Phân tích bài Tự tình II – Hồ Xuân Hương

Phân tích bài Tự tình II – Hồ Xuân Hương

I. TÀI LIỆU BÀI GIẢNG:

A.Tìm hiểu chung

1. Tác giả.

a. Cuộc đời.

- Hồ Xuân Hƣơng (?- ? ) là một trong những nữ sĩ tài ba bậc nhất của văn học trung đại Việt Nam đầu tk

XIX. Quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An.

- Là ngƣời rất thông minh, không đƣợc học nhiều, nhƣng giao thiệp rộng. Đƣờng tình duyên lận đận, ngang

trái: hai lần lấy chồng đều hai lần làm lẽ, rồi chồng chết, lại sống độc thân.

b. Sự nghiệp sáng tác

- Hồ Xuân Hƣơng sáng tác cả chữ Nôm lẫn chữ Hán.Theo giới nghiên cứu, hiện có khoảng 40 bài thơ Nôm

tƣơng truyền là của bà. Ngoài ra còn có tập Lƣu Hƣơng kí gồm có 24 bài thơ bằng chữ Hán và 26 bài thơ

chữ Nôm.

- Nổi bật trong những sáng tác của bà là tiếng nói thƣơng cảm đối với những phụ nữ, là sự khẳng định, đề

cao vẻ đẹp của họ.

Hồ Xuân Hƣơng nổi tiếng chủ yếu với những sáng tác bằng chữ Nôm, ngƣời ta gọi bà là “bà chúa thơ

Nôm”.Mảng thơ tạo sắc màu riêng trong thơ bà chính là mảng thơ viết về cảnh ngộ riêng tƣ, đó là cảnh ngộ

của một ngƣời phụ nữ có bản lĩnh, đầy sức sống, hết mực tài hoa nhƣng cuộc đời riêng tƣ lại là một chuổi

bất hạnh. Ngoài ra mảng thơ viết về thiên nhiên cũng rất độc đáo và ấn tƣợng.

- Nghệ thuật thơ của bà rất độc đáo, cảnh thiên nhiên đƣợc miêu tả rất sinh động. Những âm thanh, màu sắc

hình ảnh, hoạt động đƣợc bà đƣa vào thơ thƣờng mộc mạc, trần tục, với bút pháp châm biếm, trào phúng,

ngôn ngữ phổ thông

pdf 14 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2821Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài Tự tình II – Hồ Xuân Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Tự tình II – Hồ Xuân Hƣơng 
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1- 
I. TÀI LIỆU BÀI GIẢNG: 
A.Tìm hiểu chung 
1. Tác giả. 
a. Cuộc đời. 
- Hồ Xuân Hƣơng (?- ? ) là một trong những nữ sĩ tài ba bậc nhất của văn học trung đại Việt Nam đầu tk 
XIX. Quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An. 
- Là ngƣời rất thông minh, không đƣợc học nhiều, nhƣng giao thiệp rộng. Đƣờng tình duyên lận đận, ngang 
trái: hai lần lấy chồng đều hai lần làm lẽ, rồi chồng chết, lại sống độc thân. 
b. Sự nghiệp sáng tác 
- Hồ Xuân Hƣơng sáng tác cả chữ Nôm lẫn chữ Hán.Theo giới nghiên cứu, hiện có khoảng 40 bài thơ Nôm 
tƣơng truyền là của bà. Ngoài ra còn có tập Lƣu Hƣơng kí gồm có 24 bài thơ bằng chữ Hán và 26 bài thơ 
chữ Nôm. 
- Nổi bật trong những sáng tác của bà là tiếng nói thƣơng cảm đối với những phụ nữ, là sự khẳng định, đề 
cao vẻ đẹp của họ. 
Hồ Xuân Hƣơng nổi tiếng chủ yếu với những sáng tác bằng chữ Nôm, ngƣời ta gọi bà là “bà chúa thơ 
Nôm”.Mảng thơ tạo sắc màu riêng trong thơ bà chính là mảng thơ viết về cảnh ngộ riêng tƣ, đó là cảnh ngộ 
của một ngƣời phụ nữ có bản lĩnh, đầy sức sống, hết mực tài hoa nhƣng cuộc đời riêng tƣ lại là một chuổi 
bất hạnh. Ngoài ra mảng thơ viết về thiên nhiên cũng rất độc đáo và ấn tƣợng. 
- Nghệ thuật thơ của bà rất độc đáo, cảnh thiên nhiên đƣợc miêu tả rất sinh động. Những âm thanh, màu sắc 
hình ảnh, hoạt động đƣợc bà đƣa vào thơ thƣờng mộc mạc, trần tục, với bút pháp châm biếm, trào phúng, 
ngôn ngữ phổ thông 
2. Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: Bài thơ nằm trong chùm thơ Tự tình (I, II, III ) 
b. Thể loại: Thất ngôn bát cú luật Đƣờng 
c. Bố cục: 4 phần: đề, thực, luận, kết. 
d. Chủ đề: 
Bài thơ là nỗi thƣơng mình trong cô đơn lẽ mọn, khao khát hạnh phúc, tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái 
độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vƣơn lên giành hạnh phúc nhƣng vẫn rơi vào bi 
kịch. 
B. Phân tích. 
1. Hai câu đề. 
- Mở đầu bài thơ là điểm thời gian canh khuya, khi con ngƣời đối diện thật nhất với mình cũng là lúc Hồ 
Xuân Hƣơng nhận ra tình cảnh đáng thƣơng của mình.Sự cô đơn trơ trọi đƣợc đặt trong thời gian. 
TỰ TÌNH II 
Giáo viên: PHẠM HỮU CƢỜNG 
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG 
Đây là tài liệu đi kèm bài giảng Tự tình II thuộc khoá Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cƣờng tại website Hocmai.vn. Để có thể 
nắm vững các kiến thức liên quan đến bài thơ Tự tình II, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng bài giảng này 
Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Tự tình II – Hồ Xuân Hƣơng 
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2- 
- Tiếng trống canh đƣợc cảm nhận trong cái tỉnh lặng, trong sự phấp phỏng nhƣ sợ bƣớc chuyển mau lẹ của 
thời gian. Đối diện với thời gian ấy là “cái hồng nhan”. Chữ “trơ” đƣợc đặt ở đầu câu nhấn mạnh nỗi đau 
của sự cô đơn, của sự bất hạnh trong tình duyên. 
Thông thƣờng, giữa không gian rợn ngợp con ngƣời cảm thấy bé nhỏ, cô đơn, ở đây Hồ Xuân Hƣơng lại 
cảm nhận sự cô đơn trƣớc thời gian. Thời gian cũng vô thuỷ vô chung, “đêm khuyadồn”: cái nhịp gấp 
gáp liên hồi của trống vừa là sự cảm nhận vừa là sự thể hiện bƣớc đi liên hồi của thời gian và sự rối bời của 
tâm trạng. Khi trăm mối tơ lòng không thể gỡ mà thời gian gấp gáp cứ trôi đi thì còn lại là sự bẽ bàng 
- "Trơ” đặt đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. “trơ” là tủi hổ, là bẽ bàng. Thêm vào đó hai chữ “hồng nhan” là 
để nói về dung nhan thiếu nữ mà lại đi với từ “cái” thì thật là rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng nhan” trơ với 
nƣớc non không chỉ là dãi dầu mà còn là cay đắng, vì vậy nỗi xót xa càng thấm thía, càng ngẫm lại càng 
đau. 
- Nhịp điệu câu thơ: 1/3/3 cũng là để nhấn mạnh vào sự bẽ bàng. 
Tuy nhiên bên cạnh nỗi đau là bản lĩnh Xuân Hƣơng, bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ “trơ”. Trong văn 
cảnh câu thơ, chữ “trơ” không chỉ là bẽ bàng mà còn là thách thức. Chữ trơ kết hợp với từ nƣớc non để thể 
hiện sự bền gan thách đố. 
2. Hai câu thực 
Trong khoảnh khắc của canh khuya ấy là một con ngƣời cùng đối diện với rƣợu và trăng, mƣợn trăng làm 
bạn, mƣợn rƣợu vơi sầu. Nhƣng rƣợu không thể say, trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chƣa tròn”. Đó là một 
nỗi niềm chất chứa thấm lan vào cảnh vật. Ngậm ngùi thân phận con ngƣời, tuổi xuân qua mau mà duyên 
vẫn còn chƣa trọn vẹn. 
Cụm từ “say lại tỉnh” → vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng say càng tỉnh, 
càng cảm nhận nỗi đau thân phận. Câu thơ là ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa tăng 
và ngƣời. Trăng sắp tàn (“bóng xế”) mà vẫn “khuyết chƣa tròn”, tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên 
không trọn vẹn. Hƣơng rƣợu để lại vị đắng chát, hƣơng tình thoảng qua để chỉ còn phận hẩm duyên ôi 
3. Hai câu luận. 
Hai câu thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên, cũng là tâm trạng của con 
ngƣời. 
Các động từ mạnh: xiên, đâm kết hợp với những bổ ngữ: ngang, toạc thể hiện sự bƣớng bỉnh, ngang ngạnh, 
phẫn uất, một tâm trạng khác thƣờng, khác ngƣời. 
Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh đƣợc cảm nhận qua tâm trạng nhƣ cũng mang nỗi niềm phẫn uất 
của con ngƣời. Những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn nhƣ đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu, nó phải 
mọc xiên, lại xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc 
chân mây”. biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất 
đá, cỏ cây mà cũng chính là sự phẫn uất của tâm trạng con ngƣời. Các đt mạnh: xiên, đâm kết hợp với bổ 
ngữ: ngang, toạc → bƣớng bỉnh, ngang ngạnh, phẫn uất, rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây nhƣ 
vạch đất, trời mà hờn oán, không chỉ là phẫn uất mà còn là phản kháng 
4. Hai câu kết. 
“Ngán” là chán ngán, ngán ngẩm . Từ “lại” cũng có 2 nghĩa. 
Hồ Xuân Hƣơng đã quá ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên 
nhiên, nhƣng với con ngƣời thì mùa xuân qua không bao giở trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa 
với sự ra đi của tuổi xuân. 
Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Tự tình II – Hồ Xuân Hƣơng 
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3- 
Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: mảnh 
tình – san sẻ - tí – con con. Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn tí con con, nên càng xót xa 
tội nghiệp 
→ Nỗi lòng của ngƣời phụ nữ trong xã hội xƣa, với họ, hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp. 
C. Tổng kết. 
1. Nội dung: 
Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hƣơng. 
Trong buồn tủi, ngƣời phụ nữ gắng vựơt lên trên số phận nhƣng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. 
2. Nghệ thuật. 
Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc (trơ, xiên ngang, đâm toạc,), hình ảnh giàu sức gợi cảm (trăng khuyết 
chƣa tròn, rêu xiên ngang,) để diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng. 
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. HƢỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ TÌNH II 
1. Hồ Xuân Hƣơng là nữ sĩ tài năng, là hiện tƣợng văn học trung đại Việt Nam, song cũng là nhà thơ mà 
cuộc đời còn rất nhiều bí ẩn. Có rất nhiều giai thoại về hoàn cảnh xuất thân, cuộc sống và cá tính của bà. 
Hiện nay phần đông các nhà nghiên cứu thống nhất ý kiến: bà là con ông Hồ Phi Diễn, một nhà nho nghèo 
quê ở Nghệ An. Ông Hồ Phi Diễn ra Bắc dạy học và lấy vợ lẽ, rồi sinh ra Hồ Xuân Hƣơng. Gia đình bà 
từng sống ở Thăng Long và bà từng dựng ngôi Cổ Nguyệt đƣờng để đón tiếp, giao du với khách văn 
chƣơng. Bà giao du rộng rãi, đƣờng tình duyên của bà gặp nhiều trắc trở. 
2. Bài thơ thuộc chùm ba bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hƣơng. Chùm thơ bộc lộ tâm sự của một ngƣời phụ 
nữ đa đoan luôn khát khao hạnh phúc nhƣng luôn gặp những điều bất hạnh. Hiện lên trong chùm thơ là 
ngƣời phụ nữ đằm thắm, cá tính mãnh liệt nhƣng không thiếu sự dịu dàng, yếu đuối của nữ tính. 
3. Trong khi đọc, chú ý cách gieo vần theo niêm luật của thơ thất ngôn bát cú. 
4. Những nhà thơ có cá tính mạnh mẽ đều là những ngƣời tinh tế trƣớc bƣớc chuyển của thời gian. Thời 
gian vô thuỷ, vô chung, đời ngƣời thì hữu hạn. Hoặc giả thời gian nếu có tuần hoàn thì tuổi trẻ vẫn qua đi. 
Thế đối nghịch giữa thời gian với cuộc đời, đặc biệt là với tuổi trẻ và tình yêu khơi nguồn cảm hứng cho 
nhiều bài thơ mà tâm trạng của nhân vật trữ tình thƣờng là buồn đau da diết. Bài Tự tình của Hồ Xuân 
Hƣơng là một bài thơ nhƣ thế. 
Đƣờng tình duyên vốn đã chẳng êm xuôi, lại thêm tính tình Xuân Hƣơng khẳng khái có chút ngang tàng, tất 
cả khiến ngƣời nữ sĩ không thể gò đƣợc mình vào cái khung vừa chật hẹp, vừa hà khắc của thời phong kiến. 
Sự bẽ bàng và chua chát xuất phát từ đây. Cuộc đời hai lần phải đi làm lẽ, với ngƣời phụ nữ thời phong 
kiến, nhƣ vậy cũng có thể xem là đã “chẳng còn gì”. Nhƣng còn buồn hơn, ở Hồ Xuân Hƣơng, sự gắng 
gƣợng ấy lại còn chẳng đến đâu. Xem thơ Hồ Xuân Hƣơng thì dễ thấy, những bài thơ dự đoán là đƣợc làm 
vào giai đoạn sau này có nhiều bài tỏ ra chán nản (trong đó có bài Tự tình này). Thơ ít thấy cái khẩu khí 
mạnh mẽ và quyết liệt. Giọng thơ trầm, sâu lắng và nhiều “tâm sự” hơn. 
Nhƣ đã nói, bài Tự tình này khai thác thế đối nghịch giữa thời gian với tuổi trẻ và tình yêu. Bài thơ là mạch 
cảm xúc của nhiều niềm tâm sự. Niềm tâm sự ấy đến vào lúc cũng thật là tinh tế. 
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, 
Trơ cái hồng nhan với nước non. 
Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Tự tình II – Hồ Xuân Hƣơng 
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4- 
Câu thơ nói đến thời gian nhƣng cũng lại gợi đƣợc cái không gian rợn ngợp. Thời gian, không gian đối lập 
với con ngƣời nhỏ bé, cô đơn. 
Đêm khuya, vắng lặng và tĩnh mịch. Đó là thời điểm con ngƣời cảm giác rõ nhất sự cô đơn. Một mình đối 
diện với đêm khuya, khi tất cả mọi âm thanh của cuộc sống đã lắng lại, đã lùi lại cả phía sau, ngƣời phụ nữ 
đa đoan ấy càng thấm thía nỗi buồn. Cái âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống canh không làm cho đêm 
bớt tĩnh lặng, mà ngƣợc lại nó làm cho đêm sâu hơn, vắng hơn và lòng ngƣời buồn hơn. Tiếng trống canh 
dồn là nhắc nhở thời gian đang bƣớc từng bƣớc lạnh lùng. Nhà thơ đã lấy động để mà tả tĩnh - một thủ pháp 
nghệ thuật quen thuộc của thơ ca trung đại. Văng vẳng vừa gợi âm thanh của tiếng trống điểm canh, vừa 
gợi sự quạnh quẽ của đêm khuya. Một mình đối diện với đêm khuya vắng lặng đến cô tịch vốn đã dễ gợi 
niềm tâm sự. Ở đây, còn thêm sự cô đơn thì nỗi buồn hẳn càng dễ đến hơn. Câu thơ đầu có chỗ hiện còn 
nhiều cách hiểu. Đó là cụm từ trống canh dồn. Thiết nghĩ, trống canh dồn không thể hiểu là sự gấp gáp, dồn 
dập, liên hồi của tiếng trống. Hiểu nhƣ vậy có phần gƣợng ép. Đêm khuya không ai đánh trống dồn dập, 
liên hồi. Vả lại trống điểm canh lại càng không đánh dồn dập đƣợc. Câu thơ chƣa nhắc đến chủ thể nhƣng 
thực tế đã là một câu để gợi tình. Một mình đối diện với  ... bsite học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Tự tình II – Hồ Xuân Hƣơng 
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 11- 
còn lên cả thời gian nữa, và tự hỏi: đây có thật là tiếng trống hiện hữu trong thực tại hay phải chăng đó là 
tiếng trống cất lên từ tiếng lòng thổn thức của tác giả, tiếng trống ám ảnh về một bi kịch đang ngày càng 
đến gần hơn với bà: 
“Trơ cái hồng nhan với nước non” 
Khi thời gian cứ lƣớt qua càng lúc càng dồn dập thì cũng là lúc “hồng nhan” ngày một trơ ra với đời. 
“Hồng nhan” chính là nhan sắc, gƣơng mặt xinh đẹp của ngƣời phụ nữ. Đó là điều mà bất cứ ngƣời phụ nữ 
nào cũng hết sức tự hào, coi trọng, nâng niu. Nhƣng từ “cái” gắn liền với “hồng nhan” nhƣ một hòn đá kéo 
nặng cả câu thơ xuống. “Hồng nhan” để làm gì khi nữa đêm phải tĩnh giấc trong cái trống trãi, lặng lẽo đến 
đắng cay? “Hồng nhan” để làm gì khi nó đâu phải là vĩnh cữu mà sẽ nhanh chóng vỡ tan theo từng nhịp 
trống dồn. Câu thơ nhƣ lời đay nghiến, mỉa mai chính bản thân mình, đáng thƣơng cho những ngƣời phụ nữ 
đƣơng thời bị đè nén, áp bức với những thủ tục phong kiến đến mức xơ xác, héo mòn cả một phận hồng 
nhan. Đó còn là nỗi đau vì cô quạnh, thiếu vắng hạnh phúc lứa đôi, không ngƣời yêu thƣơng, thông cảm. 
“Chén rượi hương đưa say lại tỉnh 
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” 
Hai câu thơ vẽ nên một khung cảnh rất thật và cũng chứa chan bao nỗi niềm tác giả. Một ngƣời phụ nữ mà 
phải ngồi uống rƣợu một mình, cô đơn với đêm khuya, với vầng trăng lạnh. Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng 
