Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 3 - Bài 1: Ngày gặp lại - Năm học 2022-2023 - Phan Thị Hiền

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 3 - Bài 1: Ngày gặp lại - Năm học 2022-2023 - Phan Thị Hiền

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức

 - Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.

 - Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

 - Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.

 - Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.

 - Hiểu nội dung bài: Trải nghiệm mùa hè của bạn nhỏ nào cũng đều rất thú vị và đáng nhớ, dù các bạn nhỏ chỉ ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa.

 - Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.

 - Phát triển năng lực ngôn ngữ.

 2. Năng lực chung.

 - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

 

docx 7 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 3 - Bài 1: Ngày gặp lại - Năm học 2022-2023 - Phan Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT PHÚ XUYÊN
TRƯỜNG TH ĐẠI XUYÊN 
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng việt – Lớp 3
Bài 1: Ngày gặp lại (1,5 Tiết)
 GV thực hiện: Phan Thị Hiền 
 Ngày triển khai: 22/8/2022
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức
 - Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
 - Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
 - Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
 - Hiểu nội dung bài: Trải nghiệm mùa hè của bạn nhỏ nào cũng đều rất thú vị và đáng nhớ, dù các bạn nhỏ chỉ ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa. 
 - Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ.
 2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
 3. Phẩm chất.
 - Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
 - Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
 - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
 - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 1.Đối với Giáo viên
 - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK, Máy tính, máy chiếu, slide trình chiếu
2. Đối với học sinh :
 -SGK, vở học sinh, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KHỞI ĐỘNG
- Gv tạo không khí vui vẻ trước giờ học: Cho hs hát bài: “Lớp chúng mình đoàn kết”
-GV giới thiệu chủ điểm
+Gv đưa hình chiếu bức tranh 
? Nội dung tranh vẽ gì?
GV chốt: Đây cũng chính là hình ảnh minh học cho chủ điểm: “Những trải nghiệm thú vị”.Với chủ điểm này, các con sẽ được đọc những bài văn, bài thơ viết về những trải nghiệm thú vị của các bạn nhỏ. Trải nghiệm của các bạn tuy khác nhau nhưng đều rất vui vẻ, giúp các bạn khám phá và thể hiện bản thân mình
- GV giao nhiệm vụ : Các con hãy tưởng tượng con gặp lại bạn sau một kì nghỉ dài con sẽ nói gì với bạn?
-y/c 1 Hs đọc lại y/ cầu
 - y/c HS nói cho nhau nghe những trải nghiệm thú vị của em trong kì nghỉ hè? ( T/g 2 phút)
-Hết thời gian gọi đại diện các nhóm lên chia sẻ
-GV nhận xét+ tuyên dương.
-Gv đưa tiếp 1 bức tranh: HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
-GV dẫn vào bài mới: Tranh vẽ hai bạn nhỏ đang nói chuyện với nhau rất vui vẻ, có nhiều điều muốn kể cho nhau nghe. Vậy hai bạn nhỏ đang nói với nhau chuyện gì? Chúng ta sẽ học bài hôm nay Bài 1: Ngày gặp lại, y/c HS mở vở ghi đầu bài và mở SGK trang 10
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
*Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
? đọc hết đoạn 1: ? Đoạn cô vừa đọc có những nhân vật nào?
-Hai bạn đang làm gì?
- vậy muốn biết hai bạn nói gì với nhau các bạn nghe cô đọc tiếp bài.
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi HS chia đoạn
- GV chốt đoạn: (4 đoạn) và đổi màu 4 đoạn rồi đưa hình ảnh chiếu 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cho cậu này.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bầu trời xanh.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ừ nhỉ.
+ Đoạn 4: Còn lại.
-Gọi 4 HS nối tiếp đọc bài lần 1.
* Luyện đọc đoạn 1:
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1
-Y/C HS nêu từ dễ nhầm lẫn khi đọc
-GV HD học luyện đọc từ khó
? Trong đoạn 1 có lời của ai?
- 1 bạn đọc lại lời của bạn Sơn
- Gv hướng dẫn đọc lời nhân vật Sơn:giọng nhanh, vui thể hiện niềm vui khi gặp lại Chi.
- Gv gọi 3-4 hs đọc lại
GV nhận xét + tuyên dương
* Luyện đọc đoạn 2:
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2
-Y/C HS nêu từ dễ nhầm lẫn khi đọc
-GV HD học luyện đọc từ khó: chú ý đọc đúng thanh ngã và âm “l”
H: Trong đoạn 2 có câu văn dài nào cần luyện đọc
-GV HDHS ngắt nghỉ câu văn dài
“Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện.”//
 -GV :Hd học sinh ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt hơi sau cụm từ dài, cụn từ có nghĩa.
- GV nhặn xét+ khen ngợi.
* Luyện đọc đoạn 3:
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3
-Y/C HS nêu từ dễ nhầm lẫn khi đọc
-GV HD học luyện đọc từ khó: chú ý phát âm đúng “l” và “n”.
Gọi HS giải nghĩa từ “mắt lấp lánh”
-Y/C HS đặt câu với từ “mắt lấp lánh”.
H: Trong đoạn 3 có lời thoại của nhân vật nào?
H: Gọi HS nêu lời thoại của nhân vật Chi?
-GV chiếu slide: Tớ chẳng được đi đâu.
- Bạn nào đọc giúp cô.
GV: Giọng của bạn Chi đọc với giọng chậm, buồn.
-GV nhận xét+tuyên dương.
* Luyện đọc đoạn 4:
-Gọi 1 HS đọc đoạn 4.
- Gọi HS nêu từ khó đọc và từ cần giải thích.
- GVHD HS luyện đọc từ khó.
H: Bạn nào giải thích cho cô “trải nghiệm “nghĩa là gì?
-Bạn nào đặt câu với từ “trải nghiệm”.
H: Trong đoạn 4 có câu văn nào cần luyện đọc không?
GV chiếu slide câu văn dài:
Ngày mai đi học rồi,/ nhưng mùa hè/ chắc sẽ theo các bạn vào lớp học.
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài .
-GV nhận xét + tuyên dương.
*Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm.
-GV cho HS luyện đọc nhóm 4. T/g 3 phút.
- GV tổ chức cho 2 nhóm thi đọc.
-Gọi 2-3 Hs nhận xét.
-GV nhận xét+khen ngợi nhóm thắng cuộc.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Gv khen.
NGHỈ GIỮA GIỜ
(Cô trò cùng vận động theo bài hát )
GV chuyển sang hoạt động 2
TIẾT 2
2.Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
-GV đưa ra nhiệm vụ thảo luận gồm 2 câu hỏi:
1.Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn?
2. Sơn đã có những trải nghiệm gì trong mùa hè?
-Gv nêu yêu cầu: 1 hs đọc lại đoạn 1,2 trước lớp.
Cho học sinh thảo luận nhóm 2, câu1 : 1bạn hỏi, 1 bạn trả lời, câu 2 đổi vai cho nhau.( tg : 3p)
- Gv mời 1 bạn lên điều khiển : đọc lại 2 câu hỏi thảo luận. Bây giờ mời 1 nhóm trình bày
-Bạn điều khiển: Mình mời 1 ý kiến của nhóm khác
Bạn ĐK: Xin ý kiến nhận xét từ các bạn
- Xin ý kiến giáo. Sau đó gv nhận xét, hỏi bạn ĐK: ? Trải nghiệm của con có giống bạn Sơn không?
- Vậy mỗi bạn có những trải nghiệm của riêng mình, để biết bạn Chi có giống với bạn Sơn không đi tìm hiểu tiếp qua đoạn 3,4
-Gọi 1 HS đọc đoạn 3,4
-Y/c 1 hs đọc câu hỏi 3:
? Trải nghiệm của Chi là gì?
H: Trải nghiệm hè của Chi có gì khác so với Sơn?
H: So sánh trải nghiệm hè của 2 bạn
(Gợi ý: khác nhau về địa điểm, hoạt động).
-Liên hệ: Em hãy chia sẻ trải nghiệm thú vị của em trong kì nghỉ hè vừa qua?
 Câu 4: Theo em, vì sao khi đi học, Mùa hè sẽ theo các bạn vào lớp? Chọn câu trả lời hoặc ý kiến khác của em.
a. Vì các bạn vẫn nhớ chuyện mùa hè.
b. Vì các bạn sẽ kể cho nhau nghe những chuyện về mùa hè.
c. Vì các bạn sẽ mang những đồ vật kỉ niệm của mùa hè đến lớp.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Bài văn cho biết trải nghiệm mùa hè của các bạn nhỏ rất thú vị và đáng nhớ, dù ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
3. Hoạt động: Luyện đọc lại.
- GV 1 đọc diễn cảm toàn bài.
-GV tổ chức cho HS đọc bài theo hình thức phân vai.
H: Ngoài lời của 2 nhân vật con thấy lời của ai?
H: Người dẫn chuyện đọc với giọng như thế nào?
H: 2 nhân vật Sơn và Chi đọc với giọng như thế nào?
-Gọi 3 hs đọc trước lớp
-GV nhận xét+tuyên dương.
* Củng cố _ dặn dò:
-Hôm nay các con học bài gì?
-Qua câu chuyện này em thấy được điều gì?
-Về nhà đọc lại bài kể cho bạn bè hoặc người thân nghe những điều thú vị mà các em học được hôm nay
-Chuẩn bị bài sau
-GV nhận xét tiết học
-Cả lớp hát
-Hs lắng nghe, quan sát
-Tranh vẽ 1 chiếc ô tô ngộ nghĩnh chở mấy bạn nhỏ và rất nhiều đồ đạc trên nóc. Trong xe , các bạn đang cười tươi
- HS lắng nghe.
- 1 Hs đọc lại y/c bài
-HS thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe về trải nghiệm thú vị của em trong kì nghỉ hè.
-2-3 nhóm chia sẻ
- 
-Tranh vẽ hai bạn nhỏ đang ngồi trước hiên nhà và hai bạn đang nói chuyện với nhau rất vui vẻ.
-HS mở vở ghi bài
- HS nhận xét.
-HS lắng nghe và đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- Nhân vật Chi và Sơn
-Chi ở nhà và Sơn chạy đến nhà gọi Chi.
-HS chia đoạn
- 4 HS nối tiếp đọc bài
-HS đọc đoạn 1
- HS nêu: tia nắng, rối rít.
- 2-3 HS đọc
-1 HS đọc lại đoạn 1
-HSTL: Trong đoạn 1 có lời của bạn Sơn.
- Hs đọc: Cho cậu này
- Hs đọc lại
- HS nêu: mừng rỡ, gặp lại
-2-3HS đọc
-HS nêu:
-2-3 HS luyện đọc câu văn dài.
HS lắng nghe.
-HS đọc đoạn 3
- HS nêu: lấp lánh, tia nắng
- 2-3 HS đọc.
Là đôi mắt đẹp, sáng.
HS quan sát
-2-3 HS đặt câu
- Có lời thoại của nhân vật Sơn và Chi.
- HS nêu:
 2-3 HS đọc
- HS đọc.
- HS theo dõi.
-1 HS đọc đoạn 4
- HS nêu: trải nghiệm
-2-3 HS đọc.
- Là quá trình hoạt động để tích luỹ kinh nghiệm
-2-3 HS đặt câu.
HS nêu:
 HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm chia sẻ.
-2-3 HS đọc
HS đọc.
-4 HS đọc nối tiếp bài lần 2.
HS luyện đọc nhóm 4.
- Đại diện 2 nhóm lên thi đọc. Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét
- HS vận động theo bài hát
- 2 Hs đọc
- 2 hs đọc.
-HS thảo luận nhóm 2 theo yêu cầu
N’1:
Hs1: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn?
 HS2: Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.)
-HS2: Sơn đã có những trải nghiệm gì trong mùa hè?
- HS1 :Sơn theo ông bà đi trồng rau, câu cá; cùng các bạn đi thả diều.
N’2 trình bày:..
Hs nhận xét
Hs trả lời
Hs đọc
+ Trải nghiệm của Chi: ở nhà được bố tập xe đạp. Bạn được đạp xe đi khắp nơi.
+ Trải nghiệm của Chi: ở nhà được bố tập xe đạp. Còn Sơn về quê theo ông bà trồng rau, câu cá, theo các bạn thả diều. 
- 3-4 HS chia sẻ:
-HS trả lời chọn đáp án hoặc đưa ra ý kiến khác.
-HS nêu
-HS đọc bài.
-: Ngoài lời của 2 nhân vật con thấy lời của người dẫn chuyện.
- Giọng chậm rãi, rõ rang.
Đọc giọng thể hiện theo trạng thái
3 HS đọc. Dưới lớp nx 
-Bài: Ngày gặp lại
-Qua câu chuyện em thấy trải nghiệm mùa hè của các bạn tuy khác nhau nhưng đều rất vui vẻ, bổ ích.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_3_bai_1_ngay_gap_lai_nam.docx