Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 68 - Bài 35: Thực hành xác định tiêu cự của thấu kính phân kì

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 68 - Bài 35: Thực hành xác định tiêu cự của thấu kính phân kì

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

- Phát biểu và viết được công thức thấu kính, đồng thời nêu được ý nghĩa của quy ước về dấu của các đại lượng vật lí có mặt trong công thức để có thể áp dụng nó cho tất cả các trường hợp: thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật thật, ảnh thật, ảnh ảo.

- Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì dựa trên cơ sở ghép thấu kính phân kì với 1 thấu kính hội tụ thành hệ hai thấu kính đồng trục và khảo sát sự tạo ảnh của 1 vật qua hệ hai thấu kính này.

- Biết được cách lựa chọn phương án thí nghiệm và các dụng cụ thí nghiệm thích hợp cần thiết để tiến hành xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.

b. Về kĩ năng

- Biết cách sử dụng giá (băng) quang học để thực hiện phép đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo phương án đã chọn. Cụ thể là biết cách sắp xếp và điều chỉnh vị trí của nguồn sáng, của vật, của các thấu kính và màn ảnh để có thể thu được kết quả đo tin cậy và chính xác.

- Biết được cách sử lí các kết quả đo, tức là cách tính toán giá trị trung bình và sai số cảu phép đo tiêu cự thấu kính theo phương án đã chọn.

 

docx 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 18762Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 68 - Bài 35: Thực hành xác định tiêu cự của thấu kính phân kì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/04/2010
Ngày dạy : /04/2010 
Ngày dạy : /04/2010 
Dạy lớp: 11A1, 11A2
Dạy lớp: 11A3, 11A4
Tiết 68 - Bài 35: THỰC HÀNH
XÁC ĐỊNH TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
- Phát biểu và viết được công thức thấu kính, đồng thời nêu được ý nghĩa của quy ước về dấu của các đại lượng vật lí có mặt trong công thức để có thể áp dụng nó cho tất cả các trường hợp: thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật thật, ảnh thật, ảnh ảo.
- Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì dựa trên cơ sở ghép thấu kính phân kì với 1 thấu kính hội tụ thành hệ hai thấu kính đồng trục và khảo sát sự tạo ảnh của 1 vật qua hệ hai thấu kính này.
- Biết được cách lựa chọn phương án thí nghiệm và các dụng cụ thí nghiệm thích hợp cần thiết để tiến hành xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.
b. Về kĩ năng
- Biết cách sử dụng giá (băng) quang học để thực hiện phép đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo phương án đã chọn. Cụ thể là biết cách sắp xếp và điều chỉnh vị trí của nguồn sáng, của vật, của các thấu kính và màn ảnh để có thể thu được kết quả đo tin cậy và chính xác.
- Biết được cách sử lí các kết quả đo, tức là cách tính toán giá trị trung bình và sai số cảu phép đo tiêu cự thấu kính theo phương án đã chọn. 
c. Về thái độ
- Có hứng thú học tập bộ môn.
- Có tính cẩn thận, kiên trì trong khi sử dụng thiết bị và khi tiến hành thí nghiệm.
- Có ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Phổ biến trước những nội dung cần chuẩn bị trước buổi thực hành.
- Kiểm tra hoạt động của các dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho bài thực hành. Thực hiện phép đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo nội dung bài thực hành, đồng thời tính các giá trị của phép đo theo mẫu báo cáo thí nghiệm. 
- Rút king nghiệm về phương pháp và kĩ thuật đo để có thể hướng dẫn HS thực hiện tốt nội dung của bài thực hành. 
- Chú ý nhắc HS các quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng điện 
 b. Chuẩn bị của HS
- Đọc kĩ nội dung bài thực hành để hiểu được:
+ Cơ sở lí thuyết của phương pháp đo tiêu cự của thấu kính phân kì
+ Cấu tạo và cách sử dụng giá (băng) quang học.
+ Cách tiến hành thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính phân kì.
- Mẫu báo cáo thí nghiệm.
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (1 phút)
	- Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình dạy bài mới 
	- Đặt vấn đề: Thấu kính phân kì chỉ tạo ra ảnh ảo của vật với mọi khoảng cách d từ vật đến thấu kính. Vì vậy không thể hứng được ảnh trên màn, nên không biết chính xác vị trí của ảnh ảo và do đó không đo được khoảng cách d' từ ảnh ảo đến thấu kính. Vậy có cách nào xác định tiêu cự của thấu kính phân kì hay không
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (8 Phút): Khảo sát mục đích, dụng cụ của thí nghiệm 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu nội dung bài thực hành
? Nêu mục đích thí nghiệm
- Phân tích mục đích bài thí nghiệm 
? Ta cần những dụng cụ thí nghiệm nào 
- Giới thiệu với HS từng loại dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng
- Lưu ý HS an toàn điện khi tiến hành bài thí nghiệm
- Ghi nhớ
- Nêu mục đích như Sgk
- Ghi nhớ
TL: ....
- Theo dõi dụng cụ và ghi nhớ cách sử dụng
- Theo dõi + ghi nhớ
I. Mục đích thí nghiệm
II. Dụng cụ thí nghiệm
Hoạt động 2 (15 Phút): Tìm hiểu cơ sở lí thuyết và giới thiệu dụng cụ đo
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Ta có đo trực tiếp được tiêu cự của thấu kính phân kì hay không, tại sao
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc không đo trực tiếp được tiêu cự của thấu kính phân kì 
? Trả lời C1
- Nhắc lại các tính chất của ảnh ảo và quy ước về dấu
? Làm thế nào để khắc phục được hạn chế vừa nêu
- Vẽ hình và phân tích cơ sở lí thuyết của phép đo
- Giới thiệu nguyên tắc sử dụng và tính năng của các dụng cụ: giá quang học, đèn chiếu Đ
TL: Không, do ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh ảo
- Theo dõi + ghi nhớ
TL: ......
- Ghi nhớ
TL: .....
- Tự vẽ hình + ghi nhớ
- Theo dõi + Ghi nhớ cách sử dụng các dụng cụ đo
III. Cơ sở lí thuyết
- Hình vẽ 
- Cơ sở lí thuyết
IV: Giới thiệu dụng cụ đo
Hoạt động 3 (17Phút): Giáo viên tiến hành thí nghiệm mẫu, HS quan sát
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Tiến hành thí nghiệm mẫu 1 lần thí nghiệm theo các bước như Sgk 
- Tiến hành ghi kết quả đo và tính tiêu cự của thấu kính phân kì trong lần đo mẫu
- Quan sát, GV tiến hành thí nghiệm mẫu
- Theo dõi + ghi nhớ cách tính tiêu cự của thấu kính phân kì 
V. Tiến hành thí nghiệm
c. Củng cố, luyện tập (3 phút)
	? Khi đo tiêu cự của thấu kính phân kì ta cần lưu ý điều gì
	GV: Đánh giá giờ thực hành
	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút).
- Ôn tập lí thuyết (chuẩn bị kiểm tra HKII)
- Đọc trước nội dung phần còn lại
- Tiết sau: Thực hành
Ngày soạn: /04/2010
Ngày dạy : /04/2010
Ngày dạy : /04/2010
Lớp dạy: 11A1, 11A2
Lớp dạy: 11A1, 11A2
Tiết 69 - Bài 35: THỰC HÀNH
XÁC ĐỊNH TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ (tiếp)
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
- Phát biểu và viết được công thức thấu kính, đồng thời nêu được ý nghĩa ùa quy ước về dấu của các đại lượng vật lí có mặt trong công thức để có thể áp dụng nó cho tất cả các trường hợp: thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật thật, ảnh thật, ảnh ảo.
- Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì dựa trên cơ sở ghép thấu kính phân kì với 1 thấu kính hội tụ thành hệ hai thấu kính đồng trục và khảo sát sự tạo ảnh của 1 vật qua hệ hai thấu kính này
- Biết được cách lựa chọn phương án thí nghiệm và các dụng cụ thí nghiệm thích hợp cần thiết để tiến hành xác định tiêu cự của thấu kính phân kì 
b. Về kĩ năng
- Biết cách sử dụng giá (băng) quang học để thực hiện phép đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo phương án đã chọn. Cụ thể là biết cách sắp xếp và điều chỉnh vị trí của nguồn sáng, của vật, của các thấu kính và màn ảnh để có thể thu được kết quả đo tin cậy và chính xác.
- Biết được cách sử lí các kết quả đo, tức là cách tính toán giá trị trung bình và sai số cảu phép đo tiêu cự thấu kính theo phương án đã chọn. Từ đó viết được kết quả phép đo theo đúng các quy tắc về sai số của phép đo các đại lượng các lượng vật lí.
c. Về thái độ
- Có hứng thú học tập bộ môn.
- Có tính cẩn thận, kiên trì trong khi sử dụng thiết bị và khi tiến hành thí nghiệm.
- Có ý thức sử dụng diện an toàn, tiết kiệm.
2. Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV
- Phổ biến trước những nội dung cần chuẩn bị trước buổi thực hành.
- Kiểm tra hoạt động của các dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho bài thực hành. Thực hiện phép đo tiêu cự của thấu kính phân kì theo nội dung bài thực hành, đồng thời tính các giá trị của phép đo theo mẫu báo cáo thí nghiệm. 
- Rút king nghiệm về phương pháp và kĩ thuật đo để có thể hướng dẫn HS thực hiện tốt nội dung của bài thực hành. 
- Chú ý nhắc HS các quy tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng điện 
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc kĩ nội dung bài thực hành để hiểu được:
+ Cơ sở lí thuyết của phương pháp đo tiêu cự của thấu kính phân kì
+ Cấu tạo và cách sử dụng giá (băng) quang học.
+ Cách tiến hành thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính phân kì.
- Mẫu báo cáo thí nghiệm.
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (tiến hành trong quá trình dạy bài mới).
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (22 phút): HS tiến hành thí nghiệm, GV quan sát, hướng dẫn 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Phát dụng cụ cho các nhóm HS, hướng dẫn các nhóm lắp giáp thí nghiệm 
-Quan sát, duy trì trật tự lớp và hướng dẫn HS yếu kém
-Yêu cầu HS thu dọn thiết bị và bàn giao lại cho GV
-Nhận dụng cụ, lắp giáp thí nghiệm theo hướng dẫn của GV
-Đo các thông số: d, d' và ghi vào báo cáo thực hành
-Thu gọn dụng cụ thí nghiệm, bàn giao lại cho GV
Hoạt động 2 (18 phút): HS viết báo cáo thí nghiệm, GV hướng dẫn 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Yêu cầu HS viết báo cáo thí nghiệm theo mẫu báo cáo như Sgk
-Quan sát, duy trì trật tự lớp và hướng dẫn HS viết báo cáo
-Y/c HS nộp báo cáo thí nghiệm 
-Viết báo cáo thí nghiệm
-Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
-Nộp báo cáo thí nghiệm 
c. Củng cố, luyện tập (4 phút).
? Khi tiến hành đo d, d' và tính giá trị của f ta cần lưu ý điều gì
GV: Đánh giá giờ thực hành, nhấn mạnh kiến thức trong bài. 	
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút).
- Ôn tập lí thuyết, chuẩn bị kiểm tra học kì II.
- Ôn tập: Thấu kính, mắt.
- Tiết sau: Kính thiên văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 68 - 69.docx