Ôn tập học kỳ I môn: Ngữ văn 10

Ôn tập học kỳ I môn: Ngữ văn 10

A. BÀI TẬP

I. Bài tập kiểm tra kiến thức

 Câu 1. Các bài Tổng quan văn học Việt nam qua các thời kỳ lịch sử; Khái quát văn học dân gian Việt nam; Khái quát văn học Việt nam từ thế kỷ x đến hết thế kỷ XIX cung cấp cho anh, chị những kiến thức nào? Nêu khái quát kiến thức đó.

 Câu 2. Các đặc trưng của của văn học dân gian. Kể tên các thể loại của bộ phận văn học này. (có ví dụ minh hoạ)

 Câu 3. Hãy chọn và phân tích một tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại.

 Câu 5. Hãy chọn và giới thiệu một thể loại văn học dân gian.

 Câu 6. Chọn và phân tích một bài thơ trung đại đã học ở học kỳ I, chương trình 10, theo đặc trưng thể loại.

 Câu 7. Hãy chọn và giới thiệu một bài thơ trung đại đã học ở học kỳ I, chương trình ngữ văn 10.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kỳ I môn: Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KỲ I
Môn: Ngữ Văn 10 
(Dùng cho Chương trình Chuẩn và Nâng cao)
BÀI TẬP
Bài tập kiểm tra kiến thức
	Câu 1. Các bài Tổng quan văn học Việt nam qua các thời kỳ lịch sử; Khái quát văn học dân gian Việt nam; Khái quát văn học Việt nam từ thế kỷ x đến hết thế kỷ XIX cung cấp cho anh, chị những kiến thức nào? Nêu khái quát kiến thức đó.
	Câu 2. Các đặc trưng của của văn học dân gian. Kể tên các thể loại của bộ phận văn học này. (có ví dụ minh hoạ)
	Câu 3. Hãy chọn và phân tích một tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại.
	Câu 5. Hãy chọn và giới thiệu một thể loại văn học dân gian.
	Câu 6. Chọn và phân tích một bài thơ trung đại đã học ở học kỳ I, chương trình 10, theo đặc trưng thể loại.
	Câu 7. Hãy chọn và giới thiệu một bài thơ trung đại đã học ở học kỳ I, chương trình ngữ văn 10.
	Câu 8. Qua những bài thơ Đường đã học, hãy khái quát những đặc điểm cơ bản về mặt nghệ thuật của thơ Đường.
	Câu 9: Phân loại văn bản theo phng cách chức năng và phương thức biểu đạt,
	Câu 10: Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự
	Câu 11: Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
	Câu 12: Vai trò của liên tưởng, tưởng tượng trong văn bản.
	Câu 13: Các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
	Câu 14: Đặc điểm văn bản nói và văn bản viết.
	Câu 15: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 
Bài tập rèn luyện kỹ năng
I. Bài tập 1. Lập dàn ý cho các đề văn sau
	Đề 1
	Câu 1. Hãy chọn và tóm tắt một tác phẩm văn học dân gian theo nhân vật chính.
	Câu 2. Hào khí Đông A.
	Đề 2
	Câu 1. Hãy thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và bài thơ Độc Tiểu Thanh kí.
	Câu 2. Từ tình bạn cao đẹp trong bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng, anh chị nghĩ gì về vai trò của tình bạn trong cuộc sống hôm nay. 
	Đề 3 
	Câu 1. Chọn và giới thiệu về chùm ca dao tình yêu đôi lứa (ca dao than thân, ca dao hài hước).
	Câu 2. Vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè.
	Đề 4
	Câu 1. Nêu ngắn gọn về đặc trưng cơ bản về mặt nghệ thuật của truyện cười.
	Câu 2. Vẻ đẹp của Xi-ta qua đoạn trích Ra Ma buộc tội (Sử thi Ra ma ya na - Ấn Độ).
	Đề 5
	Câu 1. Hãy nêu những hiểu biết của anh chị về Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn.
	Câu 2. Từ chí làm trai trong bài thơ Tỏ lòng (Phạm Ngũ lão), anh chị nghĩ gì về lý tưởng, hoài bão của thanh niên ngày nay.
	Đề 6
	Câu 1. Giới thiệu Tục ngữ về đạo đức lối sống.
	Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh “ngọc trai - giếng nước” (Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ)
II. Bài tập 2: Chọn và thực hành viết đoạn thân bài của câu 2 ở tất cả các đề nêu trên.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Xem phần lí thuyết đã học để trả lời các câu hỏi kiến thức.
Định hướng nội dung làm bài:
Đề 1: Hào khí Đông A
Tinh thần quyết chiến quyết thắng của con người và thời đại nhà Trần.
Lí tưởng và hoài bão cống hiến cho đất nước.
Lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
Có liên hệ với các tác phẩm đã học (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh - Trần Quang Khải, Cảm hoài - Đặng Dung)
Đề 2: Từ tình bạn cao đẹp trong bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng, anh chị nghĩ gì về vai trò của tình bạn trong cuộc sống hôm nay. 
Giới thiệu tình bạn cao quí, đẹp đẽ giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong đời thường.
Với bối cảnh là cuộc chia ly, bài thơ là một niềm cảm xúc thật đẹp và sâu lắng về tình bạn, tình tri kỷ.
Giải thích thế nào là tình bạn đẹp?
Vai trò của tình bạn trong cuộc sống của mỗi người.
Những tấm gương tình bạn cao đẹp trong đời thường, trong văn học
Đề 3: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
Tình yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế.
Lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả.
Tấm lòng yêu dân yêu nước.
Đề 4: Vẻ đẹp của Xi-ta qua đoạn trích Ra Ma buộc tội (Sử thi Ra ma ya na - Ấn Độ).
- 	Vẻ đẹp của tình yêu chung thuỷ
- 	Vẻ đẹp của trí tuệ.
- 	Vẻ đẹp của lòng tự trọng, của thanh danh, tiết hạnh.
-	Cảnh Xi-ta bước vào lửa. (vẻ đẹp huyền thoại)
+++++++
Nguồn:  ngày download: 22/11/2009
+++++++
@ 
- website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng:
+ Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục;
+ Tin học, công nghệ thông tin;
+ Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra;
Và các nội dung khác.
@Quản trị: Trần Quốc Thành, 090 5 59 00 99
@Keywords:
thư viện giáo dục, lý luận, phương pháp, tổng hợp, bách khoa, quản lý, đào tạo, giáo dục, sư phạm, dạy học, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, toán học, toán, giải tích, hình học, đại số, download, giáo trình, đề tài, chuyên đề, tiểu luận, tin học, công nghệ thông tin, phần mềm, máy tính, sách, ebook, văn, thơ, Trần Quốc Thành, Ngọc Linh Sơn, ngoclinhson, tài liệu, tư liệu, bài giảng, giáo án, đề thi, kiểm tra, tự chọn, chủ đề, sáng kiến kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docV10.HD-ON-TAP-HOC-KI-I.up.NLS.doc