Giáo án Vật lý Lớp 11 - Tiết 10: Bài tập - Đoàn Thùy Hương

Giáo án Vật lý Lớp 11 - Tiết 10: Bài tập - Đoàn Thùy Hương

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Củng cố, hệ thống kiến thức của chương điện tích. Điện trường.

 - Hệ thống hóa được các kiến thức về: Lực điện, điện trường, công lực điện, tụ điện.

 2. Năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi vận dụng kiến thức đã học về điện trường.

 - Năng lực tự học và tự chủ động ôn tập kiến thức.

 - Năng lực tính toán các bài toán cơ bản về các đại lượng đặc trưng của điện trường.

 3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trung thực: Độc lập suy nghĩ; tự giác, nghiêm túc giải quyết nhiệm vụ được giao và nghiêm túc trong việc làm bài kiểm tra.

 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 - Các phiếu học tập các nhân, nhóm.

 - Máy chiếu

 - Đề kiểm tra

 

docx 6 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 11 - Tiết 10: Bài tập - Đoàn Thùy Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 10: BÀI TẬP
 Môn học: Vật lý; lớp: 11A1,11A2
 Thời gian thực hiện: /9/2021 (01 tiết)
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
- Củng cố, hệ thống kiến thức của chương điện tích. Điện trường.
 	- Hệ thống hóa được các kiến thức về: Lực điện, điện trường, công lực điện, tụ điện.
 2. Năng lực: 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi vận dụng kiến thức đã học về điện trường.
	- Năng lực tự học và tự chủ động ôn tập kiến thức.
	- Năng lực tính toán các bài toán cơ bản về các đại lượng đặc trưng của điện trường.
	3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trung thực: Độc lập suy nghĩ; tự giác, nghiêm túc giải quyết nhiệm vụ được giao và nghiêm túc trong việc làm bài kiểm tra.	
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 	 - Các phiếu học tập các nhân, nhóm.
 	 - Máy chiếu
	- Đề kiểm tra
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động: Hệ thống hóa kiến thức của chương.
a. Mục tiêu: Hệ thống lại các kiến thức liên quan đến điện tích. Điện trường.
b. Nội dung: HS hoạt động theo nhóm trả lời nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS trình bày sản phẩm sơ đồ tư duy của nhóm trên giấy A0.
d. Tổ chức thực hiện: 
Nhiệm vụ
Cách thức tổ chức
1. Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu các nhóm lên treo các sơ đồ tư duy mà HS đã chuẩn bị ở nhà:
2. Thực hiện nhiệm vụ
 HS lên treo các sơ đồ tư duy đã được chuẩn bị ở nhà lên bảng .
3. Báo cáo thảo luận
- GV gọi đại diện một nhóm trình bày kiến thức mà mình đã học được trong chương I
- GV cho các nhóm nhận xét và đánh giá kết quả HS chuẩn bị được qua thang điểm.
4. Kết luận, nhận định
Cho HS đánh giá cho điểm theo thang như sau:
Tiêu chí
Kiến thức, kĩ năng vận dụng
Cách thức thực hiện
Sản phẩm
Tương tác, đánh giá
Tính chính xác, phù hợp
Bố cục, thẩm mỹ, khoa học
Điểm số tối đa
4 điểm
1 điểm
2 điểm
2 điểm
1 điểm
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
2.1: Làm bài tập trắc nghiệm
a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức về điện tích. Điện trường trả lời được các câu hỏi TN.
 b. Nội dung: HS nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: PHT số 1 cá nhân HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ
Cách thức tổ chức
1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS trả lời PHT số 1 đã được phát rừ giờ học trước 
HS: Trình bày các đáp án và giải thích cách lựa chọn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Lựa chọn 01 đáp án đúng nhất theo yêu cầu của đề:
Câu 1. Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho
 A. khả năng tác dụng lực của điện trường.	 
 B. phương chiều của cường độ điện trường.
 C. khả năng sinh công của điện trường.	 
 D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
Câu 2. Hiệu điện thế giữa hai điểm là Đáp án chắc chắn đúng là?
A. điện thế ở là B. điện thế ở bằng 
C. điện thế ở có giá trị dương, ở V có giá trị âm 
D. điện thế ở cao hơn điện thế ở N là 
Câu 3. Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với góc a. Trong trường hợp nào sau đây, công của điện trường lớn nhất?
A. a = 00	B. a = 450	C. a = 600	 D. 900
Câu 4. Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 0.	 C. q1.q2> 0.	D. q1.q2< 0.
Câu 5: Trên vỏ một tụ điện có ghi 50µF-100V. Có thể đặt vào hai cực của tụ điện một hiệu điện thế là
A. 120V. B. 90V. C. 150V. D. 500V
Câu 6. Công của lực điện không phụ thuộc vào
 A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.	 B. cường độ của điện trường.
 C. độ lớn điện tích bị dịch chuyển. D. hình dạng của đường đi.	 
Câu 7. Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quĩ đạo là một đường cong kín có chiều dài quĩ đạo là s thì công của lực điện trường bằng 
A. qEs	 B. 2qEs	 C. 0 	 D. – qEs
Câu 8. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
A. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
B. phương diện tạo ra thế năng tại điểm đó khi đặt 1 điện tích q
C. khả năng tác dụng lực tại một điểm.
D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
Câu 9: Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định không đúng là:
A. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường.
B. Đơn vị của hiệu điện thế là V/C.
C. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.
D. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.
Câu 10: Chọn phát biểu sai.
A. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định.
B. Tụ điện là dụng cụ thường dùng để tích và phóng điện trong mạch.
C. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện.
D. Điện tích Q mà tụ điện tích được tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt giữa hai bản của nó.
2. Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm đã phân công, thảo luận và cùng nhau hoàn thiện phiếu học tập số 1.
3. Báo cáo thảo luận
Các nhóm HS báo cáo, nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
4. Kết luận, nhận định
GV: Đưa đáp án cho	 HS đánh giá lẫn nhau và GV đánh giá kết quả chung.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
D
A
C
B
D
C
A
B
D
	3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức về điện trường, cường độ điện trường để giải một số bài tập tự luận. 
b. Nội dung: HS giải được các bài tập tự luận mà GV đưa ra.
c. Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi của HS trong PHT số 2.
d. Tổ chức thực hiện: 
Nhiệm vụ
Cách thức tổ chức
1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Cá nhân nhận nhiệm vụ qua phiếu học tập số 2 (Phiếu trên MC) 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Giải các bài tập sau: 
Bài 1: Một điện tích điểm q1 = 2.10-9C đặt trong không khí. Xác định lực điện trường tác dụng lên điện tích q2 = 4.10-9C tại điểm A cách điện tích q1 là 8 cm?
Bài 2: Hai điện tích điểm q1 = 5.10-8C và q2 = - 5.10-8C nằm cố định tại hai điểm AB cách nhau 10 cm trong chân không.
Tính cường độ điện trường tại điểm C cách 20cm và cách B 30 cm.
Bài 3. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 100V Công mà lực điện tác dụng lên một electron khi nó chuyển động từ điểm M đến điểm N có giá trị như thế nào?
2. Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm đã phân công, thảo luận và cùng nhau hoàn thiện phiếu học tập số 2.
3. Báo cáo thảo luận
Các nhóm HS báo cáo, nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
4. Kết luận, nhận định
GV: Cho HS đánh giá lẫn nhau và GV nhận xét, đánh giá kết quả làm bài của HS.
GV chốt lời giải:
Bài 1: Ta có:
 FA=k.q1.q2/OA2 = 1,125.10-5 N
Vẽ đúng vec tơ F
Bài 2: Cường độ điện trường tại M:
 + Vectơ cường độ điện trường tổng hợp: 
 Ta có E1 = 11250 V/m
 E2 = 5000 V/m
 + Vì 2 véc tơ song song ngược chiều nên ta có :
 E = E1M - E2M = 6250 V/m
Bài 3: 
Ta có A = qEd= qU= - 1,6.10-17 J
4. Hoạt động 4: Vận dụng: Làm bài kiểm tra thường xuyên
a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức của chương I vào làm bài kiểm tra thường xuyên 15 phút .
b. Nội dung: HS nghiên cứu độc lập đề kiểm tra và làm đề.
c. Sản phẩm: Kết quả trả lời trong bài kiểm tra.
d. Tổ chức thực hiện: 
Nhiệm vụ
Cách thức tổ chức
1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV Phát đề và yêu cầu HS nghiêm túc làm bài kiểm tra 15 phút: 
( Phụ lục)
2. Thực hiện nhiệm vụ
- cá nhân HS nghiêm túc làm bài kiểm tra 
3. Báo cáo thảo luận
HS hoàn thành bài kiểm tra và nộp bài cho GV
4. Kết luận, nhận định
GV thu bài kiểm tra về nhà chấm và đánh giá kết quả học tập của hs 
* Kiểm tra 15 phút : TN gồm 07câu + TL 01 bài. 
MA TRẬN KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 1 K11
Tên Chủ đề
Nhận biết
(Cấp độ 1)
Thông hiểu
(Cấp độ 2)
Vận dụng thấp
(Cấpđộ 3)
Vận dụng cao
(Cấpđộ 4)
Tổng
1. Định luật Cu-lông. Thuyết electron
1 câu
1 câu
2 câu
2. Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
1 câu
2 câu
1 câu
4 câu
3. Công của lực điện. Điện thế, hiệu điện thế
1 câu
2 câu
3 câu
4. Tụ điện
1 câu
1 câu
Tổng
4 câu
3 câu
2 câu
1 câu
10 câu
ĐỀ KIỂM TRA
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều: 
 A. hướng ra xa nó. B. hướng về phía nó.
 C. phụ thuộc độ lớn của nó. D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
Câu 2. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống hai lần thì độ lớn lực Cu lông:
 A. Tăng 4 lần B. Tăng 2 lần C. Giảm 2 lần D. Gảm 4 lần 
Câu 3. Chọn phát biểu sai.
A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).
D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
Câu 4. Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
 A. q1> 0 và q2 0. C. q1.q2 > 0.	 D. q1.q2 < 0.
 Câu 5. Tính chất nào sau đây không phải là của công của lực điện trường.
 A. Là đại lượng đại số.	 B. Tỉ lệ với độ lớn của điện tích dịch chuyển.
 C. Phụ thuộc vào cường độ điện trường.	 
 D. Thay đổi theo hình dạng đường dịch chuyển giữa hai điểm.
Câu 6. Hiệu điện thế giữa hai điểm là UMN =24V Đáp án chắc chắn đúng là?
 A. điện thế ở là C. điện thế ở có giá trị dương, ở N có giá trị âm. 
 B. điện thế ở bằng D. điện thế ở cao hơn điện thế ở N là 24V
 Câu 7. Phát biểu nào sau đây về hiệu điện thế là không đúng. 
 A. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường.
 B. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc vào điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.
 C. Đơn vị hiệu điện thế là V/C. 
 D. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vào vị trí giữa hai điểm đó.
II. TỰ LUẬN 
 * Một điện tích điểm q1 = 10-6C đặt tại điểm A trong không khí.
 a. Hãy xác định cường độ điện trường tại điểm cách điện tích 5 cm, vẽ vectơ cường độ điện trường tại điểm này?
 b. Đặt điện q2 = 6.10-6 C ở điểm B cách A 12 cm tính cường độ điện trường tại trung điểm của đoạn AB.
 c. Xác định vị trí có điện trường bằng không. 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
A
D
C
D
D
C
Mỗi ý đúng cho 1đ
II. Tự luận: 
Câu
Nội dung
Điểm
a
Tính được E=kQE.r2=36.105(V/m)
Vẽ đúng hình:
0,5đ
0,5đ
b
Vẽ đúng hình
Tính E = 125 .105(v/m)
0,5đ
0,5đ
c
Để E =0 thì E1=E2
Vị trí điểm M cách A: 3,58cm Cách B: 8,42cm
0,5đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_11_tiet_10_bai_tap_doan_thuy_huong.docx