Ôn tập môn Hóa học 11 - Chương II: Nhóm nitơ

Ôn tập môn Hóa học 11 - Chương II: Nhóm nitơ

Câu 1: Viết công thức cấu tạo của phân tử Nitơ và suy ra tính chất hóa học đặc trưng của Nitơ. N2 có công thức cấu tạo là N N, H = +946 KJ/mol. Liên kết giữa hai nguyên tử N là liên kết bền nhất trong tất cả các liên kết, vì vậy N2 là khí trơ ở điều kiện thường.

Câu 2: Cho phản ứng (1) N2 + 3H2 2NH3 (H = -92 KJ/mol) sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi:

-tăng nhiệt độ. -tăng áp suất.

-tăng [H2] lần. -giảm thể tích NH3.

Câu 3: Cho phản hản ứng (2) N2 + O2 2NO (H = +180 KJ/mol) sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi

-tăng nhiệt độ. -tăng P (giảm P)

-làm lạnh đi. -tăng [N2] 2 lần và [O2] 4 lần

Câu 4: Nêu phương pháp điều chế khí N2 trong thí nghiệm và trong công nghiệp.

 

doc 42 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 3124Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập môn Hóa học 11 - Chương II: Nhóm nitơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II. NHÓM NITƠ
§ Nitơ
Câu 1: Viết công thức cấu tạo của phân tử Nitơ và suy ra tính chất hóa học đặc trưng của Nitơ. N2 có công thức cấu tạo là Nº N, DH = +946 KJ/mol. Liên kết giữa hai nguyên tử N là liên kết bền nhất trong tất cả các liên kết, vì vậy N2 là khí trơ ở điều kiện thường.
Câu 2: Cho phản ứng (1) N2 + 3H2 ⇄ 2NH3 (DH = -92 KJ/mol) sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi:
-tăng nhiệt độ.	-tăng áp suất.
-tăng [H2] lần.	-giảm thể tích NH3.
Câu 3: Cho phản hản ứng (2) N2 + O2 ⇆ 2NO (DH = +180 KJ/mol) sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi
-tăng nhiệt độ.	-tăng P (giảm P)
-làm lạnh đi.	-tăng [N2] 2 lần và [O2] 4 lần
Câu 4: Nêu phương pháp điều chế khí N2 trong thí nghiệm và trong công nghiệp.
§ Oxit Nitơ
Câu 1: Hãy nêu các tính chất vật lí đặc trưng (màu, trạng thái tồn tại) của NO, NO2 , N2O, N2O3, N2O4, N2O5.
Câu 2: Vì sao lại có sự kết hợp của hai phân tử NO2 để tạo thành N2O4 ?	
Câu 3: Hãy viết phương trình hấp thụ NO2 trong H2O và trong H2O có sục khí O2; trong NaOH khi có O2 và không có O2.
§ NH3
Câu 1: Trong NH3, nguyên tử N ở trạng thái lai hoá nào? Hình dạng của phân tử NH3 trong không gian.
Câu 2: Mô tả hiện tượng, viết phương trình phản ứng khi đặt hai lọ NH3(đặc) và HCl(đặc) gần nhau? Vì sao khi đốt NH3 trong HCl thì sinh ra khói trắng? 
Câu 3: Có gì khác khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào Zn(OH)2, Cu(OH)2, AgOH so với nhỏ vào Al(OH)3? 
Sự tạo phức của NH3 với các ion Ag+, Cu2+, Zn2+
Ion
Công thức phức với NH3
Ví dụ
Ag+
Ag[NH3]2+
Cu2+
Cu[NH3]42+
Zn2+
Zn[NH3]42+
Câu 4: Vì sao NH3 có thể tan nhiều trong H2O (800litNH3/1litH2O) và có khả năng tạo phức? Nêu phương pháp điều chế NH3 trong thí nghiệm và trong công nghiệp.
§ Muối Amôni (NH)
Câu 1: Dự đoán hiện tượng, viết phương trình phản ứng khi nhỏ dung dịch kiềm mạnh (KOH, NaOH) vào dung dịch muối Amôni (NH4+). 
Câu 2: Có gì khác biệt khi nhiệt phân NH4NO2 và NH4NO3? Viết phương trình?
Câu 3: Trong các chất sau: NaHCO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3, NH4NO3 chất nào được dùng làm bột nở cho bánh xốp?
Câu 4: Trong các chất sau NH4NO3, (NH2)2CO	, (NH4)2SO4, NH4Cl chất nào sau đây có hàm lượng N cao nhất? Ứng dụng của chất trên trong nông nghiệp?
§ Axit HNO3
Câu 1: Nước cường toan là gì? 
Câu 2: Viết phương trình phản ứng của HNO3 với Cu (loãng, đặc), S, P,C, Bi, Al (loãng), FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2 , Fe(OH)3, Fe(NO3)2, H2S, FeS2, Cu2S.
Câu 3: Viết phương trình phản ứng khi cho Cu lần lượt tác dụng với (1) dung dịch HNO3; (2) hỗn hợp HNO3 và H2SO4; (3) hợp NaNO3 và H2SO4.
Câu 4: Hãy viết phương trình hấp thụ NO2 trong H2O và trong H2O có sục khí O2; trong NaOH khi có O2 và không có O2.
§ Muối Nitrat (NO)
Câu 1: Có mấy cách nhận biết ion NO trong dung dịch, viết phương trình phản ứng?
 (1) Dùng dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng và kim loại Cu, Fe hoặc Fe2+. Hiện tượng: xuất hiện khí hóa nâu trong không khí.
	3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Hoặc	3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O
(2) Dùng dung dịch kiềm NaOH, Ba(OH)2 và kim loại lưỡng tính như Al, Zn. Hiện tượng: sủi bọt khí có mùi khai.
	8Al + 3NO3- + 5OH- + 2H2O → 8AlO2- + 3NH3 
Hoặc	4Zn + NO3- + 7OH- → 4ZnO22- + NH3 + 2H2O
Câu 2: Hình thành sơ đồ nhiệt phân muối M(NO3)n? Viết phương nhiệt phân Fe(NO3)2 trong không khí hoặc bình kín.
Nhiệt phân muối nitrat
Muối M(NO3)x
K, Na, Ca
Ba, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu
Hg, Ag, Pt, Au
Sản phẩm
MNO2 + O2
MxOy + NO2 + O2
M + NO2 + O2
Chú ý: 
t0
t0
(1) mgiảm = mNO2 + mO2
t0
	(2) NH4NO2 	 N2 + H2O hoặc NH4NO3 	 N2O + H2O
	(3) (NH4)2CO3 	 NH3 + CO2 + H2O
§ Photpho và các hợp chất Photpho
- P có độ âm điện bé hơn Nitơ nhưng hoạt động mạnh hơn Nitơ (vì P không có liên kết ba bền như N). 
- Có 3 dạng thù hình: P trắng (tứ diện), P đỏ (polime của các tứ diện) và P đen.
- P trắng rất độc, bị oxi hoá ở ngay đk thường. P đỏ chỉ bị oxi hoá ở nhiệt độ cao. Sở dĩ có sự khác biệt như thế là do cấu trúc tinh thể của chúng khác nhau làm cho P trắng hoạt động mạnh hơn.
- Số Oxi hoá thấp nhất -3 (PH3) ; cao nhất +5 (P2O5).
3500
- Một số tính chất 
Với H2: P + H2 PH3↑ chất độc phôt-phin
Với Zn: Ptrắng + Zn Zn3P2 thuốc diệt chuột. 
Zn3P2 thuỷ phân trong nước tạo ra Zn3P2 + 6HOH 2PH3 + 3Zn(OH)2 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO
1. Khái quát về nhóm Nitơ, tính chất hóa học của các hợp chất Nitơ-Photpho
(1) Khái quát về nhóm Nitơ 
Câu 1: Nguyên tố nào có tính kim loại và phi kim ngang nhau
A. N, P	 	B. As	C. Sb	D. Bi.
Câu 2: Nguyên tố nào + HNO3 ® Muối + NO2­ + H2O
A. N, P	B. As	C. Sb	D. Bi.
Câu 3: Trong các oxit hoá trị III của nhóm Nitơ, oxit nào tác dụng được cả axit lẫn bazơ mạnh
A. As2O3, Sb2O3	B. As2O3	C. Sb2O3	D. Bi2O3.
Câu 4: Cấu hình ngoài cùng của các nguyên tố nhóm Nitơ (nhóm VA) là
A. ns2 np5	B. ns2 np3
C. (n-1)s2 np3	C. (n-1)d10 ns2 np3
Câu 5: Trong nhóm N, đi từ N đến Bi, điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Năng lượng ion hoá giảm
B. Độ âm điện các nguyên tố giảm
C. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng
D. Tất cả các nguyên tố đều thể hiện tính phi kim
Câu 6: Các nguyên tố trong nhóm nitơ đều có hoá trị tối đa là V, riêng Nitơ chỉ có hoá trị tối đa là IV vì
A. Phân tử nitơ có cấu tạo bền.	B. Nguyên tử nitơ chỉ có 5 obitan.
C. Nguyên tử nitơ chỉ có 3e độc thân.	D. Nguyên tử nitơ không có obitan d trống.
Câu 7: Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Liên kết trong phân tử N2 là bền nhất, do đó N2 thụ động ở điều kiện thường
B. Các bazơ Cu(OH)2, AgOH, Zn(OH)2 có thể tan trong dung dịch NH3
C. NH3 tan vô hạn trong H2O vì NH3 có thể tạo liên kết H với H2O
D. NH3 tan ít trong H2O vì NH3 ở thể khí ở điều kiện thường
Câu 8: Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với H là RH3. Phần trăm khối lượng R trong oxit cao nhất với oxi là 43,66%. Nguyên tố R là
A. N	B. P	C. Al	D. C
Câu 9: Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. HNO3 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe, Cr do bề mặt của những kim loại này được bao phủ bởi những oxit rất bền.
B. Trong NH3, N ở trạng thái lai hoá sp3.
C. Khi nhỏ vài giọt nước Cl2 vào dung dịch NH3 đặc có khói trắng bay ra.
D. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 tinh khiết bằng cách đốt NH3 trong O2.
(2) Amoniac NH3
Câu 1: Cho phương trình: N2 + 3H2 ⇄ 2NH3 	DH = -92 KJ/mol. Phản ứng sẽ thiên về chiều thuận khi
A. tăng nhiệt độ	B. tăng áp suất
C. giảm bớt [H2]	D. tăng [NH3]
Câu 2: Cho phương trình: N2 + O2 ⇄ 2NO. DH = +180KJ/mol. Phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều thuận khi
	A. tăng áp suất của hệ	B. tăng nhiệt độ
C. tăng áp suất, giảm nhiệt độ	D. tiảm áp suất của hệ
Câu 3: Cho phản ứng: N2 + 3H2  2NH3. Hiệu suất của phản ứng tạo thành NH3 tăng nếu
A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ. 	B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ. 	D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
Câu 4: Hiện tượng quan sát được dẫn NH3 qua CuO đun nóng là
A. CuO không đổi màu.
B. CuO chuyển từ đen sang vàng.
C. CuO chuyển từ đen sang màu xanh.
D. CuO chuyển từ đen sang màu đỏ, có hơi H2O ngưng tụ.
Câu 5: Để loại H2, NH3 ra khỏi hỗn hợp N2, H2, NH3 người ta cho ta dùng
A. H2SO4 đặc	B. CuO, nhiệt độ
C.nước vôi trong	D. nén, làm lạnh cho NH3 hoá lỏng
+O2+ H2O
+O2
+O2(t0, Pt)
+A1
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng A1	 A2	 A3	 A4	 A5.
Biết rằng các hợp chất A1, A2A5 đều là các hợp chất của nitơ. Chất A5 trong sơ đồ trên là
A. NO2	B. NO	C. NH3	D. NH4NO3
+ CO2, P>,t0>
+ H2SO4
+ H2O
Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng sau
 	NH3 X1 X2 X3 (khí) + X4 
Các chất X1, X2, X3 lần lượt là
	A. NH2CO, (NH3)2CO3, CO2
B. (NH2)2CO, (NH3)2CO3, NO2	
	C. (NH2)2CO, (NH4)2CO3, CO2	 
D. (NH2)2CO, (NH4)2CO3, NH3
Câu 8: Hòa tan NH3 trong nước được dung dịch A. Dung dịch A chứa
A. NH3 NH4+ OH- H2O	B. NH3 H+ OH- H2O
C. NH4+ H+ OH- H2O	D. NH4+ NH3 H+ H2O
Câu 9: NH3 tác dụng được với tất cả các chất và dung dịch trong dãy nào sau đây
A. KOH, HNO3, CuO, CuCl2	 	B. HCl, O2, Cl2, CuO, AlCl3
C. HI, KOH, FeCl3, Cl2	 	D. H2SO4, PbO, FeO, NaOH
Câu 10: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng CO dư đi qua B nung nóng được chất rắn là
	A. Al2O3	B. Cu và Al	C. CuO và Al	D. Cu và Al2O3
Câu 11: Câu khẳng định nào sau đây không đúng?
A. NH3 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
B. HNO3 đặc để lâu sẽ chuyển sang nâu vàng.
C. Khi NH3 qua CuO/to sẽ làm chất bột chuyển đen sang đỏ và có H2O ngưng tụ.
D. Nhỏ từ từ đến dư NH3 vào dd CuSO4, lúc đầu sẽ có kết tủa sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
Câu 12: Chất nào có thể hoà tan Zn(OH)2?
A. Dung dịch NH3	B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch NaNO3 	D. Dung dịch NaOH, NH3
Câu 13: Amoniac phản ứng được với nhóm chất nào sau đây
A. O2, CuO, Cu(OH)2, HNO3, NH4HSO4 
B. Cl2, CuO, Ca(OH)2, HNO3, Zn(OH)2
C. Cl2, O2, HNO3, AgNO3, AgCl
D. Cl2, HCl, Zn(OH)2, Al(OH)3
Câu 14: NH3 tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
A. KOH, HNO3, CuO, CuCl2	 	B. HCl, O2, Cl2, CuO, dung dịch AlCl3
C. HI, KOH, FeCl3, Cl2	 	D. H2SO4, PbO, FeO, NaOH
Câu 15: Phát biểu không đúng là
A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước.
B. Muối amoni kém bền với nhiệt
C. Dung dịch muối NH4+ điện ly hoàn toàn tạo ra môi trường axit
D. Muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng NH3
Câu 16: Khí X không màu mùi xốc đặc trưng, nhẹ hơn không khí, phản ứng với axit mạnh Y tạo nên muối Z. Dung dịch muối Z không tạo kết tủa với BaCl2 và AgNO3. Chất X, Y, Z là 
A. NH3(X); HNO3(Y); NH4NO3(Z)	 
B. PH3(X); HCl(Y); PH4Cl(Z)
C. NO2(X); H2SO4(Y); NH4Cl(Z)	 
D. SO2(X); NaHSO4(Y); Na2SO4(Z)
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử, photpho đỏ có cấu trúc polime
B. Nitrophotka là hỗn hợp của NH4H2PO4 và KNO3
C. Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3
D. Cacbon monooxit và silic đioxit là oxit axit
(3) Axit nitric HNO3
Câu 1: Kim loại tác dụng HNO3 không tạo chất nào sau đây
A. NH4NO3	B. NO 	C. NO2 	D. N2O5
Câu 2: HNO3 không thể hiện tính oxi hoá mạnh với chất nào sau đây
A. Fe3O4	B. Fe(OH)2	C. Fe2O3	D. FeO
Câu 3: Cho FeCO3 tác dụng HNO3. Sản phẩm khí hoá nâu một phần ngoài không khí và một muối kim loại là
A. CO, NO2, Fe(NO3)2	B. CO2, NO, Fe(NO3)3
C. CO2, NO2, Fe(NO3)2	D. CO2, NO2, Fe(NO3)3
Câu 4: Dãy chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HNO3
A. Fe2O3, Cu, PO, P	B. H2S, C, BaSO4, ZnO
C. Au, Mg, FeS2, CO2	D. CaCO3, Al, Na2SO4, Fe(OH)2
Câu 5: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 để có Fe(NO3)2, cần
	A. HNO3 dư	B. HNO3 loãng	C. Fe dư	D. HNO3 đặc, nguội
Câu 6: Cho từng chất FeO, Fe, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá-khử xảy ra là
	A. 5	B. 6	C. 7	D. 8
Câu 7: Dãy chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HNO3	
	A. Fe2O3, Cu, Pb, P	B. H2S, C, BaSO4, ZnO
	C. Au, Mg, FeS2, CO2 	D. CaCO3, Al, Na2SO4, Fe(OH)2
Câu 8: Trong các chất sau : Fe2O3 , Fe3O4, Mg(OH)2, CuO, Fe(OH)2 , FeCl2 , Cu, Cu2O. Chất tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thì không tạo ra khí NO?
 	A. 1 chất 	B. 2 chất 	C. 3 chất 	D. 4 chất
Câu 9:Axit nitric đặc có thể phản ứng được với các c ...  phản ứng cho thêm nước cất vào thành 1 lít dung dịch. Tính pH của dung dịch muối tạo thành, biết = 4,75.
79) Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Cu. Cho 18,20 gam X vào 100ml dung dịch Y chứa H2SO4 12M và HNO3 2M, đun nóng cho ra dung dịch Z và 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí J gồm NO và khí D không màu. Biết hỗn hợp khí J có tỉ khối đối với H2 = 23,5.
a. Tính số mol khí D và khí NO trong hỗn hợp khí J.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch Z.
c. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M thêm vào dung dịch Z để bắt đầu có kết tủa, kết tủa cực đại, kết tủa cực tiểu. Tính khối lượng kết tủa cực đại, cực tiểu.
80) Cho 200ml dung dịch A chứa HNO3 1M và H2SO4 0,2M trung hòa với dung dịch B chứa NaOH 2M và Ba(OH)2 1M.
1. Tìm thể tích dung dịch B cần dùng ?
2. Dùng 200ml dung dịch A tác dụng vừa đủ với 11,28(g) hỗn hợp kim loại Cu, Ag. Sau phản ứng thu được dung dịch C và khí D, không màu, hóa nâu trong không khí.
a. Tìm thể tích khí D ở 27,3°C; 1atm.
b. Tìm nồng độ mol/l của các ion có trong C ? (Giả sử các chất điện li hoàn toàn).
81) Hòa tan a g hỗn hợp kim loại Cu, Fe (trong đó Fe chiếm 30% về khối lượng) bằng 50ml dung dịch HNO3 63% (d = 1,38g/ml) khuấy đều hỗn hợp cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A cân nặng 0,75 a gam, dung dịch B và 7,3248 lít hỗn hợp khí NO2 và NO ở 54,6°C, 1atm. Hỏi cô cạn dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?
