Giáo án Vật lí 11 - Tiết 39 đến tiết 66

Giáo án Vật lí 11 - Tiết 39 đến tiết 66

1.Kiến thức

+ Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất ( tính chất vectơ ) và đơn vị xung lượng của lực.

+ Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính, biểu diễn được vectơ động lượng nêu được đơn vị của động lượng.

+ Phát biểu được định luật II Niu-tơn dạng

2.Kĩ năng

+ Áp dụng công thức động lượng để làm một số bài tập đơn giản

 3. Thái độ

 +Nghiêm túc, tích cực, khoa học

 4. Định hướng năng lực cần đạt được:

 + Năng lực giải quyết vấn đề

 +Năng lực hợp tác

 +Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý

 + Năng lực tự học

 + Năng lực tính toán

 

docx 91 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1717Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 11 - Tiết 39 đến tiết 66", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Tiết 39: ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
+ Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất ( tính chất vectơ ) và đơn vị xung lượng của lực.
+ Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính, biểu diễn được vectơ động lượng nêu được đơn vị của động lượng.
+ Phát biểu được định luật II Niu-tơn dạng 
2.Kĩ năng
+ Áp dụng công thức động lượng để làm một số bài tập đơn giản
 3. Thái độ
 +Nghiêm túc, tích cực, khoa học
 4. Định hướng năng lực cần đạt được: 
 + Năng lực giải quyết vấn đề
 +Năng lực hợp tác
 +Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
 + Năng lực tự học
 + Năng lực tính toán
 + Năng lực sang tạo
Bảng mô tả các mức độ kiến thức
NỘI DUNG
CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Động lượng
- Nêu được định nghĩa xung lượng của lực
- Nêu được khái niệm động lượng
- Lấy được ví dụ về xung lượng của lực
Thành lập biểu thức khác của định luật II Niu tơn: 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Thí nghiệm minh họa định luật bảo toàn động lượng:
+ Đệm khí.
+ Các xe nhỏ chuyển động trên đện khí.
+ Các lò xo xoắn dài.
+ Dây buộc.
+ Đồng hồ hiện số
2. Học sinh
- Ôn lại các định luật Newton.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới.
a. Hướng dẫn chung: 
Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian trong bài học:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng kiến thức
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống có vấn đề về động lượng 
7 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm xung của lực.
10 phút
Hoạt động 3
Nội dung 2: Xây dựng khái niệm động lượng.
15 phút
Hoạt động 4
Nội dung 3: Xây dựng định luật bảo toàn động lượng
17 phút
Luyện tập
Hoạt động 5
Giải một số bài toán bằng cách sử dụng định luật bảo toàn động lượng
30 phút
Vận dụng tìm tòi mở rộng
Hoạt động 6
Hướng dẫn làm việc ở nhà
- Tìm hiểu các hiện tượng liên quan đến định luật bảo toàn động lượng
- Làm các bài tập mở rộng
3 phút
b. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1-Khởi động: Tạo tính huống có vấn đề về động lượng 
+ Năng lực quan sát
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực tự học
a. Mục đích hoạt động:
 Từ video chuyển động của tên lửa và của cái diều, học sinh sẽ muốn tìm hiểu sự chuyển động của chúng, và muốn biết nguyên tắc hoạt động của chúng dựa vào đâu
b.Gợi ý tổ chức hoạt động
 - Giáo viên đặt vấn đề vào bài bằng cách cho học sinh xem đoạn video về sự chuyển động của tên lửa và yêu cầu học sinh quan sát khi tên lửa chuyển động có hiện tượng gì?
 - Giáo viên đặt vấn đề tiếp theo: Tại sao tên lửa và cánh diều có thể chuyển động lên cao. Khi tên lủa chuyển động có khối khí phụt ra phía sau có tác dụng gì? Từ đó vào nội dung bài mới
c.Sản phẩm hoạt động 
 Báo cáo của hoạt động, ý kiến của học sinh
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm xung của lực.
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
 + Năng lực tự học
+ Năng lực quan sát
a. Mục đích hoạt động:
- Nêu được định nghĩa và đơn vị của xung lượng của lực
- Lấy được ví vụ về xung lượng của lưc
b.Gợi ý tổ chức hoạt động
 - HS quan sát thí nghiệm về sự tương tác của 2 viên bi va chạm vào nhau và yêu cầu học sinh nêu thời gian tác dụng? Độ lớn của lực tác dụng và kết quả sau khi tương tác
 - Học sinh trình bày kết quả thu được được 
c.Sản phẩm hoạt động
 Báo cáo hoạt động của các em học sinh
 Hs trình bày được vào vở định nghĩa và đợn vị xung lượng của lực
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- ví dụ: Hai viên bi ve đang chuyển động nhanh va vào nhau đổi hướng chuyển động.
Thời gian tác dụng? Độ lớn lực tác dụng?
+ Kết quả của lực tác dụng đối với bi ve? 
-Nêu và phân tích khái niệm xung lượng của lực
Nhận xét về lực tác dụng và thời gian tác dụng lực trong ví dụ của giáo viên.
-Nhận xét về tác dụng của các lực đó đối với trạng thái chuyển động của vật.
I. Động lượng.
1- Xung cùa lực
a)Ví dụ
b) Định nghĩa:
Khi một lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian Dt thì tích được định nghĩa là xung lượng của lực trong khoảng thời gian Dt.
- Đơn vị: N.s
Hoạt động 3: Xây dựng khái niệm động lượng.
+ Năng lực giải quyết vấn đề
 +Năng lực hợp tác
+Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
 + Năng lực tự học
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực sáng tạo
a. Mục đích hoạt động:
- Nêu được định nghĩa và ý nghĩa của động lượng
- Viết công thức tính và đơn vị của động lượng
- Nêu được cách diễn đạt khác của định luật II Niu tơn
b.Gợi ý tổ chức hoạt động
 - GV nêu bài toán xác định tác dụng của xung lượng của lực
 - Yêu cầu học sinh xác định biểu thức tính gia tốc và áp dụng định luật II Niu tơn cho vật 
c.Sản phẩm hoạt động
 Báo cáo hoạt động của cá nhân
 Hs trình bày được vào vở được định nghĩa, biểu thức và đơn vị của động lượng. Nêu được cách diễn đạt khác của định luật II Niu tơn
d. Cách thức tổ chức hoạt 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Nêu bài toán xác định tác dụng của xung lượng của lực.
- Gợi ý: xác định biểu thức tính gia tốc của vật và áp dụng định luật II Newton cho vật.
- Giới thiệu khái niệm động lượng
- Động lượng của một vật là đại lượng thế nào?
Hướng dẫn: Viết lại biểu thức 23.1 bằng cách sử dụng biểu thức động lượng.
Mở rộng: phương trình 23.3b là một cách diễn đạt khác của định luật II Newton
- Đọc SGK
- Xây dựng phương trình 23.1 theo hướng dẫn của giáo viên.
- Nhận xét về ý nghĩa hai vế của phương trình 23.1.
- Trả lời C1,C2
- HS trả lời.
Xây dựng phương trình 23.3a.
Phát biểu ý nghĩa các đại lượng có trong phương trình 23.3a.
Vận dụng làm bài tập ví dụ
2- Động lượng.
a) Khái niện biểu thức 
- Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng xác định bởi biểu thức: 
- Động lượng là một vectơ cùng hướng với vận tốc của vật.
- Đơn vị động lượng: kg.m/s 
b) Cách diễn đạt khác của định luật II Niu-t ơn.
- Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
Hay 
Tiết 40: ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG (tt)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
+ Nêu được khái niệm hệ cô lập và lấy ví dụ về hệ cô lập.
+ Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập.
+ Viết được biểu thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ gồm hai vật.
2.Kĩ năng
+ Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán va chạm mềm và giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
3. Thái độ
 +Nghiêm túc, tích cực, khoa học
4. Định hướng năng lực cần đạt được: 
 + Năng lực giải quyết vấn đề
 +Năng lực hợp tác
 +Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
 + Năng lực tự học
 + Năng lực tính toán
 + Năng lực sáng tạo
Bảng mô tả các mức độ kiến thức
NỘI DUNG
CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Định luật bảo toàn động lượng
- Nêu được định nghĩa hệ cô lập
- Nêu được định luật bảo toàn động lượng
- Lấy được ví dụ về hệ cô lập
- viết được biểu thức của định luật bảo toàn động lượng
Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán va chạm mềm và giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dụng cụ chuyển động bằng phản lực.
- Đoạn phim quay chậm về hiện tượng súng giật khi bắn. 
2. Học sinh
- Ôn lại các định luật Newton.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
+ Phát biểu định nghĩa, viết công thức tính vectơ động lượng, nêu đơn vị của động lượng?
+ Phát biểu định luật II Niu-tơn dạng ?
3.Bài mới.
Hoạt động 4: Xây dựng định luật bảo toàn động lượng
+ Năng lực giải quyết vấn đề
 +Năng lực hợp tác
+Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
a. Mục đích hoạt động:
- Nêu được đặc điểm của hệ cô lập
- Nêu được định luật bảo toàn động lượng
b.Gợi ý tổ chức hoạt động
 - GV Nêu và phận tích về hệ cô lập, nêu bài toán về sự tương tác của các vật trong hệ cô lâpk
 - HS tính được độ biến thiên động lượng của từng vật, của cả hệ. Từ đó nhận xét được động lượng của cả hệ không đổi 
c.Sản phẩm hoạt động
 Báo cáo hoạt động của các nhóm
 Hs trình bày được vào vở định nghĩa về hệ cô lập và định luật bảo toàn động lượng
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Nêu và phân tích khái niện về hệ cô lập.
- Nêu và phân tích bài toán xét hệ cô lập gồm hai vật.
- Gợi ý: Sử dụng phương trình 23.3b.
- Phát biểu định luật bảo tòan động lượng
- Nhận xét về lực tác dụng giữa hai vật trong hệ.
- Tính độ biến thiên động lượng của từng vật.
- Tính độ biến thiên động lượng của hệ hai vật. Từ đó nhận xét về động lượng của hệ cô lập gồm hai vật
II- Định luật bảo toàn động lượng.
1) Hệ cô lập
Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau
2) Định luật bảo toàn động lượng:
Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn
Hoạt động 5: Giải một số bài toán bằng cách sử dụng định luật bảo toàn động lượng
+ Năng lực giải quyết vấn đề
 +Năng lực hợp tác
+Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực sáng tạo
a. Mục đích hoạt động:
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán về va chạm mềm và chuyển động bằng phản lực
b.Gợi ý tổ chức hoạt động
 - GV Nêu bà toán về va chạm mềm và chuyển động bằng phản lực
 - HS thảo luận nhóm và áp dụng định luật bảo toàn động lượng để giải quyết vấn đề
c.Sản phẩm hoạt động
 Báo cáo hoạt động của các nhóm
 Hs trình bày được vào vở phương pháp giải bài tập có áp dụng định luật bảo toàn động lượng
d. Cách thức tổ chức hoạt 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Nêu và phân tích bài toán va chạm mềm.
- Gợi ý: áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ cô lập
- Đọc SGK
Xác định tính chất của hệ vật.
- Xác định vận tốc của hai vật sau va chạm
3) Va chạm mềm
Một vật khối lượng m1 chuyển động trên mặt phẳng nhẵn với vận tốc , đến va chạm với một vật khối lượng m2 đang nằm yên trên mặt phẳng ngang ấy. Biết rằng, sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với vận tốc. Xác định .
- Hệ m1, m2 là hệ cô lập. Áp dụng ĐLBTĐL:
Nêu bài toán chuyển động của tên lửa.
Hướng dẫn: Xét hệ tên lửa và khí là hệ cô lập.
Hướng dẫn: hệ súng và đạn ban đầu đứng yên
Viết biểu thức động lượng của hệ tên lửa và khí trước và sau khi phụt khí.
Xác định vận tốc của tên lửa sau khi phụt khí (xây dựng biểu thức 23.7).
Giải thích C3
4) Chuyển động bằng phản lực.
Giả sử ban đầu tên lửa đứng yên.
Sau khi lượng khí khối lượng m phụt ra phía sau với vận tốc thì tên lửa khối lượng M chuyển động với vận tốc .
.
Xem tên lửa là một hệ cô lập.
Ta áp dụng ĐLBTĐL:
Điều này chứng tỏ rằng tên lửa chuyển động về phía trước ngược với hướng khí phụt ra
Hoạt động 6: Hệ thống hóa kiến thức và hướng dẫn tự học ở nhà 
+ Năng lực tự học
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực giải quyết vấn đề
 a. Mục đích hoạt động:
- Học sinh rút ra được các kiến ... ng mao dẫn
Nêu được hiện tượng mao dẫn
Nêu các ví dụ về hiện tượng mao dẫn
Giải thích được các hiện tượng
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Bộ dụng cụ thí nghiệm hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt, hiện tượng mao dẫn.
2. Học sinh
+ Miếng thuỷ tinh, lá nhôm phủ nilon, lá khoai, lá sen.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
 2. Kiển tra bài cũ: 
+ Mô tả hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng? Nói rõ phương, chiều của lực căng bề mặt?
+ Viết công thức xác định độ lớn của lực căng bề mặt của chất lỏng. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc những yếu tố nào của chất lỏng?
3. Bài mới
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt.
+ Năng lực giải quyết vấn đề
 +Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự học
+ Năng lực quan sát
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
a. Mục đích hoạt động: 
- Nêu được đặc điểm của hiện tượng dính ướt và không dính ướt
- Nêu được ứng dụng của hiện tượng
b. Gợi ý tổ chức hoạt động
- GV tiến hành làm thí nghiệm nhỏ giọt nước trên hai chiếc lá khác nhau: Lá môn và lá bí
- HS quan sát và nhận xét hình dạng của hai giọt nước
- GV tiến hành làm thi nghiệm như hình 37.5 sgk yêu cầu học sinh quan sát bề mặt chất lỏng ở sát thành ống
- GV chốt ý và nêu hiện tượng dính ướt và không dính ướt
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng
c. Sản phẩm hoạt động
 Báo cáo hoạt động của học sinh
 Hs trình bày vào vở đặc điểm của hiện tượng dính ướt và không dính ướt
 d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
- Làm thí nghiệm vẽ ở hình 37.4 SGK 
- Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về hiện tượng dính ướt, hiện tượng không dính ướt.
- Làm thí nghiệm vẽ ở hình 37.5 SGK. Cho HS quan sát và phân biệt hình dạng của mặt khum trong trường hợp dính ướt và không dính ướt.
- Trình bày phần ứng dụng như trong SGK.
- Yêu cầu HS dùng hiện tượng dính ướt và không dính ướt giải thích một số hiện tượng hoặc câu nói như: Nước đổ lá khoai, nước đổ đầu vịt, áo đi mưqa may bằng nilon,...
- Yêu cầu HS trả lời câu C3, C4
- Quan sát thí nghiệm. Mô tả lại hiện tượng quan sát được.
- Tìm thêm ví dụ.
- Quan sát thí nghiệm về hình dạng mặt thoáng chất lỏng và mô tả lại.
- Theo dõi bài giảng của GV.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
- HS trả lời
II. Hiện tượng dính ướt, hiện tượng không dính ướt.
1.Thí nghiệm (hình 37.4; hình 37.5)
a. Nếu mặt bản nào bị dính ướt nước thì giọt nước sẽ lan rộng. 
Nếu mặt bản nào không bị dính ướt nước thì giọt nước sẽ vo tròn lại và bị dẹt xuống.
b. Nếu thành bình bị dính ướt thì phần bề mặt chất lỏng sát thành bình có dạng mặt khum lõm.
Nếu thành bình không bị dính ướt thì phần bề mặt chất lỏng sát thành bình có dạng mặt khum lồi.
Chất lỏng
thành
bình bị
dính ướt
thành
bình
không bị
dính ướt
2. Ứng dụng (hình 37.4)
Hoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng mao dẫn.
+ Năng lực giải quyết vấn đề
 +Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự học
+ Năng lực quan sát
+ Năng lực thực nghiệm
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
a. Mục đích hoạt động: 
- Tiến hành được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn
- Nêu được định nghĩa về hiện tượng mao dẫn
- Nêu được các ví dụ về hiện tượng mao dẫn
b. Gợi ý tổ chức hoạt động
- GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm nhận xét kết quả vừa thu được
- GV chốt ý và nêu hiện tượng mao dẫn
c. Sản phẩm hoạt động
 Báo cáo hoạt động của các nhóm
 Hs trình bày vào vở hiện tượng mao dẫn và các ứng dụng
 d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm hình 37.7 a SGK với 3 ống thuỷ tinh có đường kính khác nhau.
- Hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu C5 SGK.
- Thí nghiệm 37.3 b SGK không thực hiện được. (phải dùng thuỷ ngân)
- Trình bày phần ứng dụng như trong SGK.
- Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về hiện tượng mao dẫn trong đời sống.
Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm
- Trả lời câu C5 SGK.
- Theo dõi bài giảng của GV.
- Tìm thêm ví dụ.
Nhận xét sơ bộ về các yếu tố ảnh hưởng đến mực chất lỏng trong ống mao dẫn.
III. Hiện tượng mao dẫn
1. Thí nghiệm (hình 37.5)
Hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính trong nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn.
2. Ứng dụng
Hoạt động 5: Vận dụng công thức lực căng bề mặt chất lỏng.
+ Năng lực giải quyết vấn đề
 +Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự học
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
a. Mục đích hoạt động: 
- Phân biệt được các hiện tượng bề mặt chất lỏng
b. Gợi ý tổ chức hoạt động
- GV yêu cẩu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi bài 6, 7, 8, 9 trang 202 và 203 sgk
- HS làm việc cá nhân đọc và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm hoạt động
 Báo cáo hoạt động của cá nhân
 Hs trình bày kết quả của câu hỏi
 d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
- Yêu cầu học sinh đọc và chọn đáp án các câu hỏi
- Đọc và chọn đáp án đúng
Câu 6: B Câu 7: D
Câu 8: D Câu 9: C
Hoạt động 6: Hệ thống hóa kiến thức và hướng dẫn tự học ở nhà 
+ Năng lực tự học
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực giải quyết vấn đề
 a. Mục đích hoạt động:
- Học sinh rút ra được các kiến thức trọng tâm của tiết học
- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập
- Học sinh nhận ra được các nội dung và cách thức học ở nhà
b.Gợi ý tổ chức hoạt động
- Giáo viên giao cho học sinh một số bài tập trắc nghiệm về nhà
- Nội dung học sinh tự học ở nhà làm bài tập sgk
c.Sản phẩm hoạt động: Báo cáo của hoạt động, nội dung ghi vở của học sinh
Tiết: 65, 66: THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 + Xác định hệ số căng bề mặt của nước cất.
2. Kĩ năng
+ Rèn luyện kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo: cân đòn, lực kế và thước kẹp.
3. Thái độ
 +Nghiêm túc, tích cực, khoa học
4. Định hướng năng lực cần đạt được: 
 + Năng lực giải quyết vấn đề
 +Năng lực hợp tác
+ Năng lực hoạt động nhóm
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực quan sát
+ Năng lục thực nghiệm
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
Bảng mô tả các mức độ kiến thức
NỘI DUNG
CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt chất lỏng
-Nêu được mục đích thí nghiệm
- Nêu được các dụng cụ thí nghiệm
- Nắm được phương án thí nghiệm
- Làm được thí nghiệm
- Xử lí được kết quả thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm trong bài thực hành.
- Kiểm tra chất lượng từng dụng cụ.
- Tiến hành trước các thí nghiệm.
2. Học sinh
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 
2. Kiển tra bài cũ:
3. Bài mới:
Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian trong bài học:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng kiến thức
Khởi động
Hoạt động 1
Đặt vấn đề vào bài thực hành
7 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Nội dung 1: Tìm hiểu mục đích thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm
10 phút
Hoạt động 3
Nội dung 2: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
 10 phút
Hoạt động 4
Nội dung 3: Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm
35 phút
Luyện tập
Hoạt động 5
Xử lí các kết quả thu được
25 phút
Vận dụng tìm tòi mở rộng
Hoạt động 6
Hướng dẫn làm việc ở nhà
- Tìm hiểu thêm hiện tượng căng bề mặt chất lỏng
- Làm các bài tập mở rộng
3 phút
b. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1-Khởi động: Đặt vấn đề vào bài
+ Năng lực quan sát
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực tự học
a. Mục đích hoạt động:
Ôn lại công thức tính hệ số căng bề mặt chất lỏng đã học
b.Gợi ý tổ chức hoạt động
- GV đặt vần đề: Hôm trước chúng ta đã xây dựng công thức xác định hệ số căng bề mặt chất lỏng. Vậy bây giờ chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm như thế nào để xác định hệ số đó
c.Sản phẩm hoạt động 
 Báo cáo của hoạt động, ý kiến của học sinh
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích và dụng cụ thí nghiệm
+ Năng lực giải quyết vấn đề
 +Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự học
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
a. Mục đích hoạt động: 
- Nắm được mục đích thí nghiệm và các dụng cụ thí nghiệm
b. Gợi ý tổ chức hoạt động
- GV yêu cầu các nhóm học sinh nêu mục đích và chỉ ra các dụng cụ thí nghiệm
c. Sản phẩm hoạt động
 Báo cáo hoạt động của nhóm
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài ghi của HS
+ Mục đích thí nghiệm?
+ GV giới thiệu về dụng cụ thí nghiệm.
+ Làm thế nào để xác định được hệ số căng bề mặt của chất lỏng
+ HS trả lời
+ HS quan sát.
+ HS trả lời
I. Mục đích thí nghiệm
- Khảo sát hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
- Đo hệ số căng bề mặt. 
II. Dụng cụ thí nghiệm
Lực kế
Vòng nhôm có dây treo
Hai cốc đựng nước cất được nối thông với nhau ở thành các cốc nhờ một ống dây cao su.
Thước kẹp đo chiều dài từ 0 -> 150m
Giá thí nghiệm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
+ Năng lực giải quyết vấn đề
 +Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự học
+ Năng lực quan sát
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
a. Mục đích hoạt động: 
- Nắm được cách thức tiến hành thí nghiệm
b. Gợi ý tổ chức hoạt động
- GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
c. Sản phẩm hoạt động
 Báo cáo hoạt động của nhóm
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài ghi của HS
Hướng dẫn học sinh tiến hành làm thí nghiệm
.
III. Cơ sở lí thuyết
Ta có: Fc = σ.l 
=> xác định lực Fc và l.
Xác định hệ số căng bề mặt của nước cất.
+ Lực kế móc vào đầu sợi dây có treo vòng kim loại (đáy vòng nằm trên mặt thoáng khối nước cất). Vòng kim loại dính ướt hoàn toàn -> cần tác dụng lên vòng lực bằng trọng lực và lực căng bề mặt tác dụng lên vòng.
=. Hệ số căng bề mặt:
l1, l2 chu vi ngoài và chu vi trong của đáy vòng.
Hoạt động 4: Học sinh tiến hành làm thí nghiệm
+ Năng lực giải quyết vấn đề
 +Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự học
+ Năng lực thực nghiệm
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
a. Mục đích hoạt động: 
- Biết cách làm thí nghiệm
b. Gợi ý tổ chức hoạt động
- GV yêu cầu các nhóm học sinh tiến hành làm thí nghiệm
- Quan sát các nhóm làm thí nghiệm, hỗ trọ học sinh trong quá trình tiến hành
c. Sản phẩm hoạt động
 Báo cáo hoạt động của nhóm
Hoạt động 5: Học sinh xử lí kết quả thí nghiệm
+ Năng lực giải quyết vấn đề
 +Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự học
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
a. Mục đích hoạt động: 
- Biết cách xử lí kết quả thí nghiệm
b. Gợi ý tổ chức hoạt động
- GV hướng dẫn học sinh xử lí kết quả thí nghiệm như trong sgk trang 222
c. Sản phẩm hoạt động
 Báo cáo hoạt động của nhóm
Hoạt động 6: Hệ thống hóa kiến thức và hướng dẫn tự học ở nhà 
+ Năng lực tự học
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực giải quyết vấn đề
 a. Mục đích hoạt động:
- Học sinh rút ra được các kiến thức trọng tâm của tiết học
- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập
- Học sinh nhận ra được các nội dung và cách thức học ở nhà
b.Gợi ý tổ chức hoạt động
- Giáo viên giao cho học sinh một số bài tập trắc nghiệm về nhà
- Nội dung học sinh tự học ở nhà làm bài tập sgk
c.Sản phẩm hoạt động: Báo cáo của hoạt động, nội dung ghi vở của học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_11_tiet_39_den_tiet_66.docx