Câu 10: So sánh dòng điện trong chất điện phân và dòng điện trong kim loại về : Hạt tải điện, bản chất, có tuân theo định luật Ôm không. Giải thích tại sao kim loại dẫn điện tốt hơn chất điện phân ?
Câu 11: Vì sao trong điều kiện bình thường, chất khí không dẫn điện? Làm thế nào để chất khí có thể dẫn điện được?
Câu 12: Nêu các hạt tải điện và bản chất dòng điện trong các môi trường: kim loại, chất điện phân, chất khí và chất bán dẫn.
Câu 13:. Phát biểu định luật Fa-ra-đây về điện phân. Viết biểu thức tổng quát và nêu ý nghĩa các đại lượng.
Câu 16: ( NC) Giải thích nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại. Vì sao nói kim loại là môi trường dẫn điện tốt ?
Câu 17: ( NC) Giải thích vì sao khi nhiệt độ tăng thì điện trở của kim loại tăng. Viết công thức tính điện trở của kim loại theo nhiệt độ, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
1) Điện tích điểm là gì?
2) Phát biểu định luật Coulomb.
3) Hằng số điện môi của 1 chất cho ta biết điều gì?
4) Trình bày nội dung của thuyết electron.
5) Phát biểu định luật bảo tòan điện tích.
6) Điện trường là gì? Tính chất cơ bản của điện trường?
7) Vectơ cường độ điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào? Đơn vị cường độ điện trường là gì?
8) Hãy nêu tính chất các đường sức điện.
9) Viết công thức tính và nêu những đặc điểm của cường độ điện trường của 1 điện tích điểm.
Câu 10: So sánh dòng điện trong chất điện phân và dòng điện trong kim loại về : Hạt tải điện, bản chất, có tuân theo định luật Ôm không. Giải thích tại sao kim loại dẫn điện tốt hơn chất điện phân ? Câu 11: Vì sao trong điều kiện bình thường, chất khí không dẫn điện? Làm thế nào để chất khí có thể dẫn điện được? Câu 12: Nêu các hạt tải điện và bản chất dòng điện trong các môi trường: kim loại, chất điện phân, chất khí và chất bán dẫn. Câu 13:. Phát biểu định luật Fa-ra-đây về điện phân. Viết biểu thức tổng quát và nêu ý nghĩa các đại lượng. Câu 16: ( NC) Giải thích nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại. Vì sao nói kim loại là môi trường dẫn điện tốt ? Câu 17: ( NC) Giải thích vì sao khi nhiệt độ tăng thì điện trở của kim loại tăng. Viết công thức tính điện trở của kim loại theo nhiệt độ, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức. Điện tích điểm là gì? Phát biểu định luật Coulomb. Hằng số điện môi của 1 chất cho ta biết điều gì? Trình bày nội dung của thuyết electron. Phát biểu định luật bảo tòan điện tích. Điện trường là gì? Tính chất cơ bản của điện trường? Vectơ cường độ điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào? Đơn vị cường độ điện trường là gì? Hãy nêu tính chất các đường sức điện. Viết công thức tính và nêu những đặc điểm của cường độ điện trường của 1 điện tích điểm. Cường độ điện trường của 1 hệ điện tích điểm được xác định như thế nào? Điện trường đều là gì? Viết công thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của 1 điện tích trong 1 điện trường đều. Nêu đặc điểm của công của lực điện. Hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường là gì? Viết hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường, nói rõ điều kiện áp dụng hệ thức đó. Tụ điện là gì ? Tụ điện phẳng có cấu tạo thế nào ? Điện dung của tụ điện là gì ? Điện dung của tụ điện phụ thuộc những yếu tố nào? Nêu công thức tính điện dung của tụ điện phẳng. Viết công thức xác định năng lượng của tụ điện và năng lượng điện trường trong tụ điện phẳng. Phát biểu và viết biểu thức tính cường độ dòng điện? Dòng điện không đổi là gì? Viết biểu thức tính cường độ dòng điện không đổi? Nêu điều kiện để có dòng điện? Phát biểu và viết biểu thức tính suất điện động của nguồn điện ? Mô tả cấu tạo chung của pin điện hóa, pin Vôn-ta? Mô tả cấu tạo của acquy chì? Điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ được đo bằng công do lực nào thực hiện? Viết công thức tính điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch khi có dòng điện chạy qua? phát biểu và viết biểu thức của định luật Jun-len-xơ? Công suất tỏa nhiệt của một đoạn mạch là gì và được tính bằng công thức nào? Công của nguồn điện có liên hệ gì với điện năng tiêu thụ trong mạch điện kín? Viết công thức tính công và công suất của nguồn điện? Phát biểu và viết hệ thức biểu thị định luật Ôm cho toàn mạch? Độ giảm điện thế trên một đoạn mạch là gì? Phát biểu mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện và các độ giảm điện thế của các đoạn mạch trong mạch điện kín? Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào và có thể gây ra những tác hại nào? Dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện có chiều như thế nào? Câu 1: Phát biểu định nghĩa từ trường, đường sức từ ? Câu 2: So sánh những tính chất của đường sức điện và đường sức từ ? Câu 3: Phát biểu định nghĩa từ trường đều, lực từ, cảm ứng từ. Câu 4: Hãy nêu hình dạng, chiều và công thức tính cảm ứng từ của dòng điện thẳng , dòng điện tròn và dòng điện trong ống dây. Câu 5: Nêu cách xác định lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song cùng chiều, và ngược chiều. Câu 6: Lực Lo- ren - xơ là gì? Nêu cách xác định phương, chiều, độ lớn của lực Lo-ren- xơ. Câu 7: Phát biểu khái niệm từ thông, dòng điện cảm ứng, hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu 8: Hãy phát biểu định nghĩa hệ số tự cảm, biểu thức xác định suất điện động tự cảm, biểu thức xác định hệ số tự cảm của ống dây, công thức xác định năng lượng từ trường. Câu 9: Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng ? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng Câu 10: Chiết suất (tuyệt đối) n của môi trường là gì? Viết hệ thức liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối. Câu 11: Thế nào là phản xạ toàn phần? Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần. Câu 12: Lăng kính là gì? nêu cấu tạo và các đặc trưng quang học của lăng kính. Câu 13: Thấu kính là gì? kể các loại thấu kính? kể tên và nêu tính chất các điểm đặc biệt của thấu kính. Câu 14: Nêu cấu tạo của mắt, sự điều tiết của mắt và các tật của mắt? Câu 15: Nêu cấu tạo và tính chất của kính lúp, kính hiểm vi, kính thiên văn? Câu 17: Nêu quy tắc xác định chiều dòng điện , biểu thức suất điện động cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường ? Câu 18: Nêu khái niệm về dòng điện Fu- cô, tác dụng của dòng điện Fu- cô. 1. Lăng kính là gì. Nêu tính chất của lăng kính. Thế nào là góc lệch D. 2. Viết các công thức lăng kính (vẽ hình). 3. Thấu kính là gì. Có bao nhiêu loại thấu kính. 4. Viết công thức tính tiêu cự và độ tụ (ghi đơn vị). Qui ước giá trị của tiêu cự và độ tụ. 5. Viết công thức xác định số phóng đại ảnh. 6. Trình bày đường đi của 3 tia sáng tới đặc biệt : _ Tia tới qua quang tâm O. _ Tia tới song song với trục chính. _ Tia tới qua tiêu điểm vật chính F. (Vẽ hình) 7. Trình bày đường đi của tia tới bất kì. (Vẽ hình). 8. Thế nào là sự điều tiết của mắt. Nêu sự điều tiết của mắt ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn. 9. Thế nào là góc trông vật, năng suất phân li của mắt. 10. Trình bày đặc điểm của mắt cận , mắt viễn, mắt lão. Nêu cách khắc phục. Câu 1: Khái niệm từ trường. Tính chất cơ bản của từ trường. Câu 2: Nêu đặc điểm của vectơ lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện Iđặt trong từ trường đều, có cảm ứng từ Câu 3: Định nghĩa cảm ứng từ. Nêu đặc điểm của vectơ cảm ứng từ tại điểm M do dòng điện trong dây dẫn thẳng dài gây ra, do dòng điện chạy trong ống dây gây ra tại một điểm trong lòng ống dây, do dòng điện tròn gây ra tại tâm. Câu 4: - Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì ? - Muốn xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây kín , ta dựa vào định luật nào ? Hãy phát biểu nội dung của định luật đó? -Từ thông qua khung lúc này được xác định bởi biểu thức nào? Nêu rõ tên gọi và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức đó. Có những cách nào làm từ thông qua mạch kín biến thiên? - Định nghĩa dòng điện Fucô và công dụng. Câu 5: Định nghĩa suất điện động cảm ứng. Phát biểu định luật Faraday về cảm ứng điện từ. Câu 6. Hiện tượng tự cảm là gì? Viết biểu thức tính độ tự cảm của ống dây, suất điện động tự cảm. Câu 7. Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Phát biểu và viết biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng. Câu 8. Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần. Câu 9: Nêu định nghĩa thấu kính, viết biểu thức xác định vị trí và công thức tính độ phóng đại ảnh của thấu kính. Câu 10. Nêu mối quan hệ ảnh- vật (thật) đối với thấu kính hội tụ. Câu 11: Kể tên các bộ phận của mắt về phương diện quang học? Nêu các định nghĩa: sự điều tiết, điểm cực cận, điểm cực viễn của mắt? Câu 12: Sự điều tiết của mắt là gì ? Mắt quan sát một vật đặt tại đâu thì tiêu cự thủy tinh thể có giá trị nhỏ nhất Câu 13: Vật nằm trong khoảng nào thì mắt có thể nhìn rõ được vật ? Và để nhìn rõ được vật , mắt phải điều tiết. Vậy thế nào là sự điều tiết của mắt? Từ trường: định nghĩa, quy ước hướng của từ trường. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện: điểm đặt, phương, chiều, công thức tính độ lớn. Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt: hình dạng và chiều của đường sức từ, công thức tính cảm ứng từ. Các đặc điểm của lực Lorenxơ. Từ thông: công thức, đơn vị. Giá trị của từ thông phụ thuộc vào góc như thế nào? Phát biểu định nghĩa hiện tượng cảm ứng điện từ và định luật Lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng. Suất điện động cảm ứng: định nghĩa, công thức. Phát biểu định luật Faraday. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng. Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần? Nêu điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. Lăng kính: cấu tạo, đường truyền của tia sáng đơn sắc qua lăng kính. Thấu kính là gì? Phân loại thấu kính. Nêu tính chất quang học của quang tâm, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật của thấu kính. Tiêu cự, độ tụ của thấu kính là gì? Các công thức về thấu kính. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực cận, điểm cực viễn và khoảng nhìn rõ của mắt Cấu tạo và đường đi của tia sáng qua kính lúp. Số bội giác của kính lúp HIỂU : Có 2 vật kích thước nhỏ, nhiễm điện đẩy nhau. Các điện tích trên mỗi vật có dấu như thế nào? Có 4 vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng đẩy vật C. Vật C hút vật D. Hỏi vật D hút hay đẩy vật B? Hãy nêu sự khác nhau giữa nhiễm điện do tiếp xúc và do huởng ứng. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa định luật Coulomb và định luật vạn vật hấp dẫn. Theo thuyết electron thì thế nào là 1 vật nhiễm điện dương hay nhiễm điện âm? Theo thuyết electron thì có gì khác nhau giữa vật dẫn điện và vật cách điện? Giải thích hiện tượng nhiễm điện dương của 1 quả cầu kim loại do tiếp xúc bằng thuyết electron. Trình bày hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng và giải thích hiện tượng đó bằng thuyết electron. Hãy giải thích tại sao khi đưa 1 quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần 1 quả khác nhiễm điện thì 2 quả cầu hút nhau. Có thể coi đường sức điểm là quỹ đạo của 1 điện tích điểm chuyển động dưới tác dụng của điện trường được không? Hãy giải thích? I. TĨNH ĐIỆN 1. Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại A và B đặt trong không khí, có điện tích lần lượt là q1 = - 3,2.10-7 C và q2 = 2,4.10-7 C, cách nhau một khoảng 12 cm. a) Xác định số electron thừa, thiếu ở mỗi quả cầu và lực tương tác điện giữa chúng. b) Cho hai quả cầu tiếp xúc điện với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Xác định lực tương tác điện giữa hai quả cầu sau đó. 1. a) Số electron thừa ở quả cầu A: N1 = = 2.1012 electron. Số electron thiếu ở quả cầu B: N2 = = 1,5.1012 electron. Lực tương tác điện giữa chúng là lực hút và có độ lớn: F = 9.109= 48.10-3 N. b) Khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi tách ra, điện tích của mỗi quả cầu là: q’1 = q’2 = q’ = = - 0,4.10-7 C; lực tương tác điện giữa chúng bây giờ là lực hút và có độ lớn: F’ = 9.109= 10-3 N. 2. Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 20 cm trong không khí, chúng đẩy nhau với một lực F = 1,8 N. Biết q1 + q2 = - 6.10-6 C và |q1| > |q2|. Xác định loại điện tích của q1 và q2. Vẽ các véc tơ lực tác dụng của điện tích này lên điện tích kia. Tính q1 và q2. 2. Hai điện tích đẩy nhau nên chúng cùng dấu; vì q1 + q2 < 0 nên chúng đều là điện tích âm. Ta có: F = 9.109ð |q1q2| = = 8.10-12; vì q1 và q2 cùng dấu nên |q1q2| = q1q2 = 8.10-12 (1) và q1 + q2 = - 6.10-6 (2). Từ (1) và (2) ta thấy q1 và q2 là nghiệm của phương trình: x2 + 6.10-6x + 8.10-12 = 0 ð. Kết quả hoặc . Vì |q1| > |q2| ð q1 = - 4.10-6 C; q2 = - 2.10-6 C. 3. Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 30 cm trong không khí, chúng hút nhau với một lực F = 1,2 N. Biết q1 + q2 = - 4.10-6 C và |q1| < |q2|. Xác định loại điện t ... 8) Loại 4: KHOẢNG CÁCH VẬT - ẢNH Bài tập Câu 1: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 6 cm, vật sáng AB, đặt trên trục chính và thẳng góc với trục chính có ảnh thật A’B’ cách vật 25 cm. Hãy định vị trí của vật và ảnh. Câu 2: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Vật sáng AB được đặt trước thấu kính và có ảnh A’B’. Tìm vị trí đặt vật, cho biết khoảng cách vật - ảnh là: a) 125 cm. b) 45 cm. Câu 3: Vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12,5 cm cho ảnh A’B’ rõ nét trên màn cách vật AB một đoạn L cm. a) Cho L = 90 cm. Xác định vị trí của vật và ảnh, tính chất ảnh. b) Tìm điều kiện của L để có ảnh thu được trên màn. (LTA – 160) Câu 4: Một điểm sáng S trên trục chính của một thấu kính cho ảnh thật S’. a) Thấu kính loại gì? Giải thích? b) Nếu biết S xa thấu kính gấp 4 lần S’ và SS’ = 125 cm. Xác định tiêu cự của thấu kính. (LVT –259) Câu 5: Một vật sáng AB đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ ( tiêu cự 20 cm) cho ảnh cách vật 90 cm. Xác định vị trí của vật, vị trí và tính chất của ảnh. (VTK – 179) Câu 6: Một vật sáng AB đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ ( tiêu cự 40 cm) cho ảnh cách vật 36 cm. Xác định vị trí của vật, vị trí và tính chất của ảnh. (VTK – 180) Loại 5: DỊCH CHUYỂN VẬT - ẢNH Bài tập Câu 1: Một điểm sáng S đặt trên trục chính của một thấu kính hội tụ, độ lớn tiêu cự 12 cm, cho ảnh thật S’. Khi dời S lại gần thấu kính 6 cm thì S’ dời đi 2 cm. Định vị trí của vật và ảnh trước cũng như sau khi dich chuyển. (LVT – 260) Loại 6: VẬT DI CHUYỂN DỌC THEO TRỤC CHÍNH MỘT ĐOẠN a ẢNH KHI ĐÃ DI CHUYỂN LỚN GẤP n LẦN ẢNH KHI VẬT CHƯA DI CHUYỂN Bài tập Câu 1: Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước 1 thấu kính O cho ảnh rõ nét trên màn E. Dịch chuyển vật 2 cm lại gần thấu kính. Phải dịch chuyển màn E một khoảng 30 cm mới thu lại được ảnh rõ nét của AB. Ảnh này lớn bằng 5/3 ảnh trước. Tính tiêu cự của thấu kính và độ phóng đại của ảnh trong hai trường hợp. Đs: 15 cm Câu 2: Đặt vật phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính của một TKHT, cách thấu kính 15 cm, ta thu được ảnh của vật AB trên một màn ảnh đặt sau thấu kính. Dịch chuyển một đoạn 3 cm lại gần thấu kính, ta phải dịch chuyển màn ảnh ra xa thấu kính để lại thu được ảnh. Ảnh sau lớn gấp 2 lần ảnh trước. Tính tiêu cự của thấu kính. Đs: 9 cm Câu 3: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của TKHT có độ tụ D = 5 điốp, ta thu được ảnh thật gấp 5 lần vật. Giữ thấu kính cố định. Hỏi phải tịnh tiến AB về phía nào và tịnh tiến một đoạn bằng bao nhiêu để qua thấu kính ta có ảnh ảo lớn gấp 5 lần vật. Đs: d1 = 24 cm; d2 = 16 cm Loại 7: HỆ THẤU KÍNH Bài tập cơ bản Câu 1: Một vật sáng AB = 8 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự 30 cm, vật cách thấu kính 40 cm. Sau L1 ta đặt thêm thấu kính hội tụ L2 có tiêu cự 20 cm cùng trục chính cách L1 một đoạn a. a) Cho a = 60 cm. Xác định vị trí, tính chất, chiều cao ảnh và vẽ hình. b) Xác định giá trị của a để ảnh qua hệ hai thấu kính có độ lớn cao bằng vật. (LTA – 162) Câu 2: Khi ghép sát một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm đồng trục với một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm ta có được thấu kính tương đương. a) Tính tiêu cự của hệ thấu kính. b) Vật AB = 6 cm đặt vuông góc với trục chính cách hệ 30 cm. Xác định vị trí và tính chất của ảnh qua hệ hai thấu kính. (LTA – C1. 165) Câu 3: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm được ghép đồng trục với một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm, đặt cách thấu kính thứ nhất 50 cm. Đặt một vật phẳng nhỏ AB = 5 cm vuông góc với trục chính và trước thấu kính thứ nhất 20 cm. Xác định vị trí, tính chất của ảnh cuối cùng qua hệ hai thấu kính. (LTA – C2. 165) Câu 4: Cho một hệ thấu kính gồm thấu kính phân kì tiêu cự 20 cm (1) đặt đồng trục với thấu kính hội tụ (2) có tiêu cự 40 cm cách thấu kính (1) là a. Để khi chiếu một chùm sáng song song tới kính (1) thì chùm ló ra khỏi kính (2) cũng song song thì a phải có giá trị là bao nhiêu? (LTA – C3. 165) Bài tập mở rộng, nâng cao Câu 1: Hai thấu kính: thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự 20 cm và thấu kính phân kì L2 có tiêu cự 15 cm đặt cùng trục chính cách nhau 50 cm. Trước L1 nằm ngoài hai thấu kính, ta đặt vật AB = 2 cm vuông góc với trục chính cách L1 một đoạn 30 cm. a) Xác định vị trí, tính chất, chiều cao ảnh và vẽ hình. b) Giữ vật cố định. Hỏi L2 phải cách L1 một đoạn bao nhiêu để ảnh AB qua hệ hai thấu kính là ảnh thật? (LTA –VD1. 163) Câu 2: Cho hai thấu kính đồng trục O1O2 đặt cách nhau 10 cm, có tiêu cự lần lượt là f1 = 10 cm và f2 = 40 cm. Trước thấu kính O1 đặt một vật phẳng AB vuông góc với trục chính. Để ảnh của AB qua thấu kính là ảnh ảo thì khoảng cách từ vật đến thấu kính thứ nhất phải thỏa mãn điều kiện gì? (LTA –C4. 165) Câu 3: Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 có tiêu cự lần lượt là 20 cm và 25 cm, đặt đồng trục và cách nhau một khoảng 80 cm. Vật sáng AB = 2 cm đặt trước L1 một đoạn 30 cm, vuông góc với trục chính của hai thấu kính. Xác định tính chất, chiều cao của ảnh A2B2 của AB qua quang hệ. (LTA –C5. 165) Câu 4: Hai thấu kính hội tụ O1, O2 có tiêu cự lần lượt là 20cm, 10cm. Có trục chính trùng nhau, đặt cách nhau một khoảng a = 55 cm. Một vật sáng AB = 1cm đặt trước O1, cách O1 một khoảng 40cm. a) Xác định vị trí, tính chất, chiều, độ lớn của ảnh A2B2 cho bởi hệ hai thấu kính. b) Vẽ ảnh cảu vật qua hệ thống thấu kính. Làm lại câu 4 với O2 là thấu kính phân kì Dạng 3: MẮT Loại 1: Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt khi đeo kính Bài tập Câu 1: Một người khi không đeo kính nhìn vật cách mắt từ 14 cm đến 100 cm. a) Hỏi mắt người này bị tật gì? Nêu cách chữa tật của mắt. Đs: cận thị; đeo kính phân kì. D = -1 dp b) Khi đeo kính trên, người đó nhìn vật gần nhất cách mắt một đoạn bằng bao nhiêu? (kính đeo sát mắt). Đs: 16,3 cm c) Để người đó nhìn rõ các vật gần nhất cách mắt 25 cm thì người đó phải đeo kính sát mắt có độ tụ bao nhiêu? Đs: D = - 3,14 dp (LTA – vd1. 167) Câu 2: Một người có điểm cực cận cách mắt 20 cm; điểm cực viễn cách mắt 50 cm. a) Tính độ tụ kính đeo sát mắt để người đó nhìn vật ở vô cùng mà không phải điều tiết. Đs: D = -2 dp b) Khi đeo kính trên người đó nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? Đs: 14,3 cm (LTA – C1. 171) Câu 3: Một người đeo kính sát mắt có độ tụ 1,5 dp thì nhìn được các vật cách mắt từ 20 cm đến vô cùng mà không phải điều tiết. a) Mắt người này mắc tật gì? Khi không đeo kính, người này nhìn vật cách mắt trong phạm vi nào? Đs: mắt cận thị; 200/13 đến 200/3 cm b) Để nhìn vật cách mắt 25 cm người đó phải đeo sát mắt kính có độ tụ bằng bao nhiêu? Đs: D = - 2,5 dp (LTA – C3. 172) Câu 4: Một người khi không đeo kính nhìn vật cách mắt từ 15 cm đến 80 cm. a) Hỏi mắt người này bị tật gì? Hãy nêu cách chữa tật của mắt. b) Khi đeo kính trên, người đó nhìn vật gần nhất cách mắt một đoạn bằng bao nhiêu? c) Để người đó nhìn thấy rõ các vật cách mắt 50 cm mà không phải điều tiết thì người đó phải đeo kính sát mắt có độ tụ bao nhiêu ? Khi đeo kính đó thì khoảng nhìn rõ ngắn nhất là bao nhiêu ? (LTA – VD. 170) Loại 2: Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt khi không đeo kính Bài tập Câu 1: Một người đeo kính sát mắt có độ tụ 2 dp sẽ nhìn rõ các vật cách kính từ 20 cm đến vô cực. a) Khi không đeo kính, người này có giới hạn nhìn rõ là bao nhiêu ?ĐS: 14,3 cm đến 50 cm b) Mắt người này mắc tật gì? Để nhìn rõ các vật gần nhất cách mắt 25 cm thì người đó đeo sát mắt kính có độ tụ là bao nhiêu? ĐS: - 3 dp c) Để người này khi đeo kính trên có thể nhìn gần như ở câu b, người ta làm kính hai tròng. Tính độ tụ kính phải dán thêm vào kính ở trên để làm tròng thứ hai. ĐS: -1 dp (LTA-VD. 169) Câu 2: Một người khi đeo kính sát mắt có độ tụ - 2 dp sẽ có khoảng nhìn rõ cách mắt từ 25 cm đến 45 cm. a) Hỏi khi không đeo kính, người đó có khoảng nhìn rõ như thế nào ? b) Mắt người đó bị tật gì ? Tính độ tụ kính đeo sát mắt để nhìn thấy vật ở vô cực mà không điều tiết. ĐS: -2,5 dp (LTA-C2. 172) Câu 3: Một người khi không đeo kính có giới hạn nhìn rõ từ 10 cm đến 100 cm. Đeo một kính có tiêu cự - 100 cm sát mắt. a) Xác định giới hạn nhìn rõ của người đó khi đeo kính trên. ĐS: 100/9 đến vô cực b) Để nhìn thấy vật cách mắt 25 cm thì người đó phải đeo kính có độ tụ là bao nhiêu? ĐS: D1 = - 5 dp c) Để thuận tiện cho việc đeo kính trên, người đó làm kính hai tròng: tròng trên để nhìn xa, tròng dưới để nhìn gần như mắt bình thường ở câu b. Tính độ tụ kính phải dán thêm để làm tròng dưới. ĐS: D2 = - 4 dp Dạng 4: Kính Lúp Bài tập Câu 1: Một người có điểm cực cận cách mắt 20 cm, điểm cực viễn cách mắt 200 cm dùng một kính lúp có tiêu cự 4 cm dùng để quan sát một vật nhỏ AB = 4 mm, mắt đặt sát kính. a) Biết khoảng cách từ vật đến kính là 2 cm. Xác định vị trí của ảnh qua kính lúp và chiều cao của ảnh qua kính lúp. ĐS: - 4 cm; 8 mm b) Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính để người đó có thể quan sát được? ĐS: 10/3 cm đến 200/51 cm c) Nếu một người có mắt bình thường, có điểm cực cận cách mắt 20 cm dùng kính lúp trên để quan sát vật nhỏ. Tính số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực. ĐS: 5 (LTA-VD1. 174) Câu 2: Một người có điểm cực cận cách mắt 15 cm, điểm cực viễn cách mắt 50 cm dùng một kính lúp trên vành kính có ghi 5x để quan sát một vật nhỏ AB = 4 mm, mắt đặt sát kính. a) Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính để quan sát được ảnh của vật qua kính lúp ? ĐS: 3,75 cm đến 50/11 cm b) Tính độ biến thiên số bội giác của kính lúp khi người đó ngắm chừng ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn. ĐS: 3,3 đến 4 (LTA-VD1. 176) Dạng 5: Kính hiển vi Bài tập Câu 1: Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5 mm, thị kính có tiêu cự 3 cm, vật kính cách thị kính 20 cm. Một người có điểm cực cận cách mắt 10 cm, điểm cực viễn cách mắt 100 cm quan sát vật qua thị kính; mắt sát thị kính. a) người này mắc tật gì? Cách chữa tật. Đs: -1 dp b) Xác định độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực. Đs: 110 (LTA-VD. 175) Câu 2: Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25 cm, quan sát các hồng cầu có đường kính 5 qua kính hiển vi. Trên vành thị kính và vật kính có ghi 120x và 5x. Mắt đặt sát thị kính quan sát khi không điều tiết mắt. Tính góc trông ảnh của hồng cầu qua kính hiển vi đó. Đs: 12.10-3 (LTA-VD2. 178) Dạng 6: Kính Thiên Văn Bài tập Câu 1: Một kính thiên văn có tiêu cự vật kính f1 = 120 cm, thị kính f2 = 5 cm. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 15 cm đến 50 cm quan sát Mặt Trăng mắt sát thị kính và không điều tiết. a) Khoảng cách từ ảnh của Mặt Trăng qua vật kính đến vật kính và đến thị kính là bao nhiêu? Đs: d2 = 4,55 cm. b) Tính khoảng cách giữa vật kính và thị kính lúc đó. Đs: 125 cm c) Tính số bội giác của ảnh khi đó. Đs: 26,4 (LTA-VD3. 176) Câu 2: Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự 120 cm, thị kính có tiêu cự 4 cm. a) Tính khoảng cách giữa vật kính và thị kính và số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực. Đs: 124 cm; 30 b) Một học sinh có điểm cực viễn cách mắt 50 cm dùng kính thiên văn trên để qua sát Mặt Trăng. Tính khoảng cách giữa vật kính và thị kính và số bội giác của kính để học sinh quan sát không điều tiết. Đs: 123,7 cm; 32,4
Tài liệu đính kèm: