Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

I/ Mục tiêu môn học:

Giúp học sinh :

-Nắm vững các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những đặc trưng cơ bản của nó.

-Nâng cao kỹ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

II/ Phương tiện dạy học:

- Đối với giáo viên: SGK, SGV và giáo án.

- Đối với học sinh: + Chuẩn bài trước khi đến lớp

 + SGK, vở ghi bài

 

docx 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2651Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC 
Sinh viên kiến tập : Đinh Thị Hương Giang 
Khóa / Ngành đào tạo : QH -2007-S-Ngữ văn
Đoàn KTSP tại : Trường THPT Trần Phú _ Hoàn Kiếm
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Đặng Quốc Sủng
 Giáo án : Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
 (Tiết 1)
I/ Mục tiêu môn học:
Giúp học sinh :
-Nắm vững các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những đặc trưng cơ bản của nó.
-Nâng cao kỹ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
II/ Phương tiện dạy học:
Đối với giáo viên: SGK, SGV và giáo án.
Đối với học sinh: + Chuẩn bài trước khi đến lớp
 + SGK, vở ghi bài
III/ Phương pháp dạy học: 
Phương pháp vấn đáp, phương pháp thuyết trình.
IV/ Tiến trình tổ chức lớp học
Ổn định lớp học :
Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày đặc điểm của ngôn ngữ nói?
Nội dung trả lời :
_Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh,là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ.
_Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu,đồng thời còn có sự phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu với các phương tiện hỗ trợ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộcủa người nói.
_Trong ngôn ngữ nói, từ ngữ được sử dụng khác đa dạng, có những lớp từ ngữ mang tính khẩu ngữ, địa phương, các tiếng lóng, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen,
Giới thiệu bài mới:
Hàng ngày chúng ta tham gia rất nhiều vào các hoạt động giao tiếp. Khi giao tiếp chúng ta đã sử dụng ngôn ngữ dạng nói, dạng viết. Vậy ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống của chúng ta được gọi chung là gì? Nó biểu hiện ở những dạng nào và có đặc trưng ra sao? Trong bài này cô và các em sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Giáo viên gọi học sinh đọc phần ví dụ trong SGK
Giáo viên hỏi: Cuộc hội thoại diễn ra trong khoảng không gian và thời gian nào?Các nhân vật giao tiếp là những ai?
 Giáo viên hỏi :Nội dung và mục đích của cuộc hội thoại là gì?
Giáo viên hỏi :Từ ngữ trong đoạn hội thoại có đặc điểm gì?(Gợi ý : phân tích cách sử dụng từ ngữ:từ hô gọi, từ tình thái, từ mang tính chất thân mật,suồng sã,từ mang tính chất khẩu ngữ, cách sử dụng các câu?)
Giáo viên hỏi: Ngôn ngữ sinh hoạt là gì?
Giáo viên hỏi: Ngôn ngữ sinh hoạt có những dạng biểu hiện nào?
Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK
a)Yêu cầu : Phát biểu ý kiến về nội dung của những câu sau:
 Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
 Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
b)Trong đoạn trích, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào?Nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ?
I/ Nội dung:
1.Tìm hiểu ví dụ :
-Không gian: Khu tập thể X
-Thời gian:Buổi trưa
-Các nhân vật:Lan, Hùng, Hương, mẹ Hương và người đàn ông
_Hùng và Lan gọi Hương đi học
_Người đàn ông tỏ thái độ phê phán.
_Mẹ Hương ôn tồn nhắc nhở
_Hương nói nhỏ nhẹ.
_Là những từ ngữ quen thuộc, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày.
VD:
-Từ hô gọi : “ơi” , “với”
-Từ ngữ tình thái : “à” , “rồi”
-Từ ngữ thân mật, suồng sã : “chúng mày”
-Từ ngữ khẩu ngữ : “gớm” , “chết thôi” , “ngủ ngáy” , “lạch bà lạch bạch”
-Cách sử dụng câu : câu đặc biệt, câu tỉnh lược.
2.Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt :
_Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dung để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
3.Các dạng thể hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:
_Dạng nói (độc thoại, đối thoại)
VD: +Độc thoại nội tâm
 +Nói chuyện trực tiếp với nhau.
_Dạng viết (nhật ký,hồi ức cá nhân, thư từ)
_Dạng lời nói tái hiện trong các tác phẩm văn học : Mô phỏng lời thoại tự nhiên nhưng có sự sáng tạo theo các văn bản khác nhau:kịch, tuồng, chèo,truyện
4. Luyện tập:
a)
 Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
-“Lời nói chẳng mất tiền mua” là như thế nào?
Lời nói là ngôn ngữ,mà ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội=>không mất tiền mua
-“Lựa lời” là như thế nào?
Lựa lời là lựa chọn ngôn từ.
-“Nói cho vừa lòng” là nói để đạt được mục đích giao tiếp.
=>Đây là lời khuyên trong giao tiếp, suy nghĩ kỹ trước khi nói.
 Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
-Muốn biết được độ tuổi, chất lượng của vàng thì phải thử trong lửa,trong than.
-Muốn biết được chuông có vang,có rền thì phải đánh lên và nghe qua tiếng chuông.
-“Người ngoan” là người có văn hóa giao tiếp.Văn hóa giao tiếp không đồng nhất với trình độ học vấn. Có những người có học vấn cao nhưng chưa chắc văn hóa giao tiếp đã cao và ngược lại. “Người ngoan”được thể hiện qua “lời”, được thể hiện qua lời ăn tiếng nói trong giao tiếp.
=>Lời nói là thể hiện văn hóa giao tiếp=>Vì vậy phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói.
b)Biểu hiện dưới dạng viết của tác phẩm văn học để tái hiện cuộc hội thoại hàng ngày về việc đi bắt cá sấu:
-Dùng nhiều từ địa phương Nam Bộ :phú quới
-Dùng nhiều từ khẩu ngữ, nhiều từ ngữ tình thái.
Ghi nhớ: Giáo viên gọi HS đọc phần ghi nhớ và yêu cầu HS học thuộc bài ghi nhớ này.
Củng cố kiến thức: GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học
Dặn dò:
+ GV dặn học sinh (Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và chuẩn bị bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiếp theo)
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Phong cach ngon ngu sinh hoat.docx