Kinh nghiệm soạn giảng đạt hiệu quả cao trong giảng dạy

Kinh nghiệm soạn giảng đạt hiệu quả cao trong giảng dạy

I- LÝ DO TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ:

 a) Lý do:

 Lập kế họach bài học hay còn gọi là sọan giáo án, soạn bài lên lớp là công việc bắt buộc cho tất cả giáo viên trước khi lên lớp phải thực hiện. Sọan bài lên lớp chuẩn bị cho việc dạy và học của thầy và trò trong một đơn vị thời gian theo PPCT nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo.

 Lập kế họach bài học tuy là công việc bắt buộc phải thực hiện đối với mỗi giáo viên trước khi lên lớp, nhưng cho đến nay công việc này thường được giáo viên hiểu rất khác nhau. Có giáo viên cho rằng lập kế hoạch bài học phải nhất thiết theo một mẫu cố định, có giáo viên khác cho rằng đó chẳng qua chỉ là sự tóm tắt nội dung SGK, thậm chí chép lại SGK cũng được. Một số giáo viên khác lại photo hoặc chép lại bài soạn đã có sẵn để lên lớp.

 Trong khi đó phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nhiều giáo viên áp dụng đòi hỏi phải có sự đổi mới cách lập kế họach bài học theo hướng chỉ ra một hệ thống các hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm giúp học sinh tự tìm kiếm, khám phá, giải quyết vấn đề đi đến mục tiêu bài học. Gần đây, có giáo viên cho rằngviệc sọan giáo án là hình thức, là một việc làm vô bổ, tốn nhiều thời gian, có người yêu cầu bỏ công đọan này giảm công đọan kia trong giáo án; thậm chí có ý kiến cho rằng nên bỏ hẳn việc soạn giáo án. Để hiểu sâu và đúng vấn đề với tinh thần “Đổi mới giáo dục”. Hôm nay trường THCS Nhơn Mỹ 2 tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về “Đổi mới phương pháp sọan giáo án”, mong rằng qua chuyên đề này, với ý kiến đóng góp xây dựng của quý thầy cô sẽ góp nhặt những kinh nghiệm quý báu, xây dựng thống nhất “chuẩn” giáo án chung cho nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho địa phương nhà.

 

doc 16 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1150Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm soạn giảng đạt hiệu quả cao trong giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC KẾ SÁCH
TRƯỜNG THCS NHƠN MỸ 2
@&?
Người thực hiện: Nguyễn Phú Được 
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
THÁNG 3 - 2007
***@@@***
	1. TUYÊN BỐ LÝ DO	(Thầy Mười)
	2. GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU
	3. BÁO CÁO PHẦN CHUNG VỀ CÔNG TÁC SỌAN GIẢNG
	(Thầy Được)
	4. BÁO CÁO THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP SỌAN GIẢNG MÔN TÓAN	Thầy Đương
	4. TRÌNH BÀY GIÁO ÁN CỤ THỂ
	a.
	b.
	c.
	5. CHIA NHÓM THẢO LUẬN ĐÓNG GÓP Ý KIẾN
KINH NGHỊÊM SỌAN GIẢNG
ĐẠT HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY
********
I- LÝ DO TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ:
	a) Lý do:
	Lập kế họach bài học hay còn gọi là sọan giáo án, soạn bài lên lớp là công việc bắt buộc cho tất cả giáo viên trước khi lên lớp phải thực hiện. Sọan bài lên lớp chuẩn bị cho việc dạy và học của thầy và trò trong một đơn vị thời gian theo PPCT nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo.
	Lập kế họach bài học tuy là công việc bắt buộc phải thực hiện đối với mỗi giáo viên trước khi lên lớp, nhưng cho đến nay công việc này thường được giáo viên hiểu rất khác nhau. Có giáo viên cho rằng lập kế hoạch bài học phải nhất thiết theo một mẫu cố định, có giáo viên khác cho rằng đó chẳng qua chỉ là sự tóm tắt nội dung SGK, thậm chí chép lại SGK cũng được. Một số giáo viên khác lại photo hoặc chép lại bài soạn đã có sẵn để lên lớp.
	Trong khi đó phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nhiều giáo viên áp dụng đòi hỏi phải có sự đổi mới cách lập kế họach bài học theo hướng chỉ ra một hệ thống các hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm giúp học sinh tự tìm kiếm, khám phá, giải quyết vấn đề đi đến mục tiêu bài học. Gần đây, có giáo viên cho rằngviệc sọan giáo án là hình thức, là một việc làm vô bổ, tốn nhiều thời gian, có người yêu cầu bỏ công đọan này giảm công đọan kia trong giáo án; thậm chí có ý kiến cho rằng nên bỏ hẳn việc soạn giáo án. Để hiểu sâu và đúng vấn đề với tinh thần “Đổi mới giáo dục”. Hôm nay trường THCS Nhơn Mỹ 2 tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về “Đổi mới phương pháp sọan giáo án”, mong rằng qua chuyên đề này, với ý kiến đóng góp xây dựng của quý thầy cô sẽ góp nhặt những kinh nghiệm quý báu, xây dựng thống nhất “chuẩn” giáo án chung cho nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho địa phương nhà. 
	b) Bàn về giáo án:
	* Về khái niệm giáo án: là bài sọan của giáo viên để lên lớp giảng dạy (từ điển tiếng Việt-NXBKHXH, Hà Nội 1994), không dùng với nghĩa: “kế họach bài dạy” hoặc “thiết kế bài giảng”
	* Về mặt nguyên tắc: giáo án là lọai hồ sơ bắt buộc đối với giáo viên (Điều lệ trường trung học), Nhằm nhắc nhở nếu không muốn nói là “buộc” người giáo viên phải chuẩn bị trước khi lên lớp; mặt khác đó là cơ sở căn cứ để các cấp quản lý giáo dục kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị của giáo viên.
	* Về chuyên môn: đã là giáo viên được đào tạo bài bản ở trường sư phạm và được tập huấn bồi dưỡng trong hè.
	* Về phương tiện: giáo viên luôn có trong tay SGK do bộ GD_ĐT ban hành, SGV do những chuyên gia hàng đầu của ngành biên sọan để tham khảo trong việc sọan giảng.
	* Về thực tiễn: có giáo án tốt chưa hẵn đã dạy tốt mà tiết dạy tốt phần lớn phụ thuộc vào năng lực thực sự của nguời giáo viên lên lớp; không ít trường hợp giáo viên chép giáo án của đồng nghiệp hoặc trong sách bài soạn để đối phó thanh, kiểm tra.
	* Về chuẩn bị: để có bài sọan tốt giáo viên thường thực hiện qua các bước:
	+ Nghiên cứu bài trong SGK, SGV và các sách tham khảo khác, xác định mục tiêu bài dạy.
	+ Lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức dạy học thích hợp, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	+ Chuẩn bị sắp xếp hệ thống câu hỏi một cách logic.
	c) Tiêu chí để bình chọn giáo án:
	Một giáo án tốt, phải giải đáp được 4 vấn đề sau:
Có đề ra được mục tiêu bài học một cách cụ thể, vừa đáp ứng được yêu cầu của chương trình, vừa phù hợp với trình độ thực tế của học sinh (tính mục đích)
Có tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực 50% thời lượng tiết học trở lên, theo hướng mục tiêu cuả bài học (tính tích cực)
Nhìn từ gốc độ cuả người đứng lớp, giáo án này có thực hiện được không? Có vận dụng được không? (tính thiết thực)
Nếu giáo án được thực hiện suôn sẻ thì có thể đánh giá mục tiêu bài học thể hiện ở học sinh không? (tính hiệu quả)
Giải thích:
* Tiêu chí 1:
Thể hiện tính mục đích cuả bài học. Đích là nơi phải đến, học xong bộ môn này hs phải đạt tới chỗ nào. Trên đường đi tới đích, phải hoàn thành từng chặng, mỗi chặng cấm một cọc tiêu. Đó chính là chuẩn chương trình cuả từng lớp, từng cấp. Để đạt chuẩn cuả từng lớp, từng cấp thì mỗi bài học phải cấm được một cọc tiêu, xác nhận đã đạt đến chỗ ấy. Đó chính là mục tiêu bài học, hoặc nêu chung chung, hoặc nêu to tát quá đều làm cho tiết lên lớp mất phương hướng, kém hiệu quả.	
* Tiêu chí 2:
Có mục tiêu rồi thì vấn đề quan trọng đạc biệt là cách đạt mục tiêu. Phải lựa chọn những họat động nào bám sát mục tiêu mà các em thực hiện. Thầy giáo nói nhiều dàn trãi, tổ chức các họat động thiếu chọn lọc . . .đều dẫn tới bài học xa rời mục tiêu hoặc đi chệch hướng. Khi nói thời lượng của trò chiếm 50% trở lên thì không có nghĩa có thầy họat động dưới 50% thời lượng. Mà tốt nhất thầy và trò hoạt động tích cực. Thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe cũng là thầy trò cùng họat động nhưng không tích cực, bởi vì trò thụ động. Thầy đàm thọai với trò cùng đàm thọai với trò, đến từng nhóm gợi ý thảo luận . . .như vậy hoạt động của thầy có thể trên 50% và hoạt động của trò cũng chiếm trên 50% thời lượng tiết học. Nếu một tiết học mà từ đầu đến cuối, thầy trò cùng trao đổi bàn luận theo mục tiêu bài học và khi đối chiếu với mục tiêu bài học để đánh giá, học sinh đạt chuẩn ở cả ba mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ . . . thì đó là tiết học lý tưởng, thầy họat động 100% thời lượng, trò họat động 100% thời lượng, không có trò họat động 80% thì thầy chỉ hoạt động 20% thời lượng thôi. Họat động dạy và họat động học luôn tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau và nâng cao hiệu quả của nhau. Nếu thầy cứ độc diễn, tức là tác động một phía thì giả dụ nói đâu hiểu đấy, kiến thức trò thụ động tiếp nhận vẫn là kiến thức vai mượn, không biến thành của riêng và rất khó sử dụng.
* Tiêu chí 3:
 Giáo án là kế họach thực hiện bài học ở trên lớp. Một giáo án tốt, phải được những người trực tiếp đứng lớp thừa nhận có thể vận dụng được. Thật ra đối các thầy giáo lành nghề, giáo án không cần soạn công phu, chỉ cần mấy cái gạch đầu dòng, ghi lại những ý tưởng mới, những thủ pháp sư phạm đắt giá, để phòng lúc lên lớp bị quên. Những suy nghĩ mới mẻ cần được thể hiện:
Một là tính sáng tạo. Thể hiện rõ nét tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, tìm ra cách thực hiện tối ưu mục tiêu bài học, không chỉ ở trong lớp mà có thể ở mọi môi trường giáo dục khác, có thể tự làm ĐDDH hoặc hướng dẫn học sinh làm ĐDDH thay thế cho những thứ gợi ý trong SGV mà lại dễ kiếm hơn, rẻ tiền hơn. Hơn thế có thể thay thế nội dung SGK bằng một nội dung giáo viên tự soạn mà khả năng đạt hiệu quả cao hơn.
Hai là tính thiết thực: Mọi sự đổi mớùi nội dung, hình thức và phương pháp sọan giáo án chỉ có ý nghĩa khi giáo án thể hiện hoặc vận dụng để tiến hành một tiết học. Một giáo án được sọan rất công phu, bởi người soạn đầy tâm huyết, nhưng nếu ứng dụng khó khăn thậm chí không thực hiện được thì chưa thể coi là một giáo án tốt.
	 * Tiêu chí 4: 
Một giáo án tốt phải thể hiện được tinh thần đổi mới trong kiểm tra đánh giá, cụ thể với một tiết học là đánh giá xem học sinh có đạt mục tiêu bài học không. Tuy nhiên không phải đến cuối tiết mới đưa ra mấy bài tập hoặc câu hỏi mà có thể tiến hành kiểm tra việt thực hiện mục tiêu bài học trong suốt quá trình tiết học diễn ra. Bởi vì kết quả thực hiện mục tiêu bài học không phải chỉ là kết quả của bài học hôm ấy mà là kết quả của một quá trình học tập, không phải chỉ kết quả dạy của thầy mà còn là kết quả tích lũy kinh nghiệm sống của trò, do đó mới có hiện tượng “chưa dạy các em đã hiểu”. Những bài tập, những câu hỏi đánh giá việc thực hiện mục tiêu bài học nên có dấu hiệu riêng (ví dụ viết mực đỏ hoặc gạch chân); nên ra dưới dạng trắc nghiệm để dễ thống kê, hoặc ra dưới dạng câu hỏi kích thích học sinh tự bộc lộ sự hiểu biết, kỹ năng và thái độ. Bài tập ấy có thể thực hiện ở giữa tiết học, cuối tiết học hoặc về nhà. Bởi vì có những bài học đòi hỏi học sinh phải đầu tư thêm thời gian và công sức ở nhà nữa mới hoàn chỉnh mục tiêu.
II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
	Trong công tác giảng dạy, người giáo viên phải tốn nhiều công sức, tâm huyết để truyền thụ kiến thức đến người học. Để thực hiện tốt điều này mỗi giáo viên phải thiết kế cho mình một đề án (gọi là giáo án) thật cụ thể, thật khoa học trước khi lên lớp. Đây là công việc khá nặng nhọc, tốn nhiều thời gian. Thực tế, để giảng dạy thành công một tiết lên lớp với thời lượng là 45 phút thì giáo viên phải bỏ ra ít nhất là 120 phút để nghiên cứu và soạn bài giảng.
	Tuy nhiên không phải tiết dạy nào cũng thành công theo ý muốn. Có nhiều nguyên nhân:
	- Chủ quan: Giáo viên phần lớn chưa nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Còn hiện tượng dựa vào sách tham khảo (thiết kế bài giảng), lệ thuộc SGV. Kiến thức bản thân chưa sâu nên phần đông giáo viên chỉ sọan bài qua loa, hình thức tóm tắt nội dung SGK. Năng lực sư phạm hạn chế, chưa nắm bắt – hiểu rõ đối tượng người học; còn quan điểm giáo dục theo kiểu đồng nhất, “đánh đổng” người học. Chưa xác định được yêu cầu người học; chỉ thực hiện cho hết bài hết giờ. Chưa nắm vững phương pháp đặc trưng của từng môn. Chưa thật chú ý mục tiêu đề ra trong mỗi chương, mo ... ém chắc như vậy giáo viên mới vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức. Giáo viên dành thời gian đọc kỹ các bài học trong SGK, nghiên cứu các bài tập, các câu hỏi . .nhằm xem xét mức độ nội dung cần chuyển tải, cách diễn đạt, trình tự các câu hỏi. Nếu thấy câu hỏi nào phù hợp thì giữ nguyên, câu hỏi nào chưa thật sự phù hợp thì giáo viên cần chế biến lại tạo ra câu hỏi mới nhưng vẫn là nội dung đó. Các câu hỏi được xếp thành một hệ thống, mang tính liên tục, nối liền nhau.
	Song cũng có những tình huống ngoài dự kiến. Giáo viên phải nhạy bén, sáng tạo xử lý. Vì trong quá trình phân tích, lý giải vấn đề, sẽ có những câu hỏi bất chợt nảy sinh. Câu hỏi thường được nêu ra ở những tình huống có vấn đề buộc học sinh phải suy nghĩ, phải động não; như vậy mới khắc sâu kiến thức trọng tâm. Hệ thống câu hỏi cần được cập nhật hàng năm, giáo viên luôn tìm cách diễn đạt phù hợp với trình độ học sinh, vì đối tượng tiếp nhận luôn luôn thay đổi. 
	Công việc này hiện nay giáo viên cho là vất vả, có nhiều nguyên nhân:
Giáo viên chưa chưa đảm bảo về năng lực chuyên môn của bộ môn nên thực hiện chưa tốt.
Giáo viên chưa dành thời gian nghiên cứu bài trước khi sọan giáo án.
Giáo viên có đủ năng lực nhưng nhận thức chưa cao, tinh thần trách nhiệm còn hạn chế, ngại khó, ngại khổ mà không thật sự cố gắng đầu tư đầy đủ. Thực hiện chương trình SGK mới, phương pháp, giáo viên phải tập trung nghiên cứu với nhiều gian khổ. Gian khổ năm đầu sẽ là cơ sở vững chắc cho những năm tiếp theo; ngược lại ngại khó, ngại khổ thì sẽ rơi vào tình trạng ngày càng xa rời về chuyên môn và dần dần không còn đủ sức để giảng dạy.
	X Cần chú ý kỹ năng sử dụng câu hỏi:
Câu hỏi là đảm bảo học sinh trả lời được.
Giáo viên có cho học sinh đủ thờii gian suy nghĩ để trả lời.
Giáo viên có sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ để khuyến khích học sinh trả lời.
Giáo viên có khen ngợi, ghi nhận câu trả lời đúng của học sinh.
Giáo viên có tránh làm cho học sinh mắc cỡ với câu trả lời sai của mình 
Nếu không ai trả lời được, giáo viên có đặt ra các câu hỏi gợi mở để học sinh có thể trả lời câu hỏi đã nêu ra.
Câu hỏi có ngắn gọn, rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu.
Giáo viên có tránh được việc chuyên dùng loại câu hỏi ghi nhớ sự kiện.
Câu hỏi có được phân phối đều cho cả lớp.
Trong khi kiểm tra bài cũ, giáo viên có dùng những câu hỏi kích thích suy nghĩ hay chỉ dùng loại câu hỏi nhớ sự kiện.
Giáo viên có thường sử dụng những câu hỏi nhằm đánh đố bắt bí học sinh.
Câu hỏi giáo viên đạt ra có chú ý các đối tượng học sinh hay theo quan điểm giáo dục đồng nhất.
	 X Cần chú ý trình độ chất lượng câu hỏi:
Biết (Ai? Cái gì? Ơû đâu)
Hiểu (so sánh những điềm giống nhau và khác nhau, giải thích mô tả bằng lời nói của mình . . )
Áp dụng (vào tình huống tương tự hoặc đổi khác, giải quyết vấn đề đặc ra)
Phân tích (nghĩ gì? Vì sao như vậy? làm sao biết như thế)
Tổng hợp (đặt ra vấn đề mới, đề xuất giả thiết, dự đoán kết luận)
Đánh giá (vì sao điều đó là đúng – sai? Yù kiến riêng về vấn đề đó? Bảo vệ quan niệm riêng của mình, vì lý do gì? . . .)
	4. Nội dung các hoạt động (tiến trình dạy bài mới)
	- Từng hoạt động nên chia từng thời lượng cụ thể để giáo viên làm chủ được thời gian vốn là co hẹp cho từng bài dạy.
	- Phần nội dung cần đạt cần ghi rõ trong giáo án cũng chính là phần ghi vào vở của học sinh và ghi bảng của giáo viên.
	- Nội dung ghi bảng cần có đề mục rõ ràng, đôi khi giáo viên tự tạo đề mục dựa theo nội dung bài để học sinh nắm kiến thức có hệ thống. Đề mục phải có phân cấp (đề mục con phải lùi vào). Chữ viết ghi bảng phải rõ ràng, chuẩn mực, không viết tắt, viết tháo, cần chuẩn về chính tả (viết hoa đầu dòng, viết hoa danh từ riêng. . .) sử dụng câu hòan chỉnh với từ ngữ dễ hiểu. Không sử dụng các từ địa phương, khẩu ngữ. Chú ý các thuật ngữ chuyên môn, các thuật ngữ khoa học và các ký hiệu.
	- Hình vẽ, sơ đồ . . . chính xác, cẩn thận về đường nét, ĐDHD hoặc các thiết bị phục vụ dạy học cần nêu rõ thời gian và độ dài sử dụng.
	- Bảng nháp nên xóa ngay sau khi xong nội dung và chuyển sang nội dung khác.
	- Họat động thảo luận nhóm: giáo viên phảo nêu vấn đề, tình huống đưa ra thảo luận, sau đó nêu yêu cầu, thời gian. Hết thời gian thảo luận đại diện nhóm trả lời và phải có sự phản biện, thắc mắc của các nhóm khác. Khi học sinh trả lời xong phải có nhận xét, đánh giá tế nhị và khắc sâu kiến thức trọng tâm.
	5. Phương pháp:
 	6.1- Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học. Bởi vì người học là chủ thể của họat động học. Nếu người học không biết cách học thì hiệu quả dạy bị hạn chế. Phải dạy cho học sinh biết cách tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và lưu trữ thông tin. Dạy cho học sinh biết cách định hướng thu thập thông tin phù hợp mục tiêu học trong nguồn thông tin đa dạng. Nâng cao năng lực sàng lọc thông tin, chỉ giữ lại cái cần cho mục tiêu học tập. Có khả năng phân biệt các thông tin chính, phụ.
	5.2- Sử dụng các họat động:
	- Trả lời câu hỏi, điền từ , điền tranh câm
	- Lập bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị, bàn đồ, làm thí nghiệm.
	- Đề xuất giả thuyết, phân tích nguyên nhân, thảo luận tranh cãi một vấn đề.
	- Giải bài tóan nhận thức, bài tập tình huống.
	5.3- Sử dụng các hình thức hoạt động: Cá nhân; nhóm 2; nhóm 3; nhóm nhỏ 4-6 người; làm việc chung cả lớp . . .
	5.4- Dạy cách thu nhận thông tin:
	- Dạy cách tiếp cận nguồn thông tin từ trong SGK, trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
	- Dạy cách đọc trước bài trong SGK: hướng dẫn yêu cầu và cách đọc, hưy động kết quả đọc để xây dựng bài học, trao đổi kinh nghiệm trong học sinh về đọc SGK trước giờ lên lớp.
	- Dạy cách tìm ý chính: Tạo điều kiện cho học sinh nhận ra ý chính trong lời giảng của giáo viên (thay đổi âm lượng, nhịp độ, lời nói, nhắc lại . . .)
	5.5- Dạy cách ghi chép: Hướng dẫn cách ghi chép chủ đđộng. Xây dựng thói quen bổ sung bài ngay sau buổi học. Cần kiểm tra một số vở ghi của học sinh.
	5.6- Dạy cách đặt câu hỏi: Giảm câu hỏi gợi nhớ sự kiện, tăng câu hỏi kích thích suy nghĩ tích cực. Tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ sau câu hỏi và câu trả lời. Cho học sinh trao đổi tạo thói quen suy nghĩ từ nhiều góc độ trước một vấn đề. Tập cho học sinh nêu được nhiều câu hỏi càng tốt về một vấn đề được nêu ra.
	5.7- Dạy cách thảo luận: Giúp đỡ học sinh bài tỏ ý kiến cá nhân về vấn đề cần đang giải quyết. Tập cho học sinh biết lắng nghe ý kiến của bạn, có ý kiến phản hồi về những gì nghe được. Tổ chức luân phiên thay đổi chức năng nhiệm vụ trong nhóm (người trình bày, người nghe, nhận xét). Cuối chương cần trao cho học sinh một số vấn đề cần giải thích, trao đổi, bổ sung . . .
	5.8- Dạy cách hệ thống hóa kiến thức.
	5.9- Kỹ năng lời nói và điệu bộ của giáo viên:
	- Cần phát âm chuẩn, dùng từ chuẩn, âm lượng vừa đủ nghe thay đổi theo yêu cầu sư phạm, nhịp độ vừa phải, lời diễn cảm gọn, rõ ràng. Tránh lập lại các từ vô nghĩa, tránh tạo điều kiện cho học sinh nói vuốt đuôi.
	- Khi học sinh phát biểu xong, dù đúng – sai cũng nên được giáo viên khích lệ, động viên kịp thòi để khuyến khích tinh thần, ý thức xây dựng bài của học sinh.
	- Phải biết những gì học sinh muốn và những gì giáo viên muốn là khác nhau, do đó giáo viên phải bỏ công sức để cư xử tích cực với những học sinh mà ta cho rằng không thích học. Học sinh sẽ thích học nếu có được cơ hội thành công.
IV- KẾT LUẬN:
Giáo án là một sản phẩm lao động tâm não của người thầy làm ra; đó là sự đúc kết của những ngày lao tâm khổ tứ để thực hiện tốt nhiệm vụ khai tâm, mở trí cho thế hệ mai sau mà xã hội giao cho người thầy. Nên có soạn tốt mới có dạy tốt, soạn là quá trình tư duy để dạy.
Để có tiết dạy tốt, khơi gợi sự hưng thú học tập, giúp học sinh chiếm lĩng kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng, thoải mái, điều trước tiên là giáo viên phải chuẩn bị bài (minh chứng là giáo án) đó là điều không thể thiếu. Song xét cho cùng giáo án cũng chỉ là phương tiện giúp giáo viên lên lớp, nên việc chuẩn bị giáo án sao cho vừ đảm bảo nguyên tắc đồng thời với việc hổ trợ tích cực bài giảng trên lớp đạt hiệu quả cao, đó là cái cần đòi hỏi sự sáng tạo linh họat của người giáo viên 
Để có được một tiết dạy tốt buộc giáo viên phải sọan giáo án. Giáo án phải được đầu tư công sức với các khâu chuẩn bị cụ thể. Giáo án thể hiện trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên.
Giáo án là sản phẩm trí tuệ của giáo viên, là văn bản khoa học nên phải có hình thức thẩm mỹ, nội dung phong phú. Tránh tình trạng tóm tắt SGK hoặc chép từ các tài liệu tham khảo. Nếu sử dụng giáo án cũ của năm trước thì phải có cập nhật bổ sung cho phù hợp với thực tế, trình độ học sinh.
Một giáo án phải có nhiều phương án đối với giáo viên dạy nhiều lớp cùng môn. Vì không phải học sinh ở lớp nào cũng có trình độ tiếp thu như nhau.
Phải tự cập nhật và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để kịp thời điều chỉnh giáo án cho những tiết sau dạy tốt hơn.
Thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm soạn giảng ở đồng nghiệp để có phương pháp soạn giảng đạt hiệu quả trong giảng dạy. Các SGV, sách thiết kế bài giảng chỉ là những định hướng chung, không nê lệ thuộc vào các lọai sách này.
Phải thấy được vai trò của giáo viên là người đưa học sinh đến với kiến thức, chứ không phải là đưa kiến thức đến với học sinh. Nói cách nôm na là dẫn học sinh qua cầu chứ không phải cõng học sinh qua cầu.
Giáo viên phải thực sự là cầu nối giữa nền văn minh nhân loại-dân tộc với học sinh. Và điều quan trọng hơn hết là lương tâm nghề nghiệp, lòng yêu mến học sinh.
 	Nhơn Mỹ, tháng 3 năm 2007

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem soan giang.doc