Kế hoạch giảng dạy Môn: Vật Lí 11 ban cơ bản - Trường THPT DTNT Huỳnh Cương

Kế hoạch giảng dạy Môn: Vật Lí 11 ban cơ bản - Trường THPT DTNT Huỳnh Cương

Kiến thức :

Ôn lại một số kiến thức đã học về hiện tượng nhiễm điện của các vật, tương tác giữa các điện tích .

Nêu được khái niệm điện tích điểm

Phát biểu được định luật Culông và diễn đạt được ý nghĩa của hằng số điện môi của một chất

Kĩ năng:

Vận dụng định luật Culông để giải bài tập trong sgk và các bài tập tương tự

Quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét

Kiến thức :

Nêu được những đặc điểm cơ bản của êlectron : điện tích , khối lượng , tồn tại ở đâu và khả năng di chuyển.

Trình bày được nội dung của thuyết êlectron

Phát biểu được nội dung định luật bảo toàn điện tích

Kĩ năng :

Vận dụng được thuyết êlectron và định luật bảo toàn điện tích để giải thích các hiện tượng điện

Phát triển năng lực quan sát hiện tượng , vận dụng lí thuyết để dự đoán và giải thích hiện tượng

 

doc 19 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1474Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy Môn: Vật Lí 11 ban cơ bản - Trường THPT DTNT Huỳnh Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Mơn: Vật Lí 11 ban cơ bản
GV : SƠN HÙNG TÂN
Tuần
Phần, Chương, bài
Tiết
PPCT
Mức độ cần đạt
Thiết bị, Tài liệu dạy và học
Ghi chú
1
Phần 1: ĐIỆN HỌC. ĐIỆN TỪ HỌC - Chương I: ĐIỆN TÍCH ĐIỆN TRƯỜNG
Bài 1: Điện tích. Định luật Culông
Tiết1
Kiến thức :
Ôn lại một số kiến thức đã học về hiện tượng nhiễm điện của các vật, tương tác giữa các điện tích .
Nêu được khái niệm điện tích điểm
Phát biểu được định luật Culông và diễn đạt được ý nghĩa của hằng số điện môi của một chất
Kĩ năng:
Vận dụng định luật Culông để giải bài tập trong sgk và các bài tập tương tự
Quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét
Một số dụng cụ đơn giản để làm thí nghiệm về tĩnh điện
Tranh vẽ cân xoắn Culông
Bài 2: Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích
Tiết 2
Kiến thức :
Nêu được những đặc điểm cơ bản của êlectron : điện tích , khối lượng , tồn tại ở đâu và khả năng di chuyển.
Trình bày được nội dung của thuyết êlectron 
Phát biểu được nội dung định luật bảo toàn điện tích 
Kĩ năng :
Vận dụng được thuyết êlectron và định luật bảo toàn điện tích để giải thích các hiện tượng điện
Phát triển năng lực quan sát hiện tượng , vận dụng lí thuyết để dự đoán và giải thích hiện tượng
GV : Ống nhôm nhẹ, thước nhực, thanh thuỷ tinh, miếng dạ, miếng lụa
Học sinh :ôn lại quy tắc tổng hợp lực đồng quy, sơ lược cấu tạo của nguyên tử
2
Bài tập 
Tiết 3
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập định luật Culông
Một số bài tập tiêu biểu
2, 3
Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sưc điện
Tiết 4,5
Kiến thức :
Nêu được định nghĩa và tính chất cơ bản của điện trường
Xác định được ý nghĩa, định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm. Nêu được đơn vị đo cường độ điện trường . Biểu diễn được vectơ cường độ điện trường tại một điểm
Phát biểu được nguyên lí chồng chất của điện trườngPhát biểu được định nghĩa và các đặc điểm của đường sức điện trường, khái niệm điện trường đều
Kĩ năng :Vận dụng được các công thức cường độ điện trường , đặc điểm của vectơ cường độ điện trường , nguyên lí chồng chất của điện trường để xác định được cường độ điện trường của một, hai điện tích điểm
Vẽ được đường sức của điện trường của điện tích điểm và điện trường đều
