A/. MỤC TIÊU:
Giúp H hiểu được:
- Nắm được lý thuyết về phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận văn học.
- Thực hành phân tích một số đề bài thuộc loại văn nêu trên để nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận.
- Qua những việc làm trên, giáo viên cung cấp thêm những kinh nghiệm lập dàn ý và viết bài văn nghị luận.
B/.CHUẨN BỊ:
* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
* HS: SGK, k/thức về văn NLVH.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu
Tiết 17,18 Ngày dạy: CHUÛ ÑEÀ TÖÏ CHOÏN HKII CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC & THỰC HÀNH A/. MỤC TIÊU: Giúp H hiểu được: - Nắm được lý thuyết về phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận văn học. - Thực hành phân tích một số đề bài thuộc loại văn nêu trên để nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận. - Qua những việc làm trên, giáo viên cung cấp thêm những kinh nghiệm lập dàn ý và viết bài văn nghị luận. B/.CHUẨN BỊ: * GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học. * HS: SGK, k/thức về văn NLVH. C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại. D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 On định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy 3.Giảng bài mới: * Giới thiệu HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1:GV nhắc lại một số yêu cầu quan trọng để làm tốt bài văn NLVH. - Để nghị luận tốt một TPVH học sinh cần nắm những gì? Vì sao? - Cách làm dàn ý ntn? Thử trình bày các phần? - G chốt lại. Hoạt động 2: HS luyện tập “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Những mình nào biết, có xuân là gì.” (Trích truyện Kiều - Nguyễn Du) Hãy phân tích tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều qua đoạn thơ trên. - G gợi ý và hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý. * Mở bài cần giới thiệu ntn? * Thân bài cần khai triển những chi tiết nào? + Cảnh sống lầu xanh được miêu tả qua những chi tiết, từ ngữ nào? Cảm nhận chung về cảnh sống đó? + Tâm trạng Kiều trong cảnh sống đó ntn? Nghệ thuật biểu hiện điều đó? * Kết bài chốt lại ntn? I. Cách làm bài văn NLVH: 1. Nắm chắc nội dung toàn tác phẩm Để biết mình đã nắm chắc tác phẩm hay chưa, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau. Tác phẩm này do ai sáng tác? Trong hoàn cảnh nào? Đề tài và chủ đề của tác phẩm? Bạn có thể tóm tắt nội dung của tác phẩm đó chưa (đối với tác phẩm văn xuôi: chú ý nhân vật, cốt truyện, tình huống)? Đối với tác phẩm thơ thì không chỉ nắm nội dung toàn tác phẩm bạn còn phải học thuộc lòng những phần nội dung nằm trong chương trình học. Các thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong tác phẩm này là gì? v.v 2. Xem xét các dạng đề đối với tác phẩm đó (dạng đề ở đây được hiểu là về thể loại và nội dung) TD: * Với tác phẩm truyện, chúng ta có thể bắt gặp các dạng đề nghị luận về: các nhân vật trong tác phẩm, giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, nghệ thuật miêu tả tâm lý và khắc họa nh/vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện... * Với tác phẩm thơ, chúng ta bắt gặp các dạng đề: Bình giảng, phân tích, cảm nhận 3. Lập dàn bài chi tiết cho từng dạng đề ở mỗi tác phẩm Đối với mỗi dạng đề các bạn cần lập ra cho mình một dàn bài. Tuy hơi mất thời gian nhưng điều này sẽ giúp bạn lường hết mọi tình huống đề có thể bắt gặp và không phải lúng túng khi làm bài 4. Dàn bài: Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận 1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần: Gợi - Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì. * Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau: Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ. Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi. 2. Thân bài Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn: Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa 2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu Gì: Cái gì, là gì Nào: thế nào Sao: tại sao Do: do đâu Nguyên: nguyên nhân Hậu: hậu quả è Hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng 2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa Mặt: các mặt của vấn đề Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...) Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..) Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, muà mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..) Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, th/niên hay thiếu nữ...) 2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng: Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức Nào - Sao - Cảm Nào: thế nào Sao: tại sao Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân è Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài 3. Kết bài Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này Tóm: tóm tắt vấn đề Rút: rút ra kết luận gì Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân II. Thực hành: * Dàn ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu vị trí, tài năng của tác giả Nguyễn Du, giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm “Truyện Kiều”. - Dẫn dắt tới đoạn trích “Nỗi thương mình” và nêu bật được nội dung cơ bản của đoạn trích là khắc hoạ tâm trạng đau xót, tủi nhục, chán chường của Kiều khi phải sống trong cảnh ê chề, nhục nhã ở lầu xanh. 2. Thân bài: 1. Cảnh sống ê chề của Kiều trong lầu xanh: - Làm trò vui cho khách làng chơi: Biết bao bướm lả ong lơi, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh, Mặc người mưa Sở mây Tần. ( Thành ngữ đan xen, điển tích) - Đoạ đầy triền miên trong các cuộc vui thâu đêm suốt sáng: Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm. 2. Tâm trạng của Thuý Kiều: - Đầu tiên nàng như mê man, chìm đắm trong các cuộc vui. - Sau đó, Kiều giật mình đau xót nhận ra cảnh sống hiên tại: Giật mình mình lại thương mình xót xa. Nhịp điệu (3/3,2/4/2), Điệp từ mình nhấn mạnh tâm trạng thảng thốt, bàng hoàng, tỉnh ngộ trước hoàn cảnh đen tối. Đồng thời thể hiện nỗi cô đơn tột cùng của Kiều khi phải tự phân thân để đối diện và xót thương chính mình. Thời điểm để nàng làm điều đó chính là khi cô đơn và tỉnh táo nhất: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh”. Liên hệ với tâm trạng chinh phụ “Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”. - Nàng đau đớn nghĩ đến những sự đổi thay đáng sợ của mình: + Về cảnh sống: khi xưa thì êm đềm trướng rủ màn che, phong gấm rủ là nay thì sa chân, lưu lạc đến nơi đất khách quê người “giữa đường”, đến chốn lầu xanh – nơi vùi dập phũ phàng người con gái “tan tác như hoa giữa đường” + Về dung nhan, thân xác: xưa thì sắc sảo mặn mà, mai cốt cách, tuyết tinh thần, làn thu thuỷ nét xuân sơn nay thì thành người đàn bà phong trần gió bụi giang hồ, dày gió dạn sương. + Nghệ thuật: câu hỏi tu từ khi sao, giờ sao, mặt sao, thân sao vừa đối lập phũ phàng quá khứ với hiện tại và là câu hỏi ai oán, than trách số phận và bất lực trước cuộc đời. + Từ đó, nàng tỏ ra thờ ơ, chán chường, mệt mỏi với cuộc sống: + Mặc người, những mình nào có biết xuân là gì 3. Kết bài: - Tâm trạng đau đớn xót xa của Kiều khi phải sống ê chề, tủi nhục trong lầu xanh cho thấy ý thức về phẩm giá, nhân cách của người con gái. Đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thương của tác giả với thân phận của người phụ nữ tài sắc bạc mệnh. - Đoạn trích thành công ở nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật qua bút pháp ước lệ, tả cảnh ngụ tình và các thủ pháp điệp, đối tài tình. 4/. Củng cố và luyện tập: Đối với PT TP trữ tình cần chú ý Vần, nhịp, BPTT. 5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà : Hãy tiếp tục phân tích các đoạn thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. E/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: