Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 42, 43: Thực hành: khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt và đặc tính khuếch đại của tranzito

Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 42, 43: Thực hành: khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt và đặc tính khuếch đại của tranzito

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Bằng thực nghiệm thấy được đặc tính chỉnh lưu dòng điện của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito

 - Vận dụng kiến thức lí thuyết về dòng điện trong bán dẫn, giải thích kết quả thực nghiệm.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng dao động kí điện tử.

 - Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm thực tập, biết cách thu thập số liệu và xử lí số liệu.

 - Rèn luyện kĩ năng hoạt động theo nhóm trong thực hành, thí nghiệm.

 3.Thái độ:

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của thầy:

 - 4 dao động kí điện tử và 4 máy phát dao động, bốn mạch điện chỉnh lưu nửa chu kì của điốt và mạch khuếch đại của tranzito được mắc sẵn trên tấm bản gỗ.

 - Vẽ hình 25.5 và 25.6 trên giấy A0.

 2. Chuẩn bị của trò:

 - Ôn tập kiến thức về dòng diện xoay chiều ở lớp 9 THCS.

 - Ôn lại kiến thức về quy luật dẫn điện của điốt và tranzito, ý nghĩa của đặc tuyến vôn-ampe.

 - Ôn lại cấu tạo của ống phóng điện tử và nguyên tắc hoạt động của ống phóng điện tử.