GV : Tranh vẽ hoặc ảnh chụp đường sức của một số điện trường 
Học sinh :
Ôn lại khái niệm từ trường, đường sức từ
Tiết 1 : hết phần 4
3
Bài tập 
Tiết 6
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập Điện trường
Một số bài tập tiêu biểu
4
Bài 4: Công của lực điện
Tiết 7
Kiến thức :
Nêu được tích chất công của lực điện trường 
Viết được biểu thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích trong một điện trường đều
Trình bày được khái niệm , đặc điểm của thế năng tương tác tĩnh điện
Kĩ năng :
Vận dụng được công thức tính công của lực điện để giải các bài tập trong sgk và một số bài tương tự
Giáo viên :
Hình vẽ 4.2
Học sinh :
Xem lại khái niệm công cơ học, đặc điểm công của trọng lực
Định nghĩa , biểu thức, đặc điểm thế năng hấp dẫn
Bài 5: Điện thế. 
Hiệu điện thế
Tiết 8
Kiến thức :
Nêu được ý nghĩa vật lí và biểu thức của địen thế tại một điểm trong điện trường 
Nêu được ý nghĩa vật lí của hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường . Viết được công thức liên hệ hiệu điện thế giữa hai điểm với công của lực điện sinh ra khi có một điện tích q di chuyển giữa hai điểm đó
Viết được hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường 
Kĩ năng :
Sử dụng tĩnh điện kế để xác định điện thế đối với đất và hiệu điện thế 
Vận dụng được các công thức tính điện thế và hiệu điện thế trong việc giải các bài tập có liên quan
Giáo viên : Tĩnh điện kế
Học sinh : xem lại công thức tianh công của lực điện và thế năng của một điện tích tại một điểm trong điện trường 
5
Bài 6: Tụ điện
Tiết 9
Kiến thức :
Phát biểu được định nghĩa của tụ điện. Nêu được cấu tạo của tụ điện phẳng
Trình bày được về cách tích điện cho một tụ điện, điện dung của tụ điện
Nêu được dạng năng lượng của một tụ điện tích điện là năng lượng điện trường 
Kĩ năng :
Phân biệt được tụ có điện dung biến thiên, tụ giấy, tụ sứ,..
Vận dụng được công thức tính điện dung của tụ điện trong việc giải các bài tập đơn giản
Giáo viên:
Một số tụ điện khác nhau: tụ giấy tụ sứ, tụ mica,..
Mô hình chai Lâyđen, tụ xoay
Bài tập 
Tiết 10
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập Cơng của lực điện, điện thế, hiệu điện thế, tụ điện
Một số bài tập tiêu biểu
6
Chương II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI 
Bài 7: Dòng điện không đổi
Tiết 11, 12
Kiến thức :
Nắm được định nghĩa dòng điện, quy ước chiều dòng điện, nắm được công thức tính cường độ dòng điện không đổi
Hiểu được định nghĩa của nguồn điện, khái niệm lực lạ, thấy được sự cần thiết phải có lực lạ
Hiểu được định nghĩa suất điện động , mỗi nguồn điện có một suất điện động nhất định. Hiểu và Vận dụng được công thức 
Trình bày được về cấu tạo chung của pin điện hóa, sự chuyển hóa năng lượng trong acquy
Kĩ năng :
Xem lại kiến thức cũ về dòng điện
Giải thích các hiện tượng vật lí có liên quan
Giáo viên :
Hình 7.5,7.7,7.9 sgk trên giấy A0
Học sinh :
Mỗi nhóm chuẩn bị một nửa quả chanh đã khứa rách màng ngăn giữa các múi
Hai mảnh kimloại khác chất: đồng, nhôm, kẽm, thiếc,
Tiết 1 : hết phần III
7
Bài tập 
Tiết 13
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về dịng điện khơng đổi
Một số bài tập tiêu biểu
7, 8
Bài 8: Điện năng. Công suất điện
Tiết 14, 15
Kiến thức :
Hiểu được sự biến đổi năng lượng trong mạch điên, nắm được công thức tính công và công suất của dòng điện ở một đạon mạch tiêu thụ điện năng. Xây dựng được công thức tính công và công suất của dòng điện
Nắm chắc kiến thức về công và công suất của dòng điện, định luật Jun-Lenxơ. Vận dụng được kiến thức đó để làm bài tập 
Kĩ năng :
Rèn luyện kĩ năng logic toán học để xâ dựng các công thức vật lí
Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng để giải thích sự biến thiên năng lượng trong mạch điện
Giáo viên :
Đọc sách lớp 9 để biết kiến thức xuất phát của học sinh 
Học sinh :
Xem lại kiến thức : công, công suất, định luật Jun Lenxơ
Tiết 1 : hết phần II
8
Bài tập 
Tiết 16
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập điện năng . Công suất điện
Một số bài tập cơ bản
9
Bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch
Tiết 17
Kiến thức :
Xây dựng được biểu thức của định luật Ôm đối với toàn mạch, phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch
Nêu được mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện và độ giảm thế ở mạch ngoài và ở mạch trong nguồn điện
Hiểu được hiện tượng đoản mạch, giải thích được ảnh hưởng của điện trở trong đối với cường độ dòng điện khi hiện tượng đoản mạch xảy ra. Biết được dụng cụ dùng để tránh hiện tượng đoản mạch xảy ra trong mạng điện gia đình
Kĩ năng :
Rèn luyện kĩ năng logic toán học để xây dựng các công thức vật lí
Quan sát giáo viên tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu và sử lí số liệu
Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng để giải thích sự biến thiên năng lượng trong một mạch điện
Giải toán vật lí về định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở thuần và định luật Ôm cho toàn mạch
Giáo viên:
Bộ thí nghiệm nghiên cứu khảo sát định luật Ôm cho toàn mạch gồm: nguồn điện là 2 pin loại 1,5V mắc nối tiếp,điện trơ û6W ,biến trở 20 W và chịu được dòng điện 1,5A, ampe kế, vôn kế và các dây dẫn để nối mạch điện
Học sinh:
Ôn lại các kiến thức vè định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, công của dòng điện, công của nguồn điện và công của dòng điện trong máy thu điện
Ôn lại định luật bảo toàn năng lượng ở vl 10
Bài tập 
Tiết 18
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập định luật Ôm đối với toàn mạch
Một số bài tập cơ bản
10
Bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ
Tiết 19
Kiến thức : 
Nêu được chiều dòng điện chạy qua đoạn mạch có chứa nguồn điện
Nhận biết được các loại bộ nguồn nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp đối xứng
Kĩ năng :
Vận dụng được định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện
Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn điện nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp đối xứng
Bốn pin có cùng suất điện động 1,5V
Một vônkế có giới hạn đo 10V và có độ chia nhỏ nhất 0,2V
Bài 11: Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch
Tiết 20
Kiến thức : Biết phương pháp giải bài tập định luật Ôm toàn mạch
Kĩ năng :
Vận dụng được định luật Ôm để giải được các bài toán vê toàn mạch
Vận dụng được các công thức tính điện năng tiêu thụ, công suất tiêu thụ điện năng và công suất tỏa nhiệt của một đoạn mạch, công, công suất và hiệu suất của nguồn điện 
Vận dụng được các công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn nối tiếp,song song và hỗn hợp đối xứng để giải các bài toán về toàn mạch
Giáo viên :
Nhắc nhở học viên Ôn lại tập các nội dung kiến thức đã nêu trong mục tiêu bài học
Chuẩn bị thêm 1 hay 2 bài tập ngoài các bài tập đã nêu trong sgk để ra thêm cho học viên có khả năng giải tốt và nhanh chóng các bài tập trong sgk
Học sinh: Ôn lại những nội dung kiến thức đã nêu
11, 12
Bài tập 
Tiết 21
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập định luật Ôm đối với toàn mạch, ghép các nguồn điện thành bộ.
Một số bài tập cơ bản
Bài 12: Thực hành: Xác định suất điên động và điện trở trong của một pin điện hóa
Tiết 22, 23
Kiến thức :
Biết cách khảo sát sự phụ thuộc của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch chứa nguồn điện vào cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch đó bằng cách đo các giá trị tương ứng của U,I và vẽ đồ thị U =f(I) dưới dạng một đường thẳng để nghiệm lại định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện : U = E –Ir
Biết cách khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy trong mạch kín vào đ ... c khi có được hiện tượng cảm ứng điện từ
Phát biểu được định luật Lenxơ theo những cách khác nhau và biết vận dụng để xác định chiều dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau
Phát biểu được định nghĩa và nêu được một số tính chất của dòng điện Fu-cô
Giáo viên:
Chuẩn bị các hình vẽ về các đường sức từ
Chuẩn bị thí nghiệm về cảm ứng điện từ
Học sinh : Ôn lại đường sức từ, so sánh đường sức điện và đường sức từ
Tiết 1 : hết phần III
24
Bài tập 
Tiết 46
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về Từ thông - Cảm ứng điện từ.
Một số bài tập cơ bản 
Bài 24: Suất điện động cảm ứng
Tiết 47
Kiến thức : 
Viết được công thức tính suất điện động cảm ứng
Kĩ năng :
Vận dụng được các công thức đã học để tính được các suất điện động cảm ứng trong một số trường hợp đơn giản
Giáo viên:chuẩn bị một số thí nghiệm về suất điện động cảm ứng
Học sinh:Ôn lại khái niệm về suất điện động của nguồn điện
25
Bài 25: Tự cảm
Tiết 48
Kiến thức :
Phát biểu được định nghĩa từ thông riêng và viết được công thức tính độ tự cảm của ống dây hình trụ
Phát biểu được định nghĩa hiện tượng tự cảm và giải thích được hiện tượng tự cảm khi đóng và ngắt mạch
Viết được công thức tính suất điện động tự cảm
Nêu được bản chất và viết được công thức tính năng lượng của ống dây tự cảm
Giáo viên:
Chuẩn bị các thí nghiệm về tự cảm
Học sinh:
Ôn lại phần cảm ứng điện từ và suất điện động cảm ứng
Bài tập 
Tiết 49
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về Suất điện động cảm ứng và Tự cảm
Một số bài tập cơ bản 
26
Kiểm tra 1 tiết
Tiết 50
Kiểm tra kiến thức cơ bản của chương IV và chương V
Đề in sẵn
26
Phần 2: QUANG HÌNH HỌC
Chương VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Bài 25: Khúc xạ ánh sáng
Tiết 51
Kiến thức:
Trả lời được câu hỏi hiện tượng khúc xạ là gì? Nhận được trường hợp giới hạn i = 00.
Phát biểu được được định luật khúc xạ ánh sáng
Trình bày được các khái niệm chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối. Viết được hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối
Kĩ năng :
Viết và Vận dụng được công thức của định luật khúc xạ ánh sáng
Giáo viên:
thí nghiệm chùm laze qua cốc đựng nước trà
hoặc chiết qua khối nhựa bán trụ
học sinh :Ôn lại định luật khúc xạ ở lớp 9
27
Bài tập
Tiết 52
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về khúc xạ ánh sáng
Một số bài tập cơ bản khúc xạ ánh sáng
Bài 27: Phản xạ toàn phần
Tiết 53
Kiến thức :
Nêu được nhận xét về hiện tượng phản xạ toàn phần qua việc quan sát các thí nghiệm thực hiện ở lớp
Trình bày được cấu tạo và tác dụng dẫn sáng của sợi quang, cáp quang
Kĩ năng :
Trả lời được câu hỏi thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần? Tính được góc giới hạn igh và nêu được điều kiện để có phản xạ toàn phần
Giải được bài tập đơn giản về phản xạ toàn phần
Giáo viên:
Làm thí nghiệm phản xạ toàn phần với nước trà và bút chỉ ( pointer)
Đèn trang trí có nhiều sợi nhựa dẫn sáng
Học sinh :Ôn lại định luật khúc xạ ánh sáng
28
Bài tập 
Tiết 54
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về phản xạ toàn phần
Một số bài tập cơ bản 
28
Chương VII: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
Bài 28: Lăng kính
Tiết 55
Kiến thức:
Nêu được cấu tạo của lăng kính
Trình bày được 2 tác dụng của lăng kính: tán sắc chùm sáng trắng và làm lệch chùm sáng đơn sắc về phía đáy của lăng kính
Viết được các công thức về lăng kính 
Nêu được công dụng của lăng kính 
Kĩ năng:
Vận dụng được công thức lăng kính để giải bài tập 
Giáo viên:
Các dụng cụ để làm thí nghiệm ở lớp. Có thể dùng ánh sáng Mặt Trời chiếu qua lăng kính 
Các tranh ảnh vè quang phổ, máy quang phổ, máy ảnh
29
Bài 29: Thấu kính mỏng
Tiết 56, 57
Kiến thức :
Nêu được cấu tạo và phân loại thấu kính
Trình bày được các khái niệm : quang tâm, trục, tiêu điểm, tiêu cự, độ tụ của thấu kính mỏng
Vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính và nêu được đặc điểm của ảnh
Nêu được một số công dụng quan trọng của thấu kính
Kĩ năng:
Vận dụng được các công thức thấu kính để giải bài tập 
Giáo viên:
Sử dụng các loại thấu kính để giới thiệu cho học sinh
Chuẩn bị các băng quang học để làm thí nghiệm ảo cho học sinh
Các sơ đồ, tranh ảnh về đường truyền của tia sáng qua thấu kính và một số quang cụcó thấu kính 
Học sinh :
Ôn lại kiến thức lớp 9 và các kiến thức về khúc xạ và lăng kính 
Tiết 1 : hết phần III
30
Bài tập 
Tiết 58
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về phản xạ toàn phần
Một số bài tập cơ bản 
Giải bài toán về hệ thấu kính
Tiết 59
Kiến thức:
Trình bày được quá trình tạo ảnh qua hệ hai thấu kính 
Viết được sơ đồ tạo ảnh qua hệ thấu kính 
Kĩ năng: 
Giải được các bài tập về hệ thấu kính 
Giáo viên:
Chọn 2 bài tập về hệ thấu kính ở 2 dạng thuận và nghịch
Hệ thấu kính ghép cách nhau
Hệ thấu kính ghép sát nhau
Giải từng bài và nêu rõ phương pháp giải. Nhấn mạnh và giải thích các hệ thức:
Học viên : Ôn lại nội dung bài học về thấu kính 
31
Bài tập 
Tiết 60
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về lăng kính và thấu kính
Một số bài tập cơ bản 
31, 32
Bài 31: Mắt
Tiết 61, 62
Kiến thức :
Trình bày được cấu tạo của mắt, các đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận: giác mạc, thủy dịch, lòng đen, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, màng lưới
Trình bày được khái niệm về sự điều tiết và các đặc điểm liên quan như: điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rõ.
Trình bày được các khái niệm : năng suất phân li, sự lưu ảnh. Nêu được ứng dụng của hiện tượng này
Nêu được 2 tật cơ bản của mắt và cách khắc phục, nhờ đó giúp học sinh có ý thức giữ vệ sinh về mắt
Giáo viên:
Dùng mô hình cấu tạo cuả mắt để minh họa
Sử dụng các sơ đồ về các tật của mắt để giải thích 
Học sinh :
Nắm vững kiến thức về thấu kính và sự tạo ảnh của hệ quang học
Tiết 1 : hết phần III
32
Bài tập 
Tiết 63
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về Mắt
Một số bài tập cơ bản 
33
Bài 32: Kính lúp
Tiết 64
Kiến thức:
Trình bày được các khái niệm chung về tác dụng và số bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt
Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp
Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp
Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp
Kĩ năng:
Vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực để giải các bài tập 
Giáo viên:
Chuẩn bị một số kính lúp để học viên quan sát và sử dụng
Học sinh :
Ôn lại kiến thức về thấu kính và mắt
Bài 33: Kính hiển vi
Tiết 65
Kiến thức:
Nêu được công dụng và cấu tạo của kính hiển vi. Nêu được các đặc điểm của vật kính và thị kính của kính hiển vi
Trình bày được sự tạo ảnh qua kính hiển vi và vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực
Nêu được các đặc điểm của việc điều chỉnh kính hiển vi
Kĩ năng:
Vận dụng được các công thức số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực để giải các bài tập 
Giáo viên:
Kính hiển vi
Tranh vẽ sơ đồ tia sáng qua kính hiển vi để giới thiệu và giải thích 
Nếu có điều kiện nên bố trí cho mỗi nhóm 1 kính hiển vi để học viên biết thao tác và quan sát được ảnh qua kính hiển vi
Học sinh :
Ôn lại để nắm các nội dung về thấu kính và mắt
34
Bài 34: Kính thiên văn
Kiến thức :
Nêu được công dụng của kính thiên văn
Cấu tạo của kính thiên văn khúc xạ
Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực
Kĩ năng:
Vận dụng được công thức số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập 
Giáo viên:
Kính thiên văn của phòng thí nghiệm (loại nhỏ để giới thiệu, nếu có)
Chuẩn bị một số nội dung để học sinh thảo luận:
Kính thiên văn của Galilê
Kính thiên văn của Niutơn
Kính thiên văn của các đài thiên văn lớn đặt trên mặt đất
Kính thiên văn Hớpbơn (Huble)
Học sinh :
Chuẩn bị các sưu tầm được giáo viên giao
Bài tập 
Tiết 67
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.
Một số bài tập cơ bản 
35
Bài 35: Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì
Tiết 68, 69
Kiến thức :
Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì dựa trên cơ sở ghép thấu kính phân kì với thấu kính hội tụ thành hệ hai thấu kính đồng trục và khảo sát sự tạo ảnh của vật qua hệ thấu kính này
Biết được cách chọn phương án thí nghiệm và các dụng cụ thí nghiệm thích hợp, cần thiết để tiến hành thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì
Kĩ năng:
Biết cách sử dụng giá quang học để thực hiện phép đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo phương án đã chọn. Cụ thể là biết sắp xếp và điều chỉnh của nguồn sáng, của vật, của các thấu kính và màn ảnh để có thể thu được các kết quả đo tin cậy và chính xác
Biết được cách xử lí các kết quả đo, tức là cách tính toán các giá trị trung bình và sai số của phép đo tiêu cự thấu kính theo phương án đã chọn. Từ đó viết được các kết quả đo theo đúng các quy tắc về sai số của phép đo các đại lượng vật lí
Giáo viên:
Phổ cho học viên những nội dung cần chuẩn bị trước
Kiểm tra các dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho bài thực hành 
Thực hiện phép đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo nội dung bài thực hành, đồng thời tính các kết quả đo theo mẫu báo cáo thí nghiệm 
Rút kinh nghiệm về phương pháp cũng như kĩ thuật đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo phương án đã chọn, đồng thời chuẩn bị đáp án của các câu lệnh đã nêu trong bài để có thể hướng dẫn học sinh thực hiện tốt 
Học sinh :đọc kĩ nội dung bài thực hành
Chuẩn bị báo cáo thí nghiệm theo mẫu cho sẵn trong bài thực hành
37
Ôn thi Học kì II
Ôn lại một số kiến thức cơ bản của Học kì II
Bảng phụ, một số bài tập
Kiểm tra Học kì II
Tiết 70
Giải được các dạng toán cơ bản
Đề in sẵn

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH GD VL 11.doc