Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 38 - Bài 19: Từ Trường

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 38 - Bài 19: Từ Trường

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

- Phát biểu được từ trường là gì & nêu được những vật nào gây ra từ trường.

- Biết cách phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường (từ trường không quá yếu)

- Nêu được cách xác định phương, chiều của từ trường tại một điểm.

- Phát biểu được định nghĩa & nêu được 4 tính chất cơ bản của các đường sức từ.

b. Về kĩ năng

 - Biết cách xác định chiều các đường sức từ của:

+ Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài (được coi là vô hạn).

+ Dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.

Biết các xác định mặt nam hay mặt bắc của một dòng điện chạy trong một mạch điện kín.

 

docx 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 10814Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 38 - Bài 19: Từ Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/12/2009
Ngày dạy : 21/12/2009 
Ngày dạy : 21/12/2009 
Dạy lớp: 11A1, 11A2
Dạy lớp: 11A3, 11A4
CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG
Tiết 38 - Bài 19: TỪ TRƯỜNG
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
- Phát biểu được từ trường là gì & nêu được những vật nào gây ra từ trường.
- Biết cách phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường (từ trường không quá yếu)
- Nêu được cách xác định phương, chiều của từ trường tại một điểm.
- Phát biểu được định nghĩa & nêu được 4 tính chất cơ bản của các đường sức từ.
b. Về kĩ năng
	- Biết cách xác định chiều các đường sức từ của:
+ Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài (được coi là vô hạn).
+ Dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.
Biết các xác định mặt nam hay mặt bắc của một dòng điện chạy trong một mạch điện kín.
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 	a. Chuẩn bị của GV
- Một số thí nghiệm về từ phổ
 	b. Chuẩn bị của HS
- Ôn lại phần từ trường (đã học ở lớp 9)
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (1 phút)
	- Kiểm tra bài cũ: tiến hành trong quá trình dạy bài mới
	- Đặt vấn đề: Trong chương I chúng ta đã được học về sự tương tác giữa các điện tích đứng yên, nhưng khi các điện tích chuyển động thì lực tương tác giữa chúng ra sao, chúng gây ra loại trường gì?
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (5 Phút): Tìm hiểu về nam châm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu nội dung tiết học
- Cho HS đọc mục I SGK
? Để nhận ra được nam châm cần thử như thế nào
? Các loại chất nào được dùng làm nam châm vĩnh cửu
? Trả lời C1
? Thế nào là các cực bắc nam của nam châm 
- Chính xác hoá, phân tích các cực của nam châm 
? Thế nào là lực từ
? Trả lời câu C2
- Phân tích đáp án C2
- Theo dõi + ghi nhớ
- Đọc SGK 
TL: Dùng sắt để thử
TL: ......
TL: B (đồng ôxít)
- Làm việc với nam châm, trả lời câu hỏi
TL: ....
- Ghi nhớ
TL: Là lực tương tác giữa các nam châm 
TL: .....
- Ghi nhớ
I. Nam châm
- Khái niệm
- Các cực của nam châm: N – S
- Lực từ
Hoạt động 2 (7 Phút): Tìm hiểu về từ tính của dây dẫn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Mô tả thí nghiệm 
- Thông báo kết quả thí nghiệm về từ tính của dòng điện 
? Nêu nhận xét
- Theo dõi
- Theo dõi + ghi nhận kết quả thí nghiệm
TL: Dòng điện cũng có từ tính như nam châm 
II. Từ tính của dây dẫn có dòng điện.
1. Thí nghiệm
2. Kết luận 
- Dòng điện cũng có từ tính như nam châm 
Hoạt động 3 (7 Phút): Tìm hiểu khái niệm từ trường
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Lực từ truyền đi có cần môi trường nào không
- Nêu khái niệm từ trường
? Nêu định nghĩa từ trường
TL: Tương tự như lực điện, cũng cần có môi trường truyền tương tác
- Ghi nhớ
TL: .....
III. Từ trường
1. Khái niệm
2. Định nghĩa. Sgk – T121
- Phân tích định nghĩa từ trường 
? Làm thế nào để phát hiện sự tồn tại của từ trường 
? Hướng của từ trường được xác đinh như thế nào 
- Phân tích nội dung quy ước
- Ghi nhớ định nghĩa 
TL: Dùng kim nam châm nhỏ ......
- Nêu quy ước như Sgk
- Theo dõi + ghi nhớ
3. Hướng của từ trường 
- Cách phát hiện từ trường: dùng kim nam châm 
- Hướng của từ trường 
Hoạt động 4 (15 Phút): Tìm hiểu đường sức từ 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Từ trường không nhìn thấy, vậy biểu diễn chúng như thế nào 
? Nêu định nghĩa đường sức từ
? Chiều của đường sức từ được xác định như thế nào 
- Cho HS quan sát H19.6 và hướng dẫn HS cách xác định chiều đường sức từ 
? Từ phổ là gì
? Quan sát H19.7 và mô tả hình dạng đường sức
- Nêu và thực hành quy tắc nắm tay phải
? Quan sát H19.9 và mô tả hình dạng đường sức
- Chính xác hoá hình dạng
? Thế nào là mặt nam, mặt bắc 
? Các đường sức từ có chiều như thế nào 
TL: ......
TL: .....
TL: Là chiều của từ trường
- Quan sát, xác định chiều đường sức từ 
TL: ....
TL: Có dạng đường tròn đồng tâm
- Quan sát, ghi nhớ nội dung và cách thực hành quy tắc
TL: ....
- Ghi nhớ 
TL: ......
TL: Vào ở mặt nam, ra ở mặt bắc
IV. Đường sức từ.
1. Định nghĩa
- Định nghĩa: Sgk – T121
- Chiều của đường sức từ: là chiều của từ trường tại điểm đó
- Từ phổ
2. Các ví dụ
a. Từ trường của dòng điện thẳng dài.
- Hình dạng đường sức từ 
- Chiều (quy tắc nắm tay phải)
b. Từ trường của dòng điện tròn
- Hình dạng đường sức từ
- Mặt nam
- Mặt bắc
- Chiều của đường sức từ: vào nam – ra bắc
? Các đường sức từ có những tính chất nào
- Phân tích các tính chất
? Trả lời câu C3
TL: Có 4 tính chất .....
- Ghi nhớ
TL: Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ
3. Các tính chất của đường sức từ. Sgk – T122
Hoạt động 5 (5 Phút): Tìm hiểu về từ trường Trái Đất.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Cho HS đọc mục V. Sgk
- Hướng dẫn HS về nhà tự tìm hiểu nội dung trong Sgk
- Đọc Sgk
- Theo dõi + ghi nhớ
V. Từ trường trái đất.
SGK
c. Củng cố, luyện tập (4 phút)
	? Từ trường là gì? làm thế nào để phát hiện ra sự tồn tại của từ trường, xác định phương chiều của từ trường như thế nào, các đường sức từ có những tính chất cơ bản nào?
	- Đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
	- Ôn tập lí thuyết
	- Làm bài tập Sgk + Sbt
	- Ôn tập tích vectơ
	- Tiết sau: Lực từ, cảm ứng từ

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 38.docx