Kế hoạch giảng dạy môn: Tin học 11 năm học 2010 - 2011

Kế hoạch giảng dạy môn: Tin học 11 năm học 2010 - 2011

A - CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH:

- Kế hoạch giảng dạy môn Tin học dựa trên Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Tin học của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới.

- Căn cứ vào Hướng dẫn của Sở GD - ĐT Thái Bình về nội dung giảng dạy môn Tin học 11.

- Kế hoạch giảng dạy môn Tin học căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường.

B - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

- Soạn giảng, thông bài, thống nhất nội dung với nhóm chuyên môn.

- Rút kinh nghiệm sau mỗi tuần giảng dạy, thảo luận với nhóm chuyên môn.

- Chấm trả bài đúng quy định, có nhận xét.

 

doc 17 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1463Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn: Tin học 11 năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục - đào tạo thái bình
trường thpt bán công trần hưng đạo
============ š&› ============
kế hoạch giảng dạy
môn: tin học 11
năm học 2010 - 2011
Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Bá Hưng
kế hoạch giảng dạy môn Tin học lớp 11
Năm học 2010 - 2011
A - Căn cứ lập kế hoạch:
- Kế hoạch giảng dạy môn Tin học dựa trên Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Tin học của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới.
- Căn cứ vào Hướng dẫn của Sở GD - ĐT Thái Bình về nội dung giảng dạy môn Tin học 11.
- Kế hoạch giảng dạy môn Tin học căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường.
B - Biện pháp thực hiện:
- Soạn giảng, thông bài, thống nhất nội dung với nhóm chuyên môn.
- Rút kinh nghiệm sau mỗi tuần giảng dạy, thảo luận với nhóm chuyên môn.
- Chấm trả bài đúng quy định, có nhận xét.
kế hoạch chi tiết:
Tên chương
Mục đích yêu cầu chương
Tên bài giảng
Tiết
Mục đích yêu cầu bài giảng
Nội dung cơ bản
Phượng tiện
Ghi chú
Chương I:
Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình
Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
- Một số khái niệm cơ sở về ngôn ngữ lập trình.
- Hai loại chương trình dịch: Biên dịch và Thông dịch.
- Các thành phần của một ngôn ngữ lập trình.
- Các thành phần cơ sở của ngôn ngữ lâp trình Pascal.
Thái độ:
Học sinh nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình là một trong các quá trình nỗ lực phát triển của Tin học. Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình để có khả năng giải một bài toán bằng máy tính điện tử.
Bài 1:
Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
1
Kiến thức:
- Biết được khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình.
- Biết được khái niệm chương trình dịch.
- Phân biệt được hai loại chương trình dịch là thông dịch và biên dịch.
1. Mở đầu
2. Thông dịch
3. Biên dịch
Trình bày bảng
Bài 2:
Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
2
Kiến thức:
- Nắm được các thành phần của một ngôn ngữ lập trình nói chung. Một ngôn ngữ lập trình có 3 thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.
- Biết được một số khái niệm như: tên, tên chuẩn, tên dành riêng, tên do người lập trình tự đặt, hằng, biến và chú thích.
Kỹ năng:
- Phân biệt được tên chuẩn với tên dành riêng và tên tự đặt.
- Nhớ các quy định về tên, hằng, biến.
- Biết đặt tên đúng và nhận biết được tên sai quy định.
- Sử dụng đúng chú thích.
1. Các thành phần cơ bản
2. Một số khái niệm
Trình bày bảng + Bảng phụ
Bài tập
3
Học sinh áp dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
Bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 13
Trình bày bảng
Chương II:
Chương trình đơn giản
Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
- Cấu trúc chung của một chương trình.
- Các kiến thức cơ bản về kiểu dữ liệu chuẩn, các phép toán, biểu thức, câu lệnh gán, thủ tục vào/ra đơn giản.
- Cách soạn thảo, biên dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình trong môi trường Pascal.
Kỹ năng:
- Biết khai báo biến.
- Biết viết đúng các biểu thức đơn giản trong chương trình.
- Biết khởi động và thoát khỏi Pascal.
- Biết soạn thảo, dịch và thực hiện một số chương trình Pascal đơn giản theo bài mẫu có sẵn.
- Bước đầu làm quen với lập trình giải một số bài toán đơn giản.
Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập khi tiếp xúc với nhiều quy định nghiêm ngặt trong lập trình.
- Có ý thức cố gắng học tập vượt qua những khó khăn ở giai đoạn đầu khi học lập trình.
- Ham muốn giải các bài tập bằng máy tính.
Bài 3:
Cấu trúc chương trình
4
Kiến thức:
- Hiểu chương trình là sữ mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.
- Biết cấu trúc của một chương trình Pascal: cấu trúc chung và các thành phần.
Kỹ năng:
Nhận biết được các phần của một chương trình đơn giản.
1. Cấu trúc chung
2. Các thành phần của chương trình
3. Ví dụ chương trình đơn giản
Trình bày bảng + Bảng phụ
Bài 4: 
Một số kiểu dữ liệu chuẩn
5
Kiến thức:
Biết một số kiểu dữ liệu định sẵn trong Pascal: nguyên, thực, kí tự, logic và miền con.
Kỹ năng:
Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản.
1. Kiểu nguyên
2. Kiểu thực
3. Kiểu kí tự
4. Kiểu lôgic
Trình bày bảng + Bảng phụ
Bài 5:
Khai báo biến
5
Kiến thức:
Hiểu được cách khai báo biến
Kỹ năng:
- Khai báo đúng
- Nhận biết khai báo sai
1. Cấu trúc khai báo biến
2. Một số ví dụ
Trình bày bảng + Bảng phụ
Bài 6:
Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
6
Kiến thức:
- Biết được các phép toán thông dụng trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết diễn đạt một biểu thức trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết được chức năng của lệnh gán.
- Biết được cấu trúc của lệnh gán và một số hàm chuẩn thông dụng trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
Kỹ năng:
- Sử dụng được các phép toán để xây dựng biểu thức.
- Sử dụng được lệnh gán để viết chương trình.
1. Phép toán
2. Biểu thức số học
3. Hàm số học chuẩn
4. Biểu thức quan hệ
5. Biểu thức lôgic
6. Câu lệnh gán
Trình bày bảng + Bảng phụ
Bài 7:
Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản
7
Kiến thức:
- Biết được ý nghĩa của các thủ tục vào/ra chuẩn đối với lập trình.
- Biết được cấu trúc chung của thủ tục vào/ra trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
Kỹ năng:
Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản.
1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím
2. Đưa dữ liệu ra màn hình
3. Ví dụ
Trình bày bảng + Bảng phụ
Bài 8:
Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
7
Kiến thức:
- Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
- Biết một số công cụ của môi trường Pascal.
Kỹ năng:
- Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi.
- Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lý của kết quả thu được.
1. Giới thiệu màn hình Pascal
2. Một số lệnh thông dụng của Pascal
3. Thao tác soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
Thao tác trên máy chiếu
Bài tập và thực hành 1
8 + 9
Kiến thức:
- Biết được một chương trình Pascal hoàn chỉnh.
- Làm quen với các dịch vụ chủ yếu của Pascal trong việc soạn thảo, lưu chương trình, dịch chương trình và thực hiện chương trình.
Kỹ năng:
- Soạn được chương trình, lưu lên đĩa, dịch lỗi cú pháp, thực hiện và tìm lỗi thuật toán và hiệu chỉnh.
- Bước đầu biết phân tích và hoàn thành một chương trình đơn giản trên Pascal.
1. Tìm hiểu một chương trình hoàn chỉnh
2. Rèn luyện kỹ năng lập trình
Thực hành trên máy tính
Kiểm tra 1 tiết
10
Kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng kiến thức các bài đã học để lập trình giải các bài tập đơn giản.
Chương III:
Cấu 
trúc 
rẽ 
nhánh và lặp
Kiến thức: Học sinh cần:
- Hiểu các khái niệm rẽ nhánh và lặp trong lập trình.
- Biết thực hiện các câu lệnh rẽ nhánh và lặp của Pascal.
- Bước đầu hình thành được kỹ năng lập trình có cấu trúc.
Kỹ năng:
- Có khả năng phân tích bài toán đơn giản để chọn kiểu cấu trúc điều khiểu phù hợp từng thao tác.
- Biết diễn đạt đúng các câu lệnh, soạn được chương trình giải các bài toán đơn giản áp dụng các loại cấu trúc điều khiển như trên.
Thái độ:
- Tiếp tục xây dựng lòng yêu thích giải toán bằng lập trình trên máy vi tính.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của con người.
Bài 9:
Cấu trúc rẽ nhánh
11
Kiến thức:
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán.
- Hiểu câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
Kỹ năng:
- Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
- Viết được các câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đầy đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản.
1. Rẽ nhánh
2. Câu lệnh if - then
3. Câu lệnh ghép
4. Một số ví dụ
Trình bày bảng + Bảng phụ
Bài 10:
Cấu trúc lặp
12 + 13 + 14
Kiến thức:
- Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán.
- Hiểu cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước, cấu trúc lặp với số lần định trước.
- Biết cách vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tình huống cụ thể.
Kỹ năng:
- Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp.
- Viết đúng các lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, lệnh lặp với số lần định trước.
- Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản.
1. Lặp
2. Lặp với số lần biết trước và câu lệnh for - do
3. Lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh while - do
Trình bày bảng + Bảng phụ
Bài tập và thực hành 2
15 + 16
Kiến thức:
Nắm chắc cấu trúc và sơ đồ thực hiện của cấo trúc rẽ nhánh.
Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong việc lập trình giải một số bài toán cụ thể.
- Làm quen với các công cụ phục vụ và hiệu chỉnh chương trình.
Thái độ:
Tự giác, tích cực và chủ động trong thực hành.
1. Làm quen với một chương trình và các công cụ hiệu chỉnh chương trình
2. Rèn luyện kỹ năng lập trình hoàn thiện một bài toán
Thực hành trên máy tính
Ôn tập học kỳ I
17
Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học trong Chương I, Chương II, Chương III để học sinh có thể áp dụng kiến thức đã học để lập trình giải được các bài toán
Trình bày bảng + Bảng phụ
Kiểm tra học kỳ I
18
Kiểm tra mức thu nhận kiến thức của học sinh trong toàn bộ học kỳ I về: cấu trúc chương trình, khai báo biến, thực hiện các phép toán, các thủ tục chuẩn vào/ra, soạn thảo chương trình, dịch và thực hiện chương trình, cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp.
Chương IV:
Kiểu 
dữ liệu có 
cấu 
trúc
Kiến thức: Học sinh cần:
- Hiểu được khái niệm kiểu dữ liệu có cấu trúc.
- Biết được ngôn ngữ lập trình cho phép tạo ra các kiểu dữ liệu có cấu trúc trên cơ sở các kiểu dữ liệu chuẩn.
- Một kiểu dữ liệu có cấu trúc được xây dựng từ những kiểu dữ liệu cơ sở theo một số kỹ thuật tạo kiểu do ngôn ngữ lập trình.
- Kiểu dữ liệu xác định bởi hai yếu tố: phạm vi đối tượng và các thao tác trên đối tượng này.
Kỹ năng:
- Biết cách mô tả kiểu dữ liệu trong Pascal.
- Biết cách sử dụng đúng các thao tác vào/ra dữ liệu cho biến thuộc kiểu dữ liệu có cấu trúc.
- Biết sử dụng đúng các phép toán trên các thành phần cơ sở tuỳ theo kiểu của các thành phần cơ sở.
Thái độ:
- Tiếp tục xây dựng lòng yêu thích giải toán bằng lập trình trên máy vi tính.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lập trình như: ý thức chọn và xây dựng kiểu dữ liệu khi thể hiện những đối tượng trong thực tế ...
Bài 11:
Kiểu mảng
19 +20 + 21 + 22
Kiến thức:
- Hiểu khái niệm mảng một chiều và hai chiều.
- Hiểu cách khai báo và truy cập đến các phần tử của mảng.
Kỹ năng:
- Cài đặt được thuật toán của một số bài toán đơn giản với kiểu dữ liệu mảng một chiều.
- Thực hiện được khai báo mảng, truy cập, tính toán các phần tử của mảng.
1. Kiểu mảng một chiều
2. Kiểu mảng hai chiều
Trình bày bảng + Bảng phụ
Bài tập và thực hành 3
23 + 24
Kiến thức:
Củng cố lại kiến thức cơ bản về kiểu dữ liệu mảng.
Kỹ năng:
- Nâng cao kỹ năng sử dụng một số lệnh kiểu dữ liệu mảng một chiều trong lập trình. Cụ thể:
+ Khai báo kiểu dữ liệu một chiều.
+ Nhập xuất dữ liệu cho mảng.
+ Duyệt qua tất cả các phần tử của mảng để xử lý từng phần tử.
- Biết giải một số bài toán cơ bản thường gặp: 
+ Tính tổng các phần tử thoả mãn điều kiện nào đó.
+ Đếm các số phần tử thoả mãn điều kiện nào đó.
+ Tìm phần tử lớn nhất, nhỏ nhất.
Thái độ:
Góp phần rèn luyện tác phong, tư duy lập trình: tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo trong tìm kiếm kiến thức.
1. Tìm hiểu cách sử dụng lệnh và kiểu dữ liệu mảng một chiều qua chương trình có sẵn
2. Rèn luyện kỹ năng lập trình
Thực hành trên máy tính
Bài tập và thực hành 4
25 + 26
Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức cơ bản khi lập trình với kiểu dữ liệu mảng.
- Làm quen với thuật toán sắp xếp đơn giản.
Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng kiểu dữ liệu có cấu trúc, kỹ năng diễn đạt thuật toán bằng chương trình sử dụng dữ liệu kiểu mảng.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích và đề xuất cách giải bài toán sao cho chương trình chạy nhanh hơn.
Thái độ:
Tự giác, chủ động trong khi thực hành.
1. Tìm hiểu chương trình diễn đạt thuật toán sắp xếp
2. Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích và đề xuất cách giải bài toán
Thực hành trên máy tính
Bài 12:
Kiểu xâu
27 + 28
Kiến thức:
- Biết xâu là một dãy kí tự (có thể coi xâu là mảng một chiều).
- Biết cách khai báo xâu, truy cập phần tử của xâu.
Kỹ năng:
- Sử dụng được một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu.
- Cài đặt được một số chương trình đơn giản có sử dụng xâu.
1. Khai báo
2. Các thao tác xử lý xâu
3. Một số ví dụ
Trình bày bảng + Bảng phụ
Bài tập và thực hành 5
29 + 30
Kiến thức:
- Khắc sâu thêm phần kiến thức về xâu kí tự, đặc biệt các hàm và thủ tục có liên quan.
- Nắm được một số thuật toán cơ bản: tạo xâu mới, đếm số lần xuất hiện một kí tự.
Kỹ năng:
- Khai báo biến kiểu xâu.
- Nhập/xuất giá trị cho biến xâu.
- Duyệt qua tất cả các kí tự của xâu.
- Sử dụng được các hàm và thủ tục chuẩn.
1. Tìm hiểu một chương trình, đề xuất phương án cải tiến
2. Rèn luyện kỹ năng lập trình
Thực hành trên máy tính
Bài tập
31
Học sinh áp dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
Bài tập: 5, 6 SGK trang 79
Trình bày bảng
Kiểm tra thực hành (1 tiết)
32
- Kiểm tra kết quả tiếp thu của học sinh sau khi học hết bài: "Kiểu mảng".
- Đánh giá kỹ năng nhận xét, phân tích một bài toán và kỹ năng lập trình khi giải quyết một bài toán.
- Có thái độ tự giác tích cực trong làm bài kiểm tra.
Bài 13:
Kiểu bản ghi
33
Kiến thức:
- Biết được khái niệm về kiểu bản ghi.
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa kiểu bản ghi với kiểu mảng một chiều.
Kỹ năng:
- Khai báo được kiểu bản ghi, khai báo được biến kiểu bản ghi trong Pascal.
- Nhập xuất được dữ liệu cho biến bản ghi.
- Tham chiếu đến từng trường của kiểu bản ghi.
- Sử dụng kiểu bản ghi để giải quyết một số bài tập đơn giản.
1. Khai báo
2. Gán giá trị
Trình bày bảng + Bảng phụ
Bài tập
34
- Học sinh nắm được toàn bộ kiến thức đã học về kiểu mảng, kiểu xâu và kiểu bản ghi.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích một bài toán.
Bài tập: 8, 9 SGK trang 80
Trình bày bảng
Bài tập
35
- Học sinh nắm được toàn bộ kiến thức đã học về kiểu mảng, kiểu xâu và kiểu bản ghi.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích một bài toán.
Trình bày bảng
Bài tập
36
- Học sinh nắm được toàn bộ kiến thức đã học về kiểu mảng, kiểu xâu và kiểu bản ghi.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích một bài toán.
Trình bày bảng
Chương V:
Tệp và thao 
tác 
với tệp
Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
- Đặc điểm của kiểu dữ liệu tệp.
- Khái niệm về tệp có cấu trúc và tệp văn bản.
- Các thao tác xử lý tệp: gán tên tệp, mở/đóng tệp, đọc/ghi tệp.
- Hiểu các thủ tục khai báo tệp: gán tên tệp, mở tệp để đọc/ghi, đóng tệp.
Bài 14:
Kiểu dữ liệu tệp
37
Kiến thức:
Biết được đặc điểm của kiểu dữ liệu tệp.
Kỹ năng:
Phân loại được tệp
1. Vai trò của kiểu tệp
2. Phân loại tệp và thao tác với tệp
Trình bày bảng + Bảng phụ
Bài 15:
Thao tác với tệp
37
Kiến thức:
- Biết cách khai báo tệp.
- Biết khái niệm về tệp có cấu trúc và tệp văn bản.
Kỹ năng:
- Khai báo đúng biến kiểu tệp.
- Thực hiện được thao tác xử lý tệp: gán tên tệp, mở/đóng tệp, đọc/ghi tệp.
1. Khai báo
2. Thao tác với tệp
Trình bày bảng + Bảng phụ
Thái độ:
- Thấy được sự cần thiết và tiện lợi của kiểu dữ liệu tệp.
- Có ý thức lưu trữ một cách khoa học, phòng chống mất mát hoặc nhiễm virus ...
Bài 16:
Ví dụ làm việc với tệp
38
Kiến thức:
Củng cố lại kiến thức đã học về tệp trong Chương V thông qua VD.
Kỹ năng:
Sử dụng được các hàm và thủ tục liên quan để giải quyết các bài tập.
1. Ví dụ 1
2. Ví dụ 2
Thao tác trên máy chiếu
Bài tập
39
Học sinh áp dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
Bài tập: 1, 2, 3, 4 SGK trang 89
Trình bày bảng
Chương VI:
Chương trình con 
và 
lập trình có
cấu 
trúc
Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
Một số khái niệm về chương trình con, lợi ích của việc viết chương trình con. Phân biệt được hai loại chương trình con là hàm và thủ tục.
Kỹ năng:
- Học sinh biết cách khai báo chương trình con cùng với các tham số hình thức của chúng. 
- Học sinh biết cách sử dụng chương trình chính gọi chương trình con thực hiện với những tham số thực sự.
- Thái độ:
Tiếp tục rèn luyện phẩm chất của người lập trình: tinh thần hợp tác, ...
Bài 17:
Chương trình con và phân loại
40 + 41
Kiến thức:
- Biết được khái niệm chương trình con.
- Biết được ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con.
- Biết được cấu trúc của chương trình con.
- Phân biệt được hai loại chương trình con là hàm và thủ tục.
Kỹ năng:
- Nhận biết được các thành phần trong đầu của thủ tục.
- Nhận biết được hai loại tham số hình thức trong đầu của hàm.
- Biết cách khai báo hai loại chương trình con cùng với tham số hình thức của chúng.
- Biết cách viết lời gọi chương trình con trong thân chương trình chính.
Thái độ:
Rèn luyện các phẩm chất của người lập trình như: tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm, tuân thủ yêu cầu vì một công việc chung.
1. Khái niệm chương trình con
2. Phân loại và cấu trúc của chương trình con
Trình bày bảng
Bài 18:
Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con
42
Kiến thức:
- Biết được cấu trúc chung và vị trí của thủ tục trong chương trình.
- Phân biệt được tham số giá trị và tham số biến.
- Nắm được khái niệm về biến toàn cục và biến cục bộ.
Kỹ năng:
- Nhận biết được các thành phần trong đầu của thủ tục.
- Nhận biết được hai loại tham số hình thức trong đầu của hàm.
- Biết cách khai báo hai loại chương trình con cùng với tham số hình thức của chúng.
- Sử dụng đúng lời gọi chương trình con trong thân chương trình chính.
- Phân biệt được khác nhau cơ bản của thủ tục và hàm.
- Phân biệt và sử dụng đúng biến toàn cục và biến cục bộ.
1. Cách viết và sử dụng thủ tục
2. Cách viết và sử dụng hàm
Thao tác trên máy chiếu
Bài tập và thực hành 6
43 + 44
Kiến thức:
Củng cố lại các kiến thức về xâu kí tự, chương trình con.
Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng xử lý xâu bằng việc tạo hiệu ứng chạy chữ trên màn hình.
- Nâng cao kỹ năng viết và sử dụng chương trình con.
1. Tìm hiểu việc xây dựng hai thủ tục catdan(s1,s2) và cangiua(s).
2. Rèn luyện kỹ năng lập trình
Thực hành trên máy tính
Bài tập và thực hành 7
45 + 46
Kiến thức:
Củng cố lại kiến thức về chương trình con: thủ tục, hàm, tham số biến và tham số giá trị, biến toàn cục và biến cục bộ.
Kỹ năng: 
Sử dụng được chương trình con để giải quyết trọn vẹn một bài toán trên máy tính.
1. Tìm hiểu việc xây dựng các hàm, thủ tục và chương trình thực hiện các việc liên quan đến tam giác
2. Rèn luyện kỹ năng lập trình
Thực hành trên máy tính
Bài tập
47
Học sinh áp dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
Bài tập: 1, 2 SGK trang 117
Trình bày bảng
Bài 19:
Thư viện chương trình con chuẩn
48 + 49
Kiến thức:
Biết được một số thư viện chương trình con.
Kỹ năng:
- Bước đầu sử dụng được các thư viện đó trong lập trình.
- Khởi động được chế độ đồ hoạ.
- Sử dụng được các thủ tục vẽ điểm, đường, hình tròn, hình elip, hình chữ nhật.
1. CRT
2. GRAPH
3. Một số thư viện khác
4. Sử dụng thư viện
Trình bày bảng
Bài tập và thực hành 8
50
Kiến thức:
Học sinh biết được khả năng đồ hoạ của Pascal.
Kỹ năng:
Sử dụng được các thủ tục về đồ hoạ để viết được một chương trình đơn giản.
1. Tìm hiểu một số chương trình Pascal.
2. Rèn luyện kỹ năng xử lý đồ hoạ.
Thực hành trên máy tính
Bài tập
51
Học sinh áp dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
Bài tập: 3, 4 SGK trang 117
Trình bày bảng
Ôn tập cuối năm
52
Kiến thức:
Nắm được toàn bộ kiến thức đã học được từ đầu năm học.
Kỹ năng:
Vận dụng được các lệnh và kiểu dữ liệu đã học để lập trình giải các bài toán một cách trọn vẹn.
1. Nhắc lại kiến thức đã được học
2. Rèn luyện kỹ năng viết chương trình
Thao tác trên máy chiếu
Kiểm tra cuối năm học
53
- Kiểm tra kết quả tiếp thu của học sinh trong năm học.
- Đánh giá kỹ năng phân tích một bài toán và tư duy lập trình trên giấy.
- Có thái độ tự giác, tích cực trong làm bài kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docKHGD_TIN1.doc