 - Chuẩn bị giấy vẽ đồ thị có kẻ sẳn ô milimet.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1670Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 42, 43: Thực hành: khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt và đặc tính khuếch đại của tranzito", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Tiết 42-43: Thực hành: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA ĐIỐT VÀ ĐẶC TÍNH KHUẾCH ĐẠI CỦA TRANZITO
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Bằng thực nghiệm thấy được đặc tính chỉnh lưu dòng điện của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito
 - Vận dụng kiến thức lí thuyết về dòng điện trong bán dẫn, giải thích kết quả thực nghiệm.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng dao động kí điện tử.
 - Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm thực tập, biết cách thu thập số liệu và xử lí số liệu.
 - Rèn luyện kĩ năng hoạt động theo nhóm trong thực hành, thí nghiệm.
 3.Thái độ:
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của thầy:
 - 4 dao động kí điện tử và 4 máy phát dao động, bốn mạch điện chỉnh lưu nửa chu kì của điốt và mạch khuếch đại của tranzito được mắc sẵn trên tấm bản gỗ.
 - Vẽ hình 25.5 và 25.6 trên giấy A0.
 2. Chuẩn bị của trò: 
 - Ôn tập kiến thức về dòng diện xoay chiều ở lớp 9 THCS.
 - Ôn lại kiến thức về quy luật dẫn điện của điốt và tranzito, ý nghĩa của đặc tuyến vôn-ampe.
 - Ôn lại cấu tạo của ống phóng điện tử và nguyên tắc hoạt động của ống phóng điện tử.
 - Chuẩn bị giấy vẽ đồ thị có kẻ sẳn ô milimet.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Hoạt động ban đầu
 1. Ổn định tổ chức: (1phút) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (7phút)
 - Hãy vẽ dạng đồ thị của dòng điện xoay chiều?
 - Nêu đặc tính dẫn điện của điốt và của tranzito?
 - Nêu cấu tạo của ống phóng điện tử. Nguyên tắc hoạt động của ống phóng điện tử.
 ĐVĐ: Chúng ta đã biết điốt dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều và tranzito dùng để khuếch đại trong các mạch điện. Trong bài học hôm nay chúng ta khảo sát các đặc tính đó.
B.Hoạt động dạy-học:
TL
(ph)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
 30
Hoạt động 1: Thiết kế các phương án thí nghiệm khảo sát đặc tính chỉnh lưu cảu điốt bán dẫn và đặc tính khuyêch đại của tranzito
HS: Thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
- Cần phải có một đi ốt bán dẫn chỉnh lưu, một điện trở và một nguồn điện xoay chiều và mắc nối tiếp nhau.
HS: Suy nghĩ.
- Có thể dùng dao động kí điện tử để kiểm tra.
HS: Chú ý quan sát khi Gv giới thiệu, đồng thời các nhóm thực hiện ngay trên dao động kí và máy phát dao động của nhóm được phát theo nhóm.
HS: Thảo luận nhóm để vẽ mạch có sử dụng dao động kí điện tử và máy phát dao động.
- Cần phải mắc máy phát dao động vào hai đầu đoạn mạch.
- Để kiểm tra tín hiệu vào ta đưa tín hiệu hai đầu đoạn mạch vào cổng CH1, và để kiểm tra tín hiệu sau khi đi qua đioots chỉnh lưu ta đưa tín hiệu đó vào cỗng CH2
HS chú ý quan sát.
HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên báo cáo.
HS thảo luận theo nhóm.
- Nêu cách mắc mạch khuếch đại.
+ Dùng một tranzito và các điện trở, nguồn điện.
+ Dùng dao động kí điện tử để kiểm tra.
HS chú ý quan sát lắng nghe.
Các nhóm làm theo yêu cầu của GV:
HS: Thảo luận nhóm, các nhóm nêu các bước tiến hành thí nghiệm. Có thể các nhóm phải bổ sung cho nhau, tuy vậy với sự hướng dẫn của GV, cần nếu đầy đủ các bước như sau.
* Thí nhiệm khảo sát đặc tính chỉnh lưu của đi ốt.
- Chú ý điều chỉnh máy để có đồ thị của 2-3 chu kì,ổn định để có các giá trị trên màn.
- Ghi kết quả.
- Vẽ đồ thị U = f(t) cảu dòng điện ở trước và sau đioots theo kết quả trên màn dao động kí điện tử trên giấy có ô milimets.
- Xác định gần đúng giá trị của U trước và sau chỉnh lưu.
- Nhận xét về độ giảm thế trên đi ốt.
* Thí nghiệm khảo sát đặc tính khuêchs đại của tranzito
- Điều chỉnh dao động kí điện tử để có hai đường đồ thị ổn định của 5-6 chu kì.
- Quan sát tín hiệu ở trước và sau tranzi to.
- Thay đổi biên độ của máy phát dao động, quan sát sự thay đổi của hai đồ thị.
- Ngắt K1+, đóng K2, quan sát đồ thị trên màn, sau đó đóng K1 và quan sát tiếp.
- Ghi kết quả.
- Vẽ đồ thị trên giấy ô milimet của tín hiệu trước và sau tranzito.
- Xác định gần đúng độ khuếch đại của mạch bằng cách lập tỉ số giữa tín hiệu trước và sau tranzito.
- Nhận xét sự thay đổi của độ khuếch đại khi tín hiệu thay đổi về biên độ và khi không có tín hiệu vào.
GV: Nêu câu hỏi thiết kế phương án thí nghiệm.
- Hãy thiết kế phương án thí nghiệm khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt?
Gợi ý:
- Cần phải thiết kế mạch điện như thế nào để khảo sát? Trong mạch điện đó cần những dụng cụ gì?
- Làm thế nào để kiểm tra được dòng điện qua điện trở đã được chỉnh lưu nửa chu kì.
GV: Nhắc lại nguyên tắc hoạt động của dao động kí điện tử và nêu câu hỏi gợi ý.
- Có thể dùng dao động kí điện tử để kiểm tra dòng điện qua điện trở R đã được chỉnh lưu không?
GV: Giới thiệu cách sử dụng dao động kí điện tử và máy phát dao động.
- Nguồn điện dưa vào phải là nguồn xoay chiều, muốn vậy chúng ta sử dụng máy phát dao động. Để tín hiệu dưa vào mạch là xoay chiều chúng ta để máy phát dao động dạng hình sin.
- Muốn có tín hiệu đưa vào có tần số là 50Hz cần phải ấn vào nút x 10 và xoay núm Frequency ở vạch số 5.
- Cần phải bố trí máy phát dao động kí điện tử vào mạch điện như thế nào?
GV: Lần lượt thực hiện các thao tác với mạch điện và cách đưa các tín hiệu vào dao động kí điện tử để học sinh quan sát.
GV: Nên mắc sẵn sơ đồ mạch điện trên một bảng gỗ.
- Chúng ta cần phải kiểm tra điều gì?
Hãy vẽ dạng đồ thị của tín hiệu thu được sau khi chỉnh lưu bằng điốt chỉnh lưu?
- Hãy thiết kế phương án thí nghiệm để khảo sát đặc tính khuếch đại của tranzito?
GV: Nêu các câu hỏi gợi ý:
- Cần phải thiết kế được mạch điện để khảo sát? Trong mạch điện đó cần có những dụng cụ gì?
- Làm thế nào để kiểm tra được đặc tính khuếch đại của tranzito ở mạch điện trên?
GV: Giới thiệu sơ đồ khảo sát khuếch đại dao động điện của tranzito và cách điều chỉnh máy ohats dao động và dao động kí điện tử.
Chú ý: Sơ đồ khảo sát khuếch đại dao động điện của tranzito được GV vẽ trên giấy A0 và giới thiệu cho HS.
GV: Nên mắc sơ đồ mạch điện trên bảng gỗ như thí nghiệm khảo sát đặc tính chỉnh lưu của đi ốt.
GV: Điều chỉnh máy phát dao động hình sin, 2kFZ, biên độ 0,1V.
Yêu cầu HS điều chỉnh dao động kí điện tử để tần số quét cở 400Hz.
GV: Yêu cầu HS nêu các bước tiến hành TN.
GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm học sinh, bổ sung.
30
Hoạt động 2: Phân nhóm, tiến hành thí nghiệm
Phân nhóm, tiến hành thí nghệm.
Các nhóm trưởng lên nhận thiết bị thí nghiệm và nhận mẫu báo cáo thí nghiệm.
Sau khi các nhóm đã tiến hành xong cả hai phương án thí nghiệm thì lau chùi xép lại gọn gàng các dụng cụ thí nghiệm và bàn giao lại các thiết bị thí nghiệm cho GV.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thí nghiệm.
Trong quá trình HS làm thí nghiệm, GV đi tới từng bàn thí nghiệm để định hướng, giúp học sinh khi học sinh gặp khó khăn.
Hoạt động 3: Xử lí số liệu và báo cáo thí nghiệm
20
HS: Thảo luận nhóm, sau đó cá nhân xử lí số liệu và viết báo cáo.
Yêu cầu học sinh xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm theo mẫu có sẵn trong SGK.
GV: Thu báo cáo thí nghiệm của học sinh sau khi HS đã xử lí số liệu và viết xong báo cáo thí nghiệm.
C. Hoạt động kết thúc tiết học:
4. Củng cố kiến thức: ( 2phút) 
 GV: Hướng dẫn học sinh học bài tại nhà.
 + Làm bài tập 1-2 SGK.
 Ôn lại các kiến thức về từ trường đã học ở lớp 9.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 42-43.doc