Giáo án Tự chọn lớp 10 - Chủ đề 7: Những lỗi về diễn đạt trong việc viết bài văn

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Chủ đề 7: Những lỗi về diễn đạt trong việc viết bài văn

A- Mục tiêu bài dạy

 Giúp Hs

1- Kiến thức : Nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi thường mắc phải khi viết một bài văn

2- Kĩ năng : Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn để hoàn thiện và

Nâng cao kĩ năng diễn đạt khi làm văn

 3- Thái độ : nâng cao thái độ thận trọng khi viết văn để hoà thiện và nâng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn

B- Chuẩn bị

- SGK

- SGV và tài liệu tham khảo khác

C- Phương pháp

- Kết hợp các thao tác diễn giảng, gợi mở, trao đổi thảo luận .

D- Nội dung và tiến trình lên lớp

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4883Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Chủ đề 7: Những lỗi về diễn đạt trong việc viết bài văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy : 
Lớp dạy : 
Chủ đề 7
Những lỗi về diễn đạt trong
việc viết bài văn
A- Mục tiêu bài dạy 
	Giúp Hs
Kiến thức : Nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi thường mắc phải khi viết một bài văn 
2- Kĩ năng : Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn để hoàn thiện và
Nâng cao kĩ năng diễn đạt khi làm văn 
 3- Thái độ : nâng cao thái độ thận trọng khi viết văn để hoà thiện và nâng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn 
B- Chuẩn bị 
- SGK 
- SGV và tài liệu tham khảo khác 
C- Phương pháp 
- Kết hợp các thao tác diễn giảng, gợi mở, trao đổi thảo luận..
D- Nội dung và tiến trình lên lớp 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung và yêu cầu cần đạt 
Hoạt động 1
- GV ổn định tổ chức
- GV kiểm tra bài cũ 
- GV định hướng HS tìm hiểu khái quát về kĩ năng diễn đạt trong bài văn 
(?) Anh chị hiểu thế nào là kĩ năng diễn đạt? 
- HS trao đổi thảo luận
- GV gợi mở 
(?) Khi làm văn chúng ta cần chú ý những gì khi diễn đạt ?
- HS trả lời theo nhóm 
- GV nhận xét, tổng hợp 
Hoạt động 2
- GV yêu cầu HS trình bày những yêu cầu cơ bản về diễn đạt khi làm một bài văn.
- HS lần lượt trình bày
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức 
Hoạt động 3
- GV hướng dẫn HS Phân tích và chữa một số loại lỗi về diễn đạt
- GV cung cấp ngữ liệu SGK trang 88
- HS trao đổi thảo luận phát hiện những lỗi của đoạn văn
- HS trình bày trước lớp
- HS bổ sung 
- GV tổng hợp chuẩn kiến thức 
- GV cung cấp ngữ liệu SGK trang 89
- HS trao đổi thảo luận phát hiện những lỗi của đoạn văn
- HS trình bày trước lớp
- HS bổ sung 
- GV tổng hợp chuẩn kiến thức 
- GV cung cấp ngữ liệu SGK trang 89
- HS trao đổi thảo luận phát hiện những lỗi của đoạn văn
- HS trình bày trước lớp
- HS bổ sung 
- GV tổng hợp chuẩn kiến thức 
- GV cung cấp ngữ liệu SGK trang 89
- HS trao đổi thảo luận phát hiện những lỗi của đoạn văn
- HS trình bày trước lớp
- HS bổ sung 
- GV tổng hợp chuẩn kiến thức 
- GV cung cấp ngữ liệu SGK trang 91
- HS trao đổi thảo luận phát hiện những lỗi của đoạn văn
- HS trình bày trước lớp
- HS bổ sung 
- GV tổng hợp chuẩn kiến thức 
Hoạt động 4
- GV định hướng HS thực hành phân tích và chữa lỗi diễn đạt
- HS đọc các ngữ liệu SGK trang 93
- HS phân tích, trao đổi thảo luận
- GV tổng hợp chuẩn kiến thức 
Hoạt động 5
(GV củng cố, rút kinh nghiệm)
- GV rút kinh nghiệm bài dạy 
........
I. Khái quát về kĩ năng diễn đạt trong bài văn 
1) Khái niệm về kĩ năng diễn đạt 
- Kĩ năng diễn đạt là kĩ năng biểu hiện nhận thứ , tư tưởng, tình cảm của mình bằng phương tiện ngôn ngữ, khiến cho người đọc, người nghe lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung đó 
- Kĩ năng diễn đạt( giới hạn trong kĩ năng diễn đạt ở dạng ngôn ngữ viết của bài văn( có thể gồm nhiều phương diện)
 + Kĩ năng viết chữ và sử dụng các kí hiệu thuộc về chữ viết, cần viết đúng các quy định về chữ viết: 
 . Chính tả
 . Viết hoa
 . Viết từ nước ngoài, về vận dụng dấu câu hay các kí hiệu chữ viết khác & cả với trình bày văn bản
 + Kĩ năng dùng từ sao cho đúng& hay
 . Đúng về hình thức cấu tạo
 . Đúng về nghĩa 
 . Đúng về đặc điểm ngữ pháp( Thể hiện ở sự kết hợp với các từ khác để cấu tạo cụm từ và câu)
 . Đúng cả về sắc thái biểu cảm& phong cách ngôn ngữ chung của bài viết đồng thời sử dụng một cách sáng tạo, có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao
 + Kĩ năng đạt câu sao cho mỗi câu đều đúng theo quy tắc cấu tạo câu của tiếng việt, đáp ứng được nhiệm vụ và mục đích giao tiếp chung của cả bài văn, đồng thời nội dung ý nghĩa của tong câu thể hiện chính xác và rõ ràng nội dung định biểu đạt và phù hợp với những nguyên tắc chung trong nghệ thuật và tư duy của con người. 
 + Kĩ năng liên kết các câu với nhau để tổ chức lên các đơn vị lớn hơn của bài văn( Đoạn, mục, phần) và tổ chức lên toàn bài văn( Bài văn)
 + Kĩ năng tách đoạn văn và liên kết các đoạn mục phần trong bài văn, kĩ năng đặt đề mục và tên đề cho bài văn
2) Một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài văn viết
 - Cần diễn đạt trong sáng gãy gọn 
 - Cần diễn đạt cho chặt chẽ, nhất quán, không MT
 - Cần diễn đạt ngắn gọn, giản dị, trách cầu kì, sáo rỗng
 - Cần diễn đạt phù hộ với phong cách ngôn ngữ của bài văn
3) Phân tích và chữa một số loại lỗi về diễn đạt
 Trong việc viết bài văn, có thể mắc lỗi diễn đạt về những phương diện khác nhau
 a) Diễn đạt tối nghĩa, quan lạc
 VD: Trong khi gia đình bị tan nát, bọn sai nha hoành hành, hách dịch đem Vương Ông, vơ vét của cải cho đầy túi tham, Nguễn Du đã vạch bộ mặt thật của chúng là trên địa vị của đồng tiền có thể đổi trắng thay đen, đồng tiền tác oai tác phúc hãm hại người dân lương thiện để làm giàu cho lũ quan nha, thật hết sức vô liêm sỉ.
 VD trên mắc nhiều lỗi:
- Quan hệ ý nghĩa giữa phần từ ngữ( Trong khi gia đình bị tan nát)& CN(Nguyễn Du) -> Không phù hợp
- Phần:” Trên địa vị của đồng tiền có thể đổi trăng thay đen”-> Rất tối nghĩa
 - Sai hình thức cấu tạo của cụm từ” Tác oai tác phúc”( Phải là tác oai tác quái)
- Từ” Hãm hại”-> Dùng từ sai
- Phần “thật hết sức vô liêm sỉ”-> không có quan hệ ý nghĩa rõ ràng với các phần trên 
Có thể sửa chữa như sau:( Xem SGV/ 88)
b) Diễn đạt dài dòng, lủng củng,” dây cà ra dây muống”
 VD: Qua cuộc đời và văn thơ của Nguyễn Trãi cho chúng ta thấy ông có lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc với tất cả vì đất nước, vì nhân dân ông nghĩ như vậy mà nguyện hết lòng, hết sức ra sức cứu nước, giúp dân với c/đ thơ văn của ông là vũ khí sắc bén quân thù đã phải khiếp sợ và mãi mãi lưu trong lịch sử đất nước ta.
