Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 65 – Bài 32: Kính hiển vi

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 65 – Bài 32: Kính hiển vi

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

- Nêu được công dụng và cấu tạo của kính hiển vi. Nêu được đặc điểm của vật kính và thị kính của kính hiển vi.

- Trình bày được sự tạo ảnh qua kính hiển vi

- Nêu được các đặc điểm của việc điều chỉnh kính hiển vi.

 b. Về kĩ năng

- Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.

- Viết và áp dụng được công thức số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.

 

docx 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 3172Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 65 – Bài 32: Kính hiển vi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/04/2010
Ngày dạy : 27/04/2010 
Ngày dạy : 27/04/2010 
Dạy lớp: 11A1, 11A2
Dạy lớp: 11A3, 11A4
Tiết 65 – Bài 32: KÍNH HIỂN VI
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
- Nêu được công dụng và cấu tạo của kính hiển vi. Nêu được đặc điểm của vật kính và thị kính của kính hiển vi.
- Trình bày được sự tạo ảnh qua kính hiển vi 
- Nêu được các đặc điểm của việc điều chỉnh kính hiển vi.
	b. Về kĩ năng
- Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
- Viết và áp dụng được công thức số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Kính hiển vi, các tiêu bản để quan sát. Tranh vẽ sơ đồ tia sáng qua kính hiển vi để giới thiệu, giải thích.
b. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập thấu kính và mắt.
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (1 phút)
	- Kiểm tra bài cũ: tiến hành trong quá trình dạy bài mới
- Đặt vấn đề: Để quan sát các vật nhỏ ta thường sử dụng kính lúp, nhưng với những vật rất nhỏ thì ta quan sát chúng như thế nào?
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (10 Phút): Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của kính hiển vi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu nội dung tiết học
? Nêu khái niệm và công dụng của kính hiển vi 
- Theo dõi
- Nêu khái niệm và công dụng như Sgk
I. Công dụng và cấu tạo của kính hiển vi
- Khái niệm: Sgk – T209
- Công dụng: Sgk – T209
- Cho học sinh quan sát các mẫu vật rất nhỏ qua kính hiển vi.
- Giới thiệu cho học sinh tranh vẽ cấu tạo kính hiển vi. 
? Nêu cấu tạo
- Chính xác hoá cấu tạo của kính hiển vi nhấn mạnh đặc điểm của vật kính và thị kính.
-Quan sát mẫu vật qua kính hiển vi.
- Xem tranh vẽ.
TL: .....
- Ghi nhớ
- Cấu tạo: 
+ Vật kính L1
+ Thị kính L2
Khoảng cách O1O2 = l (không đổi)
F1’F2 = δ: chiều dài quang học của kính
+ Bộ phận tụ sáng để chiếu sáng vật cần quan sát.
Hoạt động 2 (14 Phút): Tìm hiểu sự tạo ảnh bởi kính hiển vi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Phân tích gợi ý trên tranh vẽ theo hình 33.5 để HS nắm được từng giai đoạn tạo ảnh qua từng thấu kính, đường truyền của tia sáng qua kính hiển vi 
-Nêu đặc điểm của ảnh cuối cùng từ đó HS có thể nêu điều kiện quan sát được vật qua kính hiển vi
? Để quan sát được vật qua kính ta phải điều chỉnh như thế nào 
- Chính xác hoá, biểu diễn cách dùng kính
? Nêu định nghĩa ngắm chừng và các loại ngắm chừng 
? Vì sao để mắt khi quan sát đỡ mỏi thì ngắm chừng ở cực viễn 
-Gọi 2 HS lên bảng vẽ sự tạo ảnh của 1 vật qua kính hiển vi đối với các cách ngắm chừng 
? Trả lời C1
- Đọc đề và hướng dẫn HS làm bài tập ví dụ Sgk –T211
-Nghe GV phân tích và nêu điều kiện để quan sát được vật qua kính hiển vi 
-Nghe GV nêu đặc điểm của ảnh cuối cùng từ đó nêu điều kiện quan sát được vật qua thấu kính
TL: ....
- Theo dõi + ghi nhớ
TL: ....
TL: Vì khi đó mắt không cần phải điều tiết
-Đại diện 1 HS lean bảng vẽ sự tạo ảnh của một vật qua kính lúp đối với 2 cách ngắm chừng
TL: Để toàn thể vật nằm trong 1 mặt phẳng, mỗi chi tiết của vật đều lọt vào khoảng ∆d1, do đó ảnh thấy được bởi mắt
- Theo dõi + ghi nhớ cách giải bài toán
II. Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi
 Sơ đồ tạo ảnh :
 - Sự tạo ảnh
+ A1B1 là ảnh thật lớn hơn nhiều so với vật AB. A2B2 là ảnh ảo lớn hơn nhiều so với ảnh trung gian A1B1.
 + Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh ảo A2B2.
- Cách sử dụng kính
+ Đặt vật có dạng mỏng, phẳng cố định 
+ Điều chỉnh kính lên xuống và đặt mắt sau thị kính để quan sát
+ Ngắm chừng ở vô cực: ảnh được tạo ra ở vô cực
Hoạt động 3 (15 Phút): Tìm hiểu số bội giác của kính hiển vi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Hướng dẫn HS vẽ hình khi ngắm chừng ở ∞
? Trả lời C2 và C3
- Hướng dẫn: vận dụng các tính chất của hình học phẳng
? Nêu kết quả
- Nhận xét, chính xác hoá
- Nêu công thức tính số bội giác khi ngắm chừng ở Cc
- Vẽ hình mô tả bài toán
- Thảo luận theo nhóm trả lời C2 và C3
- Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
- Đại diện 1 nhóm nêu đáp án, các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- Ghi nhớ
- Ghi nhớ công thức 
III. Số bội giác của kính hiển vi
- Khi ngắm chừng ở vô cực:
G¥ = |k1|G2 = 
 Với d = O1O2 – f1 – f2.
- Khi ngắm chừng ở cực cận:
GC = d'1d'2d1d2
c. Củng cố, luyện tập (4 phút)
- Cho HS làm bài tập 6, 7, 8 Sgk – T212
? Trong bài học ta cần nhớ được các nội dung kiến thức nào? tóm tắt?
	GV: đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
- Làm bài tập+ Sbt + bài tập ví dụ Sgk
- Ôn tập thấu kính và mắt
- Chuẩn bị một số nội dung theo yêu cầu của bài thực hành 36
- Tiết sau: Thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 65.docx