Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Nam Trực – Nam Định

Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Nam Trực – Nam Định

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được các cách làm nhiễm điện một vật.

- Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.

2. K ỹ năng:

- Viết được công thức định luật cu-lông.

- Vận dụng được định luật Cu-lông để xác định được lực điện tác dụng giữa hai điện tích điểm.

- Biểu diễn được lực tương tác giữa các điện tích bằng các vectơ.

- Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Dụng cụ thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xác, do tiếp xúc và do hưởng ứng.

- SGK, SBT và các tài liệu tham khảo.

2. Học sinh:

- Ôn lại kiến thức về điện tích.

- SGK, SBT.

 

doc 129 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Nam Trực – Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn ngày 24 / 8 /2008 
TIẾT 1
PHẦN I : ĐIỆN HỌC - ĐIỆN TỪ HỌC
CHƯƠNG I : ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG
BÀI 1: ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Nêu được các cách làm nhiễm điện một vật.
- Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.
K ỹ năng:
Viết được công thức định luật cu-lông. 
Vận dụng được định luật Cu-lông để xác định được lực điện tác dụng giữa hai điện tích điểm.
Biểu diễn được lực tương tác giữa các điện tích bằng các vectơ.
Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Dụng cụ thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xác, do tiếp xúc và do hưởng ứng.
SGK, SBT và các tài liệu tham khảo.
Học sinh:
Ôn lại kiến thức về điện tích.
SGK, SBT.
Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp:
Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nhiễm điện của vật.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hs trả lời câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ của Gv:
Có mấy loại điện tích? 
Tương tác giữa các điện tích diễn ra như thế nào?
Hs quan sát Gv làm thí nghiệm và rút ra nhận xét: 
Sau khi cọ xát thanh thuỷ tinh có thể hút các mẫu giấy vụn.
Thanh thuỷ tinh nhiễm điện.
Hs nghe giảng và dự đoán kết quả của các hiện tượng trên
Gv đặt câu hỏi cho Hs.
Nhận xét câu trả lời.
Có hai loại điện tích: Điện tích dương và điện tích âm.
Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau.
Gv làm thí nghiệm hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
Gv nêu hiện tượng: 
Cho thanh kim loại không nhiễm điện chạm vào quả cầu đã nhiễm điện.
Đưa thanh kim loại không nhiễm điện lại gần quả cầu đã nhiễm điện nhưng không chạm vào.
Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Hai loại điện tích. Sự nhiễm điện của các vật.
Hai loại điện tích:	+ Điện tích dương.
	+ Điện tích âm.
Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau.
Đơn vị điện tích là Cu lông (C)
Electron là hạt mang điện tích âm có độ lớn 	gọi là điện tích nguyên tố. Một vạt mang điện thì điện tích của nó luôn là n.e (n là số nguyên)
Sự nhiễm điện của các vật.
Nhiễm điện do cọ xát.
Nhiễm điện do tiếp xúc.
Nhiễm điện do hưởng ứng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật Cu-lông.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
-Hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe và ghi chép.
Hs trả lời câu hỏi: Đặc điểm của vectơ lực là gi?
Đặc điểm của vectơ lực : gồm
Điểm đặt.
Phương , chiều.
Độ lớn.
Hs vẽ lực tương tác giữa hai điện tích cùng dấu và trái dấu.
Hs phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn.
So sánh sự giống và khác nhau giữa định luật Cu-lông và định luật vạn vật hấp dẫn.
Gv trình bày cấu tạo và công dụng của cân xoắn.
Cấu tạo: (hình 1.5/7 sgk)
A là quả cầu kim loại cố định gắn ở đầu một thanh thẳng đứng.
B là quả cầu kim loại linh động găn ở đầu một thanh nằm ngang. Đầu kia là một đối trọng.
Công dụng: Dùng để khảo sát lực tương tác giữa hai quả cầu tích điện.
Gv đưa ra khái niệm điện tích điểm: là những vật nhiễm điện có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
Gv trình bày nội dung và biểu thức của định luật Cu-lông.
Lực Cu-lông (lực tĩnh điện) là một vectơ. Gv yêu cầu Hs nêu đặc điểm vectơ lực.
Biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn:
 G: hằng số hấp dẫn.
Giống:
+ Lực HD tỉ lệ thuận tích khối lượng hai vật.
+ Lực Cu-lông tỉ lệ thuận tích độ lớn hai điện tích.
+ Lực HD và LựcCu-lông tỉ lệ nghịch bình phương khoảng cách giữa chúng
Khác: 
+ Lực HD bao giờ cũng là lực hút.
+ Lực Cu-lông có thể là lực hút hay lực đẩy.
Định luật Cu-lông:
Nội dung: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điêm tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của hai điện tích đó và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Phương của lực tương tác giữa hai điện tích là đường thẳng nối hai điện tích điểm đó. Hai điện tích đó cùng dấu thì đẩy nhau trái dấu thì hút nhau
Biểu thức: 
Trong đó: 	+ k = 9.109Nm2 /C2 : hệ số tỉ lệ.
r
	+ r : khoảng cách giữa hai điện tích điểm.
	+ q1, q2 : độ lớn của hai điện tích điểm.
q2>0
r
Biểu diễn:
q1>0
q2<0
q1>0
Hoạt động 3: Tìm hiểu lực tĩnh điện trong điện môi.
Hoạt động của HS
	Hoạt động của GV	
Hs trả lời câu hỏi:
Lực tĩnh điện thay đổi như thế nào trong môi trường đồng tính?
Lực tĩnh điện trong môi trường đồng tính giảm đi ε lần so với trong môi trường chân không.
- Hằng số điện môi phụ thuộc và không phụ thuộc vào yếu tố nào?
Hằng số điện môi phụ thuộc vào tính chất của điện môi. Không phụ thuộc vào độ lớn và khoảng cách giữa điện tích
Gv nêu vấn đề: Định luật Cu-lông chỉ đề cập đến lực tĩnh điện trong chân không. Vậy trong môi trường đồng tính lực tĩnh điện có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?
Từ thực nghiệm lực tĩnh điện trong môi trường đồng tính được xác định bởi công thức:
 ε :hằng số điện môi.
Lực tương tác của các điện tích trong điện môi (chất cách điện). 	
-Lực tương tác giữa hai điện tích trong điện môi giảm đi so với trong chân không
 : hằng số điện môi, chỉ phụ thuộc vào bản chất điện môi
Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò
Hoạt động của HS
 Hoạt động của GV
-HS trả lời câu hỏi 1,2 /8 sgk
-Hs ghi nh ận nhi ệm v ụ đ ư ợc giao
Làm bài tập 1,2,3,4 /8,9 sgk
 Chuẩn bị tiết 2: “Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích”.
IV.Rút kinh nghiệm:
..
 Soạn ngày 25/ 8 /2008 
TIÊT 2
BÀI 2: THUYẾT ELECTRON - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH.
Mục tiêu:
Kiến thức:
Trình bày được nội dung chính của thuyết electron.
Trình bày được khái niệm hạt mang điện và vật nhiễm điện.
Phát biểu được nội dung của định luật bảo toàn điện tích.
Kỹ năng:
Vận dụng được thuyết electron để giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
Giải thích được tính dẫn điện, tính cách điện của một chất.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.
Học sinh:
Ôn lại hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, chất dẫn điện, chất cách điện (đã học ở THCS).
Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Trả lời câu hỏi của Gv:
Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật Cu-lông.
Biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích cùng dấu.
Gv đặt câu hỏi kiểm tra.
Nhận xét câu trả lời của Hs.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung thuyết electron. Vật dẫn điện và vật cách điện.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hs nhớ lại cấu tạo của nguyên tử.
Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân: proton: mang điện dương.
 nơtron: không mang điện.
+ Electron: mang điện âm.
Thuyết electron dựa trên sự có mặt và sự di chuyển của electron.
Hs dựa vào lưu ý của Gv để trả lời câu C1.
 -Hs nêu tên một vài vật dẫn điện và vật cách điện.
Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức: cấu tạo của nguyên tử, điện tích của các hạt trong nguyên tử.
Thuyết electron dựa trên cơ sở nào?
 - Gv trình bày nội dung thuyết electron. Lưu ý Hs là khối lượng của electron nhỏ hơn khối lượng của proton rất nhiều nên electron di chuyển dễ hơn..
Yêu cầu Hs trả lời câu C1.
Yêu cầu Hs nêu vi dụ về vật dẫn điện và vật cách điện. Định nghĩa vật dẫn điện và vật cách điện.
Gv đưa ra định nghĩa trong SGK. Vậy hai cách định nghĩa đó có khác nhau không?
Thuyết electron:
Bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
Nguyên tử bị mất electron trở thành ion dương, nguyên tử nhận thêm electron trở thành ion âm.
Electron có thể di chuyển trong một vật hay từ vật này sang vật khác vì độ linh động lớn ( do khối lượng nhỏ).
Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện:
Vật dẫn điện là những vật có nhiều các điện tích tự do có thể di chuyển được bên trong vật.
Vật cách điện(điện môi) là những vật có rất ít các điện tích tự do có thể di chuyển bên trong vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ba hiện tượng nhiễm điện.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hs nghiên cứu SGK, lắng nghe và trả lời câu hỏi của Gv.
Hs lắng nghe và ghi chép.
Chú ý:
Electron tự do có vai trò rất quan trọng trong quá trình nhiễm điên.
Điện tích có tính bảo toàn.
Gv yêu cầu Hs dựa vào thuyết electron để trả lời các câu hỏi sau:
Bình thường thanh thuỷ tinh và mảnh lụa trung hoà về điện. Tại sao sau khi cọ xát chúng lại nhiễm điện? điện tích đó từ đâu đến?
Thanh kim loại trung hoà điện khi tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện thì thanh KL nhiễm điện. Dựa vào nội dung nào của thuyết electron để giải thích hiện tượng trên?
Tương tự yêu cầu Hs giải thích hiện tượng nhiếm điện do hưởng ứng.
Yêu cầu Hs so sánh ba hiện tượng nhiễm điện trên.
Gv nhận xét , tổng kết và rút ra kết luận.
Giải thích ba hiện tượng nhiễm điện:
Nhiễm điện do cọ xát:
Khi thanh thuỷ tinh cọ xát với lụa thì có một số electron di chuyển từ thuỷ tinh sang lụa nên thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương, mảnh lụa nhiễm điện âm.
Nhiễm điện do tiếp xúc:
Khi thanh kim loại trung hoà điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện thì có sự di chuyển điện tích từ quả cầu sang thanh kim loại nên thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.
Nhiễm điện do hưởng ứng:
Thanh kim loại trung hoà điện đặt gần quả cầu nhiễm điện thì các electron tự do trong thanh kim loại dịch chuyển. Đầu thanh kim loại xa quả cầu nhiễm điện cùng dấu với quả cầu, đầu thanh kim loại gần quả cầu nhiễm điện trái dấu với quả cầu.
Hoạt động 4: Tìm hiểu định luật bảo toàn điện tích.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Hs lắng nghe và ghi chép.
Gv đặt câu hỏi: thế nào là một hệ cô lập về điện?
Gv trình bày nội dung định luật bảo toàn điện tích.
Định luật bảo toàn điện tích
Ở một hệ vật cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác, thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.
Hoạt động5: Củng cố dặn dò
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Hs trả lời các câu hỏi trong SGK /12.
Hs ghi nh ận nhiệm vụ h ọc t ập
Làm bài tập 1,2 /12 sgk.
Chuẩn bị bài “Điện trường”.
IV.Rút kinh nghiệm:
..
 Soạn ngày 30 /8 / 2008
TIẾT 3
BÀI 3: ĐIỆN TRƯỜNG
Mục tiêu: 
Kiến thức:
Nêu được điện trường tồn tại ở đâu? Có tính chất gì?
Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.
Trình bày được khái niệm đường sức điện, ý nghĩa và tính chất của đường sức điện.
Nếu được khái niệm điện trường đều.
Phát biểu được nguyên lí chồng chất điện trường.
Kỹ năng:
Xác định được cường độ điện trường (phương, chiều, độ lớn) tại một điểm của điện trường gây bởi một, hai hoặc ba điện tích điểm.
Nêu được một vài ví dụ về điện trường đều.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Dụng cụ thí nghiệm điện phổ hoặc tranh ảnh minh hoạ điện phổ của các vật nhiễm điện.
Học sinh:
Ôn lại đường sức từ, từ phổ đã học ở THCS.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Trả lời câu hỏi kiểm tra của Gv
Gv đặt câu hỏi kiểm tra:
Nêu nội dung chính của thuyết electron.
Dựa vào nội dung chính của thuyết electron giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.
Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điện trường và cường độ điện trường.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hs theo dõi bài giảng.
Hs nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
Điện tích thử là vật có kích thước nhỏ và điện lượng nhỏ.
Điện tích thử dung đê phát hiện ra lực điện. Nhận biết một nơi nào đó có điện trường hay không.
Gv đặt vấn đê: một vật tác dụng lực hấp dẫn lên vật khác vì xung quanh vật có trường hấp dẫn ... Cấu tạo: Kính TV khúc xạ chủ yếu gồm hai TK hội tụ. Vật kính có tiêu cự dài, thị kính có tiêu cự ngắn. Hai kính được lắp đồng trục ở hai đầu của một ống hình trụ. Khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.
-Ngắm chừng: Muốn ngắm chừng ảnh A2B2 trong giới hạn nhìn rõ của mắt , cần điều chỉnh thị kính đến gần hay xa vật kính sao cho ảnh này nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
- Độ dài kính: O1O2 = f1 +f2 
Số bội giác của kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực 
Hoạt động 4(3 phút): Củng cố và vận dụng kiến thức. 
Hoạt động học của HS
Hoạt động dạy của GV
-Tự lực làm việc.
- Trình bày lời giải theo yêu cầu của GV
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và giải bài tập trong SGK.
- Gợi ý phương hướng giải.
IV..Rút kinh nghiệm	
 Soạn ngày / / / 
TIẾT 83
BÀI 55: BÀI TẬP VỀ CÁC DỤNG CỤ QUANG
I. Mục tiêu
- Hệ thống kiến thức và phương pháp giải bài tập về các loại quang cụ bổ trợ cho mắt.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy về giải bài tập dựa vào hệ quang học mắt.
- Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập định tính về hệ quang cụ bổ trợ cho mắt.
II. Chuẩn bị
- Phương pháp giải bài tập
- Lựa chọn bài tập đặc trưng
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1- Bài cũ: Phương pháp vẽ ảnh của một vật qua hệ thấu kính. Viết các công thức về thấu kính? Các cách ngắm chừng.
2- Bài mới:
HĐ 1: Các bài tập trắc nghiệm :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Tổ chức cho HS trả lời vào phiếu học tập của phần bài tập trắc nghiệm 9.1, 10.1, 11.1 ở sách bài tập mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn phát cho các tổ.
- Một HS đọc và 1 HS đứng dậy trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ở B 52, B 53 và B 54 SGK có giải thích
- HS trong từng tổ trao đổi để trả lời theo yêu cầu của từng bài rồi trao đổi bài giữa các tổ để chấm rồi nộp lại cho giáo viên.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét bài làm của từng tổ.
HĐ 2: Bài toán về mắt: 
- Vẽ sơ đồ tạo ảnh
- Xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu.
- Dựa vào yêu cầu của bài toán để xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết
Mắt cận thị
Sửa mắt cận thị cần đeo kính phân kì sao cho ảnh của vật ở ∞ qua kính hiện lên ở điểm cực viễn của mắt : d1= ∞, d’1= -(OCv – l ) = fk; trong đó l = OO’
Mắt viễn thị 
Sửa mắt viễn thị cần đeo kính hội tụ có tiêu cự sao cho ảnh của vật cần quan sát nằm ở điểm cực cận của mắt: khi đó
d1 = Đ, d’1 = - (OCv – l );
Công thức
Mắt lão thị
- Sửa mắt lão thị của người bình thường thì đeo kính hội tụ có tiêu cự sao cho ảnh của vật cần quan sát nằm ở điểm cực cận của mắt
- Gọi HS giải bài tập 2 SGK 
- HS tiếp nhận phương pháp
( chú ý dấu các đại lượng)
- HS tiếp nhận phương pháp và ghi chép
- Dựa vào yêu cầu của bài toán để định 
công thức tìm các đại lượng chưa biết
 HS liên hệ thực tế về
 Sửa mắt lão thị với mắt cận thị thì đeo kính 2 tròng: trên phân kì, dưới hội tụ với các tiêu cự phù hợp
HĐ 2: Bài toán về kính lúp
+ Cách ngắm chừng:
d1 <=O’F; d’1
- Ngắm chừng ở cực cận: điều chỉnh về ảnh ảo A1B1 hiện lên ở điểm Cc:
- Ngắm chừng ở cực viễn ( mắt thường ngắm chừng ở vô cực) : điều chỉnh để ảnh ảo A1B1 hiện lên ở điểm Cv : d’1 = -(OCv – l)
	+ Độ bội giác G: công thức 
	Công thức
- Ngắm chừng ở cực cận: A1B1 ở OCc :|d’1| + l = OCc suy ra Gc = kc
- Ngắm chừng ở vô cực: công thức
- Vẽ sơ đồ tạo ảnh
- Xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu
- Dựa vào yêu cầu của bài toán để định công thức tìm các đại lượng chưa biết
- Gọi HS lên bảng giải bài 1 SGK
- HS tiếp nhận phương pháp
( chú ý dấu các đại lượng)
- Theo dõi và ghi chép bài chữa 1 của GV
HĐ 3: Bài toán về kính hiển vi :
+ Ngắm chừng ở cực cận: công thức
+ Ngắm chừng ở vô cực: công thức 
Với CT là độ dài quang học của kính hiển vi là hằng số đặc trưng cho kính ( thường thì k1 và G2 được ghi trên kính)
-Vẽ sơ đồ tạo ảnh
- Xác định các thông số mà bài toán cho. Chú ý dấu.
- Dựa vào yêu cầu của bài toán để xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết
- Áp dụng kết quả để tìm số bội giác
- Gọi HS lên bảng giải bài 3 SGK
- HS tiếp nhận phương pháp và ghi chép
- Theo dõi và ghi chép bài chữa 3 SGK của GV
HĐ 3: Bài toán về kính thiên văn 
+ Ngắm chừng ở vô cực : d1= ∞, d’1= f1; d’2= ∞, d2= f2; 
	 ;; =>
	hệ vô tiêu
- Vẽ sơ đồ tạo ảnh
- Dựa vào yêu cầu của bài toán ể xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết các tiêu cự phù hợp
- Áp dụng kết quả để tìmO số bội giác
- Giải bài tập số 4 SGK
- HS tiếp nhận phương pháp 
- Theo dõi và ghi chép bài chữa 4 SGK của GV
HĐ4:. CỦNG CỐ
- Nắm, hiểu và vẽ được ảnh của một vật sáng qua các quang cụ bổ trợ cho mắt
- Ghi nhớ các công thức tính số bội giác của mỗi loại kính. Phương pháp giải các loại bài tập
- So sánh điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo, sự tạo ảnh, cách quan sát của các loại quang cụ
HĐ5:. BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Chữa các bài tập vào vở
- Dặn HS làm thêm các bài tập trong SBT.
IV..Rút kinh nghiệm	
Soạn ngày / / / 
TIẾT 84: BÀI TẬP
I. Mục tiêu
- Hệ thống kiến thức và phương pháp giải bài tập về các loại quang cụ bổ trợ cho mắt.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy về giải bài tập dựa vào hệ quang học mắt.
- Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập định tính về hệ quang cụ bổ trợ cho mắt.
II. Chuẩn bị
1 Gi¸o viªn:
- Phương pháp giải bài tập
- Lựa chọn bài tập đặc trưng
2 Häc sinh 
- Häc vµ lµm bµi tËp vÒ nhµ
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Bài tập về kính lúp
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hs ghi chép đề bài
HS suy nghĩ hiện tượng xảy ra và vẽ sơ đồ tạo ảnh
Hs Giải bài tập trên
Trên vành kính lúp có ghi x10, tức là độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là G∞ = 10 với Đ = 25 (cm) suy ra tiêu cự của kính là f = Đ/G = 2,5 (cm).
Bài 1: Một người có khoảng nhìn rõ từ 25 (cm) đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 20 (đp) trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Độ bội giác của kính là bao nhiêu?
GV :hướng dẫn hs tìm hiểu hiện tượng xảy ra và vẽ sơ đồ tạo ảnh
GV :Gợi ý hs tìm các công thức để gbt trên
GV: gọi hs lên bảng trình bày lời giải của mình
GV Yêu cầu hs khác nhận xét sau đó bổ xung và hoàn chỉnh lời giải
Hoạt động 2: Bài tập về kính hiển vi
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hs ghi chép đề bài
HS suy nghĩ hiện tượng xảy ra và vẽ sơ đồ tạo ảnh
Hs Giải bài tập trên
- Tiêu cự của kính lúp là f = 1/D = 0,125 (m) = 12,5 (cm)
- Vật nằm tại CC(mới) qua kính cho ảnh ảo tại CC, áp dụng công thức thấu kính với f =12,5 (cm), d’ = - 10 (cm) ta tính được d = 50/9 (cm).
- Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở cực cận là: GC = kC = -d’/d = 1,8
Bài 2: Độ phóng đại của kính hiển vi với độ dài quang học ọ = 12 (cm) là k1 = 30. Tiêu cự của thị kính f2 = 2cm và khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người quan sát là Đ = 30 (cm). Độ bội giác của kính hiển vi đó khi ngắm chừng ở vô cực là bao nhiêu?
GV :hướng dẫn hs tìm hiểu hiện tượng xảy ra và vẽ sơ đồ tạo ảnh
GV :Gợi ý hs tìm các công thức để gbt trên
GV: gọi hs lên bảng trình bày lời giải của mình
GV Yêu cầu hs khác nhận xét sau đó bổ xung và hoàn chỉnh lời giải
Ho¹t ®éng 3: Bµi tËp vÒ kÝnh thiªn v¨n
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hs ghi chép đề bài
HS suy nghĩ hiện tượng xảy ra và vẽ sơ đồ tạo ảnh
Hs Giải bài tập trên
- Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở cực cận bằng độ phóng đại : GC = kC.
- Khi mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính thì d2’ = - 20 (cm) vận dụng công thức thấu kính, từ đó ta tính được d2 = 4 (cm), d1’ = 16 (cm) và d1 = 16/15 (cm).
- Độ phóng đại kC = k1.k2 = 75 (lần)
Bài 3: Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25 (cm) đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 (f1 = 1cm) và thị kính O2 (f2 = 5cm). Khoảng cách O1O2 = 20cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Độ bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở cực cận là bao nhiêu
GV :hướng dẫn hs tìm hiểu hiện tượng xảy ra và vẽ sơ đồ tạo ảnh
GV :Gợi ý hs tìm các công thức để gbt trên
GV: gọi hs lên bảng trình bày lời giải của mình
GV Yêu cầu hs khác nhận xét sau đó bổ xung và hoàn chỉnh lời giải
Hoạt động 4 Cñng cè dÆn dß
Hoạt động của Học Sinh
Trợ giúp của Giáo Viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Giao các câu hỏi và bài tập trong SGK.
- Yêu cầu : HS chuẩn bị bài sau.
IV..Rút kinh nghiệm	
 Soạn ngày / / / 
TIẾT 85+86
Bài: 56 : XÁC ĐỊNH CHIẾT SUẤT CỦA NƯỚC VÀ TIÊU CỰ CỦA 
THẤU KÍNH PHÂN KỲ 
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
Xác dịnh chiết suất của nước và tiêu cự của thấu kính phân kỳ 
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tính sử dụng, lắp ráp, bố trí các linh kiện quang học và kỹ năng tim ảnh cho bởi thấu kính 
II. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên:
a. Kiến thức và dồ dùng 
- Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm theo hai nội dung thí nghiệm trong bài thực hành, tuỳ theo số lượng dụng cụ hiện tại mà phân chia các nhóm thí nghiẹm hợp lý 
- Kiểm tra chất lượng từng dụng cụ, nhất là đèn chiếu sáng và các thấu kính
- Tiến hành trước các thí nghiệm trong bài thực hành
b. Chuẩn bị một số phiếu trắc nghệm
2.2. Học sinh:
- Nghiên cứu nội dung bài thực hành để thể hiện rõ cơ sở lý thuyết của các thí nghiệm và hình dung được các bước tiến hành thí nghệm 
- Các nhóm H/S có thể tạo trước ở nhà một khe hẹp trên băng dính sẫm màu dán bao quanh ngoài chiêc cốc thuỷ tinh
- Chuẩn bị sẵn bài báo cáo thí nghiệm 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động 1 (...phút): Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ	
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
Báo cáo tình hình của lớp. 
Trình bày câu trả lời.
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Yêu cầu HS cho biết tình hình lớp.
Nêu câu hỏi về bài cũ.
Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
Hoạt động 2 (...phút): Tìm hiểu mục đích cơ sở, lý thuyết
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
 - Đọc phần 1 SGK.
Thảo luận nhóm 
Trình bày.
Nhận xét cách trình bày của bạn.
Đọc phần 2 SGK.
Thảo luận nhóm 
Trình bày.
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Yêu cầu HS đọc phần 1 SGK
Yêu cầu HS trình bày.
Nhận xét cách trình bày của HS.
Yêu cầu HS đọc phần 2 SGK
Yêu cầu HS trình bày.
Nhận xét cách trình bày của HS. 
Hoạt động 3 (...phút): Phần 2
 - Đọc phần 1 SGK.
Thảo luận nhóm 
Trình bày.
Nhận xét cách trình bày của bạn.
Đọc phần 2 SGK.
Thảo luận nhóm 
Trình bày.
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Yêu cầu HS đọc phần 1 SGK
Yêu cầu HS trình bày.
Nhận xét cách trình bày của HS.
Yêu cầu HS đọc phần 2 SGK
Yêu cầu HS trình bày.
Nhận xét cách trình bày của HS. 
Hoạt động 4 (...phút): Vận dụng - củng cố.
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
 - Đọc, phân tích câu hỏi và bài tập.
Trình bày câu trả lời .
Ghi nhận kiến thức.
Nêu câu hỏi1,2 và bài tập 1,2 SGK.
Tóm tắt bài học.
Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
Hoạt động 5 (...phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
Giao câu hỏi và bài tập trong SGK.
Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
IV..Rút kinh nghiệm	
Soạn ngày / / / 
TIẾT 87 :KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu
- Khảo sát chất lượng học sinh 
II. Chuẩn bị 
- GV: đề kiểm tra 
- HS : ôn tập chương cả năm
III. Tiến trình giảng dạy
Đề kiểm tra:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 11 nang cao 3 cot.doc