1. Mục tiêu bài kiểm tra
a. Mục tiêu kiến thức
- Nhớ được các kiển thức cơ bản về điện tích, điện trường (điện tích, định luật Culông, điện trường, cường độ điện trường, công của lực điện, hiệu điện thế); các kiến thức về dòng điện không đổi (cường độ dòng điện, nguồn điện, công suất điện, định luật Ôm, ghép các nguồn điện thành bộ); các kiến thức về dòng điện trong các môi trường (kim loại, chất điện phân, chất khí, chân không, chất bán dẫn)
b. Mục tiêu kĩ năng
- Vận dụng được các kiến thức đã học để giải các bài tập đơn giản
c. Mục tiêu thái độ
- Có thái nghiêm túc, kỉ luật
- Có hứng thú học tập bộ môn
Ngày soạn: 07/10/2009 Ngày kiểm tra: 28/12/2009 Ngày kiểm tra: 28/12/2009 Dạy lớp: 11A1, 11A2 Dạy lớp: 11A3, 11A4 Tiết 35 : KIỂM TRA HỌC KÌ I 1. Mục tiêu bài kiểm tra a. Mục tiêu kiến thức - Nhớ được các kiển thức cơ bản về điện tích, điện trường (điện tích, định luật Culông, điện trường, cường độ điện trường, công của lực điện, hiệu điện thế); các kiến thức về dòng điện không đổi (cường độ dòng điện, nguồn điện, công suất điện, định luật Ôm, ghép các nguồn điện thành bộ); các kiến thức về dòng điện trong các môi trường (kim loại, chất điện phân, chất khí, chân không, chất bán dẫn) b. Mục tiêu kĩ năng - Vận dụng được các kiến thức đã học để giải các bài tập đơn giản c. Mục tiêu thái độ - Có thái nghiêm túc, kỉ luật - Có hứng thú học tập bộ môn 2. Nội dung đề A. Phần trắc nghiệm (4 điểm) (Khoanh tròn vào phương án đúng) Câu 1: Trong trường hợp nào sau đây ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau Câu 2: Đưa thanh kim loại A nhiễm điện dương chạm vào thanh kim loại B chưa nhiễm điện, ta thấy B cũng nhiễm điện dương. Hiện tượng trên do: A. Các electron truyền từ B sang A B. Các proton truyền từ A sang B C. Các electron truyền từ A sang B D. Các ion dương truyền từ A sang B Câu 3: Điện tích q = 6.10-6C đặt trong chân không. Cường độ điện trường do q gây ra tại điểm M cách q khoảng 30em có độ lớn: A. 6.107 V/m B. 6.105 V/m C. 6.103 V/m D. 6.104 V/m Câu 4: Hai điện tích điểm q1 = 7.10- 7C và q2 = 4.10- 8C đặt cách nhau 20cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm này có độ lớn A. 6,3.10- 4 N B. 6,3.10- 5 N C. 6,3.10- 2 N D. 6,3.10- 3 N Câu 5: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 40V. Chọn câu chắc chắn đúng A. Điện thế ở M là 40V B. Điện thế tại N bằng 0 C. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40V D. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm Câu 6: Một điện tích q = 2C chạy từ điểm M đến điểm N (có UMN = 6V). Công của lực điện là bao nhiêu A. 10 J B. 8J C. 12J D. 20J Câu 7: Một tụ điện có điện dung C = 6μF. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 12 V thì điện tích mà tụ tích được là A. 7,2.10 – 5 J B. 7,2.10 – 3 J C. 72 J D. 7,2 J Câu 8: Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây A. Lực kế B. Am pe kế C. Nhiệt kế D. Công tơ điện Câu 9: Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ nào sau đây A. Vôn kế B. Am pe kế C. Tĩnh điện kế D. Công tơ điện Câu 10: Để tạo thành bộ nguồn có suất điện động 3V và điện trở trong 1,5Ω từ việc ghép các quả pin giống nhau có suất điện động 1,5V và điện trở trong 1Ω ta cần tối thiểu bao nhiêu quả pin A. 2 quả B. 4 quả C. 3 quả D. 5 quả Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là không đúng với kim loại A. Điện trở suất tăng khi nhiệt độ tăng B. Hạt tải điện là các ion tự do C. Mật độ hạt tải điện không phụ thuộc vào nhiệt độ D. Khi nhiệt độ không đổi, dòng điện tuân theo định luật Ôm Câu 12: Phát biểu nào dưới dây không đúng đối với bán dẫn? A. Có thể có hệ số nhiệt điện trở âm B. Có hai loại hạt tải điện là electron và lỗ trống C. Tính chất điện nhạy cảm với tạp chất D. Chỉ cho dòng điện chạy theo một chiều Câu 13: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các hạt: A. Electron và ion dương B. Electron và ion âm C. Ion dương và ion âm D. Electron, ion dương và ion âm Câu 14: Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các hạt: A. Electron tự do B. Ion âm C. Ion dương D. Electron, ion dương và ion âm Câu 15: Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực dương bằng đồng trong thời gian 1giờ 45 phút và với dòng điện có cường độ 2A. Khối lượng đồng bám vào cực âm là: A. 5,127g B. 3,855g C. 4,178g D. 4, 923g Câu 16: Tính chất của lớp chuyển tiếp p – n là: A. Chỉ cho dòng điện di qua theo một chiều từ n sang p B. Chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều từ p sang n C. Không dẫn điện D. Dẫn điện rất tốt B. Phần tự luận (6 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Hai điện tích q1 = 1,6.10 - 8 C và q2 = 1,2.10 -8C đặt cách nhau 10cm trong chân không. Tính cường độ điện trường tổng hợp do q1 và q2 gây ra tại M cách q1 khoảng 8cm và cách q2 khoảng 6cm Câu 2 (3 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ. Biết: R1 = 2,5Ω; R2 = R3 = 6Ω; R4 = 3Ω; ξ1 = 2V; r1 = 1Ω; ξ2 = ξ3 = 3V; r2 = r3 = 1Ω. Tính Điện trở mạch ngoài Cường độ dòng điện qua các điện trở Hiệu điện thế mạch ngoài và hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở R1, R2, R4 Câu 3 (1,5 điểm): Nêu các tính chất của tia catốt 3. Đáp án a. Lớp 11A1 Phần trắc nghiệm (16 câu x 0,25 điểm/câu = 4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C A B D C C A B D C B D D A C B Phần tự luận Câu Đáp án Điểm Câu 1 (1,5 điểm) Cường độ điện trường do q1 và q2 gây ra tại M E1 = k.q1r12 = 9.10 9. 1,6.10-80,082 = 22500V/m E2 = k.q2r22 = 9.10 9. 1,2.10-80,062 = 30000V/m 1 đ Xét ∆ ABM vuông tại M (do AM2 + BM2 = AB2) ⇒ E1 và E2 hợp với nhau một góc 900. Điện trường tổng hợp E = E1 + E2 Về mặt độ lớn: E = E12+ E22 = 225002 + 300002 = 37500V/m 0,5 đ Câu 2 (3 điểm) - Bộ nguồn gồm 3 nguồn: ξ1 nt (ξ2 // ξ3) ⇒ ξb = ξ1 + ξ23; rb = r1 + r23 Với ξ23 = ξ2 = ξ3 = 3V; r23 = r2/2 = 0,5Ω Vậy: ξb = 2 + 3 = 5V rb = 1 + 0,5 = 1,5Ω 1đ Mạch ngoài gồm 4 điện trở: R1 nt (R2 // R3) nt R4 ⇒ RN = R1 + R23 + R4 Với: R23 = R2R3R2+ R3 = 6.66+6 = 3Ω (Do R2 // R3) 0,5đ Vậy: RN = 2,5 + 3 + 3 = 8,5Ω - Cường độ dòng điện trong mạch: I = ξbRN + rb = 58,5+1,5 = 0,5 A Do R1 nt (R2 // R3) nt R4 nên: I1 = I23 = I4 = I = 0,5 A Mặt khác: R2 // R3 nên: U2 = U3 = U23 = I23.R23 = 0,5.3 = 1,5V Vậy: I2 = U2R2 = 1,56 = 0,25A I3 = U3R3 = 1,56 = 0,25A 1đ - Hiệu điện thế mạch ngoài: UN = I.RN = 0,5.8,5 = 4,25V Hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở: + Điện trở R1: U1 = I1R1 = 0,5.2,5 = 1,25V + Điện trở R2: U2 = U23 = 1,5V + Điện trở R3: U3 = I3R3 = 0,5.3 = 1,5V 0,5đ Câu 3 (1,5 điểm) Các tính chất của tia catốt: - Nó phát ra từ catốt, theo phương vuông góc với bề mặt catốt. Gặp một vật cản, nó bị chặn lại và làm vật đó bị tích điện âm 0,5 đ - Nó mạng năng lượng lớn: nó có thể làm đen phim ảnh, làm huỳnh quang một số tinh thể, làm kim loại phát ra tia X, làm nóng các vật mà nó rọi vào và tác dụng lực lên các vật đó 0,5đ - Từ trường làm tia catốt lệch theo hướng vuông góc với phương lan truyền và phương của từ trường, còn điện trường làm tia catốt lệch theo chiều ngược chiều của điện trường 0,5đ 4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra
Tài liệu đính kèm: