Giáo án Vật lí 11 - Bài 07: Dòng điện không đổi nguồn điện

Giáo án Vật lí 11 - Bài 07: Dòng điện không đổi nguồn điện

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm, đơn vị cường độ dòng điện, điện lượng.

- Trình bày được công thức tính cường độ dòng điện không đổi

- Phát biểu được điều kiện để có nguồn điện, khái niệm, định nghĩa, công thức của suất điện động

2. Kỹ năng:

- Áp dụng các công thức 7.2, 7.3 để giải một số bài tập đơn giản

3.Thái độ:

- Nghiêm túc trong giờ học,

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Giáo án, SGK, bài tập

2.Học sinh:

-Ôn lại kiến thức về dòng điện đã được học ở THCS.

 

docx 5 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 11 - Bài 07: Dòng điện không đổi nguồn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
NGUỒN ĐIỆN
Trường THPT &THCS Chu Văn An
GVGD: Trương Viết Lãm
Tiết theo chương trình: 11
Ngày dạy:
Lớp dạy:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm, đơn vị cường độ dòng điện, điện lượng.
- Trình bày được công thức tính cường độ dòng điện không đổi 
- Phát biểu được điều kiện để có nguồn điện, khái niệm, định nghĩa, công thức của suất điện động
2. Kỹ năng:
- Áp dụng các công thức 7.2, 7.3 để giải một số bài tập đơn giản
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học,
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Giáo án, SGK, bài tập
2.Học sinh:
-Ôn lại kiến thức về dòng điện đã được học ở THCS.
III. Tiến trình dạy-học:
1. Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức về dòng điện đã được học:(10 phút)
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
KIẾN THỨC
Cho HS trả lời các câu hỏi từ 1-5 (SGK-36) để nhắc lại kiến thức về dòng điện
Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà trả lời câu hỏi trong sách
1. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
2.Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích âm hay còn gọi là electron.
3.Chiều dòng điện theo quy ước là từ cực DƯƠNG (+) sang cực ÂM (-).
Theo quy ước, chiều dòng điện trong dây dẫn kim loại CÙNG chiều dịch chuyển của các hạt điện tích DƯƠNG.( hay NGƯỢC chiều dịch chuyển của các hạt điện tích ÂM)
4. Các tác dụng của dòng điện:
-Tác dụng nhiệt: bàn ủi, máy sấy tóc, nồi cơm điện...
-Tác dụng sinh lý: gây co giật, máy kích nhịp tim
-Tác dụng từ: làm quay kim la bàn
-Tác dụng hóa học: dùng để mạ điện
5. Cường độ dòng điện. Đơn vị là Ampe (A)
2. Hoạt động 2: Cường độ dòng điện, dòng điện không đổi:(10p)
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
KIẾN THỨC
Lấy ví dụ về vòi nước:
-Khi ta vặn nước nhỏ=> lượng nước chảy qua vòi trong một đơn vị thời gian là nhỏ=>dòng nước chảy yếu
-Khi ta vặn thêm nữa=> lượng nước chảy qua vòi trong một đơn vị thời gian là lớn=> dòng nước mạnh. Dẫn dắt sang vấn đề dòng điện.
Tương tự như vậy đối với dòng điện. Độ mạnh hay yếu đó gọi là cường độ dòng điện
- Cho HS phát biểu định nghĩa và biểu thức cường độ dòng điện.
-Cho HS nêu định nghĩa dòng điện không đổi.
-Cho HS lấy ví dụ C1
-Đưa công thức 7.1 về thành 7.2. cho HS ghi chép.
-Cho HS trả lời C2.
-Cho HS ghi nội dung đơn vị của cường độ dòng điện và điện lượng.
-Cho HS vận dụng công thức 7.2 tính C3.
-Cho HS làm câu C4. Mở rộng ra với trường hợp 3A và 5A.
Lắng nghe ví dụ, phát biểu suy nghĩ.
-Phát biểu, ghi chép nội dung kiến thức và biểu thức của I
-Phát biểu nội dung định nghĩa dòng điện không đổi.
-Lấy ví dụ cho C1
-Ghi lại công thức 7.2
-Vận dụng kiến thức trả lời C2
-Vận dụng công thức tính C3.
- Trả lời câu C4
II. Cường độ dòng điện, dòng điện không đổi:
1. Cường độ dòng điện:
a. Định nghĩa:
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Nó được xác định bởi lượng điện tích ∆q đi qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian ∆t
b. Biểu thức:
I=∆q∆t
-Khi ∆t có giá trị vô cùng bé thì I lúc đó gọi là cường độ dòng điện tức thời
2. Dòng điện không đổi:
a. Định nghĩa:
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
b. Biểu thức:
I=qt
q: là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng trong khoảng thời gian t
3. Đơn vị của cường độ dòng điện và điện lượng:
a. Đơn vị của cường độ dòng điện trong hệ SI là Ampe, kí hiệu là A, và được định nghĩa bằng:
1A=1C1s=1C/s
b.Đơn vị của điện lượng là Culong(C)
1C=1A.s
Culong là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1s khi có dòng điện không đổi có giá trị 1A chạy qua dây.
3.Hoạt động 3: Nguồn điện(10 phút)
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
KIẾN THỨC
1.Điều kiện:
- Cho HS trả lời câu C5 và C6.
-Nêu kết luận về điều kiện có dòng điện cho HS chép vào vở
- Vẽ 1 mạch điện đơn 
giản.
-Đặt vấn đề:Lúc đầu chưa lắp nguồn vào thì các điện tích chuyển động như thế nào?
-Khi lắp nguồn(có nghĩa là đặt hiệu điện thế vào) ta thấy đèn sáng, chứng tỏ có dòng điện, Vậy thì vì sao khi đặt hiệu điện thế vào lại sinh ra dòng điện.
2. Nguồn điện:
- Cho HS trả lời câu C7,C8,C9
-Phân tích về cục pin cho HS dễ hiểu. Bằng cách tách electron ra khỏi 1 cực và chuyển về 1 cực còn lại của pin. ta đã tạo một sự chênh lệch điện thế 2 đầu pin
( Hiệu điện thế)
-HS chú ý lắng nghe và ghi chép.
-HS trả lời: chuyển động hỗn loạn.
HS trả lời: Đặt hiệu điện thế vào=>sinh ra điện trường=>làm các hạt đang chuyển động hỗn loạn sẽ theo điện trường tác dụng mà chuyển động có hướng=> sinh ra dòng điện.( electron chuyển động ngược chiều điện trường).
-Trả lời câu C7,C8,C9
III. Nguồn điện:
1.Điều kiện để có dòng điện:
-Phải có hiệu điện thế đặt vào 2 đầu vật dẫn điện.
2.Nguồn điện:
-Gồm 2 cực: Cực âm( thừa electron) và cực dương(thiếu electron)
-Giữa 2 cực tồn tại một hiệu điện thế.
4.Hoạt động 4: Suất điện động của nguồn điện:(10 phút)
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
KIẾN THỨC
1. Công của nguồn điện:
-Vẽ hình 7.4 và phân tích cho HS:
-Mạch ngoài: (+) đi từ dương sang âm( cùng chiều E)
-Bên trong nguồn: (+) đi từ ÂM(-) đến DƯƠNG (+) (Ngược chiều E)
Việc (+) bên trong nguồn dịch chuyển ngược chiều điện trường xay ra là nhờ tác dụng của lực lạ
-Tương tự như vậy với electron.
-Như vậy lực lạ đã gây ra một công thắng lại công cản của lực điện trường bên trong nguồn.
2.Suất điện động của nguồn điện:
-Cho HS phát biểu định nghĩa. biểu thức, đơn vị của suất điện động nguồn điện.
-Chú ý cho HS: Suất điện động của nguồn cũng bằng hiệu điện thế giữa 2 cực của nó khi mạch ngoài hở.
-Cho HS tính bài 15 SGK/45
-Chú ý lắng nghe và ghi chú lại.
-Dựa vào SGK phát biểu theo yêu cầu.
-Ghi chép lại vào vở.
-Vận dụng công thức 7.3 tính bài 15
IV: Suất điện động của nguồn điện:
1. Công của nguồn điện:
Công của ngồn chính là công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn.
2.Suất điện động của nguồn điện:
a.Định nghĩa
Suất điện động ε của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó.
b.Công thức:
ε=Aq
c.Đơn vị: 
 1V=1J/C
5.Hoạt động 5: Củng cố kiến thức và dặn dò về nhà:(5 phút)
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
-Nhắc lại kiến thức về dòng điện, cường độ dòng điện, suất điện động(khái niệm,biểu thức,đơn vị)
-Yêu cầu HS chuẩn bị các bài tập ở SGK để tiết sau giải
-Nhắc lại kiến thức theo yêu cầu GV
	Xuân Lãnh, ngày....., tháng....., năm.....
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN	GVGD

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_11_bai_07_dong_dien_khong_doi_nguon_dien.docx