Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông.
Chương trình Giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước.
Chương trình Giáo dục phổ thông là một kế hoạch sư phạm gồm :
Mục tiêu giáo dục ;
Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục ;
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học,
cấp học ;
Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ;
Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp, cấp học.
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông, Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học ; đồng thời cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học.
Có thể nói : Điểm mới của Chương trình Giáo dục phổ thông lần này là đưa Chuẩn kiến thức, kĩ năng vào thành phần của Chương trình Giáo dục phổ thông, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng, tạo nên sự thống nhất trong cả nước ; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập ; giảm thiểu dạy thêm, học thêm.
Nhìn chung, ở các trường phổ thông hiện nay, bước đầu đã vận dụng được Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá ; song về tổng thể, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông ; cần phải được tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa.
Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, xuất bản bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các môn học, lớp học của các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Bộ tài liệu này được biên soạn theo hướng chi tiết, tường minh các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của Chuẩn kiến thức, kĩ năng bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và kiểm tra, đánh giá.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHẠM THỊ SEN (CHỦ BIÊN) - NGUYỄN HẢI CHÂU – NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 LỜI GIỚI THIỆU Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông. Chương trình Giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước. Chương trình Giáo dục phổ thông là một kế hoạch sư phạm gồm : - Mục tiêu giáo dục ; - Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục ; - Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học, cấp học ; - Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ; - Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp, cấp học. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông, Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học ; đồng thời cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học. Có thể nói : Điểm mới của Chương trình Giáo dục phổ thông lần này là đưa Chuẩn kiến thức, kĩ năng vào thành phần của Chương trình Giáo dục phổ thông, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng, tạo nên sự thống nhất trong cả nước ; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập ; giảm thiểu dạy thêm, học thêm. Nhìn chung, ở các trường phổ thông hiện nay, bước đầu đã vận dụng được Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá ; song về tổng thể, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông ; cần phải được tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa. Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, xuất bản bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các môn học, lớp học của các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Bộ tài liệu này được biên soạn theo hướng chi tiết, tường minh các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của Chuẩn kiến thức, kĩ năng bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và kiểm tra, đánh giá. Cấu trúc chung của bộ tài liệu gồm hai phần chính : Phần thứ nhất : Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông ; Phần thứ hai : Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học trong Chương trình Giáo dục phổ thông. Bộ tài liệu : Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Trung học cơ sở và Trung học phổ thông có sự tham gia biên soạn, thẩm định, góp ý của nhiều nhà khoa học, nhà sư phạm, các cán bộ nghiên cứu và chỉ đạo chuyên môn, các giáo viên dạy giỏi ở địa phương. Hi vọng rằng, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ là bộ tài liệu hữu ích đối với cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên và học sinh trong cả nước. Các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai sử dụng bộ tài liệu và tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục, các giáo viên và học sinh thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, góp phần tích cực, quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Lần đầu tiên được xuất bản, bộ tài liệu này khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Bộ Giáo dục và Đào tạo rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc gần xa để tài liệu được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hơn cho lần xuất bản sau. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHẦN THỨ NHẤT GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN 1. Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó. Yêu cầu là sự cụ thể hoá, chi tiết, tường minh Chuẩn, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những "chốt kiểm soát" để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện. 2. Những yêu cầu cơ bản của chuẩn 2.1. Chuẩn phải có tính khách quan, nhìn chung không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn. 2.2. Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng. 2.3. Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là Chuẩn đó có thể đạt được (là trình độ hay mức độ dung hoà hợp lí giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn với những thực tiễn đang diễn ra). 2.4. Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có chức năng định lượng. 2.5. Đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan. II - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình Giáo dục phổ thông (CTGDPT) được thể hiện cụ thể trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) và các chương trình cấp học. Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ thể hoá thành chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học, chương trình cấp học. 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. Mỗi yêu cầu về kiến thức, kĩ năng có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cụ thể, tường minh hơn ; minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung kiến thức, kĩ năng và mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. 2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. 2.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở chương trình các cấp học đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh (HS) cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của từng lớp học và cấp học. Các chuẩn này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học. 2.2. Việc thể hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở cuối chương trình cấp học thể hiện hình mẫu mong đợi về người học sau mỗi cấp học và cần thiết cho công tác quản lí, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (GV). 2.3. Chương trình cấp học đã thể hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng không phải đối với từng môn học mà đối với từng lĩnh vực học tập. Trong văn bản về chương trình của các cấp học, các chuẩn kiến thức, kĩ năng được biên soạn theo tinh thần : a) Các chuẩn kiến thức, kĩ năng không được đưa vào cho từng môn học riêng biệt mà cho từng lĩnh vực học tập nhằm thể hiện sự gắn kết giữa các môn học và hoạt động giáo dục trong nhiệm vụ thực hiện mục tiêu của cấp học. b) Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được thể hiện trong chương trình cấp học là các chuẩn của cấp học, tức là những yêu cầu cụ thể mà HS cần đạt được ở cuối cấp học. Cách thể hiện này tạo một tầm nhìn về sự phát triển của người học sau mỗi cấp học, đối chiếu với những gì mà mục tiêu của cấp học đã đề ra. 3. Những đặc điểm của Chuẩn kiến thức, kĩ năng 3.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết, tường minh bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ năng. 3.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này. 3.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của CTGDPT. Trong CTGDPT, Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập ; đồng thời, Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của CTGDPT. Việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ tạo nên sự thống nhất ; làm hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với chuẩn kiến thức, kĩ năng vào dạy học, kiểm tra, đánh giá ; góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm ; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá và thi theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. III - CÁC MỨC ĐỘ VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Các mức độ về kiến thức, kĩ năng được thể hiện cụ thể trong Chuẩn kiến thức, kĩ năng của CTGDPT. Về kiến thức : Yêu cầu HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Về kĩ năng : Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành ; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,... Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp ; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức. Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo (có thể tham khảo thêm phân loại Nikko gồm 4 mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao). 1. Nhận biết : Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây ; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng. HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng. Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các yêu cầu : - Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất. - Nhận dạng được (không cần giải thích) các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượng trong các tình huống đơn giản. - Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng. 2. Thông hiểu : Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng ; giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng ; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích thông tin (g ... n thép. Nguyên nhân: vị trí địa lí thuận lợi, lao động có trình độ. 1.6. Ghi nhớ một số địa danh: đảo Hôn-xu, đảo Kiu-xiu, núi Phú Sĩ, thủ đô Tô-ki-ô, các thành phố: Cô-bê, Hi-rô-si-ma. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm địa hình, tài nguyên khoáng sản, sự phân bố một số ngành công nghiệp, nông nghiệp của Nhật Bản. - Nhận xét các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Nhật Bản. Chủ đề 5 TRUNG QUỐC 1. Kiến thức 1.1. Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc - Là nước lớn, nằm ở Đông và Trung Á, gần một số nước và lãnh thổ có nền kinh tế phát triển. Thủ đô Bắc Kinh. - Đường bờ biển dài, tạo thuận lợi cho việc giao lưu với thế giới. 1.2. Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế - Đặc điểm tự nhiên: Thiên nhiên đa dạng với 2 miền Đông, Tây khác biệt. + Miền đông: Chiếm khoảng 50% diện tích cả nước. Địa hình phần lớn là đồng bằng châu thổ màu mỡ. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa. Khoáng sản kim loại màu là chủ yếu. + Miền Tây: Núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt. Thượng lưu Hoàng hà, Trường Giang. Tài nguyên: rừng, đồng cỏ, khoáng sản. - Thuận lợi: Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và luyện kim. - Khó khăn: thiên tai gây khó khăn cho đời sống và sản xuất (động đất, lũ, lụt, bão cát). 1.3. Phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế - Dân cư: số dân lớn nhất thế giới(trên 1,3 tỉ người). Đã triệt để áp dụng chính sách dân số, bên cạnh những kết quả đạt được còn dẫn đến mất cân bằng giới. Dân cư tập trung ở miền Đông. - Ảnh hưởng của chúng tới kinh tế : nguồn lao động dồi dào, có truyền thống, chất lượng lao động đang cải thiện, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. 1.4. Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới. Phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế - Đặc điểm triển kinh tế: Công cuộc hiện đai hóa (từ năm 1998) mang lai thay đổi quan trọng: kinh tế phát triển mạnh, liên tục trong nhiều năm; cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng hiện đại. Nguyên nhân: ổn định chính trị; khai thác nguồn lực trong, ngoài nước; phát triển và vận dụng khoa học, kĩ thuật; chính sách phát triển kinh tế hợp lí. - Một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới + Công nghiệp: Phát triển mạnh, một số ngành tăng nhanh, sản lượng đứng hàng đầu thế giới; phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại; đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nguyên nhân: cơ chế thị trường tạo điều kiện phát triển sản xuất; chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài; hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ cao. + Nông nghiệp: Một số nông phẩm có sản lượng đứng hàng đầu thế giới. Nguyên nhân: đất đai, tài nguyên nước, khí hậu thuận lợi; nguồn lao động dồi dào; chính sách khuyến khích sản xuất; biện pháp cải cách trong nông nghiệp. 1.5. Giải thích được sự phân bốcủa kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải - Phân bố công nghiệp: Các trung tâm công nghiệp lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hảitập trung ở miền Đông, nơi có nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển, giàu nguồn nguyên, vật liệu. Công nghiệp nông thôn được quan tâm phát triển. - Phân bố nông nghiệp: các ngành trồng trọt tập trung ở đồng bằng miền Đông (phía bắc trồng các loại cây ôn đới, phía nam trồng cây nhiệt đới), là nơi có đất đai màu mỡ, khí hậu và nguồn nước phù hợp, có nguồn nhân công dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn. - Vùng duyên hải với các đặc khu kinh tế: phát triển các ngành kĩ thuật cao. 1.6. Hiểu được quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam - Mối quan hệ lâu đời, ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực. - Phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. 1.7. Ghi nhớ một số địa danh: Hoàng Hà, Trường Giang, thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thượng Hải, Hồng Công, khu chế xuất Thâm Quyến. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên, sự phân bố dân cư và kinh tế giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc. - Phân tích các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc (giá trị GDP, giá trị xuất, nhập khẩu, sản lượng một số ngành sản xuất của Trung Quốc). Chủ đề 6 ĐÔNG NAM Á 1. Kiến thức 1.1. Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á - Nằm ở Đông Nam châu Á. Có lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn, gồm 11 quốc gia. - Gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo. 1.2. Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - Đặc điểm tự nhiên: + Đông Nam Á lục địa: khí hậu nhiệt đới ẩm, đồng bằng phù sa sông màu mỡ, thảm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa, tài nguyên khoáng sản đa dạng. + Đông Nam Á biển đảo: Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo; thảm thực vật nhiệt đới và xích đạo phong phú; giàu khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên. + Thuận lợi đối với phát triển kinh tế: lợi thế về biển, rừng, đất trồng va tài nguyên khoáng sản. + Khó khăn đối với phát triển kinh tế: nhiều thiên tai như núi lửa, động đất, sóng thần, bão nhiệt đới. 1.3. Phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế - Đặc điểm dân cư: Dân số đông, gia tăng tương đối nhanh, dân số trẻ; mật độ dân số cao, phân bố rất không đều. - Ảnh hưởng của chúng tới kinh tế : + Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. + Chất lượng lao động còn hạn chế, xã hội chưa thật ổn định, gây khó khăn cho tạo việc làm và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực. 1.4. Trình bày và giải thích được một số đặc điểm kinh tế - Có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP. Nguyên nhân: do phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên nông nghiệp nhiệt đới vẫn có vai trò quan trọng; đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, hải sản phát triển. 1.5. Hiểu được mục tiêu của Hiệp hội các nước đông nam Á (ASEAN); cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hóa; thành tựu và thách thức của các nước thành viên - Muc tiêu chính của ASEAN: + Thúc dẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên. + Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ ASEAN, cũng như bất đồng giữa các nước ASEAN với các nước ngoài khối. + Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển. - Cơ chế hợp tác của ASEAN: Các thành viên ASEAN thực hiện hợp tác qua: + Các hội nghị, diễn đàn, hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao. + Kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung. + Các dự án, chương trình phát triển. + Xây dựng khu vực thương mại tự do. - Thành tựu, thách thức: + 10/11 quốc gia Đông Nam Á trở thành thành viên của ASEAN. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao, song không đều; trình độ phát triển chênh lệch, dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu. + Đời sống nhân dân đã được cải thiện, song còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp; tình trạng đói nghèo, dịch bệnh, thất nghiệp làm cản trở sự phát triển; dễ gây mất ổn định xã hội. + Tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây mất ổn định cục bộ. + Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và khai thác môi trường chưa hợp lí. 1.6. Hiểu được sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong Hiệp hội - Sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong Hiệp hội: hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, trật tự an toàn xã hộitạo cơ hội cho nước ta phát triển. - Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thê của ASEAN trên trường quốc tế. 1.7. Ghi nhớ một số địa danh: Tên của 11 quốc gia ở Đông Nam Á. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí, đặc điểm chung về địa hình, khoáng sản, phân bố một số ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp) của các nước ASEAN. - Nhận xét các số liệu, tư liệu về kết quả phát triển kinh tế của các nước ASEAN: sự thay đổi cơ cấu kinh tế, sản lượng một số cây công nghiệp chính. Chủ đề 7 Ô- XTRÂY- LI-A 1. Kiến thức 1.1. Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Ô-xtrây-li-a - Chiếm cả một lục địa ở Nam bán cầu, được bao quanh bởi Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Diện tích đứng thứ sáu trên thế giới. Thủ đô Can-be-ra 1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - Đặc điểm tự nhiên: Địa hình thấp, chia thành 3 khu vực chính; nhiều kiểu khí hậu; cảnh quan đa dạng; giàu khoáng sản; nhiều loại động vật, thực vật bản địa quý hiếm. Việc bảo vệ môi trường rất được quan tâm. - Thuận lợi của thiên nhiên đối với phát triển kinh tế: Giàu tài nguyên, nhất la khoáng sản để phát triển công nghiệp; nhiều đồng cỏ để phát triển chăn nuôi. - Khó khăn đối với sự phát triển kinh tế: Khí hậu lục địa khô hạn chiếm phần lớn lãnh thổ rộng lớn, đặc biệt là hoang mạc Vich-to-ri-a. 1.3. Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng tới kinh tế - Đặc điểm dân cư: Số dân không lớn, gia tăng dân số chủ yếu do sự nhập cư của nhiều dân tộc đến từ các quốc gia khác nhau. Dân cư phân bố không đều. Mức độ đô thị hóa cao. - Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế : Lao động có trình độ cao, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, song thiếu lao động do số dân tương đối ít. Vùng trung tâm rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt. 1.4. Hiểu và chứng minh được sự phát triển năng động của nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế cao, chú ý phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Kinh tế phát triển. Các ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao đã đóng góp nhiều vào GDP. Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tỉ lệ thất nghiệp thấp. Sự phát triển năng động và trình độ cao của nền kinh tế được biểu hiện: + Ngành dịch vụ: Các hoạt động ngoại thương, tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, hàng không nội địa, du lịchphát triển. + Ngành công nghiệp: Phát triển các ngành công nghệ cao như sản xuất thuốc và thiết bị y tế, phần mềm máy tính công nghiệp chế biến thực phẩm. Các trung tâm công nghiệp lớn: Xít-ni, Men-bơn, + Ngành nông nghiệp: Hiện đại, phát triển các trang trại có quy mô lớn, trình độ kĩ thuật cao, tự động hóa, cơ giới hóa. Đóng góp giá trị lớn cho xuất khẩu. 1.5. Ghi nhớ một số địa danh: Hoang mạc Vich-to-ri-a, thủ đô Can-be-ra, thành phố Xit-ni. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ Ô-xtrây-li-a để trình bày vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên (địa hình, khoáng sản), phân bố dân cư và kinh tế (phân bố một số ngành công nghiệp, nông nghiệp). - Nhận xét các số liệu, tư liệu về dân cư của Ô-xtrây-li-a: gia tăng dân số, chất lượng lao động, cơ cấu lao động.
Tài liệu đính kèm: