Giáo án tự chọn: Ngữ Văn 11 - Tổ Ngữ Văn

Giáo án tự chọn: Ngữ Văn 11 - Tổ Ngữ Văn

I. Mục đích yêu cầu:

 - Giúp HS hiểu được quan niệm của người xưa về : việc đỗ- trượt trong thi cử, mối quan hệ giữa danh vọng với đạo đức, gia phong .

 - Nhận thức được sâu sắc, đúng đắn và cả sự bất cập trong tư tưởng của Đặng Dịch Trai đối với thời hiện đại.

 - Nắm được đặc trưng nghệ thuật của thể tự thuật - một thể tài của kí, để từ đó hiểu rõ tâm hồn và nhân cách người viết .

II. Phương pháp : thuyết giảng, nêu vấn đề, đàm thoại

III. Phương tiện dạy học : tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao, sách tham khảo

IV. Các bước lên lớp:

 1. On định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc 25 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2569Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn: Ngữ Văn 11 - Tổ Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:5
Ngày soạn:15/01/2010
Ngày soạn: /01/2010
Chủ đề 3 : 
 HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU MỘT SỐ 
 TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM 
 Bài 1: CHA TÔI
 ( Trích"Đặng Dịch Trai ngôn hành lục"- Đặng Huy Trứ) 
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Giúp HS hiểu được quan niệm của người xưa về : việc đỗ- trượt trong thi cử, mối quan hệ giữa danh vọng với đạo đức, gia phong .
 - Nhận thức được sâu sắc, đúng đắn và cả sự bất cập trong tư tưởng của Đặng Dịch Trai đối với thời hiện đại.
 - Nắm được đặc trưng nghệ thuật của thể tự thuật - một thể tài của kí, để từ đó hiểu rõ tâm hồn và nhân cách người viết .
II. Phương pháp : thuyết giảng, nêu vấn đề, đàm thoại
III. Phương tiện dạy học : tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao, sách tham khảo
IV. Các bước lên lớp:
 1. Oån định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV ch HS đọc phần tiểu dẫn và nêu những nét cơ bản về tác giả.
GV giảng giải, thuyết trình giúp HS hiểu rõ về thể loại văn này ( thể kí )
GV thuyết giảng giúp HS hiểu được những nội dung cơ bản của đoạn trích.
 GV cho HS nhắc lại những nội dung cần ghi nhớ.
- Trong gia tộc, gia đình Dịch Trai đã xảy ra những sự việc quan trọng nào ? Liên quan đến ai ? Và thái độ của ông đối với những người này như thế nào ? 
GV cho HS thảo luận nhanh để chọn ý đúng.
-Thái độ của Đặng Dich Trai như thế nào khi nào khi con bị đánh trượt tiến sĩ và cử nhân ?
- Cái chết của anh trai có tác động như thế nào đến tâm tư, tình cảm của Đặng Dịch Trai?
- Em hiểu như thế nào về quan niệm sống của Đặng Dịch Trai ?
- Nêu những thành công về nghệ thuật của đoạn trích ?
- Đoạn trích có những thành công nào về nội dung và nghệ thuật?
I. Vài nét về tác giả Đặng Huy Trứ:
- Sinh năm 1825 - mất 1874
- Người làng Thanh Lương - Thừa Thiên - Huế
- Xuất thân trong một gia đình trí thức nho học. Bản thân đã từng thi đỗ cử nhân (1843), tiến sĩ (1848). Khi thi Đình, vì phạm húy mà ông bị truất tiến sĩ và cách trả bằng cử nhân.
II. Về tác phẩm " Đặng Dịch Trai ngôn hành lục"
- Thuộc thể loại văn tự thuật, một trong những thể tài của kí.
- Ghi chép về lời nói và việc làm của người cha đáng kính của tác giả là Đặng Dịch Trai.
- Tác phẩm được viết khi tác giả đang công cán ở Quảng Đông ( Trung Quốc )
III. Tìm hiểu văn bản:
 1. Nội dung đoạn trích 
 Thuật lại những sự việc liên quan đến chuyện thi cử của chính Đặng Huy Trứ- người kể chuyện. Đó là việc ông thi đỗ cử nhân và tiến sĩ. Sau vì phạm húy trong kì thi Đình đã bị truất danh vị tiến sĩ và cử nhân.
 Toàn bộ sự việc ấy lại được đặt trong sự đánh giá của Đặng Dịch Trai , thân phụ của Đặng Huy Trứ. Cách nhìn của người cha đối với những sự việc lớn trong cuộc đời con đã trở thành những kỉ niệm có tác động sâu sắc với tâm tư, tình cảm và quan niệm sống của Đặng Huy Trứ. Không trực tiếp bộc lộ những suy ngẫm, chỉ thuật chuyện một cách khách quan, trung thực, nhưng qua thái độ kính yêu sâu sắc với cha, tác giả đã gián tiếp thể hiện quan điểm của chính mình về sự thi cử, đỗ trượt, về cách sống, cách ứng xử ở đời. 
 2 Phân tích đoạn trích:
 a/ Thái độ, tình cảm của Đặng Dịch trai trước những sự việc xảy ra trong gia đình, gia tộc :
 * Đối với người con trai thi đỗ cử nhân năm Quý Mão, đỗ tiến sĩ năm Đinh Mùi.
 - Đây là tin vui nhưng ông lại buồn, lo lắng cho nhân cách của con , sợ con kiêu căng, tự mãn...lo "danh" lớn hơn "thực" khiến con không báo đáp được nghĩa nặng ơn dày của thiên tử, tổ tiên, gia đình quan niệm đúng đắn của người xưa:
 + Coi trọng việc cả học và hành ; tài và đức.
 + Quan tâm đến việc con người hữu ích cho xã hội
 - Những bài học ở đây được là một cách giáo dục sâu sắc, hướng con người đến sự hoàn thiện
 * Việc con bị đấnh trượt tiến sĩ và cử nhân:
- Buồn nhưng vẫn tỏ ra bình thản và coi như không có chuyện gì đáng kể với lí lẽ :
 + Khi người ta đầy đủ lắm thì trời gạt bớt đi cho bằng duy tâm nhưng thuyết phục.
 + Dù có sai lầm, nhưng nếu không thoái chí, biết tu tỉnh, nổ lực vươn lên thì đứng lên được quan niệm tích cực, đúng đắn .
 * Đối với người anh trai- ngự y Đặng Văn Chức:
- Nay chặt chân tay tôi, róc thịt xương tôi thương xót trước sự việc qua đời của anh .
- Anh ra đi là ra đi mãi mãi sống chết là khắc nghiệt đau đớn nhân bản
 Đặng Dịch Trai rất coi trọng tình cảm gia đình, đạo đức gia phong.
 b/ Nét đặc sắc của nghệ thuật:
- Tôn trọng sự thật khách quan của đời sống.
- Thuật lại sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động.
- Tính khách quan thể hiện qua những suy ngẫm, triết lí của tác giả trước hiện thực.
- Thống nhất giữa miêu tả với bình luận.
 3. Tổng kết: (HS tự làm )
4. Củng cố : Nội dung, quan niệm sống của Đặng Dịch Trai.
5.Dặn dò : Học bài và chuẩn bị bài : Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến
Tiết:6
Ngày soạn:22/01/2010
Ngày soạn: /01/2010
 Bài 2: TIẾN SĨ GIẤY
 ( Nguyễn Khuyến)
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS hiểu được 
 - Thái độ châm biếm của nhà thơ đối với những tiến sĩ hữu danh vô thực và thoáng tự trào chua chát của một con người thành đạt mà đành bất lực trước thời thế.
 - Tài năng của nhà thơ trong cách sử dụng ngôn ngữ, tạo dựng hình ảnh, giọng điệu, nghệ thuật ẩn dụ để tạo tính đa nghĩa cho bài thơ.
II. Phương pháp : thuyết giảng, nêu vấn đề, đàm thoại
III. Phương tiện dạy học : tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao, sách tham khảo
IV. Các bước lên lớp:
 1. Oån định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV cho HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản về cuộc đời của Nguyễn Khuyến.
GV nhấn mạnh những nét chính về hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này.
- Tác giả lấy cảm hứng từ đâu ?
- Bài thơ thuộc thể thơ nào ? Viết với ý gì ?
- Thái độ của tác giả khi miêu tả ông nghè ?
- Tác giả sử dụng bpnt nào để miêu tả ông nghè ?
- Từ cách miêu tả trên, em hiểu như thế nào về nhân vật chính ?
- Tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả hình ảnh tiến sĩ giấy ?
- Hình tượng tiến sĩ giấy được tác giả trực tiếp mô tả như thế nào ? Thái độ của nhà thơ ?
- Thái độ đánh giả của nhà thơ ?
I. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử - thời Nguyễn Khuyến sống:
- Đau thương nhục nhã: XH thực dân nữa phong kiến.
- Nền giáo dục nho học suy vi.
- Tệ nạn mua bán quan tước.
II.Tìm hiểu bài thơ:
 1. Cảm hứng của bài thơ :
 Từ những hình nộm tiến sĩ làm bằng giấy- thứ đồ chơi cho trẻ em trong dịp trung thu nhằm khơi gợ ở trả ý thứcham học và phấn đấu theo con đường khoa cử.
 2. Thể thơ: 
- Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Thuộc loại thơ vịnh vật, thấm đượm cảm xúc châm biếm, pha chút tự trào chua chát với đời, với mình.
 3. Phân tích:
 a/ Hai câu đề:Giới thiệu nhân vật ông nghè
- Cờ, biển, cân đai phẩm phục của ông nghè thái độ khách quan :
- Cũng (3) : phép điệp nhấn mạnh và tạo ấn tượng sâu sắc về sự đầy đủ những yếu tố hình thức bên ngoài của ông nghè hàm ý so sánh.
 Nhân vật chính không phải là ông nghè thật.
 b/ Hai câu thực:Mô tả hình ảnh tiến sĩ giấy
- Mảnh giấy, thân giáp bản, nét son- mặt văn khôi mô tả cụ thể hơn những chất liệu làm nên thứ đồ chơi trẻ em.
 Châm biếm sâu sắc : những thứ xoàng xĩnh bên ngoài ấy làm nên thân giáp bản.
 c/ Hai câu luận: Phát triển hình tượng thơ
- Tấm thân xiêm áo ...nhẹ đây là thứ đồ chơi bằng giấy nhận xét vui đùa, hóm hỉnh.
- Cái giá khoa danh ...hời đồ chơi nên mua rất rẻ những tiến sĩ giấy không đáng giá, đáng coi trọng - hữu danh vô thực.
 Là một nhà nho có học vấn, một tiến sĩ danh giá mà sao thấy mình thật vô dụng.
 d/ Hai câu kết:Thái độ của nhà thơ
- Đồ thật- đồ chơi : lời khen đồ chơi làm rất khéo, giông thật.
- Lời châm biếm : những trí thức rởm, không có tài chỉ có hư danh xót xa.
 Nguyễn Khuyến đã đạt đến đỉnh cao danh vọng nhưng ông cũng ý thức được sự bất lực của mình : thành đạt mà không làm được gì cho dân, cho nước. Cảm giác về sự hữu danh vô thực của một trí thức đồ chơi khiến ông xót xa cho chính sự thành đạt của mình.
III. Tổng kết: ( HS tự tổng kết)
4. Củng cố : Nội dung, nghệ thuật của bài thơ
5.Dặn dò : Học và chuẩn bị bài mới : Đổng Mẫu ( trích " Sơn Hậu"
Tiết:7
Ngày soạn:2/03/2010
Ngày soạn:5 /03/2010
 Bài 3: ĐỔNG MẪU
 ( Trích "Sơn Hậu")
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS hiểu được 
 - Tính cách mạnh mẽ, khí phách kiên cường, quyết liệt của Đổng Mẫu khi sẵn sàng hi sinh thân mình để con trai giữ trọn đạo trung nghĩa.
 - Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tuồng cổ.
II. Phương pháp : thuyết giảng, nêu vấn đề, đàm thoại
III. Phương tiện dạy học : tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao, sách tham khảo
IV. Các bước lên lớp:
 1. Oån định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: GV giới thiệu khái quát về thể tuồng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV giảng giải giúp HS hiểu được những nét đặc trưng của tuồng cổ.
GV kể tóm tắt để HS hiểu được nội dung cơ bản của vở tuồng Sơn Hậu.
GV hướng dẫn 1-2 HS kể tóm tắt đoạn trích .
GV cho HS đọc sơ qua đoạn trích.
- Em hiểu như thế nào về hình tượng Đổng Mẫu ?
- Tấm lòng và khí phách của người mẹ được thể hiện ở những từ ngữ nào ?
- Nững từ ngữ, câu nói nào cho thấy rõ Đổng Mẫu là người mẹ cứng cỏi, lẫm liệt ?
- Ở Đổng Mẫu hiện lên những nét tính cách cao quí nào ?
1. Một vài nét đặc trưng của tuồng cổ :
- Là loại kịch hát truyền thống của người Việt.
- Được chia thành 2 loại :
 + Tuồng cung Đình : mang tính chất bác học.
 + Tuồng Hài : tuông đồ gắn với sinh hoạt dân gian
- Là loại hình sân khấu, có sự kết hợp của nhiều yếu tố : phục trạng, lời hát, âm nhạc...
- Nội dung xoay quanh cuộc đấu tranh giữa hai phe chính- tà, tốt - xấu... cuối cùng chính thắng tà, tốt thắng xấu... niềm tin vào cái đẹp, cái thiện.
2. Tuồng Sơn Hậu:
- Là vở tuồng nổi tiếng ra đời vào cuối t ... tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học:
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm về biện pháp chơi chữ.
GV chép vd lên bảng để HS suy nghĩ trả lời .
GV đưa ra nhận xét .
Ngoài nghĩa tường minh, các câu trên còn hàm chứa nghĩa hàm ẩn ssâu sắc, tế nhị, nhằm mục đích nói bóng gió, đùa vui hoặc châm biếm đả kích. Cách sử dụng ngôn ngữ như vậy gọi là biện pháp chơi chữ .
- Vậy thế nào là biện pháp chơi chữ ?
HĐ 2: Tìm hiểu cơ sở của biện pháp chơi chữ .
GV phân tích hai VD ở mục 1.I để chỉ ra cơ sở của biện pháp chơi chữ.
Vd1: Hai chữ tài, tai gần đồng âm mà khác nghĩa với nhau. Hai chữ giống nhau ở âm đầu (t), ở phần vần (ai) chỉ khác nhau ở thanh điệu.Sự gần âm của hai tiếng dễ dàng tạo ra liên tưởng giữa chúng nhưng nghĩa của chúng lại hoàn toàn đối lập nhau, phủ định nhau. Chính đặc trưng tách bạch thành âm tiết trong lời nói TV và cấu trúc ba phần (âm đầu, vần, thanh) của âm tiết TV tạo điều kiện cho sự chơi chữ. Sự khác biệt trong ý nghĩa của hai tiếng đó là tư tưởng của tác giả.
VD 2 : Cơ sở cho sự chơi chữ là hiện tượng đồng âm, khác nghĩa, khac từ loại mà không thay đổi hình thái ngữ pháp.
- Gọi HS phân tích chỉ ra biện pháp chơi chữ trong bài thơ của HXH.
HS suy nghĩ trả lời . GV nhận xét
( Hết tiết 1 )
HĐ 3 : Tìm hiểu cách chơi chữ
- Em hiểu như thế nào về cách chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng âm, gần âm?
Có những trường hợp nào xảy ra ?
GV đưa ra ví dụ .
HS phân tích các ví dụ.
Cho HS thảo luận lấy một số các ví dụ khác.
Cử đại diện trình bày . GV nhận xét
- Lấy ví dụ về cách chơi chữ sử dụng hiện tượng điệp âm, thường là điệp phụ âm đầu ?
HS lấy ví dụ . GV nhận xét.
( Hết tiết 2)
- Chơi chữ dựa trên cơ sở quan hệ về nghĩa giữa các tiếng, các từ sẽ có những trường hợp nào xảy ra ?
Lấy ví dụ tương ứng với những trường hợp cụ thể.
Cho HS phân tích các ví dụ
- Say sưa rượu- Vấn đề sinh lí, Say sưa người bán rượu - vấn đề tâm lí 
- Câu đối này nhà thơ làm hộ vợ một người thợ nhuộm khóc chồng : mỗi vế có 5 từ vừa thể hiện hoàn cảnh, trạng thái của vợ chồng, con cái, hoặc thuộc trường nghĩa màu sắc- đặc trưng trong nghề thợ nhuộm.
-Các từ vừa miêu tả trạng thái của một người đi trên đường đất lúc trời mưa, vừa gợi liên tưởng đến trường nghĩa các món ăn chế biến từ thịt .
- Gọi HS lấy ví dụ minh họa
- Nói nhại được hiểu như thế nào ?
Cho ví dụ .
- Theo em có những cách nói lái nào ?
Cho ví dụ .
(Hết tiết 3 )
HĐ 4 : Luyện tập
GV phân nhóm cho HS thảo luận các bài tập sau :
- Nhóm 1 : thảo luận bài 1
- Nhóm 2 : thảo luận bài 2
- Nhóm 3 : thảo luận bài 3
- Nhóm 4 : thảo luận bài 4
Sau thời gian thảo luận . Mỗi nhóm cử đại diện trình bày 
GV nhận xét., bổ sung.
- GV đọc câu đối HS suy nghĩ tìm câu đối lại.
 GV nhận xét 
I. Khái niệm về biện pháp chơi chữ
 1. Ví dụ:
 Hãy suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau đây:
 1) Trong câu thơ của Nguyễn Du :
 Chữ tài liền với chữ tai một vần
 Có phải tác giả chỉ nói đến chuyện chơi chữ, chuyện vần trong tiếng Việt, hay còn nói đến nội dung ý nghĩa nào khác ? Nhờ đâu mà biết được như vậy ?
 2) Trong ca dao: 
 Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi cao ?
 Non có phải chỉ là từ trái nghĩa với từ già, hay còn có nghĩa gì khác ?
 2. Khái niệm:
 Chơi chữ là một biện pháp sử dụng các yếu tố ngôn ngữ ( âm, tiếng, từ ngữ,...) có sự phối hợp với nhau để bất ngờ tạo nên những tầng nghĩa khác nhau, mang lại độ hàm súc và những sắc thái ý vị, vui đùa, hay châm biếm, đả kích cho lời nói .
II. Cơ sở của biện pháp chơi chữ
 Cơ sở của biện pháp chơi chũ trong tiếng Việt là ở những đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập :
 - Aâm tiết được tách bạch rõ ràng, có cấu trúc ba phần và đồng thời là đơn vị ngữ pháp cơ sở ( mỗi âm tiết thường là một tiếng có nghĩa, dùng làm yếu tố tạo từ hoặc một từ đơn)
 - Từ không biến đổi hình thái dù có sự thay đổi về nghĩa ngữ pháp ở trong câu.
 Tuy nhiên ngoài đặc điểm trong cấu trúc nội tại của tiếng Việt, còn cần đến điều kiện về ngữ cảnh. Chính một yếu tố nào đó trong ngữ cảnh tạo ra mối quan hệ liên tưởng làm cơ sở để chơi chữ, đồng thời là căn cứ để lĩnh hội được lớp nghĩa thứ hai của lời nói có hiện tượng chơi chữ.
VD : Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! 
 Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
 Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
 Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi bôi. 
 ( Hồ Xuân Hương )
 + Chơi chữ : các từ đồng âm vừa có nghĩa thuộc trường nghĩa con người ( gọi tên, hành động, trạng thái của con người ) , vừa có nghĩa thuộc trường nghĩa loài động vật ( tên các con vật thuộc loài ếch nhái)
 + Ngữ cảnh : chồng bà tên là Cóc và xấu số mất sớm để tình duyên của họ sớm chấm dứt và bà làm bài thơ này để khóc chồng. Từ đó người đọc dễ phát hiện ra lớp nghĩa thứ 2.
 Có thể ngữ cảnh thể hiện ở chính văn cảnh. Cho nên, ở nhiều trường hợp biện pháp chơi chữ muốn có hiệu quả cần được sử dụng với sự phối hợp của nhiều từ cùng một trường nghĩa, hoặc nhờ sự đối xứng của các từ ngữ , nhất là ở câu đối.
III. Các cách chơi chữ
 1. Chơi chữ dựa trên cơ sở hình thức âm thanh, chữ viết
 a/ Dựa vào hiện tượng đồng âm, gần âm
 - Các từ đồng âm khác nghĩa- cùng âm nhưng gợi ra các nghĩa khác nhau :
 + Có thể mỗi tiếng là một từ đơn gợi ra hai nghĩa khác nhau , ví dụ : 
 Gái tơ chỉ kén ngài quân tử
 ( Tơ, chỉ, kén, ngài ngoài nghĩa thuộc trường nghĩa về con người, còn có nghĩa thuộc trường nghĩa về nghề nuôi tằm dệt vải .)
 + Có thể đồng âm giữa một tiếng trong từ phức và một tiếng là từ đơn, ví dụ :
 Kiến đậu cành cam bò quấn quýt.
 Ngựa về làng Bưởi chay lanh chanh.
 ( Các tiếng quýt, chanh cùng với các tiếng bưởi, cam thuộc trường nghĩa cây quả, đồng thời các tiếng quýt, chanh lại đồng âm với các tiếng trong các từ láy chỉ trạng thái quấn quýt, lanh chanh của các con vật kiến ngựa.)
 + Có thể đồng âm ( và cả đồng nghĩa ) giữ từ ( hoặc yếu tố) Hán Việt và từ thuần Việt , Ví dụ :
 Ô! Quạ tha gà
 Xà! Rắn bắt ngóe.
 ( Ô vừa là yếu tố Hán Việt nghĩa là quạ, vừa là thán từ tiếng Việt; xà vừa là yếu tố Hán Việt nghĩa là rắn, vừa là thán từ tiếng Việt)
 b/ Sử dụng hiện tượng điệp âm, thường là điệp phụ âm đầu
 - Tết tiếc túng tiền tiêu, tính toán toan làm tay tử tế.
 - Mênh mmông muôn mẫu một màu mưa
 Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
 Mộng mị mỏi mòn mai một một 
 Mĩ miều may mắn mấy mà mơ. 
 ( Thơ Tú Mỡ ) 
 2. Chơi chữ dựa trên cơ sở quan hệ về nghĩa giữa các tiếng, các từ :
 a/ Dựa vào quan hệ đồng nghĩa :
 Đi tu Phật bắt ăn chay,
 Thịt chó ăn được thịt cầy thì không. ( Ca dao)
 b/ Dựa vào quan hệ đa nghĩa :
 Còn trời, còn nước ,còn non,
 Còn cô bán rượu anh còn say sưa. ( Ca dao)
 c/ Dựa vào quan hệ trái nghĩa:
 - Hóa đơn đỏ trên thị trường đen.
 - Sầu riêng với nỗi buồn chung.
 d/ Dựa vào quan hệ trường nghĩa :
VD :- Thiếp từ nhỏ thuở lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ.
 Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh .
 ( Nguyễn Khuyến, Khóc chồng)
 - Trời mưa đất thịt trơn như mỡ
 Dò đến hàng nem chả muốn ăn.
 3. Chơi chữ dựa trên cơ sở thay đổi quan hệ ngữ pháp của từ
 a/ Tách các tiếng trong từ ghép để mỗi tiếng thành từ đơn mang nghĩa châm biếm : 
VD: - phát động phong trào phát mãi mà chẳng động
 - nghèo hèn đã nghèo thì hèn 
 - dốt nát đã dốt thì nát
 - đào tạo những kẻ chỉ đào mà không tạo
 b/ Tách tiếng và đảo vị trí làm thay đổi nghĩa:
 VD : Chân lí là cái lí có chân
 c/ Nói nhại : cố ý nói chệch âm thanh của một tiếng để tạo nên từ gần âm nhưng hoàn toàn khác nghĩa, nhằm châm biếm, chế nhạo.
 VD :- vô tuyến truyền hình vô tuyến tàng hình
 - xe buýt xe bít
 - Tìm hoa gặp họa
 4. Chơi chữ theo kiểu nói lái : 
 Nói lái là hiện tượng khá phổ biến trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày.
 a/ Giữ nguyên âm đằu, trao đổi vần và thanh giữa các tiếng
 VD : hiện đại hại điện ; bể vò bỏ về ; ...
 Kiểu nói lái này có thể vận dụng đối với cả từ Hán Việt ;
 VD : Kẻ lưu manh lại lanh mưu.
 Giả tú tài bị tái tù.
 b/ Vừa trao đổi thanh ( hoặc vần ) vừa hoán vị các tiếng.
 VD : tượng lo lọ tương
 Trên trời rơi xuống co mau, là cái gì ? 
 ( co mau cái mo cau )
IV. Luyện tập:
 1. Phân tích cách chơi chữ và tác dụng của nó trong những trường hợp sau :
 a/ Tiếng than từ vùng than.
 b/ Công ti vô trách nhiệm vô hạn.
 c/ Từ màn bạc đến két bạc.
 2. Giải mã cách chơi chữ trong các câu đối sau, bình giá điều thú vị của nó.
 a/ Con trai Văn Cốc, lên dốc bắn cò, đứng lăm le, cười khanh khách.
 Con gái Bát Tràng, bán hàng thịt ếch, ngồi châu chẫu, nói ương ương.
 b/ Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa .
 Thằng mù nhìn thằng mù, thằng mù nhìn không nhìn thằng mù.
 c/ Nhà cửa để lầm than, con thợ dại lấy ai rèn cặp ?
 cơ đồ đành bỏ bể, vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi.
 ( Nguyễn Khuyến, Viếng người thợ rèn)
3. Giải các câu đố sau, phân tích cách chơi chữ và tác dụng của chúng :
 a/ Trùng trục như con bò thui
 Chín mắt,chín mũi, chín đuôi, chín đầu . ( Là con gì ?)
 b/ Vốn là con cốc bay cao
 Mất đầu thành giống dưới ao ăn bùn. ( Là chữ gì?- ốc )
 c/ Che nắng thì lấy nửa đầu,
 Đựng cơm thì lấy nửa sau mà dùng . ( Là chữ gì? - ô tô )
4. Thuyết minh những cách nói lái sau :
 a/ Con cá đối nằm trên cối đá
 Con cò lửa đứng trước cửa lò.
 b/ Cồn Cỏ có con cá đua là con cua đá.
 c/ Trừơng tư, đầu tư , từ đâu ?
 5. Hãy dùng cách chơi chữ thích hợp để đối lại vế đối sau :
 Phú Quốc nhưng còn nghèo.
 4. Củng cố: Nắm được các biện pháp chơi chữ , cơ sở của biện pháp chơi chữ và cách chơi chữ
 5.Dặn dò: Chuẩn bị chủ đề 6 : Phương pháp phát triển ý trong bài văn nghị luận

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon Ngu van 11.doc