Giáo án Tự chọn lớp 10 - Chủ đề tự chọn khái quát về truyện cổ tích

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Chủ đề tự chọn khái quát về truyện cổ tích

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H hiểu nắm được:

- Những đặc trưng cơ bản của thể loại cổ tích.

- Phân tích một số TPcổ tích tiêu biểu của Việt Nam.

-Nắm được một số nét chính của nghệ thuật, nội dung cổ tích dân gian.

B/.CHUẨN BỊ:

* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

* HS: SGK, k/thức khái quát về Cổ tích dân gian.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp với các phương pháp:đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện trong quá trình dạy học.

3.Giảng bài mới:

 * Giới thiệu

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2875Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Chủ đề tự chọn khái quát về truyện cổ tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11,12
 Ngày dạy: 9/11
CHUÛ ÑEÀ TÖÏ CHOÏN
KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H hiểu nắm được:
- Những đặc trưng cơ bản của thể loại cổ tích.
- Phân tích một số TPcổ tích tiêu biểu của Việt Nam..
-Nắm được một số nét chính của nghệ thuật, nội dung cổ tích dân gian.
B/.CHUẨN BỊ:
* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
* HS: SGK, k/thức khái quát về Cổ tích dân gian.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp với các phương pháp:đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện trong quá trình dạy học. 
3.Giảng bài mới:
 * Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Cổ tích dân gian là gì? Cho TD?
- Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra làm mấy loại?
+ Thế nào là truyện cổ tích loài vật? thần kì? Thế tục?
+ Thế nào là truyện cổ tích thần kì? 
+ Thế nào là truyện cổ thế tục?
- Trình bày những đặc điểm về nội dung của truyện cổ tích?
- Trình bày những đặc điểm về nghệ thuật của truyện cổ tích?
- GV củng cố
I/. Khái niệm về truyện cổ tích:
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.
TD: Truyện Tấm Cám, truyện Sọ dừa,.
II/. Phân lọai: 
Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra làm 3 loại.
1/. Truyện cổ tích về loài vật: chuyện ngụ ngôn những con vật nuôi trong nhà, khi miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: Trâu và ngựa, Chó ba cẳng...; nhóm hoang dã là hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, truyện Công và Quạ. Truyện dân gian Nam Bộ về loài vật có: Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ...; chuỗi Truyện Bác Ba Phi: Cọp xay lúa...
2/. Truyện cổ tích thần kỳ: chuyện thần thoại Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội (Tấm Cám, Cây khế, Sự tích con khỉ...). Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ chằn). Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng trừ nhân vật xấu xí mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt...)
3/. Truyện cổ tích thế tục: Truyện tiếu lâm ,Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ. Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh (Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim quốc...); nhóm có nội dung phê phán những thói xấu: (Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng...); nhóm truyện về người thông minh: (Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Em bé thông minh, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội...); nhóm truyện về người ngốc nghếch: (Chàng ngốc được kiện, Làm theo vợ dặn, Nàng bò tót...)
III/. Đặc điểm:
A/. Nội dung:
1/. Phản ánh các mặt sinh hoạt trong đời sống nhân dân, vừa phê phán, đấu tranh với những thế lực xấu xa, đen tối trong xã hội có vai cấp: Truyện cây tre trăm đốt.
2/. Thể hiện những khát vọng của nhân dân về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tinh thần lạc quan yêu đời: Truyện hạt lúa thần.
B/. Nghệ thuật:
1/. Kết cấu tự nhiên, theo sát diễn biến câu chuyện, gọn gàng, dễ nhớ.
2/. Khắc họa một số yếu tố nghệ thuật phù hợp cho từng loại truyện: yếu tố siêu nhiên trong truyện cổ tích loài vật và truyện cổ tích thần kì, yếu tố cường điệu, phóng đại trong truyện cổ tích thế tục.
IV/. Tổng kết:
- Dân ta có một kho tàng phong phú về truyện cổ tích, phản ánh nhiều mặt về cuộc sống của nhân dân ta cũng như những ước vọng của họ.
- Đọc truyện cổ tích, chẳng những ta học được tinh thần lao động cần cù, đấu tranh kiên cường, lạc quan yêu đời, mà còn học tập các phương pháp nghệ thuật như xây dựng cốt truyện, khắc họa nhân vật.
4/. Củng cố và luyện tập:
- Cổ tích dân gian là gì? Trình bày những đặc điểm cơ bản của cổ tích?
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
- Học bài. Chuẩn bị tìm hiểu về : Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Thực hành phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon 10(2).doc