là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa trăng với ngƣời. Khi muốn quên sầu là lúc ngƣời ta ở trong tâm 
trạng cay đắng nhất, khi xung quanh không có ai để có thể chia sẽ nỗi niềm và ta chỉ còn biết quên đi nỗi 
niềm trong men rƣợu, một mình. Nhƣng liệu chén rƣơu có thể làm quen đi bảo nỗi cô đơn, tủi nhục trong 
lòng hay Hồ Xuân Hƣơng uống rƣợu mà nhƣ uống đi bao giọt sầu mà ngƣời uống chẳng đổ đi đƣợc khi mà 
có thể lặng lẽ, âm thầm nuốt vào cổ họng, để đau khổ cũng chẳng mất đi đâu mà trở lại chính trong tâm trí 
mình. Ở đây cảnh tình Xuân Hƣơng đƣợc thể hiện chứa đựng bi kịch. Tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên 
không đƣợc trọn vẹn.Trăng vốn là biểu tƣợng của hạnh phúc, là hình ảnh đại diện cho ƣớc mơ và hi vọng. 
Nhƣng hạnh phúc của Hồ Xuân Hƣơng lại xót xa đến mức “khuyết chƣa tròn”- một hạnh phúc không hề 
trọn vẹn, một cuộc đời còn dang dở, éo le với những trắc trở trong tình duyên. Hạnh phúc của bà chỉ nhƣ 
vầng trăng khuyết mà bà không thể biết trƣớc ngày mai trăng sẽ khuyết tiếp hay tròn. Ánh trăng sáng mà 
lạnh lẽo vô cùng khi ẩn hiện trong đó một nỗi cô đơn, trống vắng. Và bóng xế đi kèm với trăng lại gợi nên 
một nỗi niềm trong lòng tác giả: nỗi lo sợ trƣớc tuổi xuân đang mất đi. Trăng đã xế mà vẫn khuyết chƣa 
tròn, giống nhƣ tuổi xuân của Xuân Hƣơng đang mất đi mà tình duyên chuă đƣợc trọn vẹn. Hình ảnh mặt 
trăng là hình ảnh ẩn dụ vô cùng độc đáo và đặc sắc, miêu tả chính xác và vô cùng sinh động ngoại cảnh mà 
cũng bộ lộ đƣợc tâm cảnh, những suy nghĩ, tâm tƣ đang hiện hữu trong bà. 
Nhƣng dù có vất vả, đau xót, chán chƣờng đến mức nào, thì ngƣời phụ nữ Việt Nam xƣa vẫn là những con 
ngƣời có những phẩm chất đẹp đẽ, không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn là ở tình yêu thƣơng , lòng nhân hậu, 
một lòng, một dạ vì chồng, vì con: 
“Nuôi đủ năm con với một chồng” 
Câu thơ là gánh nặng gia đình đặt lên vai bà Tú, vất vả quanh năm chẳng nề hà nhƣ vậy là để nuôi cả nhà. 
Đông con, nuôi lũ con đông ấy đã đành, bà còn phải nuôi chồng. Năm con với một chồng là sáu ngƣời. Một 
phải gánh sáu, thế là nặng, phải gánh và gánh đƣợc, thế là đảm đang. Nhƣng nuôi đủ vẫn hiểu là vừa đủ, 
vừa đủ nuôi, không thiếu nhƣng cũng chẳng thừa. Vất vả quanh năm đến vậy mà cũng chỉ vừa đủ nuôi 
chồng, nuôi con, vậy mới thật là vất vả, đã gắng hết sức rồi. Vậy mới thật là đảm, nặng đến thế mà cũng 
Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Tự tình II – Hồ Xuân Hƣơng 
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 12- 
gánh xong, khó thế mà cũng chu toàn. Câu thơ thể hiện sự vất vả, gian lao đức tính chịu thƣơng, chịu khó, 
hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú nói riêng và của ngƣời phụ nữ Việt Nam nói chung. 
Còn với Tự Tình II, dù đớn đau đến mức nào thì trong sâu thẳm trái tim bà, dù yếu ớt đến đâu cũng loé lên 
ánh lửa khát khao, hi vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên đấu tranh thay đổi cuộc sống của 
mình: 
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám 
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.” 
Một hình tƣợng thiên nhiên dữ dội, đầy cựa động nhƣ tính cách buớng bỉnh, không chịu khuất phục điều gì 
