I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC
1. Về kiến thức
- Hiểu được từ trường là gì? Và những vật nào gây ra từ trường?
- Phát biểu được định nghĩa về phương và chiều của từ trường tại một điểm. Biết cách xác định chiều các đường sức từ
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phát triển sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường
- Kỹ năng xác định mặt Nam hay mặt Bắc của một dòng điện chạy trong một mạch kín
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị các thiết bị cho thi nghiệm chứng minh về lực tương tác từ, từ phổ theo các hình vẽ từ 19.1-19.5. Các thiết bị bao gồm: thanh nam châm,kim nam châm và thí nghiệm về tương tàc giữa các dòng điện
- Chuẩn bị các phiếu học tập
Bài 19 : TỪ TRƯỜNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC 1. Về kiến thức - Hiểu được từ trường là gì? Và những vật nào gây ra từ trường? - Phát biểu được định nghĩa về phương và chiều của từ trường tại một điểm. Biết cách xác định chiều các đường sức từ 2. Về kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phát triển sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường - Kỹ năng xác định mặt Nam hay mặt Bắc của một dòng điện chạy trong một mạch kín II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chuẩn bị các thiết bị cho thi nghiệm chứng minh về lực tương tác từ, từ phổ theo các hình vẽ từ 19.1-19.5. Các thiết bị bao gồm: thanh nam châm,kim nam châm và thí nghiệm về tương tàc giữa các dòng điện - Chuẩn bị các phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoat động 1: NAM CHÂM - Bài học có vai trò quan trọng mở đầu cho một chương mới,khi học sinh đã biết 2 dạng trường lực: trọng trường( trường hấp dẫn ) gâ ra tương tác giữa các vật có khối lượng và điện trường(trường tích điện ) gây ra tương tác giữa các vật tích điện. Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với một loại từ tường mới: từ trường, gây ra tương tàc giữa càc vật có từ tính. Khái niệm và nam chậm học sinh đã được học ở THCS vì vậy giáo viên chỉ cần giới thiệu qua và hướng dẫn cho học sinh đọc sách và trả lời vào phiếu học số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 + Kể tên một số hoá chất làm nam châm + Khái niệm về cực của nam châm (bao nhiêu cực,tên gì,ký hiệu)? + Tương tác giữa các nam châm ( nơi xảy ra tương tác, cực cùng tên ,khác tên..)? Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên giới thiệu về lịch sử phát hiện nam châm, các vật liệu nam châm ( các chất và các hợp chất) và hướng dận học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu C1. - Mối nam châm có 2 cực phân biệt :Nam và Bắc - Giáo viên làm thí nghiệm để chứng tỏ :2 cực nam châm cùng cực sẽ đậy nhau và ngược lại: - Giới thiệu về lực từ :NC có tính từ. Chú ý :Cực Nam(S:South): Bắc( N: North) Yêu cầu học sinh trả lời vào phiếu học tập - HS tiếp thu lời giới thiệu của gioá viên và liên hệ với thữc tiễn + Các vật liệu làm nam châm + Trả lời câu hỏi C1 + Hai cực của nam châm (N:S) - Quan sát giáo viên làm thí nghiệm để rút ra nhận xét + HS1. nhận xét về kết quả thí nghiệm + HS2. bổ sung và hoàn thiện kiến thức về vấn đề này + Trả lời câu 2 + Trả lời vào phiếu học tập. Chuẩn bị trả lời trước lớp nếu được gọi Hoạt động 2 : TỪ TÍNH CỦA DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN Nội dung cua phần này rất phù hợp với phương pháp truyền thụ thông qua thí nghiệm.Sau