1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
- Nêu được chiều dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện.
- Nhận biết được các loại bộ nguồn ghép nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp đối xứng.
b. Về kĩ năng
- Vận dụng được định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện.
- Tính được suất điện động, điện trở trong của bộ nguồn các loại bộ nguồn (nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng).
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
Ngày soạn: 31/10/2009 Ngày dạy : 02/11/2009 Ngày dạy : 02/11/2009 Dạy lớp: 11A1, 11A2 Dạy lớp: 11A3, 11A4 Tiết 19 - Bài 10: GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ 1. Mục tiêu a. Về kiến thức - Nêu được chiều dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện. - Nhận biết được các loại bộ nguồn ghép nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp đối xứng. b. Về kĩ năng - Vận dụng được định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện. - Tính được suất điện động, điện trở trong của bộ nguồn các loại bộ nguồn (nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng). c. Về thái độ - Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi - Có hứng thú học tập bộ môn 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV - Chuẩn bị pin và vôn kế để làm TN. b. Chuẩn bị của HS - Đọc trước bài mới 3.Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (5 phút) - Câu hỏi: Nêu nội dung và biểu thức của định luật Ôm đối với toàn mạch - Đáp án: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó. I = ξRN + r RN + r: Điện trở toàn phần của mạch điện kín ξ: suất điện động của nguồn điện - Đặt vấn đề: Khi giải các bài tập về bộ nguồn ta thường gặp các đoạn mạch chứa nguồn điện. Vì vậy trước khi học về bộ nguồn, ta hãy tìm hiểu mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch chứa nguồn điện. b. Dạy bài mới Hoạt động 1 (12 Phút): Định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện (nguồn phát điện). Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - Giới thiệu nội dung tiết học - Theo dõi I. Đoạn mạch chứa nguồn điện (nguồn phát điện). ? Thế nào là đoạn mạch chứa nguồn điện TL: Là đoạn mạch gồm nguồn điện và điện trở RN - Đoạn mạch chứa ngồn điện: ? Trả lời câu C1 TL: I = ξR+ R1+ r ? Quan sát hình 10.2 và trả lời C2 ? Với đoạn mạch chứa nguồn điện dòng điện chạy theo chiều như thế nào TL: UAB = IR1 TL: Dòng điện có chiều đi ra từ cực dương và đi tới cực âm ? Với đoạn mạch chứa nguồn, hãy viết phương trình liên hệ giữa U, I và R, r - Lí luận để tìm ra (10.2) TL: Tương tự như phương trình (9.4) UAB = ξ – I(r +R) - Theo dõi + ghi nhớ - Định luật Ôm: UAB = ξ – I(r +R) (10.1) Hay: I = ξ - UABr +R = ξ - UABRAB (10.2) RAB = R + r: Điện trở tổng cộng của đoạn mạch - Nêu chú ý ngư Sgk - Ghi nhớ *Chú ý: Sgk – T56 ? Trả lời C3 TL: UBA = - ξ + I(R +r) UBA = -3V Hoạt động 2 (18 Phút): Ghép các nguồn điện thành bộ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng ? Trong thực tế nếu muốn làm tăng suất điện động ... người ta thường làm như thế nào ? Có những cách ghép nào TL: Ghép các nguồn điện TL: Song song và nối tiếp II. Ghép các nguồn điện thành bộ. 1. Bộ nguồn nối tiếp. - Cho HS quan sát H 10.3 Sgk - Quan sát ? Thế nào là bộ nguồn ghép nối tiếp - Nêu định nghĩa như Sgk - Định nghĩa: Sgk – T56 ? Xây dựng biểu thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn - Thảo luận xây dụng công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ - Suất điện động ξb = ξ1 + ξ2 + ...... + ξn (10.3) - Quan sát, hướng dẫn HS yếu kém và duy trì trật tự lớp ? Nêu kết quả -Đánh giá, chính xác hoá ? Nếu có n nguồn giống nhau ghép nối tiếp thì sao nguồn - Đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ xung - Ghi nhớ TL: ξb = nξ và rb = nr - Điện trở trong: rb = r1 + r2 + ..... + rn (10.4) *Nếu có n nguồn giống nhau ghép nối tiếp: ξb = nξ và rb = nr (10.5) 2. Bộ nguồn song song ? Quan sát hình 10.4 và nêu định nghĩa bộ nguồn song song -Phân tích định nghĩa + vẽ hình - Nêu định nghĩa như Sgk - Theo dõi - Định nghĩa: Sgk - 57 ? Nêu công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn TL: ... - Suất điện động: ξb = ξ - Điện trở trong: rb = rn (10.6) 3. Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng ? Quan sát hình 10.5 và nêu định nghĩa bộ nguồn hỗn hợp đối xứng - Phân tích định nghĩa - Nêu định nghĩa như Sgk - Ghi nhớ - Định nghĩa: Sgk – T57 ? Nêu công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn TL: ... - Suất điện động và điện trở trong: ξb = mξ ; rb = mrn (10.7) Hoạt động 3 (6 Phút): Vận dụng Hoạt động của GV Hoạt động của GV Hoạt động của GV ? Đọc đề bài toán - Làm theo yêu cầu của GV Bài 5/ Sgk – T58 ? Hai nguồn điện ghép như thế nào TL: Ghép nối tiếp Hai nguồn ξ1 và ξ2 ghép nối tiếp nhau - Cường độ dòng điện trong mạch: ? Tính I TL: I = ξ1 + ξ1r1+ r2 = 1,5A I = ξbR+ rb = ξ1 + ξ1r1+ r2 = 4,5+33+2 I = 1,5A ? Tính UAB - Hướng dẫn: Vận dụng công thức 10.1 ? Nêu kết quả - Làm bài tập TL: UAB = 0 - Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B Xét đoạn mạch: Aξ1B UAB = ξ1 – Ir1 = 4,5 – 1,5.3 = 0 c. Củng cố, luyện tập (3 phút) ? Trong tiết học em cần nắm được những nội dung cơ bản nào? tóm tắt? GV: Đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài d. Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút) - Ôn tập lí thuyết - Làm bài tập: 4, 6 Sgk + bài tập Sbt - Ôn tập: Định luật Ôm; điện năng tiêu thụ; công suất điện; công suất toả nhiệt; công, công suất và hiệu suất của nguồn điện.
Tài liệu đính kèm: