Kiểm tra một tiết lần 4 - Môn: Hóa học 10

Kiểm tra một tiết lần 4 - Môn: Hóa học 10

Câu 1: Axit sunfuhidric có công thức là

 A. H2S. B. H2SO4. C. H2SO3. D. H2S2O7.

Câu 2: Hợp chất nào đây trong đó lưu huỳnh có số oxi hóa (+6)?

 A. Na2S. B. H2SO3. C. H2S2O7. D. BaSO3.

Câu 3: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

 A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. B. Chữa sâu răng.

 C. Sát trùng nước sinh hoạt. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Câu 4: Cho phản ứng hóa học: H2S + Cl2 + H2O (X) + HCl

(X) là

 A. SO2. B. H2SO4. C. S. D. H2SO3.

Câu 5: Kim loại nào sau đây không phản ứng với axit H2SO4 loãng, nhưng có phản ứng với axit H2SO4 đặc, nóng?

 A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Mg.

Câu 6: Chọn phản ứng dùng để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm.

 A. H2 + S . B. CuS + H2SO4 (loãng) .

 C. FeS + 2HCl . D. Cu + H2SO4 (đặc, nóng) .

Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2;

(b) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2;

(c) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2;

(d) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH;

(e) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S;

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

 A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

 

doc 4 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra một tiết lần 4 - Môn: Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT TỈNH NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ Q UÝ ĐÔN
KIỂM TRA MỘT TIẾT LẦN 4 
MÔN: HÓA HỌC 10 - Chương trình Chuẩn
Năm học 2016- 2017
I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 80% + Tự luận 20%
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Oxi - Ozon.
- Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh. 
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế oxi. 
- So sánh tính chất hóa học của oxi và ozon.
Số câu:
Tỉ lệ %:
1 + 1TL
8%
2
8%
1
4%
1
4%
6
24%
2. Lưu huỳnh.
- Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà). 
- Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. 
- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.
Số câu:
Tỉ lệ%:
1
4%
2
8%
1
4% 
4
16%
3. H2S - SO2 và SO3.
- Tính chất hóa học, phương pháp điều chế SO2, SO3, H2S.
- Tính chất hoá học của H2S và SO2 
- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.
- Bài tập H2S, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm.
Số câu:
Tỉ lệ%:
1 + 1TL
8%
1 + 1TL
8%
2
8%
1
4% 
7
28% 
4. H2SO4 và muối sunfat.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế H2SO4.
-Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
- H2SO4 loãng có tính axit mạnh
- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác. 
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 
Số câu:
Tỉ lệ%:
1 + 1TL
8%
1 + 1TL
8%
1
4%
2
8%
7
28%
Tổng cộng
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%:
9
3,6
36%
6
2,4
24%
5
2,0
20%
5
2,0
20% 
25
10,0
100%
II. ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Axit sunfuhidric có công thức là
	A. H2S. 	B. H2SO4. 	C. H2SO3. 	D. H2S2O7.
Câu 2: Hợp chất nào đây trong đó lưu huỳnh có số oxi hóa (+6)?
	A. Na2S. 	B. H2SO3. 	C. H2S2O7. 	D. BaSO3.
Câu 3: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
	A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. 	B. Chữa sâu răng. 	
	C. Sát trùng nước sinh hoạt. 	D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Câu 4: Cho phản ứng hóa học: H2S + Cl2 + H2O (X) + HCl
(X) là
	A. SO2. 	B. H2SO4. 	C. S. 	D. H2SO3.
Câu 5: Kim loại nào sau đây không phản ứng với axit H2SO4 loãng, nhưng có phản ứng với axit H2SO4 đặc, nóng?
	A. Cu. 	B. Fe. 	C. Al. 	D. Mg.
Câu 6: Chọn phản ứng dùng để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm.
	A. H2 + S . 	B. CuS + H2SO4 (loãng) . 	
	C. FeS + 2HCl . 	D. Cu + H2SO4 (đặc, nóng) .
Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2;
(b) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2;
(c) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2;
(d) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH;
(e) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S;
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
	A. 2. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 5.
Câu 8: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chết tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch
	A. C2H5OH. 	B. NaCl. 	C. Br2. 	D. NaOH.
Câu 9: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với:
	A. H2S, O2, nước Br2. 	B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. 	
	C. dung dịch NaOH, CaO, nước Br2. 	D. O2,nước Br2, dung dịch KMnO4. 
Câu 10: Để phân biệt 3 mẫu chất rắn chưa dán nhãn: Na2SO3, BaSO3 và BaSO4 chỉ cần dùng thuốc thử là
	A. HCl. 	B. H2SO4. 	C. H2O. 	D. BaCl2.
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 3,36. 	B. 1,12. 	C. 2,24. 	D. 4,48.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 trong 700 ml dung dịch H2SO4 1M (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 80,4. 	B. 93,0. 	C. 67,8. 	D. 91,6.
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch H2SO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
	A. 100. 	B. 50. 	C. 60. 	D. 40.
Câu 14: H2S không phản ứng với dung dịch chứa chất nào sau đây?
	A. NaOH. 	B. SO2. 	C. NaHCO3. 	D. CuSO4.
Câu 15: Nhiệt phân 31,6 gam KMnO4 với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 1,792. 	B. 2,240. 	C. 4,480. 	D. 3,584.
Câu 16: Cho các dãy chất sau:
(a) Fe, BaCO3, Cu;	(b) Fe2O3, Cu(OH)2, dung dịch Ba(OH)2;
(c) FeO, dung dịch KOH, C12H22O11;	(d) C, Fe(OH)2, dung dịch BaCl2;
(e) CuO, Al(OH)3, dung dịch BaCl2;
Số dãy gồm các chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng không có sản phẩm khí thoát ra là
	A. 4. 	B. 3. 	C. 1. 	D. 2.
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn m gam oleum (H2SO4.3H2O) với 315,5 gam nước thu được dung dịch H2SO4 có nồng độ 24,5%. Giá trị m là
	A. 112,6. 	B. 338,0. 	C. 60,0. 	D. 84,5.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp Fe và FeO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch A có chứa 80 gam muối. Giá trị của V là
	A. 6,72. 	B. 8,96. 	C. 4,48. 	D. 7,84.
Câu 19: Chia m gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 11,2 lít khí H2 (đktc).
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 12,32 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc).
Giá trị của m bằng
	A. 30,4. 	B. 18,4. 	C. 15,2. 	D. 36,8.
Câu 20: Chọn phát biểu sai.
	A. Hidro sunfua là khí có mùi trứng thối, nặng hơn không khí. 	
	B. Nguyên tử lưu huỳnh có cấu hình electron 1s22s22p63s23p4. 	
	C. Khi pha loãng axit sunfuric đặc, phải rót từ từ nước vào axit. 	
	D. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Viết các phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau: 
 S SO2 H2SO4 H2S SO2 NaHSO3.
ĐỀ 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Axit sunfurơ có công thức là
	A. H2S. 	B. H2SO4. 	C. H2SO3. 	D. H2S2O7.
Câu 2: Hợp chất nào đây trong đó lưu huỳnh có số oxi hóa (+4)?
	A. Na2S. 	B. H2SO4. 	C. H2S2O7. 	D. BaSO3.
Câu 3: Ứng dụng nào sau đây không phải của khí sunfurơ?
	A. Sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. 	B. Dùng để lưu hóa cao su. 	
	C. Làm chất tẩy trắng giấy, bột giấy. 	D. Chất chống nấm mốc lương thực, thực phẩm.
Câu 4: Cho phản ứng hóa học: H2S + O2 (dư) (X) + H2O
(X) là
	A. SO2. 	B. S. 	C. SO3. 	D. H2SO4.
Câu 5: Kim loại nào sau đây có phản ứng với axit H2SO4 loãng, nhưng không phản ứng với axit H2SO4 đặc, nguội?
	A. Cu. 	B. Mg. 	C. Al. 	D. Zn.
Câu 6: Chọn phản ứng dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm.
	A. FeS2 + O2 . 	B. Na2SO3 + H2SO4 (loãng). 	
	C. S + O2 . 	D. H2S + O2 .
Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S;
(b) Cho dung dịch Na2SO3 vào dung dịch H2SO4;
(c) Nhiệt phân KMnO4;
(d) Đốt quặng pirit sắt (FeS2);
(e) Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội;
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
	A. 3. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 1.
Câu 8: Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
	A. H2SO4. 	B. Na2SO4. 	C. H2S. 	D. SO2.
Câu 9: H2S thể hiện tính khử trong các phản ứng với:
	A. nước Cl2, dung dịch NaOH, O2. 	B. O2, SO2, dung dịch H2SO4 đặc. 	
	C. dung dịch NaOH, SO2, nước Cl2. 	D. O2, SO2, dung dịch NaOH.
Câu 10: Để phân biệt 4 mẫu dung dịch chưa dán nhãn: Na2S, Ba(HSO3)2, BaS và NaCl chỉ cần dùng thuốc thử là
	A. H2SO4. 	B. HCl. 	C. BaCl2. 	D. Na2SO4.
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 1,12. 	B. 4,48. 	C. 3,36. 	D. 2,24.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp ZnO và Fe2O3 trong 450 ml dung dịch H2SO4 1M (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 60,2. 	B. 75,5. 	C. 68,3. 	D. 76,4.
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch H2SO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
	A. 100. 	B. 50. 	C. 60. 	D. 80.
Câu 14: SO2 không phản ứng với dung dịch chứa chất nào sau đây?
	A. BaCl2. 	B. Ba(OH)2. 	C. K2SO3. 	D. NaOH.
Câu 15: Nhiệt phân 73,5 gam KClO3 (có MnO2 làm xúc tác) với hiệu suất phản ứng đạt 75% thu được V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 28,00. 	B. 20,16. 	C. 33,60. 	D. 15,12.
Câu 16: Cho các dãy chất sau:
(a) Fe, BaCO3, Cu;	(b) Cu(OH)2, dung dịch Ba(OH)2, Fe2O3;
(c) FeO, dung dịch Ba(HSO3)2, C12H22O11;	(d) C, FeS, dung dịch Ba(HCO3)2;
(e) CuO, dung dịch NaOH, Al(OH)3;
Số dãy gồm các chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng có sản phẩm khí thoát ra là
	A. a. 	B. 3. 	C. c. 	D. d.
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn m gam oleum (H2SO4.3H2O) với 349,3 gam nước thu được dung dịch H2SO4 có nồng độ 14,7%. Giá trị m là
	A. 26,7. 	B. 50,7. 	C. 35,8. 	D. 67,6.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp Fe và FeO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch A có chứa 60 gam muối. Giá trị của V là
	A. 7,84. 	B. 6,72. 	C. 8,96. 	D. 5,60.
Câu 19: Chia m gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 4,48 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc).
Giá trị của m bằng
	A. 5,2. 	B. 10,4. 	C. 6,8. 	D. 13,6.
Câu 20: Chọn phát biểu đúng.
	A. Lưu huỳnh có số oxi hóa +4 trong hợp chất với oxi và với hidro. 	
	B. Lưu huỳnh chỉ có tính khử. 	
	C. Khi tác dụng với oxi, lưu huỳnh là chất khử. 	 	
	D. Lưu huỳnh có số oxi hóa -2 trong hợp chất với natri và với flo.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Viết các phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau: 
 FeS2 SO2 SO3 H2SO4 Na2SO4 NaCl.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_mot_tiet_lan_4_mon_hoa_hoc_10.doc