của chính tác giả vậy. Ở đây, Hồ Xuân Hƣơng, sự buồn tủi bao giờ cũng gợi nên những phản ứng tích cực, 
bà không buông xuôi, đầu hàng mà luôn cố gắng tìm cách thay đổi vận mệnh, cho dù những cố gắng đó 
mới chỉ dừng lại trong suy nghĩ. Hai câu thơ tƣởng nhƣ chỉ miêu tả cảnh vật xung quanh, nhƣng chính 
những đặc điểm cuả cảnh vật đó đã đƣợc dùng để bộc lộ tâm trạng của con ngƣời. Hàng loạt những động từ 
mạnh đầy sắc thái biểu cảm nhƣ xiên, đâm đƣợc đảo lên đầu câu. Những sinh vật bé nhỏ, hèn mọn, còn hèn 
mọn hơn cả “nội cỏ hoa hèn” nhƣ đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu. Nó phải mọc xiên, mà là 
“xiên ngang mặt đất”. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, nó phải “đâm toạc chân mây”. Biện pháp nghệ 
thuật đảo ngữ trong hai câu dã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây mà cũng là sự phẫn uất 
của tâm trạng. Chỉ những cảnh vật bình thƣờng không có gì đặc biệt nhƣ rêu và đá, nhƣng qua cách nhìn 
đấy bất mãn, ấm ức của tác giả, chúng trở nên vô cùng sống động. Cự động, nổi loạn, phá phách, muốn đập 
tan những gì gò bó đẻ dƣợc tự do vùng vẫy giữa đất trời, thiên nhiên hoà hợp với con ngƣời, đặc điểm thiên 
nhiên cũng chính là nỗi niềm nhân vật. Và ta cũng thấy đƣợc tâm trạng của Hồ Xuân Hƣơng phẫn uất trƣớc 
những tục lệ phong kiến, cũng nhƣ những số phận hẩm hiu đang tàn nhẫn ra tay bóp chết hạnh phúc của bà; 
những uất hận ấy bị đè nén, gò ép trong lòng bà đến mức không chịu nổi chỉ chực vỡ oà ra, bà khao khát 
muốn đập tung tất cả, muốn đập đổ mọi thứ, muốn tự do biết nhƣờng nào. Nhƣng dù sao, bà cũng chỉ là 
một ngƣời phụ nữ phong kiến, một thân phận nữ nhi cô độc, dù phá phách, dù nổi loạn đến đâu thì cũng chỉ 
trong giới hạn ngôn từ. Bà không thể làm gì hơn đƣợc nữa.............. Mặc dù vậy, ta phải công nhận đay là 
một cách suy nghĩ vô cùng mới mẻ, một tƣ tƣởng đi trứoc thời đại, một tính cách hoàn toàn khác biệt so với 
ngƣời phụ nữ lúc bấy giờ. Đó là một bản lĩnh, một cá tính Xuân Hƣơng đáng trân trọng: 
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại 
Mảnh tình san sẻ tí con con” 
Ngán là chán ngán, là ngán ngẩm. Hồ Xuân Hƣơng ngán lắm rồi nỗi đời éo le, bạc bẽo. Xuân đi rồi xuân 
lại, tạo hoá chơi một vòng luẩn quẩn. Từ xuân mang hai nghĩa, vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa 
xuân đi rồi, mùa xuân trở lại với thiên nhiên, với muôn nghìn hoa cỏ, lá cây, nhƣng với con ngƣời tuổi xuân 
qua là không bao giờ trở lại. Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” mang hai ý nghĩa khác nhau. 
Từ lại thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, từ lại thứ hai nghĩa là trở lại. Sự trở lại của mùa xuân lại đồng nghĩa 
với sự ra đi của tuổi xuân. Nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: Mảnh tình-san sẻ-tí 
con con. Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ ra thành ít ỏi, chỉ còn tí con con nên càng xót xa, tội nghiệp. Câu 
thơ đƣợc viết ra có thể là tâm trạng của ngƣời mang thân đi làm lẽ. Đau xót biết mấy, khi mảnh tình là một 
thứ đƣợc chia năm xẻ bảy, nhận dƣợc duy nhất một mảnh tí con con. Hạnh phúc của bà chẳng những không 
trọn vẹn mà còn nhỏ bé, ít ỏi đến mức độ tội nghiệp. Tình duyên nhƣ thế có để làm gì, chỉ càng thêm tủi 
nhục, đắng cay. Cách dùng từ giản đơn mà vẫn vô cùng độc đáo đã cực tả nỗi niềm của tác giả. Hồ Xuân 
Hƣơng ngang tàng, thách thức đầy nổi loạn trên là thế, nhƣng cuối cùng tất cả vẫn chỉ chìm vào vô vọng 
Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học: Ngữ văn 11 – thầy Phạm Hữu Cường Tự tình II – Hồ Xuân Hƣơng 
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 13- 
trong sự bất lực tột cùng và chán chƣờng, mệt mỏi. Những cố gắng vùng vẫy của bà chỉ là vô ích, bởi phận 
của bà vốn đã là một bi kịch và mãi mãi chỉ là bi kịch mà thôi. Có lẽ trong giờ phút ấy, bà đã muốn buông 
xuôi, muốn bỏ mặc cho tất cả số phận đƣa đẩy, bà đã mất hết hi vọngLiệu Hồ Xuân Hƣơng có thể vƣợt 
qua tất cả để trở lại là một ngƣời phụ nữ yêu đời mạnh mẽ, không sợ gì cả nhƣ ngày nào? Đó vẫn là câu hỏi 
còn dở dang của ngƣời phụ nữ đem thân đi làm lẽ, phận ngƣời mà hạnh phúc không bao giờ trọn vẹn mà 
chỉ nhỏ nhoi nhƣ mảnh gƣơng vỡ......... Câu thơ diễn đat sâu sắc đỉnh điểm, bi kịch của Hồ Xuân Hƣơng và 
cũng là của ngƣời phụ nữ thời bấy giờ. 
Đó là những hiện thân cho những khổ đau của con ngƣời trong xã hội xƣa, đồng thời là kết tinh của những 
đức tính tốt đẹp của ngƣòi phụ nữ Việt Nam qua hàng thế kỉ. Trong cả hai bài thơ là hình tƣợng ngƣời phụ 
nữ Việt Nam chịu nhiều đau đớn, tủi cực dƣới chế độ phong kiến nhƣng ở họ toát lên sự đấu tranh mạnh 
mẽ, vƣợt lên số phận để làn tốt bổn phận của một ngƣời phụ nữ trong gia đình, một ngƣời phụ nữ dám vƣợt 
lên trên đớn đau để tìm hạnh phúc mà mình hằng khao khát. 
4. Đọc thơ Hồ Xuân Hƣơng, nhà thơ Tế Hanh bình luận: 
Kính chào chị Hồ Xuân Hương, 
Ôi một tài thơ cỡ khác thường. 
“Xiên ngang mặt đất” câu thơ nhọn, 
“Dê cỏn buồn sừng” chữ hóc xương. 
Không chịu cam tâm làm phận gái, 
Chế giễu nam nhi cả một phường. 
“Bà chúa thơ Nôm” ai sánh kịp, 
Ra ngoài lề lối của văn chương. 
Giáo viên: Phạm Hữu Cƣờng 
 Nguồn: Hocmai.vn 
 Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - 
 5 LỢI ÍCH CỦA HỌC TRỰC TUYẾN 
 Ngồi học tại nhà với giáo viên nổi tiếng. 
 Chủ động lựa chọn chương trình học phù hợp với mục tiêu và năng lực. 
 Học mọi lúc, mọi nơi. 
 Tiết kiệm thời gian đi lại. 
 Chi phí chỉ bằng 20% so với học trực tiếp tại các trung tâm. 
 4 LÍ DO NÊN HỌC TẠI HOCMAI.VN 
 Chương trình học được xây dựng bởi các chuyên gia giáo dục uy tín nhất. 
 Đội ngũ giáo viên hàng đầu Việt Nam. 
 Thành tích ấn tượng nhất: đã có hơn 300 thủ khoa, á khoa và hơn 10.000 tân sinh viên. 
 Cam kết tư vấn học tập trong suốt quá trình học. 
 CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC CÓ THỂ HỮU ÍCH CHO BẠN 
Là các khoá học trang bị toàn 
bộ kiến thức cơ bản theo 
chương trình sách giáo khoa 
(lớp 10, 11, 12). Tập trung 
vào một số kiến thức trọng 
tâm của kì thi THPT quốc gia. 
Là các khóa học trang bị toàn 
diện kiến thức theo cấu trúc của 
kì thi THPT quốc gia. Phù hợp 
với học sinh cần ôn luyện bài 
bản. 
Là các khóa học tập trung vào 
rèn phương pháp, luyện kỹ 
năng trước kì thi THPT quốc 
gia cho các học sinh đã trải 
qua quá trình ôn luyện tổng 
thể. 
Là nhóm các khóa học tổng 
ôn nhằm tối ưu điểm số dựa 
trên học lực tại thời điểm 
trước kì thi THPT quốc gia 
1, 2 tháng. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdftu_tinh_bai_tap_va_dap_an_hay.pdf