 A. Hạn chế thoát hơi nước qua lá. B. Dự trữ nước.
 C. Bộ rễ khoẻ dài. C. Tất cả các đăc điểm trên.
III. Hướng dẫn học bài. (2’)
- Học bài theo câu hỏi SGK và làm bài trong vở bài tập và tập bản đồ.
- Sưu tầm tranh ảnh về cảnh hoang mạc và động, thực vật ở hoang mạc.
- Đọc trước bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.
- Tìm hiểu hoạt động kinh tế của con người ở hoanng mạc qua các phương tiện thong tin đại chúng.
 * ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIỜ HỌC.
 - Hiệu quả:
 + Giờ học sinh dộng lôi cuấn, kích thích HS.
 + Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy cho HS.
 + HS có kỹ năng trình bầy kiến cá nhân hay nhóm trước tập thể lớp.
 + Tăng them khả năng đoàn kết, phối hợp hợp làm việc giữa các HS lớp,trong nhóm, trong tổ.
pHẦN 3. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm.
 Qua thời gian nghiên cứu, qua thực tế giảng dạy luôn quan tâm rèn luyện tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp học sinh khai thác kênh hình để tìm ra kiến thức mới. Thông qua đó mà bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giảng dạy địa lý lớp 7 như sau: 
 Hướng dẫn học sinh quan sát trên bản đồ trực quan, phải hiểu được hình vẽ hiểu được kí hiệu đối với bản đồ phải xác định được phương hướng dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến (đường kinh tuyến chỉ hướng Bắc- Nam, đường vĩ tuyến chỉ hướng Đông - Tây ) học sinh quan sát và tự mình tìm ra các đối tượng địa lý, khi học sinh tìm được kiến thức mới giáo viên cần hỏi tại sao, cho học sinh lý giải để cả lớp thảo luận và nắm được cách làm.....
 Trong quá trình nghiên cứu và thực tế gi¶ng dạy, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để rèn luyện cho học sinh tính tích cực, chủ động trong giảng dạy địa lý lớp 7 thì việc hướng dẫn học sinh n¾m v÷ng c¸c b­íc sử dụng kênh hình đóng vai trò quan trọng, lµ ch×a kho¸ ®Ó c¸c em chñ ®éng trong khai th¸c vµ lÜnh héi kiÕn thức.
 Thực tiễn chứng minh trong giờ giảng tại lớp nếu giáo viên sử dụng phương pháp phát huy trí lực học sinh trên cơ sở sử dụng kênh hình thì học sinh phải làm việc, các em phải vừa nghe, nhìn, suy nghĩ, vừa ghi chép Tuy nhiên học sinh tham gia vµo bài giảng các em cũng cần phải có điều kiện cần thiết, nếu chỉ có tranh ảnh, hình vẽ, trong sách giáo khoa th× ch­a đủ nội dung kiến thức và hạn chế khả năng tư duy lôgic. Nhưng chỉ dùng hình ảnh, đồ dùng treo trên tường thì một bộ phận học sinh sẽ không có điều kiện trả lời câu hỏi cña thầy cô trên cơ sở bản đồ, vì đã có nhiều trường hợp chỉ những em ngồi bàn trên có khả năng trả lời các em khác ngồi chơi, còn đối với trường hợp có bản đồ bài tập các em có thể theo dõi để ghi thêm nội dung mới, cũng có khi từ trang bản đồ bài tập các em nêu được nhận xét, phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng theo yêu cầu của gíáo viên.
 Như vậy, việc sử dụng kênh hình trong quá trình truyền thụ kiến thức thực chất là việc tạo điều kiện và khả năng thực hiện đổi mới phương thức dạy và học trong tình hình hiện nay, cũng như dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, phát huy tốt nhất tính tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ của học sinh trên cơ sở sử dụng kênh hình. Mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lý trên một bản đồ hay trên các loại hình khác nhau giúp cho giáo viên rèn luyện tư duy địa lý cho học sinh. Để có một tiết giảng có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải công phu trong giai đoạn chuẩn bị, đặc biệt là chuẩn bị đồ dùng trực quan, xong cần lưu ý số lượng đồ dùng trực quan cần cho một tiết học cần xác định hợp lý phục vụ thiết thực cho bài học. Có thể kết luận nếu thầy cô giáo sử dụng kênh hình một cách hợp lý dạy học bằng phương pháp trò đóng vai trò chủ đạo, học sinh sẽ được trang bị kiến thức địa lý một cách chắc chắn, phát huy được năng lực tư duy lôgic, tính tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời hạn chế ghi nhớ máy móc, giảm tối thiếu thời gian học thuéc môn địa lý ở nhà. Dần hình thành cho các em tâm lý hứng thú học tập bộ môn địa lý ở trường THCS hiện nay.
 Để nâng cao chất lượng giảng dạy của giao viên và chất lượng học tập của học sinh, giúp giáo viên bộ môn địa lý ¸p dông phương pháp d¹y häc tÝch cùc, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, bản thân tôi có một số kiến nghị sau:
 - Kính mong cấp trên quan tâm trang bị cho tất cả các trường nói chung và trường THCS Ngọc Chiến nói riêng có đầy đủ bản đồ, tranh ¶nh trong chương trình học để tiện cho việc giảng dạy của giáo viên, cũng như học tập của học sinh.
 - Tạo điều kiên cho giáo viên, học sinh thực hiện tham quan để gắn kiến thức với thực tế.
 - Phòng GD & ĐT tạo điều kiện cho giáo viên được tiếp cận với CNTT trong dạy học .
3. Kết luận chung.
 Trong giảng dạy địa lý kªnh chữ và kênh hình luôn luôn có quan hệ mật thiêt với nhau, hỗ trî nhau để thực hiện mục đích dạy và học cao nhất.
Kênh hình không chỉ giúp cho học sinh nhận thức các sự vật hiện tượng địa lý một cách thuận lợi hơn, sinh động hơn, mà còn là nguồn tri thức địa lý để học sinh khai thác tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức địa lý mới.
 Qua một thời gian nghiên cứu đề tài bằng nhiều phương pháp khác nhau, qua dự giờ của các đồng nghiệp, qua dạy thể nghiệm đối chứng tôi đã tìm ra được một số kinh nghiêm áp dụng vào trong giảng dạy và thu được những kết quả nhất định, trong giờ học các em đ· chú ý hơn, tích cực hơn, đã kích thích phát huy khả năng tư duy tính tích cực của các em, các em nắm bài một cách chủ động không máy móc. Do vây, kết quả học tập cuối năm số học sinh khá giỏi tăng lên, số học sinh yếu giảm rõ rệt.
 Tóm lại, việc nghiên cứu đề tài này đã góp phần cách tích cực nâng cao chất lượng học tập bộ môn địa lý của học sinh khèi líp 7 nãi riªng vµ häc sinh tr­êng THCS Ngäc ChiÕn nãi chung.
 Trên đây là nội dung sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và hoàn thành. Với năng lực còn những hạn chế nhất định, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp của các đồng chí đồng nghiệp để sáng kiến thêm phong phú và đạt hiệu quả cao hơn trong triển khai thực hiện.
 Tôi xin chân thành cảm ơn./.
. 
 Người viết đề tài.
 Trần Nghĩa Hải.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien.doc