khi có kết qủa thí nghiệm,giáo viên cho học sinh thảo luận và rút ra nhận xét vào phiếu trắc nghiệm số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 + Dây dẫn có dòng điện có thể tác dụng lên nam châm? + Nam châm có thể tác dụng lên dây dận có dòng điện? + Giữûa các dây dẫn có dòng điện có tương tác nhau? + Kết luận? Trợ giúp của giáo viên Hoat động của học sinh - Giáo viên tiến hành các thí nghiệm khắc nhau về thương tác từ( hình 19.2 19.3 19.4 trong sách giáo khoa): nam châm – nam châm; nam châm – dòng điện- nam châm; dòng điện – dòng điện - Giáo viên làm các thí nghiệm tương tác từ ở trong mặt phẳng và trong không gian - Giáo viên gọi học sinh nhận xét về kết quả thí nghiệm. - Giáo viên kết luận và kiểm tra phiếu học tập của học sinh - Quan sát giáo viên làm thí nghiệm để rút ra nhận xét HS1:nhận xét về kết quả thí nghiệm và giáo viên hoàn thiện về kiến thức này - Dòng điện cũng có tác dụng từ như nam châm. Củ thể; - Kết luận:giữa hai dây dận có dòng điện,giữa hai nam châm, giữa một dòng điện và 1 nam châm có lực tương tác: lực từ. Ta nói dòng điện, nam châm,. Có từ tính - Trả lời vào phiếu học tập, chuận bị trả lời trước lớp nếu được gọi Hoạt động 3 : TỪ TRƯỜNG Vì học sinh đã học khái niệm về điện trường nên giáo viên dựa vào tính tương tự cho học sinh liên hệ và kết hợp với sách giáo khoa đưa ra định nghĩa về từ trường Trợ giúp của giáo viên Hoat động của học sinh Khái niệm về từ trường Giáo viên thuyết giảng và đặt các câu hỏi về sự xuất hiện của lực từ + Giải thích sự tác dụng của lực từ lên nam châm hoặc lên dòng điện + Gọi học sinh phát biểu định nghĩa về từ trường (ï hàng chữ nghiêng trong sách giáo khoa) + Giáo viên đặt vấn đề về cách xác định sự tồn tại của từ trường và hướng dận học sinh cách xác định + Hướng của từ trường? + Sử dụng kim nam châm thử + Giải thích sự xuất hiện của lực từ + Xung quanh một dòng điện hay một nam châm, tồn tại một từ trường + Từ trường nay đã gây ralực từ tác dụng lên một dòng điện khắc hay một nam châm khác đặt trong đó + Học sinh kết luận và định nghĩa + Áp dụng nguyên tắc tác dụng lực lên kim nam châm để phát hiện từ trường tại một điểm + Dùng kim nam châm để phát hiện hướng + Hướng của từ trườngtại một điểm là hướng của kim nam châm nhỏ Hoạt động 4: ĐƯỜNG SỨC TỪ(ĐƯỜNG CẢM ỨNG TỪ) Để dẫn tới khái niệm đường sức từ , cũng nên nhắc lại những tính chất của các đường sắc điện ,dựa vào đó học sinh có thể suy ra những tính chất tuong ững của các đường sức từ. Học sinh tự liên hệ và kết hợp với sgk để có thể tự vẽ được đường sức từ cho các trường hợp đơn giản. Nếu có điều kiện nên làm thí nghiệm và cho học sinh quan sát sau đó nhận xét và trả lời vào phiếu học tạp số 3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 + Định nghĩa đường sức từ? + Cách xác định chiều cụa đường sức từ của dòng điện thẳng và tròn? + Các tính chất của đường sức từ? Trợ giúp của giáo viên Hoat động của học sinh - Giáo viên yêu cầu một học sinh nhắc lại khái niệm đường sức điện( biểu diễn hình học của điện trường) liên hệ với tính tương tự và nêu lên định nghĩa đường sức từ + Nhắc lại những tính chất cơ bản của các đường sức điện + Yêu cầu học sinh vẽ các đường sức từ - Giới thiệu từ phổ Các ví dụ về đường sức từ + Từ trường có dòng điện thẳng rất dài, giáo viên giới thiệu thí nghiễm hình 19.7a, gọi học sinh rút ra nhận xét: Giới thiệu quy tắc bàn tay phải Từ trường của dòng điện tròn; Giới thiệu thí nghiệm hình 19.9a Về các quy tắc nam châm thuận bắc ngược và vào nam ra bắc Các tính chất của đường sức từ Gợi ý cho học sinh trả lời các tính chất của đương sức từ - Trả lời theo yêu cầu của giáo viên .dưới sự hương dận của giáo viên, học sinh Vẽ lại các đường sức từ trong một vài trường hợp đơn giản - Nêu định nghĩa theo sách giáo khoa - Chiều đường sức từ tại một điểm cúng là chiều của tứ trường tại điểm đó Dựa vào từ phổ học sinh có thể suy ra (dưới sự hướng dẫn của giáo viên ) những tính chất tương ứng của các đường sức từ Đường sức từ của dòng điện thẳng rất dài là những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện Chiều tuân theo quy tắc bàn tay phải (hình 19.9b) Trình bày 4 tính chất của các đường sức từ Trả lời vào phiếu học tập chuận bị trả lời câu hỏi nếu được gọi Hoạt động 5 : TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT Nội dung mục đích này thích hợp cho thuyết trình, vì vậy giáo viên trình bày cho học sinh đọc sách giáo khoa sau đó trình bày các khái niệm về địa cực (địa cực nam và địa cực bắc);địa từ trường làm trung bình và ứng dụng thực tế của la bàn Trợ giúp của giáo viên Hoat động của học sinh - Giáo viên cho các nhóm học sinh tự đọc và thuyết trình trước lớp - Các nhóm còn lai bổ sung và nhận xét - Giáo viên yêu cầu HS của nhóm khác trình bày và bổ sung và tổng kết, giải thích bằng hình vẽ 9.11 - Ứng dụng thực tế của địa từ trường Nghiên cứu và thảo luận phần 2 của nhóm mình, trình bày cho cả lớp cùng nghe Cấu tạo và tính chất của la bàn Nguyên tắc hoạt động:do kim nam châm luôn luôn chịu tắc dụng của từ trường trái đất địa từ trường Khi cân băng, kim nam châm theo một hướng xác định:hướng của từ trường + Giá trị, nguồn gốc + Tính tuần hoàn - Khi bất thường. Đặc điểm. Nguồn gốc IV. CỦNG CỐ BÀI HỌC - Nhắc lại các kiến thức được tóm tắt bằng chữ đậm cuối bài - Nhấn mạnh các tính chất của tứ trường, so sánh sự giống nhau và khác nhau của với điện trường V. BÀI TẬP VỀ NHÀ - Trả lời và làm các câu hỏi và bài tập từ 1 đến 8 trang 124 - Lưu ý so sánh các tính chất của từ trường và điện trường Bài 20 : LỰC TỪ - CẢM ỨNG TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC 1. Về kiến thức: - Năm được khái niệm về từ trường đều và xác định được lực do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện - Phát biểu được định nghĩa véctơ cảm ứng từ ( phuong, chiều,độ lớn.) và mối quan hệ giữa lực từ và cảm ứng từ - Phát biểu được định nghĩa phân tử dòng điện 2.Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích hiện tượng và xác định phương chiều của véctơ cảm ứng từ - Rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết để giải các bài bài tập thực tế II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + Chuẩn bị các đồ dùng cho thí nghiệm về lực điện từ(hình 20.1 và 20.2SGK) + Chuẩn bị các phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 . Bài cũ: + Phát biểu định nghĩa:từ trường;đường sức từ ? + So sánh : Các tính chất của đường sức điện vá đường sức từ ,bản chất của điện trường và từ trường 2. Bài mới Đặt vấn đề: Bài không dài tuy nhiên kiến thức tương đối khó có sử dụng các kiến thức véctơ vì vậy giáo viên cần giảng kỹ dể học sinh có thể vận dụng được khi giải bài tập. Giáo viên bổ sung khái niệm tích vectơ cho học sinh trước khi trình bày các phần chính bài học. Đặt vấn đề về đại lượng đặc trưng cho tắc dụng cùa từ trường là gì? Từ đó dẫn dắt học sinh đi vào vấn đề cần nghiên cứu Hoạt động 1 : LỰC TỪ Nội dung của phần này tuy không khó nhưng là cơ sở để cho các phần sau vì vậy giá viên có thể liên hệ vói các kiến thức đã học về điện trường đều( ở không gian của tụ đệin phẳng) để học sinh ... ây ra từ trường thuộc vào vị trí M Hoat động 1: TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG DÂY DẪN THẲNG DÀI So với việc xác định vectơ điện trường E thì việc xác định vectơ từ cảm B phức tạm hơn. Vì phải diễn tả các phân tử trong không gian .nhieu khi phải cân nhắc xem nên chọn mặt phẳng hình vẽ dây dẫn có dòng điện hay vuông góc với dây dận ấy. Giáo viên cần trình bày kỹ một mục và kiểm tra sự lĩnh hội của học sinh thông qua phiếu học tập ( thời lượng 10 phút) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 + Hình dạng và đặc điểm của đường sức của dòng điện thẳng ? + Cách xác định vectơ cảm ứng từ B Tại một điệm M? + Độ lớn cảm ứng từ tại M (do dòng điện thẳng gây ra )? Trợ giúp của giáo viên Hoat động của học sinh - Giáo viên mô tả thí nghiệm như hình 21.1. bằng các câu hỏi gợi ý học sinh kết hợp với các kiến thức đã học ở bài 19 và 20 để thực hiện: + Phân tích cách xác định vectơ B và các mối liên hệ của đường sức của từ trường tại điểm đó . + Yêu cầu học sinh tr3 lời câu C2( thông qua hình vẽ 21.1) - Phân tích sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện và khoảng cách tại điểm đang xét đến tâm của các đường sức. - Gọi một học sinh giải bài tập thí dụ như trong sách giáo khoa. - Học sinh xác định vectơ cảm ứng từ B thông qua các bước gợi ý của giáo viên - Rút ra kết luận về : + Phương:OM và PQ Lý do mp (PQ.M) + chiều : xác định bởi quy tắc bàn tay phải + độ lớn B = 2.10.I / r + đơn vị :tesla (T) - Thực hiện giải thí dụ áp dụng - Trả lời các câu hỏi vàn phiếu học tập và nộp lại cho giáo viên Hoạt động 2 : từ trường của dòng điện chạy trong dây dận uốn thành vòng tròn. Tương tự như trong hoạt động một, ở đây giáo viên trình bày nội dung thông qua hình vẽ đã được phóng to sẵn trên khổ giấy lớn, chỉ cho học sinh thấy các đường sức từ,từ đó để học sinh thảo luận và lết luân sau đó trả lời vào phiếu học tập số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 + Nhận xét về hình dạng các đường sức từ của vòng dây ? + Chỉ ra hướng và đường sức từ ( vào nam ra bắc ) + Phương chiều và độ lớn của cảm ứng từ tại tâm O? Trợ giúp của giáo viên Hoat động của học sinh Giới thiệu hình vẽ 21.3 (SGK) - Giáo viên hướng dận và gợi ý để học sinh tìmkết quả - Gọi một học sinh trình bày ý kiến của mình - Kết luận lại vấn đề - Học sinh thảo luận và nhận xét kết quả . xác định vectơ B + Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên + Học sinh nhận xét bổ sung ghi chép vào vở + Điểm đặt :tại tâm O + phương:mặt phẳng chứa dòng điện I + Chiều vào nam ra bắc của dòng điện tròn đó Độ lớn B =10.2I / r B = 10. 