82) Hòa tan 48,8 gam hỗn hợp gồm Cu và một oxit sắt trong lượng dư dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và 6,72 lít khí NO (ở điều kiện tiêu chuẩn). Cô cạn dung dịch A thu được 147,8 gam chất rắn khan.
a. Hãy xác định công thức của oxit sắt. 
b. Cho cùng lượng hỗn hợp trên phản ứng với 400ml dung dịch HCl 2M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch B và chất rắn D. Cho dung dịch B phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 tạo thành kết tủa. Hãy tính lượng kết tủa thu được. 
c. Cho D phản ứng với dung dịch HNO3. Hãy tính thể tích khí NO thu được tại 27,3OC và 1,1 atm. 
83) Cho 2,16 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tan hết trong dung dịch axit HNO3 loãng, đun nóng nhẹ tạo ra dung dịch A và 448 ml ( đo ở 354,9 K và 988 mmHg) hỗn hợp khí B khô gồm hai khí không màu, không đổi màu trong không khí. Tỷ khối của B so với oxi bằng 0,716 lần tỷ khối của CO2 so với nitơ. Làm khan A một cách cẩn thẩn thu được chất rắn D, nung D đến khối lượng không đổi thu được 3,84 gam chất rắn E. Viết phương trình hóa học, tính lượng chất D và % lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
84) Dung dịch B chứa hai chất tan là H2SO4 và Cu(NO3)2, 50ml dung dịch B phản ứng vừa đủ với 31,25 ml dung dịch NaOH 16%, d = 1,12 g/ml. Lọc lấy kết tủa sau phản ứng, đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, được 1,6 gam chất rắn. 
a. Tìm nồng độ mol/l của dung dịch B. 
b. Cho 2,4g đồng vào 50ml dung dịch B (chỉ có khí NO bay ra). Hãy tính thể tích NO thu được ở đktc (các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
85) Kim loại M trong dãy Beketop có hóa trị biến đổi x và y (với y > x). Kim loại tạo ra hai muối clorua và hai oxit. Hàm lượng % clo trong các muối clorua tỉ lệ với nhau là 1 : 1,172. Hàm lượng % oxi trong các oxit tỷ lệ với nhau là 1 : 1,35. 
	a. Xác định tên kim loại M. 
b. Cho kim loại M tác dụng với 100ml dung dịch A gồm AgNO3 1M và Hg(NO3)2 1,5M thu được hỗn hợp kim loại X và dung dịch B chỉ chứa một muối duy nhất. Hòa tan hỗn hợp kim loại X trong axit HNO3 đậm đặc, nóng thấy thoát ra 15,68 lít khí (đktc). Tính khối lượng hỗn hợp kim loại X. 
86) Lắc m gam bột sắt với dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, đến khi phản ứng kết thúc, thu được x gam chất rắn B. Tách chất rắn B, thu được nước lọc C.
Cho nước lọc C tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được a gam kết tủa của hai hiđroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn.
Cho chất rắn B tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được V lít khí NO (đktc).
1. Lập biểu thức tính m theo a và b.
2. Cho a = 36,8 ; b = 32 ; x = 34,4.
a. Tính giá trị của m.
b. Tính số mol của mỗi muối trong dung dịch A ban đầu.
c. Tính thể tích V của khí NO.
87) Một miếng Mg bị oxi hóa một phần thành oxit, chia miếng đó làm hai phần bằng nhau. 
- Phần I cho hòa tan hết trong dung dịch HCl thì được 3,136 lít khí. Cô cạn thu được 14,25g chất rắn A. 
- Phần II, cho hòa tan hết trong dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít khí X nguyên chất, phần dung dịch cô cạn được 23g chất rắn B. 
	a. Tính hàm lượng Mg nguyên chất trong mẫu đã sử dụng. 
	b. Xác định công thức phân tử khí X (các thể tích khí đo ở đktc). 
88) Đốt cháy 5,6 gam bột Fe nung đỏ trong bình oxy thu được 7,36g hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và một phần Fe còn lại. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được V (lít) hỗn hợp khí B gồm NO2 và NO có tỷ khối so với H2 bằng 19. 
	1. Tính thể tích V (ở đkc). 
	2. Cho một bình kín dung tích 4 lít không đổi chứa 640ml H2O, phần còn lại chứa không khí ở đktc (có tỉ lệ thể tích giữa N2 : O2 = 4 : 1). Bơm tất cả khí B vào bình và lắc kỹ được dung dịch X trong bình. Giả sử áp suất hơi H2O trong bình không đáng kể. Tính nồng độ % của dung dịch X.
89) Nung 37,6 gam muối nitrat của kim loại M đến khối luợng không đổi thu được 16 gam chất rắn là oxit duy nhất và hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 21,6.
	a. Xác định muối nitrat . 
 	b. Lấy 12,8 g kim loại M tác dụng với 100ml hỗn hợp HNO31M , HCl 2M, H2SO4 1M thì thu được bao nhiêu lít NO (đktc).
90) Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có khối lượng 6 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7: 8. Cho lượng X trên vào một lượng dung dịch HNO31M , khuấy đều cho phản ứng xẩy ra hoàn toàn thì thu được 1 phần rắn A nặng 4,32 gam, dung dịch B và khí NO duy nhất.
	a. Tính thể tích khí NO tạo thành (đo ở đktc) 
	b. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.
	c.Tính lượng muối tạo thành trong dung dịch B .
91) 34,8g một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với 1,2 lít dung dịch HCl 1M. Cũng với lượng oxit này hoà tan trong axit HNO3 đậm đặc, dư thì lượng HNO3 đã phản ứng vừa đủ là 1,5mol. Hỏi công thức của oxit là gì? ( Biết kim loại có thể có hóa trị II và III).
92)Đốt cháy a gam photpho ta được chất A, cho a tác dụng với dung dịch chứa b gam NaOH. Hỏi thu được những chất gì ? Bao nhiêu mol ?
93)Hoà tan 20g hỗn hợp gồm bari sunfat, canxi photphat, natri photphat và canxi cacbonat vào nước. Phần không tan có khối lượng bằng 18g được lọc riêng và cho vào dung dịch HCl lấy dư thì tan được 15g và có 2,24 lít (đo ở đktc) một chất khí bay ra. Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp.
94)Đốt cháy hoàn toàn 6,8 g một hợp chất của photpho thu được 14,2g P2O5 và 5,4g nước. Cho các sản phẩm vào 50g dung dịch NaOH 32%
1. Xác định công thức hoá học của hợp chất.
2. Tính nồng độ % của dung dịch muối thu được.
95)Thêm 10,0 gam dung dịch bão hòa Ba(OH)2 (độ tan là 3,89 gam trong 100,0 gam H2O) vào 0,5 ml dung dịch H3PO4 nồng độ 6,0 mol/l. Tính lượng các hợp chất của bari tạo thành.
96)Cần lấy bao nhiêu tấn quặng photphorit loại có chứa 65% Ca3(PO4)2 để điều chế được 150 kg photpho, biết rằng lượng photpho hao hụt trong quá trình sản xuất là 3%.
97) a. Các chất: NO, NO2, SO2, H2O2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Viết các phản ứng chứng minh mỗi tính chất đó cho mỗi chất đã nêu trên mà không được cho các chất đó tác dụng lẫn nhau (tất cả 8 phản ứng). 
	b. Từ quặng photphorit và các chất khác, viết các phản ứng điều chế photpho, supephotphat đơn, supephotphat kép.
98) Xác định số oxi hóa của photpho trong các hợp chất và ion sau đây :
	PH3, 	 PO, H2PO, P2O3, PCl5, 	HPO3, H4P2O7
99) Viết các phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau :
100) Đốt cháy a gam photpho đỏ trong không khí lấy dư, rồi hòa tan hoàn toàn sản phẫm thu được vào 500,0 ml dung dịch H3PO4 85,00% (D = 1,700 g/ml). Sau khi hòa tan sản phẩm, nồng độ của dung dịch H3PO4 xác định được là 92,60%. Tính giá trị của a.
101) Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế H3PO4 từ quặng apatit. Tại sao H3PO4 điều chế bằng phương pháp này lại không tinh khiết ?
102) Cho các chất sau : Ca3(PO4)2, P2O5, P, H3PO4, NaH2PO4, NH4H2PO4, Na3PO4, Ag3PO4. Hãy lập một dãy biến hóa biểu diễn quan hệ giữa các chất trên. Viết các phương trình hóa học và nêu rõ phản ứng thuộc loại nào.
103) Bằng phương pháp hóa học phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3. Nêu rõ hiện tượng dùng để phân biệt và viết phương trình hóa học của các phản ứng.
104) Cho 62,0 g canxi photphat tác dụng với 49,0 g dung dịch axit sunfuric 64,0%. Làm bay hơi dung dịch thu được đến cạn khô thì được một hỗn hợp rắn. Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp rắn, biết rằng các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%.
105)Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau :
	Bột photphorit axit photphoric amophot canxi photphat axit photphoric supephotphat kép.
106) Một mẫu supephotphat đơn khối lượng 15,55 g chứa 35,43% Ca(H2PO4)2, còn lại là CaSO4. Tính tỉ lệ % P2O5 trong mẫu supephotphat đơn trên.
107) Cho 40,32 m3 amoniac (đktc) tác dụng với 147,0 kg axit photphoric tạo thành một loại phân bón amophot có tỉ lệ số mol
n: n= 4 : 1.
	1. Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành phân bón amophot đó.
	2. Tính khối lượng (kg) của amophot thu được.
108) Viết phương trình hóa học thực hiện các dãy chuyển hóa sau :
109)Viết phương trình hóa học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng xảy ra trong dung dịch giữa các chất sau :
	1. bari clorua và natri photphat.
	2. axit photphoric và canxi hiđroxit, tạo ra muối axit ít tan.
	3. axit nitric đặc, nóng và sắt kim loại.
	4. natri nitrat, axit sunfuric loãng và đồng kim loại.
110) Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các chất sau : H3PO4, BaCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4. Chỉ sử dụng dung dịch HCl, hãy nêu cách phân biệt chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
111) Cho các chất sau : 3Ca3(PO4)2.CaF2, H3PO4, NH4H2PO4, NaH2PO4, K3PO4, Ag3PO4. Hãy lập một dãy chuyển hóa biểu diễn mối quan hệ giữa các chất đó. Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa trên.
112) Rót dung dịch chứa 11,76 g H3PO4 vào dung dịch chứa 16,80 g KOH. Sau phản ứng, cho dung dịch bay hơi đến khô. Tính khối lượng muối khan thu được.
113)Cho biết số oxi hoá của N và P trong các phân tử và ion sau :
NH3 , NH4+ , NO2 , NO3 , NH4HCO3 , P2O3 , PBr5 , PO43- , KH2PO4 , Zn3(PO4)2
114)Lập các phương trình phản ứng sau đây :
a)NH3 + Cl2dư ® N2 + .	b)NH3 + CH3COOH ® 
c)Zn(NO3)2 ...	d)NH3 dư + Cl2 ® NH4Cl + 
e)(NH4)3PO4 H3PO4 + 
115)Lập phương trình phản ứng dưới dạng ion và phân tử :
a)K3PO4 và Ba(NO3)2	b)Na3PO4 + CaCl2
c) Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 với tỉ lệ mol 1 :1	d)(NH4)3PO4 + Ba(OH)2
116) Từ amoniac, đá vôi, nước, không khí và chất xúc tác thích hợp, hãy viết các phương trình hóa học điều chế phân đạm :
	1. canxi nitrat ;
	2. amoni nitrat.
117)Từ H2 , Cl2 , N2 viết phương trình phản ứng điều chế phân đạm NH4Cl .
118) Cho 6g P2O5 vào 25ml dung dịch H3PO4 6% ( D=1,03g/ml) . Tính nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch tạo thành ?

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_CHUONG_NP.doc