à Lỗi:
 - Câu dài, lủng củng, lằng nhằng giữa các ý
 - Phần đầu không phân định rõ ràng giữ Trạng ngữ và CN
 - Trật tự sắp xếp trong phần “ Với tình cảm vì đất nước, vì nông dân nghĩ như vậy mà nguyện cứu nước giúp dân”à không mạch lạc
 - Từ “ với”à dùng 2 lần trong câu đều không đúng làm cho quan hệ ý nghĩa trong câu không được phân định rõ ràng
à Có thể chữa bằng cách ngắt thành nhiều câu và chữa những từ ngữ cần thiết như sau( Xem SGV/ 89)
c) Diễn đạt có mâu thuẫn, không nhất quán 
 VD: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn trời buông xuống. Sóng biển cài then đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng bốn bề không một tiếng động. Lá cờ đỏ trên đỉnh cột buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm. Tg sóng vỗ vào thân thuyền rì rầm nghe như bản nhạc vô tận của biển cả ngân nga như lời tâm sự. Những khuôn mặt rám nắng, những cách tay gân guốc, bắp thịt nổi cuồn cuộn khẩn truowng chuẩn bị nhổ leo lên đường
 à Lỗi:( nhiều lỗi)
 - Sự triển khai ý có nhiều mâu thuẫn 
 + Câu đầu: Nói ra khơi
 + Câu cuối: Lại cho biết mới chuẩn bị nhổ leo
 + Đêm đã buông xuống mà còn có thể thấy rõ những đường chỉ viền của lá cờ trên đỉnh cột buồm, thấy rõ những khuôn mặt rám nắng, những cánh tay gân guốc, bắp thịt nổi cuồn cuộn, vũ trụ đã yên tĩnh, vắng lặng, không 1 tiếng động, nhưng lại miêu tả tiếng phần phật của lá cờ, tiếng vỗ sóng
 - Sự tưởng tượng của cá nhân người viết không đúng với bài thơ “ ĐTĐ cá”- Huy Cận
à Chữa: ( SGV/ 89)
d) Diễn tả không đúng quan hệ lập luận
 VD: Quan lại tham nhũng bóc lột nhân dân. Chính vì thế mà tên quan xử kiện đã bắt cha và em Thúy Kiều sau khi vơ vét của cải nhà Vương Ông 
 à Lỗi: 
 - Đoạn văn dùng hình thức thể hiện lập luận “ Chính vì thế”, nhưng quan hệ ý nghĩa giữa câu trước và câu sau không đúng quan hệ giữa luận cứ và kết luận: Câu đầu không phải là nguyên nhân kết luận ở câu sau
 - Phần sau chưa diễn đạt rõ ý
à Chữa(SGV/90)
e) Diễn đạt rời rạc, đứt mạnh, thiếu sự liên kết
 VD:SGV/ 90
 Lỗi: 
 - Các ý trong đoạn không mạch lạc, thiếu sự liên kết
 + Câu đầu giới hạn trong tác phẩm “Sống mòn”
 + Nhưng sau đó 1 số câu lại nói về những nhân vật ở các tác phẩm khác: nhân vật Hộ
 - ý trong đoạn văn lộn xộn: Từ tác phẩm này nhẩy sang tác phẩm khác
 - Giữa các câu thiếu các sự chuyển ý nên thiếu gắn kết với nhau
à Chữa: ( SGV/ 90) 
g) Diễn đạt trùng lặp
 VD: SGV/ 91
àLỗi: 
 - Đoạn văn có 10 câu nhưng ý trùng lặp ở 4 câu: 2, 5, 6, 9
à Chữa: ( SGV/92)
h) Diễn đạt sáo rỗng
 VD: SGV/92
i) Diễn đạt vụng về, thô thiển
 VD: SGV
k) Diễn đạt không phù hợp với phong cách ngôn ngữ viết của bài văn
 VD: SGV/92
II. Thực hành 
1) Phân tích và chữa lỗi diễn đạt trong những đoạn văn sau:
 a) Cảnh vật trong bài thơ.( SGK/ 93)
 - Phân tích lỗi: Diễn đạt MT, không nhất quán. Những hình ảnh dường như đều chuyển dịch. Vậy mà nói cảnh vắng vẻ, im ắng
 b) Nguyễn Tuân sáng tạo.. ( SGK/ 93)
- Lỗi: Diễn đạt tối nghĩa không rõ ràng
2- Diễn đạt trong hai câu văn sau sai về quan hệ từ, hãy phân tích và chữa lại?
- Ví dụ : SGK trang 94
- Phân tích lỗi sai: 
- Chữa lại : 

Tài liệu đính kèm:

  • docchu de tu chon 7.doc