2N I / r - Trả lời vào phiếu học tập Hoạt động 3: TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG ỐNG DÂY DẪN HÌNH TRỤ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 + Nhận xét về hìmh dạng các đường sức từ trong và ngoài ống dây + Chỉ ra các cực của ống dây? + Phương chiều và độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây? Trợ giúp của giáo viên Hoat động của học sinh +Giáo viên giới thiệu hình vẽ 21.4,phân tích các đường sức từ và nhấn mạnh trong lòng và bên ngoài ống dây. Gọi 1 học sinh trình bày các nhận xét của mình theo định hướng của các câu hỏi: + nhận xét về hình dạng các đường sức từ trong và ngoài ống dây ? +Chỉ ra các cực của ống dây ? + Phương chiều và độ lớn của cảm ứng từ trong lòng ống dây ? -Yêu cầu học sinh trả lời câu C2. -Kết luận lại vấn đề. -Học sinh thảo luận, nhận xét kết quả và xác định vectơ B. Sau đó thống nhất câu trả lời theo yêu câu của giáo viên : -Kết quả: +Độ lớn: B = 10.4N I / l Hoặc: B = 10.4nI +Trong lòng ống dây đường sức là các đường thẳng song song từ trường đều. + Ngoài ống dây đường sức từ có dạng giống đường sức từ của 1 thanh nam châm đi ra từ cực bắc,đi vào từ cực nam của ống dây. -Học sinh nhận xét bổ sung -Trả lời câu C2 theo yêu cầu của giáo viên và các em khác bổ sung . -Trả lời vào phiếu học tập va chuận bi trình bày trước lớp nếu được gọi. -Ghi chép vào vở Hoạt động 4: TỪ TRƯỜNG CỦA NHIỀU DÒNG ĐIỆN Mục này chỉ cần thông báo cho học sinh sử dụng nguyên lý chống chất từ trường đã học để xác định từ trường của nhiều dòng điện gây ra tai 1 điểm. Có thể thông qua bài tập thí dụ cụ thể để hiểu được cách xác định tư trường tổng hợp nhanh nhất Trợ giúp của giáo viên Hoat động của học sinh - Giáo viên giới thiệu hình vẽ 21.5 nhắc lại nguyên lý chống chất điện trường - Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài - Dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành hình tròn. - HS thương hay bị nhầm khi xác định chiều của vectơ từ cảm gây bởi 2 dòng điện song song chiều hoặc ngược chiều -Thí dụ áp dụng: gọi 1 học sinh lên giải bài tập thí dụ như trong sách giáo khoa, cả lớp cùng giải vào giấy nháp -Yêu cầu học sinh trả lời câu C3 -Học sinh tiếp thu và chuẩn bị câu trả lời : -HS so sánh , nhận xét và đưa ra kết quả đối với từ trường? +Mục đích +Nguyên lí -Giải bài tập thí dụ, chuẩn bị phương án trả lời các yêu cầu của GV -Trả lời câu C3 IV. CỦNG CỐ BÀI HỌC - GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi 1,2,/133-SGK - Lưu ý chính xác định hướng phương chiều và đỗ lớn của cảm ứng từ B trong các trường hợp thông qua 2 quy tắc “vào Nam –ra Bắc’’ và Nam thuận Bắc ngược V. BÀI TẬP VỀ NHÀ - Làm bài tập số 3 đến bài 7 /133—SGK và một số bài tập ở SBT trong bài liên quan đến từ trường. BÀI 22: LỰC LORENXƠ I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Phát biểu được đặc trưng về phương, chiều và viết được biểu thức lực Lorenxơ - Nêu được đặc trưng cơ bản của chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều, viết được biểu thức bán kính của vòng tròn quỹ đạo 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho học simh kỹ năng phân tích lực nói riêng và phân tích vectơ nói chung - Rèn luyện kỹ năng vận dụng các vấn đề lý thuyết vào việc giải bài tập thực tế. Kĩ năng tính toán II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên chuẩn bị các thiết bị trực quan về chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều - Chuẩn bị các phiếu học tập III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: Phát biểu quy tắc bàn tay trái? Biểu thức xác định độ lớn của cảm ứng từ trong lòng ống dây hình trụ có dòng điện chạy qua. 2. Bài mới: Hoạt động 1 : LỰC LO-REN-XƠ Giáo viên thông báo cho học sinh biết lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện có thể xem là tổng hợp các lực từ tác dụng lên các electron chuyển động có hướng tạo thành dòng điện PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 + Định nghĩa lực Lo-ren-xơ + Cách xác định lực Lo - ren-xơ và biểu thức của nó + Nhận xét về phương chiều của lực Lo-ren-xơ Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Bản chất của dòng điện trong kim loại? Nhấn mạnh dòng điện là dòng electron - Khi dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường B? Thông bao cho học sinh: + Bản chất lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện là tổng hợp các lực từ tác dụng lên các electron chuyển động có hướng tạo thành dòng điện * Xác định lực Lo-ren-xơ - Giới thiệu hình vẽ 22.1 - Hướng dẫn học sinh tự tìm ra kết quả: chú ý biểu thức của mật độ dòng điện: j = I/S = n.q.v đã gặp trong phần dòng điện trong các môi trường - Giới thiệu hình vẽ 22.2 - Hướng dẫn học sinh so sánh về hướng phụ thuộc điện tích q Từ đó rút ra kết luận - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi vào phiếu học tập Học sinh hoạt động theo tổ và trả lời câu hỏi: + Dòng điện trong kim loại là gì? + Khi dây dẫn có dòng điện đặt trong B? + Thí nghiệm chứng minh? + Thảo luận và tìm kết quả ? + Bản chất dòng điện trong kim loại? + Đưa ra định nghĩa về lực Lorenxơ - Tiến hành biến đổi toán học như trong sách giáo khoa. Suy ra lực Lorenxơ tác dụng lên mỗi hạt mang điện : Suy ra độ lớn: f = q.v.B.sin - Khi q > 0 các vectơ v và B và ngược lại khi q < 0 - Trả lời câu hỏi C1 và C2 - Trả lời vào phiếu học tập và chuẩn bị trình bày trước lớp nếu được gọi - Ghi kết luận theo SGK vào vở Hoạt động 2. CHUYỂN ĐỘNG CỦA HẠT ĐIỆN TÍCH TRONG TỪ TRƯỜNG ĐỀU PHIẾU HỌC TẬP 2 + Nhận xét về chuyển động của hạt chịu tác dụng của lực có phương luôn vuông góc với vận tốc? + Nhận xét về chuyển động của hạt điện tích chịu tác dụng của Lực Lorenxơ có phương luôn vuông góc với vận tốc + Quỹ đạo chuyển động của hạt mang điện trong từ trường đều khi vận tốc ban đầu vuông góc với từ trường B? Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh * Chú ý: Khi hạt chuyển động chỉ chịu duy nhất lực Lorenxơ vì f luôn vuông góc với v nên khi độ lớn có vận tốc không đổi thì hạt chuyển động tròn đều - Giáo viên nhấn mạnh các chú ý cho học sinh nắm * Chuyển động của hạt điện tích trong từ trường đều + Viết phương trình chuyển động của hạt dưới tác dụng của từ trường ( Theo định luật II Newtơn) + Hướng dẫn học sinh chọn hệ toạ độ (hình 22.5). Lập luận để dẫn đến kết luận về chuyển động của hạt điện tích + Độ lớn của lực Lorenxơ: Hướng dẫn học sinh lập luận + Giới thiệu hình 22.6 và yêu cầu học sinh trả lời câu C3 và C4 * Ứng dụng của lực Lorenxơ: Giáo viên thông báo cho học sinh biết quy tắc - Học sinh thảo luận theo nhóm và nêu các công thức liên quan + HS1 trả lời câu hỏi của giáo viên + P = + HS2 nhận xét và bổ sung - Kết luận: SGK + Theo định luật II Newtơn: Suy ra : Chuyển động của hạt là chuyển động thẳng trong mặt phẳng vuông góc với từ trường lực Lorenxơ là lực hướng tâm: f = qvB * Trả lời câu hỏi C3 - Khi bán kính không đổi thì quỹ đạo của hạt là một đường tròn - Bán kính: R = mv/q.B - Trả lời câu hỏi C4 - Trả lời vào phiếu học tập - Ghi kết luận theo SGK vào vở IV. CỦNG CỐ - Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 1,2 và làm bài tập trắc nghiệm 3,4,5 trang 138 SGK - Củng cố bằng các câu hỏi trắc nghiệm V. DẶN DÒ - Làm các bài tập từ số 3 đến số 8 trang 138 SGK và một số bài tập ở SBT - Đọc thêm mục ‘em có biết’ trang 139
Tài liệu đính kèm: