Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 86 đến tiết 118

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 86 đến tiết 118

I- Mục tiêu:

- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng cộng sản đối với cuộc đời nhà thơ.

 Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh ngôn ngữ, nhịp điệu làm nổi bật tâm trạng của cái “tôi” nhà thơ.

- Kĩ năng đọc- hiểu bài thơ trữ tình.

- Giáo dục lí tưởng, lẽ sống đối với học sinh, thanh niên.

II- Chuẩn bị:

- Phương tiện: sgk, sgv, giáo án

- Thiết bị: không

III- Tiến trình bài dạy:

 

doc 139 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1268Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 86 đến tiết 118", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lơng
Soạn ngày
 Tiết 86:
 Đọc văn
 Từ ấy
 (Tố Hữu)
Giảng
I- Mục tiêu:
- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng cộng sản đối với cuộc đời nhà thơ.
 Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh ngôn ngữ, nhịp điệu làm nổi bật tâm trạng của cái “tôi” nhà thơ.
Kĩ năng đọc- hiểu bài thơ trữ tình.
Giáo dục lí tưởng, lẽ sống đối với học sinh, thanh niên.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện: sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 12C:..
 12D:...
 2- Kiểm tra:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
1- Đọc thuộc lòng bài thơ “Chiều tối” phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ của Hồ Chí Minh và phân tích để thấy sự vận động tư tưởng của bài thơ?
 3- Bài mới:
 Hoạt động của T-H
 Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 2:Dẫn vào bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu khái quát bài thơ.
CH: Trình bày những nét chính trong phần tiểu dẫn sgk T43?
T: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
T-H đọc 2- 3 lượt.
Từ khó chân trang.
Thể thơ và bố cục?
ý chung của khổ thơ là gì? Từ ấy là khi nào?
Vì sao tác giả không dùng các từ từ đó đó, từ khi ấy?
Các hình ảnh trong khổ thơ có phải là hình ảnh thật không? Vì sao?
Biện pháp ẩn dụ và so sánh trực tiếp ở đây có tác dụng gì? Phân tích ý nghĩa thẩm mĩ các từ bừng, chói, các hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí?
Niềm hạnh phúc lai láng, tràn trề của tâm hồn nhà thơ khi được tiếp nhận ánh sáng chói lọi của mặt trời chân lí được thể hiện như thế nào? 
 Nhận xét ưu điểm của cách thể hiện ấy?
Lẽ sống mới mà người đảng viên mới Tố Hữu nhận thức được là gì?
Lẽ sống mới mẻ như thế nào?
 Từ buộc ở đây có nghĩa bắt buộc, miễn cưỡng không? Vì sao?
Giải thích từ khối đời (có thể so sánh với cụm từ tương tự nào trong bài Nhớ rừng- Ngữ văn 8)?
Khổ thơ cuối được cụ thể hóa ý thơ ở khổ 2 như thế nào? 
 Kết cấu: tôi đã làcủa, làcủa, là của có tác dụng gì?
 Giải thích các cụm từ : kiếp phôi pha, cù bất cù bơ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết- luyện tập.
T: Tổng kết những ý khái quát về nội dung và nghệ thuật.
1H đọc ghi nhớ sgk T44.
T: Hướng dẫn bài tập để H làm ở nhà.
* Dẫn vào bài:
 Trong cuộc đời mỗi người có những dấu ấn không thể phai mờ. Đối với Tố Hữu, thời điểm tiếp nhận lí tưởng Cộng sản, tự nguyện dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa, nó đã tạo thành cái mốc “Từ ấy”.
 Bài thơ “Từ ấy” được sáng tác 7-1938 có ý nghĩa đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. “Từ ấy”, người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Kim Thành trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, trở thành người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. đánh dấu sự hội ngộ giữa lí tưởng đảng, tuổi trẻ và thơ. Cuộc hội ngộ ấy tạo nên chất men say, tạo nên niềm vui trong trẻo, tin yêu, nhân hậu được thể hiện trong bài thơ.
I- Tiểu dẫn:
1- Tác giả (1920- 2002):
- Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành.
- Quê: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thuở nhỏ học trường Quốc học Huế, 1938 kết nạp Đảng Cộng sản.
- Sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
2- Bài thơ “Từ ấy”:
 Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy) (Tập thơ gồm 3 phần: ‘Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng”
II- Đọc- hiểu:
A- Dọc- hiểu khái quát:
1- Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu: 
+Giọng đọc phấn khởi, vui tươi, hồ hởi chú ý các từ: bừng, chói, đậm hương, rộn, buộc, trang trải, để, với, đã là,là,
+ Nhịp: thay đổi theo cảm xúc từng câu, từng khổ:
 2/2/3; 4/3; 2/3/2; 3/4; 4/3; 4/3; 3/4; 3/4;..
2- Giải thích từ khó:
Chân trang.
3- Thể thơ và bố cục:
* Thể thơ:
- Thể 7 chữ/ câu, 4 câu/ khổ
- 3 khổ cuối bài (Tương tự như các bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, “Tràng Giang”(4 khổ/bài)
* Bố cục:
- Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng đảng, cách mạng.
Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống.
Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm.
B- Đọc- hiểu chi tiết:
1- Khổ 1:
Từ ấy: thời điểm đăc biệt và quan trọng của cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu. Đó là thời điểm nhà thơ trẻ, người thanh niên Quốc học Huế được giác ngộ cách mạng, giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương đánh dấu một bước ngoặt quan trọng nhấ trong đời người thanh niên trẻ.
- Không dùng từ đó, từ khi ấy vì các cụm từ trên hoặc dài hoặc nôm na hơn, dùng từ ấy vừa ngắn gọn, vừa giản dị mà tao nhã.
- ý chung của khổ thơ: diễn tả niềm say mê, hạnh phúc tràn ngập tâm hồn của tác giả trong thời điểm từ ấy.
- Cách thể hiện: dùng hình ảnh ẩn dụ và so sánh trực tiếp : nắng hạ và mặt trời chân lí.
+ Nắng hạ: mạnh mẽ, chói rực, khác hẳn với nắng 3 mùa còn lại trong năm.
+ Mặt trời chân lí: Hình ảnh ẩn dụ mới lạ, hấp dẫn. Chân lí của đảng, của cách mạng, của CN Mác-Lênin sáng rực, chói lọi, ấm áp và vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.
+ Chói: chiếu sáng mạnh mẽ, hấp dẫn không thể cưỡng nổi.
- Hai câu trên tả niềm vui sướng say mê nồng nhiệt của tác giả khi bắt gặp lí tưởng mới. Hai câu dưới tiếp tục tả tâm trạng, tâm hồn sau khi đã tiếp nhận lí tưởng ấy.
- Nghệ thuật tả: tiếp tục sử dụng ẩn dụ và so sánh trực tiếp: hồn tôi- vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim.
- Cần lưu ý: Tất cả hình ảnh trong khổ thơ rất sống, mới, tươi trẻ, nhưng đều là hình ảnh ẩn dụ- so sánh, nghĩa là hình ảnh tưởng tượng, khái quát.
- Những câu thơ như thế diễn tả tâm trạng, tâm hồn trong hoàn cảnh như thế là hoàn toàn mới lạ, độc đáo so với thơ ca đương thời, so với thơ ca yêu nước và cách mạng trước đó. Nhưng cái hấp dẫn nhất ở đây đó là tình cảm chân thành, trong trio và hết sức nồng nhiệt đã tìm đúng cách nói phù hợp.
2- Khổ 2:
- Lẽ sống ở đây là nhận thức giữa mối quan hệ giữa cá nhân
bản thân cái “tôi” của nhà thơ với mọi người, với nhân dân,quần chúng, đặc biệt đối với người lao đọng nghèo khổ. Đó là quan hệ đoàn kết, gắn bó sâu sắc chặt chẽ để làm nên sức mạnh đấu tranh cách mạng.
- Từ “buộc”: không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà tự ràng buộc, gắn bó tự giác.
- Từ ấy, cái “tôi” cá nhân của nahf thơ hòa với cái ta chung của đời sống nhân dân, xã hội, với mọi người, với những tâm hồn nghèo khổ, khốn khổ trong cuộc đấu tranh vì tự do.
- Từ “khối đời” hình ảnh ẩn dụ trìu tượng hóa sức mạnh tập thể nhân dân đoàn kết chặt chẽ ( gợi nhớ hình ảnh “khối căm hờn” trong bài thơ lãng mạn “Nhớ rừng” của Thế Lữ, gần giống biện pháp nghệ thuật nhưng khác hắn nhau về ý nghĩa tư tưởng)
3- Khổ 3:
- Tiếp tục tự ghi nhận những chuyển biến về nhận thức và hành động của nhà thơ về lẽ sống thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng nhân dân lao động.
+ Đó là vạn nhà: tập thể lớn, rộng rãi
+ Vạn kiếp phôi pha: nghèo khổ, sa sút, cơ cực, phai tàn.
+Vạn em nhỏ cù bất cù bơ: thành ngữ lang thang, không chốn nương thân, bụi đời: em Phước (Đi đi em), Em bé mồ côi (Mồ côi), (Tiếng hát sông Hương)
- Cách nói trực tiếp, trần trụi, xác định rõ vị thế trong gia đình lớn: đã là con, là em, là anh => Tác dụng khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả. Đó là ý thức giác ngộ lẽ sống mang tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc sống vận động tuyên truyền và đấu tranh cách mạng.
cách mạng.
III- Tổng kết- luyện tập:
A- Tổng kết:
1- Nội dung:
“ Từ ấy” là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của tác giả.
- Tuyên bố trang trong, chân thành về niềm vui giác ngộ lí tưởng, về lẽ sống, về tương lai
2- Nghệ thuật
- Giọng điệu cảm xúc nhiệt tình, đầy rẫy, tràn trề.
- Các hình ảnh ẩn dụ, so sánh trực tiếp, cách nói trực tiếp, khẳng định.
- Mạch vận động của tâm trạng cái “tôi” trữ tình trong bài thơ: niếm vui giác ngộ lí tưởng- nhận thức mới mẻ về lẽ sống- biến chuyển tình cảm.
 * Ghi nhớ sgk T44.
B- Luyện tập:
1- Bài tập 1 (sgk T44):
Gợi ý viết bất cứ khổ thơ nào mình cho là hay nhất.
2- Bài tập 2:
Gợi ý: 
Bài thơ “Từ ấy” có ý nghĩa mở đầu, định hướng cho toàn bộ quá trình sáng tác của Tố Hữu. 
 Đó là hai yếu tố làm ra anh: thi pháp, tuyên ngôn:
+ Thi pháp: phương thức biểu hiện (dùng thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu)
+ Tuyên ngôn: quan điểm nhận thức và sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, phấn đấu vì hạnh phúc của đồng bào, tương lai tươi sáng của đất nước.
- Dựa vào phần phân tích của bài thơ để làm sáng tỏ ý đã giải thích trên.
4- Củng cố:
- Mạch vận động của tâm trạng cái “tôi” trữ tình trong bài thơ: niếm vui giác ngộ lí tưởng- nhận thức mới mẻ về lẽ sống- biến chuyển tình cảm
5- Hương dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ và phân tích, làm bài tập 1,2 theo phân đã gợi ý.
- Chuẩn bị T87: Đọc thêm: Lai Tân, Nhớ đồng, Tương Tư, Chiều xuân.
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lơng
Soạn ngày
 Tiết 87:
 Đọc thêm
 Lai Tân, Nhớ đồng, Tương Tư, Chiều xuân.
Giảng
I- Mục tiêu:
- Tự học có phương pháp, có kết quả qua những gợi ý về kiến thức và kĩ năng để thấy rõ giá trị tư tưởng, nghệ thuật chủ yếu của 4 tác phẩm trữ tình. Từ đó hiểu rộng- sâu hơn về tác giả, tác phẩm trong chương trình khóa, bổ sung kiến thức cho phần nghị luận văn học của phân môn làm văn.
- Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng tự đọc- hiểu để tìm hiểu giá trị các tác phẩm trên.
- Rèn luyện ý thức tự tìm hiểu và khám phá để làm kiến thức văn học phong phú. 
II- Chuẩn bị:
Phơng tiện: sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 12C:..
 12D:...
 2- Kiểm tra:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ “Từ ấy”?
 3- Bài mới:
 Hoạt động của T-H
 Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ “Lai Tân” của Hồ Chí minh.
 Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ?
Trong 3 câu đầu, bộ máy quan lại ở Lai Tân được miêu tả như thế nào? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng chức nawmg đại diện cho pháp luật không?
Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối (chú ý 3 chữ “vẫn thái bình” có ý nghĩa gì?
Nhanaj xét kết cấu và bút pháp bài thơ?
Cảm hứng của bài thơ được gợ từ tiếng hò vọng vào nhà tù?
Hãy chỉ ra những câu thơ được lặp đi lặp lại trong bài (có chỗ biến đổi chút ít) và cho biết hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện nỗi nhớ của tác giả?
Niềm yêu quí thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ với quê hương, đồng bào, đồng chí?
Cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng của nhà thơ?
Mạch vận động trong bài thơ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính.
T: Giới thiệu những nét chính về tác giả và chủ đề bài thơ.
T: Gợi ý trả lời câu hỏi sgk T50
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ.
Trình bày những nét chính trong phần tiểu dẫn về tác giả Anh Thơ?
Bức tranh “Chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ được thể hiện như thế nào? Hãy chỉ ra những nét riêng của bức tranh ấy?
CaauCamr nhận của anh (chị) về không khí và nhịp sống trong bài thơ?
Hãy thống kê các từ lấy trong bài thơ và phân tích?
(H: tự phân tích)
I- Lai Tân:
 (Hồ CHí Minh)
1- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
- Bài thơ số 97 trong tập “NKTT”.
- Lai Tân là một huyện nhỏ trên đường đi từ Nam Ninh, Thiên Giáng => Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, TQ.
2- Chủ đề bài thơ:
Ghi lại những cảm nhận suy nghĩ của người tù HCM về hiện tạng xã hội ... iữa đối tượng với đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích).
- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
b- Thao tác lập luận so sánh:
- Trong thế giới khách quan, nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm chung vaflieen quan mật thiết với nhau, nhưng vẫn có những nét riêng. Bởi vậy, trong quá trình nhân thức, người ta thường so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng để có được những nhận xét, đánh giá chính xác về chúng.
* Mục đích:
Là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
* Yêu cầu:
- Khi so sánh cần đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng. Đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (viết).
c- Thao tác bác bỏ:
* Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ:
- Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận những ý kiến, những nhận địnhsai trái, nhằm bảo vệ những ý kiến, những nhận định đúng đắn.
 Trong đời sống cũng như trong văn nghị luận thường song song tồn tại những quan niệm đúng đắn, khách quan, trung thực và những quan niệm phiấn diện, lệch lạc, chủ quan; do đó chúng ta cũng thường phải sử dụng thao tác bác bỏ nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của đời sống và chân lí của nghệ thuật.
*Cách bác bỏ: 
Để bác bỏ thành công chúng ta cần phải:
- Chỉ ra được cái sai hiển nhiên (trái với qui luật tự nhiên, qui luật xã hội, qui luật sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật), của các chủ thể phát ngôn (ý kiến, nhận định, quan điểm).
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng khách quan trung thực để bác bỏ ý kiến, nhận định sai trái.
- Thái độ thẳng thắn, có văn hóa tranh luận và có sự tôn trọng người đối thoại, tôn trọng bạn đọc.
d- Thao tác lập luận bình luận:
*Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận:
-Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp từ bình luận trong các trường hợp như: bình luận thời sự, bình luận thể thao, bình luận quân sự
 Trong các trường hợp này bình luận có nghĩa là bàn luận, đánh giá về các vấn đề thời sự trong nước hoặc quốc tế, về các vấn đề có liên quan đến thể thao, quân 
sự.
- Bình luận cũng là một loại thao tác lập luận, về mặt này nó cũng giống như giải thích, chứng minh. Nhưng bình luận không nhằm mục đích làm cho người đọc (người nghe) hiểu rõ như giải thích hay tin là đúng, là có thật như chứng minh.
 Mục đích của bình luận là đánh giá, bàn luận. Đã gọi là đánh giá, bàn luận phải xác định phải, trái, hay dở, đúng, sai, phải có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại.
- Bình luận khác giải thích, chứng minh:
+ Bình luận là: đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với một nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống, hoặc trong văn học.
+ Giải thích: Là dùng lí lẽ (là chủ yếu) và dẫn chứng (hỗ trợ) để giúp người đọc ( người nghe) hiểu một vấn đề nào đó và văn học.
+ Chứng minh là dùng dẫn chứng (là chủ yếu) và lí lẽ (hỗ trợ) để khiến cho người đọc (người nghe) hiểu một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học. 
- Yêu cầu của bình luận:
+ Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề (hiện tượng, sự kiện) được bình luận.
+ Luận đề khẳng định được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn, phù hợp với thực tế đời sống hoặc qui luật văn chương.
+ Bàn bạc- mở rộng xung quanh vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.
- Vai trò và tầm quan trọng:
 Trong đời sống cũng như trong văn học, chúng ta luôn gặp những vấn đề cần phải tranh luận, đánh giá, bàn bạc nhằm thể hiện chính kiến của mình và thuyết phục người nghe (đọc). Muốn các cuộc tranh luận có hiệu quả và bổ ích, chúng ta phải thành thạo kĩ năng bình luận.
* Cách bình luận:
- Một bài bình luận thường có 3 bước như sau:
+ Bước thứ nhất: Nêu vấn đề bình luận
a- Bình luận yêu cầu phải nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề được đưa ra bàn luận.
b- Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bình luận.
+ Bước thứ 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận.
Có thể chọn trong những cách sau:
 - )Đứng hẳn về một phía mà mình tin là đúng để kiên quyết bác bỏ cái sai.
 -)Kết hợp phần đúng và loại bỏ phần sai của mỗi phía, tìm ra “tiếng nói chung” trong sự đánh giá.
 -) Đưa ra một cách đánh giá của riêng mình.
 + Bước thứ 3: Bàn về vấn đề cần bình luận.
Có thể chọn một trong 3 cách bàn luận sau:
-)Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước vấn đề vừa được nhận xét, đánh giá.
- )Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và những người đang tham gia bình luận với mình.
- )Bàn về những ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn mà vấn đề được bình luận có thể gợi ra.
3- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận:
*- Mục đích:
- Để hiểu được bản chất của văn bản.
- Để làm nguồn tài liệu sử dụng lâu dài.
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, đọc lướt, nắm ý và kĩ năng rút gọn văn bản.
*- Yêu cầu:
- Phải trung thành với các luận điểm, luận cứ của văn bản gốc.
- Lược bỏ những yếu tố diễn giải không cần thiết (tức là không ảnh hưởng tới tư tưởng của văn bản).
- Văn bản rút gọn phải cô đọng, hàm súc.
- Diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
* TL: Văn bản tóm tắt phải đảm bảo: Bố cục mạch lạc và liên kết chặt chẽ.
* Cách tóm tắt:
- Đọc văn bản xem vấn đề được đưa ra bàn luận là gì? Dựa vào đâu mà ta biết được đièu đó.
- Mục đích viết văn bản của người viết? Phần nào thể hiện rõ mục đích ấy?
- Để dẫn người đọc đến mục đích ấy, người viết trình bày ở những luận điểm nào?
- Tìm luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm.
- Trình bày các luận điểm, luận cứ bằng lời văn của chính mình.
- Đối chiếu với văn bản gốc và mục đích, yêu cầu tóm tắt để kiểm tra, hoàn chỉnh văn bản tóm tắt.
4- Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt và bẩn tin:
a- Tiểu sử tóm tắt:
* Mục đích:
 Tiểu sử tóm tắt: là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó.
 VD: tiểu sử của một nhà hoạt động chính trị, nhà văn, nhà thơ, tiểu sự của cán bộ, giáo viên
* Mục đích: Tiểu sử tóm tắt nhằm mục đích giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người đang được nói tới.
 Những hiểu biết đó giúp :
+ Những người có trách nhiệm làm côn tác tổ chức,
+ Giúp chúng ta việc chọn bạn hoặc giới thiệu người vào các chức vụ của lớp, trường (lớp trưởng, bí thư chi đoàn, BCH Đoàn trường).
*- Yêu cầu:
- Thông tin khách quan, chính xác về người được nói tới: tức là phải ghi cụ thể từng số liệu, mốc thời gian, thành tích, năng lực của người ấy (đương sự).
- Nội dung, độ dài của văn bản phù hợp với tầm cỡ và cương vị của đương sự 9chính khách, nguyên thủ quốc gia, anh hùng có thể dài; cán bộ, lớp trưởng, tổ dân phố nên ngắn gọn).
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, thường đơn nghĩa, không sử dụng các biện pháp tu từ.
* - Cách viết tiểu sử tóm tắt:
 Tiểu sử tóm tắt gồm 3 phần:
a- giới thiệu nhân thân của đương sự ( (lịch sử cá nhân), họ tên, ngày tháng năm sinh (năm mất), nghề nghiệp, học vấn, gia đình, gia tộc, quê quán
b- Gới thiệu ngắn gọn các lĩnh vực hoạt động tiêu biểu, các thành tựu tiêu biểu, các quan hệ xã hội tiêu biểu của đương sự.
c- Đánh giá vai trò, tác dụng của đương sự trong phạm vi không gian, thời gian nhất định (Không gian: guốc gia, làng xã, tập thể, gia đình; thời gian: lịch sử, đương đại
Viết tiểu sử tóm tắt:
- Gồm những nội dung:nhân thân, các hoạt động chính, những đóng góp chủ yếu, lời đánh giá chung.
* Muốn viết tiểu sử tóm tắt cần phải
a- Nghiên cứu kĩ về 3 nội dung trên bằng cách: đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng 9nếu có).
b- Sắp xếp tư liệu theo trình tự thời gian, không gian, sự việc hợp lí.
c- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để viết thành văn bản
b- Bản tin
* Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin:
1. Bản tin thông báo kết quả kì thi Ô- lim- pích Toán quốc tế của đoàn học sinh Việt Nam. Kết quả dự thi (xếp thứ 4) khẳng định trình độ của học sinh Việt Nam, thành tựu của việc bồi dưỡng nhân tài Toán học của nền giáo dục nước ta.
2. Bản tin có tính chất thời sự, vì việc sảy ra ngáy 6-7 và ngay sau 3 ngày (ngày 19-7) đã được đưa tin.
3. Các thông tin bổ sung nêu trong bài tập là không cần thiết vì chúng vi phạm tính ngắn gọn, súc tích của bản tin.
4. Các sự kiện trong bản tin như: thời gian, địa điểm, kết quả của cuộc thi đều được nêu một cách khá cụ thể, chính xác, có độ tin cậy cao khiến người đọc tin vào sự thông báo.
5.Yêu cầu cảu một bản tin: phải có tính thời sự mới mẻ, hấp dẫn, nội dung phải chân thực, chính xác; các thông tin phải có ý nghĩa xã hội nhất định.
*- Cách viết bản tin:
- Khai thác và lựa chọn tin:
- Trong thực tế đời sống có rất nhiều biến cố, sự kiện sảy ra nhưng không phải bất kì sự kiện nào cũng có thể dùng để viết bản tin. Nói cách khác phải lựa chọn những sự kiện có ý nghĩa xã hội nhất định.
- Một bản tin phải cần có thông tin đầy đủ, chính xác về các mặt: thời gian, không gian, chủ thể của hành động hoặc sự kiện, diễn biến, kết quả
 - Cách viết bản tin:
- Tiêu đề: phải ngắn gọn, có sức gợi, có liên quan trực tiếp đến nội dung bản tin.
- Bố cục bản tin thường gồm các phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc.
II- Luyện tập:
1- Các thao tac lập luận trong đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh.
- Thao tac lập luạn bác bỏ: 
Tuy trong sách Nho có câu “Sửa nahf trị nước, rồi mới yên thiên hạ” . Hai chữ thiên hạCái chủ ý bình thiên hạ mất đi đã từ lâu rồi.
- Thao tác lập luận phân tích:
 Cái xã hội chủ nghĩa bên châu Âu rất thịnh hành như thế.. công bình mới nghe.
- Thao tác lập luận bình luận:
 Những kẻ ở vườn thấy quan sang.. Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có cũng vì thế.
2- Bài tập 2 :
 Phân tích nội dung câu “Thất bại là mẹ thành công”
(1) Tại sao nói “Thất bại là mẹ thành công”?
- Thất bại là cơ hội để mỗi người “bế môn tư quá” (đóng cửa lại để suy nghĩ về những lỗi lầm, sai lầm của mình), từ đó rút ra bài học cần thiết.
- Sau khi rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách nghĩ, cách làm thì có thể sẽ thành công. Nói cách khác, chính thất bại đã “đẻ” ra thành công.
(2) Tính đúng đắn của câu nói được thể hiện trong cuộc sống như thế nào?
- Đã là con người thì “Nhân vô thập toàn” (không có ai thì mười điều điều trọn vẹn cả mười), do đó mắc sai lầm là chuyện bình thường, vấn đề là sẽ rút được bài học gì từ những sai lầm đó.
- Làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng gặp phải khó khăn, trở ngại nhất định, nhất là bắt đầu (vạn sự khởi đầu nan), nhưng phải làm thì mới tích luỹ được kinh nghiệm.
3- Bài tập 3:
- Bác bỏ các quan niệm sai lầm:
+ Sợ thất bại không nên làm gì cả
+ Gặp thất bại mà vẫn bảo thủ, không chịu rút kinh nghiệm để sửa chữa.
+ Bỏ cuộc khi gặp thất bại.
4- Củng cố:
- Hệ thống hoá kiến thức Làm văn 11, rèn kĩ năng viết các kiểu bài.
5- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, luyện các dạng bài tập.
- Chuẩn bị Tiết 119, 120: Viết bài học kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 11 52.doc