1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
-Nêu được định nghĩa và một vài đặc điểm quan trọng của các đường sức điện
-Trình bày được khái niệm về điện trường đều.
b. Về kĩ năng
-Vận dụng các công thức về điện trường và nguyên lý chồng chất điện trường để giải một số bài toán đơn giản về điện trường tĩnh điện.
c. Về thái độ
-Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
-Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
Ngày soạn: 01/09/2009 Ngày dạy – 11A1, 11A2: 04/09/2009 11A3, 11A4: 08/09/2009 Tiết 4 – Bài 3: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN (Tiếp) 1. Mục tiêu a. Về kiến thức -Nêu được định nghĩa và một vài đặc điểm quan trọng của các đường sức điện -Trình bày được khái niệm về điện trường đều. b. Về kĩ năng -Vận dụng các công thức về điện trường và nguyên lý chồng chất điện trường để giải một số bài toán đơn giản về điện trường tĩnh điện. c. Về thái độ -Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi -Có hứng thú học tập bộ môn 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV -Hình vẽ đường sức điện trên giấy khổ lớn b. Chuẩn bị của HS -Ôn lại kiến thức về định luật Cu-lông và tổng hợp lực. 3.Tiến trình bài dạy Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số ?Nêu định nghĩa cường độ điện trường? -Đánh giá, nhắc lại các kiến thức đã học về cường độ điện trường ĐVĐ: Điện trường là môi trường vật chất mà ta không nhìn thấy, vậy ta phải biểu diễn điện trường như thế nào? -Báo cáo tình hình lớp TL:Cường độ điện trường tại một điểm là đại đặc trưng cho tác dụng của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (+) đặt tại điểm đó & độ lớn của q. -Ghi nhớ - Chú ý lắng nghe, nhận thức vấn đề bài học. Hoạt động 2 (7 phút): Tìm hiểu nguyên lí chồng chất điện trường Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Giới thiệu nội dung tiết học ?Nếu có hai điện tích điểm thì cường độ điện trường do điện tích đó gây ra tại một điểm được tính như thế nào? -Yêu cầu HS lên bảng biểu diễn vectơ cường độ điện trường tổng hợp ?Vậy nếu có nhiều điện tích cùng gây ra cường độ điện trường tại 1 điểm thì chúng ta áp dụng nguyên lý chồng chất điện trường như thế nào? -Theo dõi TL: Chúng ta tổng hợp các vectơ cường độ điện trường do từng điện tích gây ra tại điểm đó -Biểu diễn TL: Khi đó E = E1 + E2 + E3 + .... II. Cường độ điện trường 6. Nguyên lý chồng chất điện trường. -Nội dung: Sgk – T18 E = E1 + E2 (3.4) Hoạt động 3 (20 phút): Tìm hiểu đường sức điện. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Cho HS đọc mục III.1Sgk – T18 - Treo hình vẽ 3.5 để giải thích ? Nêu định nghĩa đường sức điện? -Phân tích định nghĩa -Yêu cầu HS lên bảng vẽ vectơ cường độ điện trường khi biết chiều và hình dạng đường sức điện -Nhận xét, chính xác hoá cách vẽ -Giới thiệu hình ảnh đường sức của một số điện trường và cách vẽ -Cho HS đọc mục III.4Sgk ?Nêu đặc điểm của các đường sức điện? -Chính xác hoá, phân tích đặc điểm của các đường sức điện ?Trả lời câu C2? -Quan sát, hướng dẫn HS yếu kém ?Nêu đáp án? - Nghiên cứu SGK -Theo dõi, ghi nhớ hình ảnh đường sức điện -Nêu định nghĩa như Sgk -Ghi nhớ -Vẽ hình -Ghi nhớ cách vẽ -Theo dõi + ghi nhớ -Nghiên cứu Sgk TL:..... -Ghi nhớ -Thảo luận theo nhóm tìm đáp án TL: Ở gần Q các đường sức sít nhau, ở xa Q các đường sức xa nhau ⇒ Ở gần Q cường độ điện trường lớn và ngược lại III. Đường sức điện 1. Hình ảnh các đường sức điện. 2. Định nghĩa -Định nghĩa: Sgk – T18 3. Hình dạng đường sức của một số điện trường SGK 4. Các đặc điểm của đường sức điện. Hoạt động 4 (5 phút): Tìm hiểu điện trường đều Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng ?Nếu có một điện trường mà các đường sức điện song song và cách đều thì vectơ cường độ điện trường tại các điểm có đặc điểm gì? ?Phát biểu lại đầy đủ khái niệm điện trường đều? ? Nêu ví dụ? -Nhấn mạnh: đó cũng là cách để tạo ra điện trường đều TL:Là những đường thẳng song song và cách đều. - Hs phát biểu -Nêu khái niệm TL: Điện trường giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu đặt song song -Ghi nhớ 5. Điện trường đều -Khái niệm: Sgk – T20 -Ví dụ: Hoạt động 5 (7 phút): Vận dụng, củng cố Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Cho HS làm bài tập 12 Sgk – T21 -Hướng dẫn HS cách xác định vị trí điểm C -Hướng dẫn HS cách xác định khoảng AC ? Nêu kết quả? -Chính xác hóa kết quả -Đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài -Thảo luận theo nhóm làm bài tập -Làm việc theo sự hướng dẫn của GV TL: AC = 64,6 cm -Ghi nhớ kết quả -Ghi nhớ nội dung chính của tiết học Bài 12/Sgk – T21 Đặt: AB = l; AC = x, khi đó: E1C = E2C ⇔ kq1x2 = kq2l+x2 hay l+xx2= q2q1 = 4/3 ⇔ x = 64,6 cm Hoạt động 6 (1 phút): Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Giao nhiệm vụ về nhà: +Ôn tập lí thuyết +Làm các bài tập: 13 Sgk + bài tập Sbt +Tiết sau: Bài tập -Tự ghi nhớ nhiệm vụ học tập Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: